Sunday, 6 March 2016

Mỹ điều động nhóm tàu sân bay tấn công Stennis vào Biển Đông

 
Mỹ là siêu cường nhưng Tầu cộng biết là Mỹ ...nhát như thỏ đế ,nên chẳng coi Mỹ ra gì dầu Mỹ còn có đồng minh đầy mình sẳn sàng chơi hết mình như Nhật,Ấn Độ,cho nên mới dám xây đảo nhân tạo' lẽ loi' ở biển Đông xem pháo đài bay B52,B2..hỏa tiển tomahawk của Mỹ không có kílô gì cả?
Mỹ cứ thử cho pháo đài bay trải thảm trên mấy cái đảo nầy...vài đợt để xem các đảo nầy có chắc chắn như dãi núi Trường Sơn đã giúp VC tránh được B52 hay không mà chẳng tốn một viên đạn,đồng thời trắc nghiệm hoả tiển của Tầu cộng luôn thể?
Chắc bất cứ ai thấy hành động hung hăng của Tầu cộng,chẳng coi thiên hạ ra gì  cũng...ngứa tay muốn dạy cho chúng bài học chứ chẳng phải không?Tầu cộng mới chỉ có một chiếc hàng không mẫu hạm tái chế Liêu Ninh mà đã lộ bản t́ánh hải tặc rồi.
On Friday, March 4, 2016 11:55 PM, "tuyen do > wrote:

 
Mỹ khai hỏa chính ta châm ngòi
nổi dậy biểu tình xứng giống nòi
kiên quyết đấu tranh từ mọi phía
ấp thôn thành thị khắp nơi nơi

HỠI ĐỒNG BÀO  !

1
chẳng lẽ dưng không mất Nước sao
toàn dân quật khởi đứng lên nào
nếu Ta phục quốc bằng môi miệng
thì Mỹ canh phòng chỉ ngoại giao
chung quyết xả thân cùng Tổ quốc
đồng tâm hiến mạng với đồng bào
mới mong Quốc tế dốc binh lực
nội kích ngoại công chiến thắng cao

2
nội kích ngoại công chiến thắng cao
toàn  dân  nổi dậy  kết  kiều  bào
liên quân tham chiến thu hồi đảo
cả Nước tấn công diệt Cộng nhào
Tàu lậu  ấp  thôn  hòng  bám trụ
Chệt thuê dinh thự trữ binh đao
từ Nam chí Bắc thẳng  tay  triệt
đuổi hết ngoại xâm Vẹm nhốn nhao

Tố Nguyên

Mỹ điều động nhóm tàu sân bay tấn công Stennis vào Biển Đông

 Đăng ngày 04-03-2016 Sửa đổi ngày 04-03-2016 14:58
media
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ở biển Đông ngày 05/11/2015.AFP PHOTO / US NAVY /Specialist 3rd Class Josh Petrosino
Trong một động thái được cho là nhằm mục tiêu phô trương lực lượng, Mỹ đã phái một tiểu hạm đội tàu sân bay vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ cho rằng đó chỉ là một hoạt động bình thường của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiểu hạm đội tàu sân bay Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm Stockdale và Chung-Hoon, hai tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7. Theo báo chí Mỹ, đội tàu đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông từ hơn 24 tiếng đồng hồ vừa qua.
Giới phân tích : Phô trương sức mạnh
Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên do các hành động triển khai vũ khí và xây dựng cơ sở có mục tiêu quân sự của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, việc Mỹ phái một nhóm tàu sân bay tấn công hùng hậu đến Biển Đông là một động thái thị uy nhắm vào Trung Quốc đồng thời trấn an các nước trong khu vực.
Trả lời nhật báo Mỹ USA Today, ông Jerry Hendrix, cựu sĩ quan Hải Quân Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích tại Trung Tâm An Ninh Mới (Center for a New American Security) tại Washington, đã nhận định : « Rõ ràng là Hải quân và (Bộ Quốc phòng) muốn cho thấy quyết tâm của Mỹ trong thực hiện đầy đủ cam kết hiện diện và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong trong khu vực ».
Đối với chuyên gia này : « Với một nhóm tàu sân bay tác chiến hoàn chỉnh, kèm theo là soái hạm của hạm đội, Hải Quân Mỹ đang cho thấy lợi ích của mình trải rộng đến đâu, và năng lực triển khai sức mạnh của mình trên toàn thế giới ».

Hải Quân Mỹ : Hoạt động bình thường
Về phần mình, Hải Quân Mỹ khẳng định rằng việc tiểu hạm đội tàu sân bay Stennis đến Biển Đông là một hoạt động bình thường.
Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định : « Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông ».

Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Đối với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, các hành động đó của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi « hậu quả ». Việc Mỹ đưa tiểu hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.

On Friday, March 4, 2016 11:29 PM, "Dien bien hoa binh > wrote:

 

Mỹ điều động nhóm tàu sân bay tấn công Stennis vào Biển Đông

Đăng ngày 04-03-2016 Sửa đổi ngày 04-03-2016 14:58
media
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) ở biển Đông ngày 05/11/2015.AFP PHOTO / US NAVY /Specialist 3rd Class Josh Petrosino

Trong một động thái được cho là nhằm mục tiêu phô trương lực lượng, Mỹ đã phái một tiểu hạm đội tàu sân bay vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 của Hải Quân Mỹ cho rằng đó chỉ là một hoạt động bình thường của Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tiểu hạm đội tàu sân bay Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm John C. Stennis, hai khu trục hạm Stockdale và Chung-Hoon, hai tuần dương hạm Antietam và Mobile Bay cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7. Theo báo chí Mỹ, đội tàu đã bắt đầu hoạt động tại Biển Đông từ hơn 24 tiếng đồng hồ vừa qua.

Giới phân tích : Phô trương sức mạnh
Theo các nhà quan sát, vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên do các hành động triển khai vũ khí và xây dựng cơ sở có mục tiêu quân sự của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, việc Mỹ phái một nhóm tàu sân bay tấn công hùng hậu đến Biển Đông là một động thái thị uy nhắm vào Trung Quốc đồng thời trấn an các nước trong khu vực.

Trả lời nhật báo Mỹ USA Today, ông Jerry Hendrix, cựu sĩ quan Hải Quân Mỹ, hiện là chuyên gia phân tích tại Trung Tâm An Ninh Mới (Center for a New American Security) tại Washington, đã nhận định : « Rõ ràng là Hải quân và (Bộ Quốc phòng) muốn cho thấy quyết tâm của Mỹ trong thực hiện đầy đủ cam kết hiện diện và bảo vệ quyền tự do hàng hải trong trong khu vực ».
Đối với chuyên gia này : « Với một nhóm tàu sân bay tác chiến hoàn chỉnh, kèm theo là soái hạm của hạm đội, Hải Quân Mỹ đang cho thấy lợi ích của mình trải rộng đến đâu, và năng lực triển khai sức mạnh của mình trên toàn thế giới ».
Hải Quân Mỹ : Hoạt động bình thường
Về phần mình, Hải Quân Mỹ khẳng định rằng việc tiểu hạm đội tàu sân bay Stennis đến Biển Đông là một hoạt động bình thường.
Trong một tuyên bố chính thức, phát ngôn viên Hạm Đội 7, trung tá Clay Doss khẳng định : « Từ nhiều thập niên qua, chiến hạm và phi cơ Mỹ vẫn thường xuyên hoạt động trên toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương – trong đó có cả Biển Đông… Chỉ tính riêng năm 2015, tàu của Hạm Đội Thái Bình Dương đã có khoảng 700 lượt hoạt động tại Biển Đông ».
Gần đây, Hoa Kỳ đã liên tiếp tố cáo Trung Quốc tăng tốc độ quân sự hóa Biển Đông, triển khai tên lửa địa đối không HQ-9 và máy bay tiêm kích trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xây dựng sân bay và đài radar tần số cao trên một số đảo nhân tạo vừa bối đắp tại Trường Sa.
Đối với đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, các hành động đó của Trung Quốc sẽ không tránh khỏi « hậu quả ». Việc Mỹ đưa tiểu hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông có thể được xem là hệ quả của việc Trung Quốc quân sự hóa Hoàng Sa và Trường Sa. Khả năng Hải Quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật cùng tập trận tại miền Bắc Philippines, gần Biển Đông cũng có thể được xem là phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh.

Mỹ tăng cường tuần tra ở Biển Đông

  • 4 tháng 3 2016
altHàng không mẫu hạm John C. Stennis được điều từ Washington tới Biển Đông

Hoa Kỳ điều hàng không mẫu hạm cùng nhiều tàu chiến vào Biển Đông, nơi nước này nói Trung Quốc đang 'tăng cường quân sự'.

Các nguồn tin cho hay hàng không mẫu hạm John C. Stennis cùng hai khu trục hạm, hai tuần dương hạm và tàu chỉ huy thuộc Hạm đội 7 đã được đưa vào khu vực biển đang có tranh chấp này trong những ngày gần đây.
Nguồn tin từ hải quân Mỹ cho hay hai tuần dương hạm là Antietam và Mobile Bay, và hai khu trục hạm là Chung-Hoon và Stockdale.

Tàu chỉ huy Blue Ridge, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội 7, cũng đang hiện diện trong khu vực và trên đường tới Philippines.
Hàng không mẫu hạm John C. Stennis rời Washington hôm 15/1 và tới Biển Đông hôm 1/3. Trong khi đó các khu trục hạm và một tuần dương hạm đã tới Tây Thái Bình Dương từ 4/2.
Tuần dương hạm Antietam thì đã đóng căn cứ sẵn tại Nhật Bản.
Cùng với đội tàu nói trên là hàng nghìn lính thủy.
Báo Washington Post dẫn lời Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Clay Doss nói tuần dương hạm John C. Stennis đang thực hiện chuyến tuần tra thường kỳ ở Biển Đông.
Ông này cũng khẳng định hải quân Mỹ sẽ thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông. Riêng năm ngoái, các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã có 700 ngày hoạt ̣động trong khu vực này.
Tuần trước, hai tàu chiến khác là USS McCambell và USS Ashland cũng đã tuần tra Biển Đông.
Hiện chưa rõ liệu tàu chiến Hoa Kỳ có thực hiện hoạt động được gọi là Bảo đảm tự do lưu thông hành hải (Fonop) hay không.
Hai đợt Fonop hồi năm ngoái của Mỹ đã khiến Trung Quốc vô cùng tức giận vì các tàu Mỹ đã áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đang xây cất.

Bắc Kinh gọi đây là hành động "khiêu khích".
alt
Người phát ngôn Lê Hải Bình

Trong một diễn biến có liên quan, tại cuộc họp báo chiều 3/3 ở Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam sẽ kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc".

Ông Lê Hải Bình cũng cho hay cơ quan chức năng của Việt Nam đang nghiên cứu kỹ nội dung của thông báo mời thầu mà Trung Quốc công bố mới đây đối với các lô dầu khí ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Hoàng Hải.
Hiện Việt Nam còn đang xác định liệu các lô dầu khí mời thầu này có nằm trong vùng biển của Việt Nam hay vùng biển chưa phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không.

Ông Bình nói tại cuộc họp báo: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là tại khu vực mà hai nước đang đàm phán, phân định đối với vùng biển thực sự chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không một bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò khai thác dầu khí".




__._,_.___

Posted by: Khai Vo 

No comments:

Post a Comment