Biển Đông: Bộ trưởng Quốc Phòng
Carter lại thăm hàng không mẫu hạm Mỹ
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm
Philippines Voltaire Gazmin (P) trong buổi họp báo tại phủ tổng thống, Manila
ngày 14/04/2016.REUTERS/Romeo Ranoco
Lần thứ hai chỉ trong vòng 5 tháng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton
Carter lại lên thăm một hàng không mẫu hạm ở Biển Đông, nhằm khẳng định sự hiện
diện của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa các
đảo tranh chấp.
Cùng với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc
Phòng Carter đã lên thăm chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis và
lãnh đạo quốc phòng của hai nước đã quan sát các chiến đấu cơ phản lực cất cánh
từ hàng không mẫu hạm này.
Trong bài phát biểu sau đó, ông Ashton Carter nói chuyến đi của
ông nhằm nhắn gởi một thông điệp rằng Hoa Kỳ « sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong việc duy trì hòa
bình và ổn định trong khu vực ».
Nhưng Bắc Kinh đã có phản ứng ngay
lập tức, qua việc phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Phạm Trường Long, lãnh đạo số
hai của quân đội Trung Quốc, đến thăm đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trên Đá
Chữ Thập, Trường Sa.
Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget gởi về bài
tường trình :
« Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đến
Trường Sa diễn ra chỉ hai ngày sau khi Washington loan báo triển khai 300 binh lính
Mỹ đến Philipines. Đây là một cử chỉ mang tính biểu tượng nhằm khẳng định sự
hiện diện của Hoa Kỳ tại một vùng mà họ đã phần nào vắng mặt trong 25 năm qua.
Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức với việc lãnh đạo số hai của
quân đội Trung Quốc cũng đã đến vùng Biển Đông.
Hoa Kỳ bị chỉ trích là trở lại
với tâm lý của thời kỳ chiến tranh lạnh, vì đối với Bắc Kinh, Biển Đông là một
phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia.
Từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã biến các đảo nhỏ thành những căn
cứ quân sự với việc xây dựng các hải cảng, phi đạo, hệ thống radar. Trong tuần
này, Bắc Kinh đã triển khai hai chiến đấu cơ ở khu vực Hoàng Sa.
Sự can thiệp của Hoa Kỳ liệu sẽ khiến chủ tịch Tập Cận Bình xem
lại những tham vọng của ông hay không ? Theo một chuyên gia, câu trả lời là :
Không. Thậm chí nó có thể gây tác dụng ngược lại. Lầu Năm Góc càng can thiệp
vào Biển
Đông, Bắc Kinh càng có những biện pháp cứng rắn hơn ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment