Philippines
củng cố vị trí đầu cầu trong chiến lược Biển Đông của Mỹ
Tổng thống Philippines Benigno Aquino thăm căn
cứ không quân Clark ở bắc Manila, 21/12/2015.REUTERS/Romeo Ranoco
Sự kiện Tòa án Tối cao Philippines phê duyệt Hiệp định Tăng cường
Hợp tác Phòng thủ (EDCA) với Mỹ vào hôm qua, 12/01/2016, đã được cả chính quyền
hai nước hoan nghênh, nhưng đã khiến cho Bắc Kinh tức tối. Lý do rất đơn giản :
Văn kiện này đã mở đường cho lực lượng Mỹ tăng cường thêm sự hiện diện tại vùng
Biển Đông, nơi đang bị những hành vi áp đặt chủ quyền quá trớn của Trung Quốc
khuấy động.
Trên nguyên tắc, Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ Phi là
một thỏa thuận có thời hạn 10 năm, cho phép Mỹ triển khai thêm binh sĩ và tàu chiến
tới Philippines trong các nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên biển và cứu trợ nhân
đạo, đồng thời đặt nền móng cho việc Manila nhận thêm giúp đỡ quân sự của Mỹ.
Thỏa thuận được ký kết năm 2014 nhưng không được thực hiện vì bị kiện là bất
hợp hiến.
Phán quyết của định chế tư pháp tối cao của Philippines vào hôm
qua như vậy đã tương đương với đèn xanh được bật lên cho việc thực hiện Hiệp
định, và không đầy 24 tiếng đồng hồ sau phán quyết này, giới chức quân sự
Philippines đã tiết lộ với hãng tin Anh Reuters rằng Manila đã sẵn sàng mở rộng
tám căn cứ quân sự để đón quân đội Mỹ.
Theo Đại tá Restituto Padilla, danh sách các căn cứ này bao gồm
năm sân bay quân sự, hai căn cứ hải quân, và một trại huấn luyện lực lượng đặc
biệt.
Mối quan tâm của Mỹ đến việc tăng cường năng lực giám sát và nhanh
chóng triển khai lực lượng ra vùng Biển Đông đã thể hiện rõ qua địa điểm có các
cơ sở quân sự nói trên, đặc biệt hai căn cứ ngay trên đảo Palawan nhìn ra Biển
Đông và hai cơ sở của Mỹ trước đây là căn cứ không quân Clark cùng với căn cứ
Hải quân Subic Bay.
Tính chất quan trọng của Subic đã được nêu bật qua sự kiện vào năm ngoái 2015, đã có hơn 100 tàu Hải quân Mỹ đến neo đậu tại đấy, và đầu năm nay, đã được hai tàu ngầm tàng hình nguyên tử hiện đại ghé thăm. Theo một viên chức quốc phòng xin giấu tên, thì cảng Subic rất quan trọng đối với Mỹ vì là nơi an toàn nhất mà chiến hạm Mỹ có thể neo đậu.
Tính chất quan trọng của Subic đã được nêu bật qua sự kiện vào năm ngoái 2015, đã có hơn 100 tàu Hải quân Mỹ đến neo đậu tại đấy, và đầu năm nay, đã được hai tàu ngầm tàng hình nguyên tử hiện đại ghé thăm. Theo một viên chức quốc phòng xin giấu tên, thì cảng Subic rất quan trọng đối với Mỹ vì là nơi an toàn nhất mà chiến hạm Mỹ có thể neo đậu.
Danh sách các cơ sở mở cho quân đội Mỹ còn đang trong vòng đàm
phán, vì Hoa Kỳ cũng muốn được phép sử dụng ít nhất là ba hải cảng và sân bay
dân sự.
Các cơ sở tại Philippines được cho là sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống bố phòng của Hoa Kỳ quanh Biển Đông hiện nay đang giới hạn
ở các chiếc tàu cận chiến duyên hải LCS và phi cơ tuần thám hiện đại P8 Poseidon
được bố trí tại Singapore, máy bay do thám P3C có khả năng cất cánh từ
Malaysia.
Các căn cứ khác mà Mỹ có quyền sử dụng như ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Úc, và thậm chí ở Đảo Guam, dẫu sao vẫn xa hiện trường Biển Đông.
Vai trò đầu cầu của Philippines trong chiến lược Biển Đông của Mỹ
đã được chính Bộ trưởng Quốc phòng nước này là ông Voltaire Gazmin xác nhận trở
lại vào hôm qua khi ông hoan nghênh phán quyết của Tòa án Tối cao Philippines
về Hiệp định Tăng cường Quốc phòng Mỹ-Phi, cho rằng hợp tác an ninh giữa hai
nước đã trở nên chặt chẽ hơn bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, nổi tiếng bộc trực, đã tuyên bố
thẳng thắn : « Vì Manila bị Trung Quốc bắt nạt (ở Biển Đông) và
trông chờ vào Washington, Hiệp định này sẽ cho chúng ta công cụ mới để mở rộng
các cam kết giúp Quân đội Philippines… và tăng cường sự hiện diện của chúng ta
ở Đông Nam Á ».
Trung Quốc dĩ nhiên đã không hài lòng chút nào. Trong một bài bình
luận bằng tiếng Anh, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã đã cho rằng Hiệp định Tăng
cường Quốc phòng Mỹ-Phi chỉ làm leo thang căng thẳng và đẩy các bên đến «
bờ vực chiến tranh ».
Và Bắc Kinh không ngần ngại cho là Hiệp định Mỹ-Phi không có lý do
để tồn tại vì lẽ Trung Quốc – xin trích – «
Chưa bao giờ bức hiếp nước nào trong vấn đề Biển Đông ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment