Tuesday, 1 March 2016

Nhật Ký Biển Đông: Sóng Nổi Lên Rồi!


Nhật Ký Biển Đông: Sóng Nổi Lên Rồi!
Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Hai ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
            -The Washington Post ngày 15/2/2016: “Đại Sứ Hoa Kỳ tại Lỗ Ma Ni phụ họa thêm vào những lời chỉ trích dự luật chống phỉ báng khi nói rằng tự do ngôn luận là nền tảng của một xã hội dân chủ. Nghị Viện Lỗ Ma Ni chuẩn bị bỏ phiếu về dự luật hiện đang gây tranh cãi, bị chỉ trích rộng rãi vì nó tiềm tàng hạn chế tự do ngôn luận tại quốc gia trước đây theo Chủ Nghĩa Cộng Sản.” Còn Ô. Tướng Prayut Chan-ocha của Thái Lan thì nói với báo chí rằng, Chúng tôi không buộc quý vị phải khen ngợi chính phủ, nhưng yêu cầu quý vị phải nói lên sự thực, cái tốt lẫn cái xấu của chính phủ. Chỉ nói những cái xấu là bất công và phá hoại.” Và cuối cùng thì báo chí Thái Lan vốn nổi tiếng là được tự do ăn nói, nay im re.

            Luật Trời muôn đời vẫn đúng, cũng như một vị thiền sư  nói, “Thuốc nào cũng là thuốc độc.” Thuốc bổ uống nhiều quá cũng chết. Thuốc tê/mê giúp người ta không đau khi giải phẫu, trích nhiều quá thì “đi luôn”. Thuốc giảm đau, uống nhiều quá thì “trụy tim” giống như ca sĩ Michael Jackson…và nhiều người mẫu, ca sĩ, tài tử khác chết vì uống quá nhiều thuốc giảm thống (pain killer).Thuốc ngủ uống nhiều quá thì “ngủ luôn”.

Tự do ngôn luận rất quý khi nó dùng để nói lên sự thật, tố cáo tội ác, trình bày điều oan ức, đóng góp tốt lành cho xã hội, tố cáo cái xấu xa, bịp bợm, cái sai trái của cơ quan công quyền, của các tổ chức kinh doanh, đảng phái, kể cả tôn giáo cùng sự gian trá của tryền thông. Nhưng nó sẽ là thảm họa khi dùng để bôi lọ, nói xấu, phỉ báng, ngụy tạo tin tức hình ảnh, gây chia rẽ, lật đổ, bạo loạn, tuyên truyền cho điều dâm ô, bạo lực… Muốn tránh mặt xấu của “tự do ngôn luận” thì dân trí phải thật cao và một hệ thống luật pháp thật nghiêm minh và theo đúng tinh thần “công bằng và quân bình” (Fair and Balance). 

Thí dụ, trong một chương trình bình luận, nếu mời một diễn giả “chống Đảng Cộng Hòa” thì phải mời một diễn giả “bênh Đảng Cộng Hòa” cho quân bình. Chỉ mời các diễn giả nói “một chiều”, “một giọng” thì nhàm chán và buổi phỏng vấn đó là cuộc “đấu tố” hoặc “bốc thơm” chứ không phải trình bày sự thật.  Truyền thông một chiều ở bất cứ nơi nào trên thế giới này cũng giống như công tố viên kết tội, ông tòa tuyên án mà không có luật sự biện hộ. Truyền thông một chiều làm mê muội quần chúng. Truyền thông quá tự do làm xã hội chia rẽ, hỗn loạn rồi đi đến cá nhân phóng túng. Chủ nghĩa cá nhân phóng túng cũng nguy hiểm như chủ nghĩa cực đoan. Cho nên Đạo Trời là trung đạo, trung dung, vừa vừa phai phải.
-Reuters ngày 17/2/2016: “Bà Merkel nói trong một cuộc họp của nhóm nghị sĩ của Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo nói rằng bà có thể ngày hôm nay hay ngày mai tháo gỡ lệnh cấm vận áp đặt lên Nga do vai trò của Nga tại Ukraine và việc thôn tính Crimea. 

Tuy nhiên quyết định này còn tùy thuộc vào sự kiện thực tế là vùng đông Ukraina hiện do phe ly khai kiểm soát chưa ổn định đâu vào đó.”
-The People ngày 17/2/2016: ”Theo tường trình của BCC địa phương, Chris Marquez - cựu chiến binh Hoa Kỳ được khen thưởng, từng phục vụ trong quân đội và chiến trường Iraq, nói là bị một nhóm thiếu niên chế riễu rồi tấn công ông ta tại tiệm McDolnals bắc Hoa Thịnh Đốn và hỏi rằng “Liệu mạng sống của người Da Đen có đáng kể không? “ Nếu sự kiện có thật, thì đây là chuyện đáng buồn cho nước Mỹ.

-AFP ngày 17/2/2016, “Tổi thiểu 28 người chết, 61 bị thương trong một cuộc tấn công bằng bom xe giữa thủ đô Ankara nhắm vào một đoàn xe nhà binh. Cuộc tấn công đẫm máu này là chuỗi tấn công tại Thổ Nhĩ Kỳ do nhóm thánh chiến (Jihadist) nhưng cũng do nhóm chiến binh đòi tự trị người Kurd thực hiện. Tiếng nổ lớn tới nỗi toàn thành phố có thể nghe thấy. Cuộc tấn công xảy ra khi đoàn xe ngừng tại đèn xanh đèn đỏ. Thủ Tướng Ahmet Davutoglu đã ngưng chuyến công du tới Brussels khi được báo cáo tin này. 

Còn Tổng Thống Erdogan nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ngần ngại sử dụng quyền tự vệ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu và trong mọi tình thế.” Thủ tướng Thổ cho biết đã bắt giữ một nghi can có liên quan đến tổ chức người Kurd đòi ly khai. Thế nhưng lực lượng Syrian Kurdish đã phủ nhận việc đứng đằng sau vụ đánh bom. Hoa Kỳ cũng như NATO cũng nghi ngờ về cáo buộc của Tổng Thống Erdogan nói rằng chính lực lượng Kurd ở Syria đã dùng vũ khí của Mỹ để thực hiện vụ đánh bom. Tin mới nhất cho biết nhóm Kurdistan Freedom Falcons có căn cứ ở Thổ xác nhận đã thực hiện vụ đánh bom để trả thù việc Thổ tiến hành những cuộc hành quân vào khu vực người Kurd tại đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

-Popular Mechanics ngày 17/2/2016: “Cơ quan truyền thông của chính phủ Nga cho biết công ty Specialized Tactical Systems đã sáng chế ra một dụng cụ chống bắn tỉa (anti-sniper device).Cấu trúc của nó giống như chiếc ống nhòm, gắn trên một càng ba chân, nói là có thể khám phá kẻ bắn tỉa ở cách xa 2.5 km. Một khi khám phá ra kẻ bắn tỉa, máy sẽ phóng ra tia la-de (laser) làm mù mắt xạ thủ.” Với sự phát minh này, các chuyên viên bắn tỉa phải coi chừng kẻo… không còn mắt để nhìn đời.

-Yahoo News ngày 17/2/2016: “Ô. Donald Trump bác bỏ nhận xét của Ô. Obama cho rằng ông thiếu đứng đắn cho nên không thể làm tổng thống được và tấn công lại bằng cách nói rằng Ô. Obama đã hoàn thành nhiệm vụ tổng thống giống như đồ chết tiệt/một cách đáng khinh. (such a lousy job as president).

-Reuters ngày 18/2/2016: “Cuộc chạy đua để được đảng đề cử của Cộng Hòa bước vào khúc quanh kỳ lạ khi Ô. Donald Trump – người đang dẫn đầu, cực lực đả kich Giáo Hoàng Francis sau khi Giáo Hoàng cho rằng tỷ phú về ngành địa ốc này “không phải người Thiên Chúa Giáo” vì ông ta hứa sẽ trục xuất những di dân bất hợp pháp và xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ. Đứng trên sân khấu tập họp tranh cử tại Kiawah, South Carolina Ô. Trump xác định mình là “Thiên Chúa Giáo” và gọi Giáo Hoàng Francis là “nhục nhã” khi đặt nghi vấn về tôn giáo của ông. Giáo Hoàng đưa ra lời tuyên bố này trên chuyến bay trở về Rome sau gần một tuần lễ thăm viếng Mễ Tây Cơ.” (The race for the Republican presidential nomination took an odd turn Wednesday as frontrunner Donald Trump publicly trashed Pope Francis after the pontiff suggested the real estate mogul “is not Christian” because of his pledge to deport undocumented immigrants and build a wall along the U.S. border with Mexico. Taking the stage at a rally here, Trump reiterated his Christian faith and called Pope Francis “disgraceful” for questioning it. Pope Francis said when a reporter asked him about Trump on the papal airliner as he returned to Rome after a nearly weeklong visit to Mexico.) 

Vào ngày 19/2/2016, phát ngôn viên của Giáo Hoàng đã đưa ra lời cải chính như sau, “Giáo Hoàng không có ý định tấn công Ô. Donald Trump- một ứng cử viên tổng thống và cũng không muốn gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử khi nói rằng những ai chủ trương xây tường không phải là người Thiên Chúa Giáo.” (AP. A spokesman for Pope Francis insisted Friday the pontiff was "in no way" launching an attack on Donald Trump, a U.S. presidential candidate, nor was he trying to sway voters by declaring someone who advocates building walls isn't Christian.)

Đúng là, trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Ô. Donal Trump-một người chưa hề tham gia chính trường, ăn nói không kiêng nể ai, các phát biểu đều gây tranh cãi, thế mà cho tới giờ này đã đánh bại các đối thủ chuyên nghiệp vốn là các thống đốc tiểu bang và thượng nghị sĩ liên bang.
The Politico ngày 24/2/2016, Noam Chomsky – nhà trí thức, giáo sư tại MIT (Massachusetts Institute of Technology) cho rằng sở dĩ Ô. Trump thành công là vì tâm lý sợ hãi và đổ vỡ của xã hội, họ không biết nương tựa vào đâu, là nạn nhân của thế lực cường quyền mà họ không hiểu và không thể ảnh hưởng được.” (MIT professor and intellectual Noam Chomsky attributes Donald Trump’s success in the Republican presidential primary to “fear” and a “breakdown of society. People feel isolated, helpless, victim of powerful forces that they do not understand and cannot influence.)
-AFP/Reuters ngày 19/2/2016: “Hoa Kỳ không kích một trại huấn luyện của nhóm Nhà Nước Hồi Giáo tại Sabratha  thuộc vùng duyên hải Libya, giết chết khoảng 41 người, có thể là đầu não cao cấp của tổ chức đánh bom tại Tunisia trước đây. Cuộc không kích nhắm vào một ngôi nhà ở khu dân cư.”

-Newsweek ngày 18/2/2016: “Những cuộc không kích của Hoa Kỳ tại A Phú Hãn đang giết hại thường dân với tỷ lệ cao nhất trong bảy năm.” (U.S. AIRSTRIKES IN AFGHANISTAN ARE KILLING CIVILIANS AT GREATEST RATE IN SEVEN YEARS)

-CNS News ngày 19/2/2016: “Theo Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter, rất nhiều lính Mỹ và vũ khí nặng sẽ được triển khai tại Đông Âu trong những năm tới. Ô. Carter nói rằng sau khi Liên Bang Sô-viết xụp đổ, trong nhiều năm Hoa Kỳ không nghĩ rằng Nga sẽ trở thành đối thủ. Nhưng nay thì tình thế đã thay đổi kể từ năm 2014.”  Rõ ràng Chiến Tranh Lạnh Nga-Mỹ đã trở lại trong bối cảnh mới của tình hình thế giới.

-The Daily Beast ngày 22/2/2016 : “Kỷ niệm hai năm cách mạng Maidan chống Nga để ngả theo Âu Châu có nghĩa là tưởng nhớ các nạn nhân, đặt vòng hoa chung quanh Quảng Trường Maidan, thắp nến, tưởng nhớ tới những người đã chết mà ngày nay được gọi là Heavenly Hundred. Nhưng vào ngày 22/2/2016 cuộc tập họp diễn ra cùng với những dòng chữ xấu, tủi nhục nhớ tới cái gọi là The Revolution of Dignity (Cuộc Cách Mạng của Nhân Cách). Một số người quốc gia cực đoan, mặc binh phục, một số đeo mặt nạ, chiếm quảng trường và kêu gào một cuộc cách mạng mới” mà The Daily Beast đã đặt tiêu đề cho bài báo, “Tình thế trở nên tệ hại khi các người biểu tình đòi một cuộc cách mạng mới cho Ukraina” (Things Get Ugly as Protesters Call for a New Ukraine Revolution).

Thật tức cười! Cách mạnh là lật đổ một chế độ xấu hầu thiết lập một chế độ tốt đẹp hơn, nhưng tình thế lại trở nên tồi tệ hơn cho nên lại đòi hỏi cách mạng để lật đổ “cách mạng”! Nguyên do “Cách Mạng Maidan” không do thao thức của quần chúng mà do các thế lực Phương Tây đạo diễn một cuộc đảo chính để biến Ukraine thành mũi nhọn tấn công Nga trong khi Ukraine đang yên bình trong thế phi liên kết. “Cách mạng Maidan” chỉ đem lại tại họa cho Ukraine : mất Crimea, vùng Donbas tách ra, chính trị hỗn loạn, tham nhũng, bè phái, kinh tế xụp đổ, đất nước tan nát. Đã hai năm rồi, không có cách nào cứu vãn Ukraina, ngoại trừ một cuộc đảo chính quân sự, dùng bàn tay sắt để thiết lập một chế độ trung lập giống như Nam Tư năm xưa để ổn định tình hình rồi từ đó phát triển bằng cách vừa hợp tác với Âu Châu, vừa hợp tác với Nga để giữ thế cần bằng chính trị. 


Cũng giống như Thái Lan, phe Áo Đỏ và Áo Vàng liên tục xuống đường làm tê liệt đất nước, khiến quân đội đứng lên lật đổ chế độ, thiết lập “bàn tay sắt” và đất nước Thái Lan giờ đây…êm ru.

-UPI ngày 23/2/2016: “Tối thiểu 23 binh sĩ và chiến binh Hồi Giáo đã chết trong ba ngày đụng độ tại nam Phi Luật Tân. Cuộc giao tranh diễn ra khi một nhóm khoảng 40 chiến binh tấn công một toán nhỏ của Tiểu Đoàn 51 Bộ Binh chính phủ ở Tỉnh Lanao del Sur khiến khoảng 20,000 người đã phải rời bỏ nhà cửa.


-AFP ngày 25/2/2016: “Tòa Bạch Ốc cho biết, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý về một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc liên quan đến việc “khiêu khích hạt nhân” của Bắc Hàn mà các nhà ngoại giao nói rằng bao gồm những cấm vận mới sẽ đưa ra Hội Đồng Bảo An biểu quyết sớm.” Điều này cho thấy, dù cùng chủ nghĩa, cùng thể chế chính trị, dù là đồng minh, không phải lúc nào cũng đồng ý với nhau 100%. Khoảng 4000 lính Mỹ từ căn cứ Fort Hood, Texas  đã tới Nam Hàn để bảo vệ vùng biên giới với Bắc Hàn.

-Reuters ngày 26/2/2016: “Nghị Viện Âu Châu kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu áp đặt cấm vận vũ khi lên Ả Rập Sê-út và nói rằng Anh, Pháp và các quốc gia Âu Châu khác không nên bán vũ khí cho quốc gia bị cáo buộc giết hại thường dân ở Yemen.” Nghị quyết không có tính cưỡng hành.

-Washington Post ngày 27/2/2016: “Một tòa án ở Ả Rập Sê-út đã tuyên án 10 năm tù và phạt 2000 roi một người đã đưa lên trang Twitter quan điểm vô thần phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế.”

-Fox News ngày 27/2/2016: “Đụng đổ xảy ra tại thành phố Diyarbakir ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ mà người Kurd chiếm đa số. Những người biểu tinh đã xuống đường để đòi hỏi chính phủ chấm dứt những cuộc hành quân và áp đặt lệnh giới nghiêm 24/24 lên những khu vục của thành phố lịch sử này từ Tháng 12. Lực lượng an ninh đã phải dùng hơi cay và súng bắn nước để phân tán đám biểu tình.”

-NBC ngày 27/2/2016: “Cảnh sát đang điều tra một vụ giết ba thanh niên Hồi Giáo theo kiểu hành quyết tại Tiểu Bang Indiana.”


Tình hình Syria:
            -AFP ngày 15/2/2016: “Tổng Thống Putin và Tổng Thống Obama đã nói chuyện thẳng thắn với nhau về vấn đề Syria giữa lúc Hoa Kỳ quan tâm về việc Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích vào nhóm chiến binh người Kurd ở Syria
vài ngày trước khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực.” Cũng theo AFP cùng ngày, Thủ Tướng Ahmet Davutoglu của Thổ Nhĩ Kỳ nói rắng sẽ không cho phép Thị Trấn Azar nằm phía bên kia biên giới Thổ lọt vào tay chiến binh người Kurd.”
-Reuters ngày 15/2/2016: “Tổng Thống Assad thách thức cuộc ngưng bắn khi nói rằng, “Ngưng bắn không thể áp dụng cho một quốc gia đối đầu với quân khủng bố.” Và theo AP ông cũng cảnh cáo Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Sê-út là cuộc tiến quân vào Syria sẽ tác động toàn cầu (global repercussions).
-Trang Tin Flightradar24 ngày 16/2/2016: Nga đã gửi máy máy bay Tu-214R để do thám, theo dõi mọi chuyển động của bộ binh dưới đất, thu các tín hiệu radar tầm xa của các máy bay và các phương tiện vô tuyến của đối phương, đồng thời có khả năng nghe lén các cuộc điện thoại di động và vệ tinh để chuẩn bị đối phó với cuộc tiến quân của Ả Rập Sê-út và Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria. 

- Reuters ngày 17/2/2016: “Cuộc tiến quân mau lẹ của các chiến binh người Kurd tại bắc Syria được Nga yểm trợ qua các cuộc không kích, đã chiếm được vùng đất biên giới khiến Thổ tức giận và đe dọa tách khỏi đồng minh NATO. 

Hoa Thịnh Đốn từ lâu coi Đảng Liên Minh Dân Chủ Syira (Syrian Kurdish Democratic Union Party/PYD) và đồng minh YPG là cơ hội tốt để chiến đấu chống lại Nhà Nước Hồi Giáo khiến gây phiền phức cho Thổ Nhĩ Kỳ vốn coi đây là những tổ chức khủng bố, gây bất ổn lớn hơn trong cộng đồng người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ. Lợi dụng những cuộc tấn công của quân chính phủ, các chiến binh người Kurd chiếm luôn những vùng đất của phe nổi dậy do Mỹ/Thổ/ Ả Rập Sê-út hỗ trợ.” Ngày 17/2/ Fox News đưa tin dù bị cả thế giới thúc giục, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫn từ chối ngưng các cuộc pháo kích vào lực lượng người Kurd ở biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.”

-Bloomberg News ngày 18/2/2016: “Đại diện Nhóm Syria Kurdish tại Mạc Tư Khoa, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 17/2/2016 nói rằng Nga đã hứa bảo vệ họ, nếu Thổ tiến quân vào Syria thì sẽ nổ ra một cuộc đại chiến với Nga.”

-The Boston Globe ngày 19/2/2016: Trong lúc Mỹ, Âu Châu, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia ra sức cứu vãn sự xụp đổ của Aleppo- thủ đô trong thực tế của phiến quân, Boston Globe đi một bài báo nhan đề “Truyền thông đã hướng dẫn sai lạc quần chúng về Syria” (The media is misleading the public on Syria) trong đó nói rằng, “Tường trình về cuộc chiến Syria sẽ được nhớ mãi như một điều tủi hổ nhất trong lịch sử báo chí Hoa Kỳ. 


Báo cáo về cuộc chém giết tại thành phố cổ Aleppo là lý do sau cùng nói lên tại sao. Trong ba năm, nhóm chiến binh hung bạo đã điều khiển thành phố này. Họ cai trị với áp  bức. Họ dán bích chương cảnh cáo người dân, ‘Không được đưa con tới trường. Nếu đưa con tới trường, chúng tôi sẽ tịch thu túi đeo vai của chúng nó và quý vị sẽ lãnh cỗ quan tài.’ Họ phá hủy các nhà máy, hy vọng rằng công nhân thất nghiệp không còn đường nào khác là trở thành chiến binh. Họ xếp các máy móc ăn cắp được chở sang Thổ Nhĩ Kỳ để bán. Tháng này, người dân Aleppo cuối cùng đã nhìn thấy ánh sáng hy vọng. Quân đội Syria và đồng minh đã đẩy nhóm chiến binh này ra khỏi thành phố.”


-AP ngày 19/2/2016: “Nga kêu gọi một phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An LHQ để thảo luận về tinh hình tồi tệ tại biên giới Syria-Thổ và việc Thổ dự định đem quân vào Syria. Trên trang điện tử của bộ ngoại giao cho biết Nga sẽ đệ trình một bản dự thảo nghị quyết kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngưng bất cứ hành động nào xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Syria. Hôm nay, quân đội Thổ đẩy mạnh chiến dịch pháo kích vào lực lượng người Kurd được Hoa Kỳ hỗ trợ.” Theo AFP cùng ngày, Tổng Thống Pháp Hollande cảnh cáo việc Thổ Nhĩ Kỳ leo thang can thiệp vào cuộc xung đột tại Syria tạo nguy cơ chiến tranh Thổ -Nga nhưng bác bỏ đề nghị của Nga.

-Reuters ngày 20/2/2016: “Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ Thổ vô điều kiện trong cuộc chiến chống lại lực lượng Syria Kurd (YPG), minh họa rõ nét căng thẳng gia tăng giữa Ankara và Hoa Thịnh Đốn.”

-Reuters ngày 20/2/2016: “Vào ngày hôm nay, quân đội Syria và đồng minh, hỗ trợ bởi những cuộc không kích của Nga đã chiếm lại 18 làng từ tay Nhà Nước Hồi Giáo tại phía đông của Tỉnh Aleppo và nhắm tới Raqqa- thủ đô của Nhà Nước Hồi Giáo.”


-NewsMax ngày 21/2/2016: “Ngoại Trưởng John Kerry sáng nay nói chuyện với Ngoại Trưởng Lavrov, cho biết Nga và Mỹ đã đồng ý về một “thỏa hiệp tạm thời” cho cuộc xung đột Syria sẽ có hiệu lực vào vài ngày sắp tới. Ô. John Kerry không nói rõ chi tiết của thỏa hiệp vì hai bên còn phải tham khảo. Ô. John Kerry nói rằng Tổng Thống Obama và Tổng Thống Putin cần nói chuyện với nhau, sau đó việc thi hành thỏa hiệp có thể bắt đầu.” Vào ngày 22/2/2016 Sputnik News cho biết, “Việc ngừng bắn giữa lực lượng của chính phủ Syria và các nhóm vũ trang đối lập cần bắt đầu từ ngày 27/2/2016, thỏa thuận này sẽ không áp dụng cho nhóm “Nhà Nước Hồi Giáo” (IS - bị cấm ở Nga), “Dzhebhat An-Nusra" và những nhóm khủng bố khác mà Liên Hiệp Quốc đã xác định. Tổng Thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông và Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã phê duyệt quyết định này.”

Chưa biết nội dung thỏa hiệp như thế nào nhưng dù sao đây cũng là dấu hiệu đáng mừng. Chính phủ Syria và phe phiến quân tập họp trong tổ chức High Negotiation Committee (HNC) cũng đã hứa tuân thủ thỏa hiệp ngừng bắn. Trong khi đó Tổng Thống Assad kêu gọi một cuộc bầu cử vào Tháng Tư vì quốc hội sẽ mãn nhiệm kỳ vào Tháng Năm. Thế nhưng tình hình không “xuôi chèo mát mái” như người ta tưởng. Trong khi thỏa hiệp chưa tiến hành, Thứ trướng ngoại giao Nga lên tiếng lo ngại về một “Kế Hoạch B” của Mỹ một khi thỏa hiệp ngưng bắn thất bại vì Nga chưa hề biết về kế “Kế Hoạc B” này. 


(Russia is concerned by U.S. statements about a "Plan B" for Syria if a proposed ceasefire fails, Russian Deputy Foreign Minister Mikhail Bogdanov said on Thursday, the TASS news agency reported. "U.S. statements on the availability of some Plan B give rise to concern. We know nothing about it," Bogdanov was cited as saying.) AFP ngày 25/2/2016 cho biết Liên Hiệp Quốc đã tiến hành đợt thả dù tiếp tế đầu tiên cho Deir Ezzor miền đông Syria.


Cũng theo AFP, quân chính phủ đã tái chiếm một thị trấn chiến lược của nhóm Nhà Nước Hồi Giáo, dọn đường cho việc khai thông trục lộ giao thông duy nhất tới Aleppo.


-AFP ngày 27/2/2016: “Vào ngày Thứ Bảy, tiếng súng im bặt khắp Syria sau khi thỏa hiệp có tính cách lịch sử do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ có hiệu lực và đây là cuộc ngưng bắn quan trọng của cuộc chiến kéo dài đã 5 năm khiến hơn 270,000 người chết. Nhóm Quan Sát Nhân Quyền cho biết yên tĩnh trở lại cho phía bắc của Tỉnh Latakia, các tỉnh Homs và Hama ở miền trung. Máy bay của Nga đã nằm ụ ở phi trường và không thực hiện bất cứ cuộc oanh kích nào.” Tin tức ngày 28/2/2016 cho biết tất cả các bên như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Syria, phiến quân đều tố cáo nhau vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn. Tuy nhiên cuộc ngưng bắn không đến nỗi bị phá hủy hoàn toàn.  

Tình hình Biển Đông:
            -AP ngày 15/2/2016: “ Tổng Thống Obama tiếp đón các vị nguyên thủ các quốc gia Đông Nam Á tại hội nghị thượng đỉnh chưa từng có trước đây trong lúc Hoa Kỳ mong muốn gia tăng mối liên hệ với những nền kinh tế đang phát triển nhanh ở khu vực. Nhưng một quốc gia không được mời- đó là ông bạn láng giềng Trung Quốc- sẽ cố nhịn không nói ra  trong lúc các nhà lãnh đạo đang phải đối đầu với những tranh chấp lãnh thổ rất nhạy cảm.” Theo Reuters, các nhà lãnh đạo nhắm tăng cường thương mại, tìm kiếm một lập trường chung  về vấn đề Biển Đông mà Tòa Bạch Ốc hy vọn g sẽ củng cố vị trí ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng. Thách thức của hội nghị là làm sao để tất cả các quốc gia đồng ý về một tuyên bố mạnh mẽ trước vấn đề này, trong lúc Trung Quốc đang tạo áp lực lên các quốc gia như Cambodia và Lào để không ký vào văn bản này.”

Trong cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Thống Obama cho biết ông đã nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào Tháng Năm khi ông đến Nhật Bản dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G-7.

Theo Reuters ngày 15/2/2016, “ Trong cuộc họp thượng đỉnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng  đề nghị Tổng Thống Obama là Hoa Thịnh Đốn nên nói mạnh hơn và có những hành động thực tế và hữu hiệu hơn trong vấn đề Biển Đông và điều đó chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc.” (During a summit of Southeast Asian countries in California on Monday, premier Nguyen Tan Dung suggested to U.S. President Barack Obama that Washington uses a stronger voice and "more practical and more efficient actions", in comments likely to rile China.) Tử những lời phát biểu của Ô. Nguyễn Tấn Dũng chúng ta thấy:
- Việt Nam coi Hoa Kỳ là nhân tố tạo ổn định và phát triển cho toàn khu vực cho dù ngày hôm nay Trung Quốc đang trở thành siêu cường về kinh tế và là láng giềng khổng lồ.
-Việt Nam mong muốn trở thành “gạch nối” giữa Hoa Kỳ và ASEAN trong công cuộc phát triển thương mại.
-Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ làm mạnh hơn nữa ở Biển Đông.
            Thế nhưng chúng ta không thể mong đợi một ngôn ngữ, lập trường cứng rắn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc tại hội nghị này mà Bản Tuyên Bố Chung đã phản ảnh điều đó. Lý do, Hoa Kỳ đang là hợp tác chiến lược với Hoa Lục về mọi mặt mà thương mại song phương đang là mạng sống của nền kinh tế Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, đây chưa phải là lúc đối đầu trực tiếp với Hoa Lục trong khi Hoa Kỳ đang phải đối phó với hàng loạt những vấn đề khẩn cấp ở Trung Đông và cuộc Chiến Tranh Lạnh với Nga và trong tương lai gần là sự “trỗi dậy” của Ba Tư, cộng thêm cái ung nhọt “Bắc Hàn”. 

Nhưng dù sao đi nữa, Thượng Đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ tại Sunnylands cho thấy Mỹ quyết tâm trở lại Á Châu mà Đông Nam Á là chìa khóa để kiềm chế Hoa Lục, trước mắt cũng như lâu dài.
Các quốc gia Đông Nam Á cần sự hiện diện và hỗ trợ của Mỹ ở một mức độ nào đó nhưng không gây tổn thương hay thù nghịch trong  quan hệ với Hoa Lục bởi vì “Nước xa không cứu được lửa gần” và không quốc gia Đông Nam Á nào muốn trở thành kẻ thù của Hoa Lục. Đó là thế cân bằng và khó khăn của ASEAN.

-AFP ngày 19/2/2016: “Việt Nam quyết liệt phản đối Trung Quốc đã triển khai hỏa tiễn tại vùng đảo tranh chấp và nói rằng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trong lúc quốc tế lên tiếng chỉ trích việc hiển nhiên quân sự hóa vùng đảo tranh chấp này.” (Vietnam on Friday hit out at China's deployment of missiles on a disputed island chain, saying Beijing had "seriously violated" its sovereignty as international censure mounted over the apparent militarisation of the hotly-contested zone.) Theo Washington Post ngày 23/2/2016, Trung Quốc đã cho xây một đài kiếm soát (radar) cực mạnh để phát hiện các  máy bay tàng hình trên các hòn đảo tân tạo để kiểm soát mọi hoạt động trên Biển Đông.
-AP (Vạn Tượng) ngày 27/2/2016: “Ngoại trưởng của 10 quốc gia Đông Nam Á họp tại Vạn Tượng, Lào đã hết sức lo ngại về những diễn biến mới tại Biển Đông và sẽ tìm cách gặp gỡ Hoa Lục đề thảo luận về việc này.”
Nhận Định:
            Qua Thượng Đỉnh ASEAN-Mỹ Sunnylands, Hoa Kỳ muốn liên kết với các quốc gia Đông Nam Á để đối đầu với Hoa Lục trong chính sách “Xoay Trục” sau đổi thành “Tái Cân Bằng Lực Lượng”. Chắc chắn Hoa Lục phải thay đổi chiến lược. Một là cứng rắn hơn để các quốc gia Đông Nam Á sợ mà chiều theo. Hai là phải hòa dịu và nhẫn nhục chờ thời cơ sau khi đã  gây sóng gió và “thắng lớn” tại Biển Đông qua việc biến cải bảy hòn đảo nhân tạo, thiết lập căn cứ quân sự tại đây. Reuters ngày 18/2/2016 cho biết, “Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu cảnh cáoTrung Quốc cần tuân thủ phán quyết của tòa án  quốc tế về tranh chấp chủ quyền với Phi Luật Tân tại Biển Đông, dự trù ban hành vào cuối năm nay.” Theo UPI ngày 24/2/2016, người đứng đầu Bộ Tư Lệnh Hải Quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã nói với quốc hội rằng việc Trung Quốc nhanh chóng quân sự hóa Biển Đông khiến đe dọa tự do hàng hải thiết yếu cho thương mại toàn cầu.

Trước tình thế rất bất lợi về mặt dư luận và công pháp quốc tế, Hoa Lục đã phản ứng rất mạnh để chống lại kế hoạch liên kết với Đông Nam Á của Hoa Kỳ. Fox News và CNN ngày 24/2/2106 cho biết Trung Quốc đã triển khai hệ thống hỏa tiễn đất- đối-không và đưa phi cơ chiến đấu J-11 and J-7 ra Đảo Phú Lâm- một đảo lớn nhất thuộc Quần Đảo Hoàng Sa sau khi đã mở rộng phi đạo vào năm 2014.

Theo ý tôi, sau khi phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về Luật Biển ra đời, Hoa Kỳ nên thành lập một lực lượng hải quân đa phương hay quốc tế bao gồm Ấn Độ, Úc Châu, Nhật Bản, Phi Luật Tân kéo tới Biển Đông, nói là để thi hành phán quyết. Trước tình thế đó, Hoa Lục chỉ có hai lựa chọn- một là mở cuộc chiến tranh tổng lực với Hoa Kỳ- hai là nhượng bộ - tức không lấn chiếm thêm hay biến cải các bãi đá ngầm nữa. Nếu tình thế cực kỳ hiểm nguy xảy ra, Việt Nam có thể liều lĩnh chọn lựa giải pháp cho phép tàu chiến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu ra vào hoặc trú đóng trong một thời hạn nhất định theo kiểu luân phiên tại các hòn đào lớn hiện do Việt Nam quản trị tại Trường Sa.

Hiện nay hải quân Nga và Nhật Bản gần như được ưu tiên ra vào Quân Cảng Cam Ranh nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn Trung Quốc. Tôi nghĩ, chỉ có giải pháp – một lực lượng hải quân quốc tế trú đóng ngay tại Trường Sa mới có thể ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, trước mắt cũng như lâu dài. Còn Next Big Future thì cho rằng, “ Hoa Kỳ cần có một căn cứ quân sự khồng lồ tại Phi Luật Tân để cân bằng phương trình Biển Đông.” (Next Big Future: US would need massive military bases in the Philippines to alter South China Sea equation

Trước tình thế biến đổi quá nhanh, các chiến lược gia Việt Nam đang đang  có khuynh hướng “co dãn” chính sách” Ba Không” thành “Ba Không Một Có” để ứng phó với tình hình. Cuộc tập trận hải quân chung với Nhật Bản ngoài khơi Đà Nẵng ngày 18/2/2016  vừa qua cho thấy, đây có thể là khởi đầu của sách lược “Ba Không Một Có” và có thể đi xa hơn nữa. Khi tình hình nguy cấp xảy đến mà không uyển chuyển trong sách lược thì thất bại. Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Vụ Trưởng Nghiên Cứu Lịch Sử Ngoại Giao Việt Nam thuộc Bộ Ngoại Giao, “Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có quyền sử dụng các phương tiện, công cụ có trong tay, kết hợp sức mạnh của Việt Nam với sức mạnh của thế giới để bảo vệ lợi ích của mình.” (tài liệu BBC)

Theo Reuters ngày 18/2/2016,  “Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng Hoa Kỳ mong sẽ có những buổi thảo luận rất nghiêm chỉnh (very serious) với Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông sau khi có báo cáo là Bắc Kinh đã triển khai hỏa tiễn phòng không tại hòn đảo đang tranh chấp.” Trong khi đó theo International Business Times, Hoa Lục nói rằng, “Triển khai hỏa tiễn phòng không tại Đảo Phú Lâm không phải là hành động quân-sự- hóa như Hoa Kỳ tuyên bố; Mà việc Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải trong vùng là dấu hiệu gây căng thẳng và xâm phạm hải phận của Trung Quốc. Vậy thì triển khai thêm nhiều thiết bị quân sự tại đây là để đối đầu với sự khiêu khích của Hoa Kỳ.”

Trước tình hình nghiêm trọng như vậy, ngày 29/2/2016, Ô. Nguyễn Phú Trọng đã gửi Đặc Phái Viên Hoàng Bình Quân- Trưởng Ban Đối Ngoại của Đảng CSVN hội kiến với Ô. Tập Cận Bình mà theo VnExpress,
“Ông Hoàng Bình Quân cũng đề nghị hai bên không tiến hành các hoạt động đơn phương thay đổi nguyên trạng, làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; không quân sự hóa; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông; giải quyết thỏa đáng những bất đồng bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử của khu vực.”

Quả thật chưa có một quốc gia nào lại ăn nói ngang ngược, bức hiếp các quốc gia nhỏ và thách thức một siêu cường như Hoa Kỳ. Thủ đoạn quyền biến trước một nguy cơ vốn là tài sản trí tuệ có sẵn trong tổ tiên chúng ta. Chẳng hạn, nếu Tể Tướng Lữ Gia không quyết liệt vung gươm chém Thiếu Quý- Sứ Giả Trung Hoa, Cù Thị và Ai Vương thì làm sao ngăn được âm mưu dâng Nam Việt cho Nhà Hán?

Dàn quân tại Biển Đông là việc Trung Quốc đang làm và sẽ làm mạnh hơn nữa, cho nên chuẩn bị chiến tranh là việc phải tiến hành ngay trong lúc này, nếu không kẻo trễ.

Đào Văn Bình
(California ngày 29/2/2016)




__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

No comments:

Post a Comment