Saturday, 9 April 2016

Biển Đông : Mỹ phủ nhận thông tin cấm tướng lãnh chỉ trích Trung Quốc


Biển Đông : Mỹ phủ nhận thông tin cấm tướng lãnh chỉ trích Trung Quốc

media
Cố vấn an ninh Mỹ Susan Rice và tổng thống Mỹ. Ảnh chụp ngày 25/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst

Chính quyền Mỹ và đô đốc Harry Harris đều phủ nhận thông tin là Nhà Trắng đã ra lệnh cấm các tướng lãnh cao cấp bàn luận về Biển Đông. Nhật báo Washington Post cho biết như trên trong số ra ngày 08/04/2016.

Các tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ Navy Times hôm thứ Tư 06/04 đưa tin cố vấn an ninh Susan Rice đã quyết định "khóa miệng" đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và các tướng lãnh khác. 

Đó là vào thời điểm chính quyền chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nguyên tử tuần trước, và tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Tập Cận Bình.

Trợ lý báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói rằng bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và đô đốc Harris « hoàn toàn có thể thẳng thắn tư vấn cho tổng thống và Hội đồng An ninh về các vấn đề liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương ».
Theo ông, « các tư vấn này đều quý báu và được cân nhắc », và bộ Quốc Phòng « hoàn toàn ủng hộ chiến lược hàng hải hiện nay tại Thái Bình Dương, nỗ lực thực hiện một cách tốt nhất ». Tóm lại, là « không có việc cấm đoán » như nguồn tin ẩn danh đã nói với Navy Times.

Về phía đô đốc Harry Harris nói với Washington Post « bất kỳ lời khẳng định nào về việc có sự bất đồng giữa bộ tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương và Nhà Trắng đều không phải là sự thật ». Ông từ chối cho biết đã khuyến cáo những gì, chỉ nhắc lại là ông từng công khai nêu quan ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, và bày tỏ sự hài lòng khi « được lắng nghe và cân nhắc ».

Một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết tổng thống Mỹ đã chấp nhận nhiều lời khuyến cáo của đô đốc Harris, trong đó có hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông cách đây vài tháng.

Ba cựu bộ trưởng Quốc Phòng từng tỏ ra bất đồng với chính sách của ông Obama : Robert Gates, Leon Panetta và Chuck Hagel mới đây đã trả lời phỏng vấn Fox News. Còn hiện nay chính phủ Obama đang phải đối mặt với vấn đề Biển Đông, khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang trong khu vực kể cả hỏa tiễn địa-không, và Mỹ phải bảo vệ các đồng minh như Đài Loan, Philippines.

Đô đốc Harris và các tướng lãnh khác như tướng Joseph F. Dunford, phó tổng tham mưu trưởng liên quân đã liên tục nêu ra các quan ngại về những hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một cuộc điều trần trước Quốc Hội hồi tháng Hai, ông Harris đã nói : « Quý vị cần phải tin rằng Trái Đất phẳng » nếu muốn tin rằng Trung Quốc không có mục đích quân sự hóa khu vực và nhắm đến việc « thống trị vùng Đông Á ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 




media
Căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại vịnh Subic, Philippines.@wikimedia
Vào cuối tháng Tư 2016 này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lại ghé Philippines trong khuôn khổ vòng công du châu Á của ông. Thái độ trân trọng này của Washington đối với Manila đã nêu bật vai trò của Philippines, từ một nước có quân đội yếu nhất Đông Nam Á, và một đồng minh thấp kém nhất của Mỹ, đã vươn lên thành một nhân tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng – gọi nôm na là xoay trục – của Hoa Kỳ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một bài phân tích công bố vào hôm nay, 07/04/2016, báo mạng Nhật Bản The Diplomat đã nêu bật ba yếu tố cho thấy rõ vai trò quan trọng của Manila trong chính sách xoay trục của Mỹ, một vai trò đã được chính bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ gọi là « trung tâm », đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, một vài trò ngày càng được Washington công nhận, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Theo tờ báo, thái độ càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị trí của Philippines trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Manila đang trở thành một yếu tố địa lý quan trọng cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình. 

Philippines cũng đã vươn lên thành một ví dụ điển hình trong công cuộc hợp tác cả với Mỹ lẫn với các đồng minh của Mỹ trong vùng như Nhật Bản và Úc. Ngoài ra, Manila cũng đóng vai trò một quốc gia thượng tôn luật pháp quốc tế trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Về yếu tố thứ nhất, Philippines đang trở thành nơi then chốt cho hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực. Dĩ nhiên, cho dù đã phải rút đi khỏi các căn cứ Philipppines vào năm 1992, sau cuộc bỏ phiếu sít sao tại Thượng Viện nước này, Hoa Kỳ vẫn có thể tiếp cận, sử dụng cơ sở của Philippines, kể cả Subic Bay, một căn cứ hải quân Mỹ trước đây.

Thế nhưng, Hiệp Định Tăng Cường Hợp Tác Quốc Phòng Mỹ-Phi EDCA, ký kết tháng vào tháng 04/2014 và được Tòa Án Tối Cao Philippines tán đồng tháng Giêng vừa qua, đã cho phép Washington gia tăng đáng kể sự hiện diện trong vùng Đông Nam Á và Biển Đông. Hiệp Định EDCA đã chính thức mở cửa nhiều căn cứ trên đất Philippines cho quân đội và vũ khí Mỹ, một cơ hội hiếm hoi trong một vùng mà nhiều quốc gia, dù bị Trung Quốc chèn ép, vẫn tiếp tục e dè trong việc đón lực lượng Mỹ trên lãnh thổ của mình.
Về yếu tố thứ hai, ngoài liên minh chặt chẽ truyền thống với Hoa Kỳ, Philippines đang trở thành ví dụ điển hình cho tiến trình kết nối chặt chẽ hơn giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực. 

Một ví dụ rất có ý nghĩa là vai trò trung tâm của Philippines trong kế hoạch mang tên Sáng Kiến An Ninh Hàng Hải Đông Nam Á MSI do Mỹ đề ra nhằm nâng cao năng lực giám sát trên biển của các nước Đông Nam Á chung quanh Biển Đông, giúp các quốc gia này cải tiến khả năng phát hiện, thông hiểu, xử lý và chia sẻ thông tin về các hoạt động trên không và trên biển ở khu vực.

Cho dù sáng kiến thành lập một mạng lưới giám sát chung ở Biển Đông vẫn còn sơ khai, nhưng ý tưởng được nêu bật trong sáng kiến này chính là dựa trên Trung Tâm Giám Sát Bờ Biển của Philippines, từ đó mở rộng ra phần còn lại trong vùng. Ngay cả trong lãnh vực quân sự, cuộc tập trận Balikatan, có từ 30 năm nay, chủ yếu là song phương Mỹ Phi, đã được mở rộng trong vài năm qua để đón nhận Úc từ năm 2014, và 11 quan sát viên trong năm nay, trong đó có Nhật Bản…
Thứ ba và cũng là điểm cuối cùng, Philippines là một quốc gia có biểu hiện rất tích cực trong việc tôn trọng và phát huy luật lệ quốc tế, trung tâm điểm cho việc gìn giữ trật tự dựa trên luật pháp mà Mỹ thường nhấn mạnh.

Một cách cụ thể, trong vấn đề an ninh, trong lúc nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực chỉ tuyên bố ủng hộ những nguyên tắc như tự do lưu thông, chấp hành luật quốc tế, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông, Philippines là nước duy nhất trong các quốc gia tranh chấp ở Đông Nam Á kiện Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài quốc tế mà phán quyết có thể được đưa ra vào tháng 5 hay tháng 7. Việt Nam, cùng cảnh ngộ như Philippines, chỉ đưa ra một thông cáo riêng biệt mà thôi.

media
Cố vấn an ninh Mỹ Susan Rice và tổng thống Mỹ. Ảnh chụp ngày 25/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst
Chính quyền Mỹ và đô đốc Harry Harris đều phủ nhận thông tin là Nhà Trắng đã ra lệnh cấm các tướng lãnh cao cấp bàn luận về Biển Đông. Nhật báo Washington Post cho biết như trên trong số ra ngày 08/04/2016.

Các tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ Navy Times hôm thứ Tư 06/04 đưa tin cố vấn an ninh Susan Rice đã quyết định "khóa miệng" đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương và các tướng lãnh khác. Đó là vào thời điểm chính quyền chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nguyên tử tuần trước, và tổng thống Barack Obama sẽ tiếp ông Tập Cận Bình.

Trợ lý báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook nói rằng bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter và đô đốc Harris « hoàn toàn có thể thẳng thắn tư vấn cho tổng thống và Hội đồng An ninh về các vấn đề liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương ».
Theo ông, « các tư vấn này đều quý báu và được cân nhắc », và bộ Quốc Phòng « hoàn toàn ủng hộ chiến lược hàng hải hiện nay tại Thái Bình Dương, nỗ lực thực hiện một cách tốt nhất ». Tóm lại, là « không có việc cấm đoán » như nguồn tin ẩn danh đã nói với Navy Times.

Về phía đô đốc Harry Harris nói với Washington Post « bất kỳ lời khẳng định nào về việc có sự bất đồng giữa bộ tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương và Nhà Trắng đều không phải là sự thật ». Ông từ chối cho biết đã khuyến cáo những gì, chỉ nhắc lại là ông từng công khai nêu quan ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, và bày tỏ sự hài lòng khi « được lắng nghe và cân nhắc ».
Một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết tổng thống Mỹ đã chấp nhận nhiều lời khuyến cáo của đô đốc Harris, trong đó có hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông cách đây vài tháng.

Ba cựu bộ trưởng Quốc Phòng từng tỏ ra bất đồng với chính sách của ông Obama : Robert Gates, Leon Panetta và Chuck Hagel mới đây đã trả lời phỏng vấn Fox News. Còn hiện nay chính phủ Obama đang phải đối mặt với vấn đề Biển Đông, khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang trong khu vực kể cả hỏa tiễn địa-không, và Mỹ phải bảo vệ các đồng minh như Đài Loan, Philippines.

Đô đốc Harris và các tướng lãnh khác như tướng Joseph F. Dunford, phó tổng tham mưu trưởng liên quân đã liên tục nêu ra các quan ngại về những hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một cuộc điều trần trước Quốc Hội hồi tháng Hai, ông Harris đã nói : « Quý vị cần phải tin rằng Trái Đất phẳng » nếu muốn tin rằng Trung Quốc không có mục đích quân sự hóa khu vực và nhắm đến việc « thống trị vùng Đông Á ».





No comments:

Post a Comment