Chuyến thăm đảo Ba Bình của
Tổng Thống Đài Loan gây căng thẳng khu vực
RFA
2016-01-28
2016-01-28
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tổng thống Đài Loan Mã
Anh Cửu đến thăm đảo Bà Bình, một hòn đảo ở Trường Sa, hôm 28/1/2016.
AFP
Tranh cãi có vẻ bùng nổ lớn hơn sau khi Tổng Thống Đài Loan thực hiện
chuyến đi thăm đảo Ba Bình, một hòn đảo ở Trường Sa đang nằm dưới quyền kiểm
soát của Đài Bắc nhưng cũng là nơi nhiều quốc gia nói là có chủ quyền.
Chuyến đi này được Tổng Thống Mã Anh Cửu thực hiện ngày hôm qua,
cho hay ông đến đảo để thăm và chúc Tết dân chúng cùng các binh sĩ đang đồn trú
tại đó, đồng thời cũng cho biết ông ra thăm đảo với mục đích cổ võ hòa bình,
kêu gọi các nước bỏ sang một bên những tranh chấp để tiến đến mục tiêu hòa
bình, và thực hiện kế hoạch cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Nói với báo chí sau khi từ Ba Bình về lại Đài Bắc, Tổng Thống Đài
Loan tiết lộ vài ngày trước khi ra thăm đảo, ông đã báo tin này với phái Hoa
Kỳ, nói rõ rằng quan điểm, lập trường của ông và đường hướng của Hoa Kỳ về cuộc
tranh chấp chủ quyền Biển Đông giống nhau.
Vì thế, ông nêu câu hỏi không hiểu tại sao lại có lập luận cho
rằng chuyện ông viếng thăm đảo lại gây thêm căng thẳng, trong khi đảo Ba Bình
là hòn đảo thuộc về Đài Loan, không ai có thể tranh cãi.
Xinh được nhắc lại hôm thứ Tư vừa rồi, ngay sau khi Văn phòng Tổng
Thống Đài Loan thông báo Tổng Thống Mã Anh Cửu sẽ đi thăm đảo Ba Bình, văn
phòng đại diện cho Hoa Kỳ ở Đài Bắc đưa ra nhận định nói rằng rất thất vọng nếu
chuyến đi này thành hình, vì chắc chắn chẳng giúp được gì mà còn gây khó khăn
cho các nỗ lực muốn giải quyết cuộc tranh chấp.
Đại diện Việt Nam ở Đài Bắc là ông Trần Duy Hải cũng lên tiếng
phản đối, cho rằng chuyến đi nếu diễn ra, chỉ gây thêm căng thẳng cho khu vực
Biển Đông.
Hôm qua tại Hà Nội, phát ngôn viên Lê hải Bình của Bộ Ngoại Giao
nói rằng Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng để xác nhận chủ quyền ở 2
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Ông Lê Hải Bình nói thêm rằng chuyến thăm đảo Ba Bình mà Tổng
Thống Đài Loan mới thực hiện đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đi ngược
lại những gì Đài Bắc thường nói là muốn đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn
định ở Biển Đông.
Tại Manila, phát ngôn viên Charles Jose của Bộ Ngoại Giao
Philippines cũng đưa ra phát biểu tương tự, kêu gọi Đài Loan không nên có những
hành động gây rối với các nước trong khu vực.
Ông Jose cũng nhắc lại tất cả các nước can dự vào vụ tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông đều có trách nhiệm không để cho tình hình trở nên căng
thẳng hơn.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung
Quốc thì nói là từ ngàn xưa chủ quyền quân đảo Trường Sa đã thuộc về Trung
Quốc, và người dân Hoa Lục cũng như dân chúng đang sinh sống ở Đài Loan
đều có bổn phận phải bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ông Mã Anh Cửu sẽ mãn nhiệm kỳ vào tháng Năm tới đây. Người được
cử tri Đài Loan chọn kế nhiệm ông là bà Thái Anh Văn, chủ tịch Đảng Dân Tiến,
một đảng đối lập chủ trương độc lập, không đi sát với Bắc Kinh, tức trái ngược với
chính sách của ông Mã Anh Cửu.
Cũng xin nhắc lại gần đây, chính phủ Đài Loan đã bỏ ra cả trăm
triệu USD để nâng cấp bến cảng ở Ba Binh. Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, nhưng
Trung Quốc không nói gì về chuyện đó.
Tổng thống Đài Loan ra đảo Ba Bình để khẳng định
chủ quyền
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu trên đảo Ba Bình.
Ảnh ngày 28/01/2016.REUTERS/Chen Chien Hsing/Presidential Office/Handout
Ngày 28/01/2016, tổng thống mãn nhiệm Đài Loan bay ra hòn đảo Ba
Bình mà Đài Bắc gọi là Thái Bình. Hành động nhằm khẳng định chủ quyền của Đài Loan
trong quần đảo Trường Sa. Mỹ, Việt Nam và Philippines phản đối hành vi của tổng
thống Mã Anh Cửu.
Tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố quần đảo Trường Sa
là « biển
đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Hoa Dân Quốc »,
tên chính thức của Đài Loan. Theo AFP, tổng thống mãn nhiệm tránh giọng điệu
khiêu khích. Ông kêu gọi các nước tranh chấp «
tìm một giải pháp ôn hoà để cùng hợp tác phát triển ».
Từ Ba Bình, ông mã Anh Cửu gửi một bức thư về Đài Bắc qua « bưu
điện Thái Bình » và phát quà Tết cho nhân viên thường trú. Tuy là
đồng minh của Đài Loan nhưng Hoa Kỳ đã chỉ trích chuyến đi của tổng thống Mã
Anh Cửu là « cực kỳ tai hại, không đóng góp gì cho giải pháp hoà
bình » tại Biển Đông.
Việt Nam, qua phản ứng của đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa
tại Đài Bắc, phản đối hành động « đơn phương » của tổng
thống Mã Anh Cửu « không giúp làm giảm căng thẳng
» trong khu vực.
Từ Manila, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose kêu
gọi « mỗi
bên tranh chấp có trách nhiệm tránh các hành động làm Biển Đông căng thẳng
».
Ngược lại, Trung Quốc tỏ thái độ đồng thuận với Đài Loan. Phát
ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho rằng « Nam
Sa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa » và «
nhân dân hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước
».
Trong bối cảnh Hoa lục lấn chiếm và xây dựng một loạt 7 đảo nhân
tạo tại Trường Sa gây căng thẳng trong khu vực, Đài Loan cũng tìm cách chính thức
hóa quyền kiểm soát hòn đảo lớn nhất Itu Aba mà chính quyền Tưởng Giới Thạch
đưa quân kiểm sóat từ thập niên 1950.
Đài Loan vừa hoàn tất kế hoạch xây dựng cơ sở trên đảo Ba Bình với
100 triệu đôla Mỹ, nâng cấp và xây thêm hải đăng ngoài một phi trường, một bệnh
viện và nhà máy nước lọc.
Mỹ
sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông vì « Tự Do Hàng Hải »
Trong cuộc hội thảo tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế
CSIS tại Washington ngày 27/01/2016, Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Lực lượng Hoa
Kỳ tại Thái Bình dương tuyên bố sẽ tăng cường chiến dịch « Tự
Do Hàng Hải » trong vùng Biển Đông từ « số
lượng cho đến quy mô và tính phức tạp ».
Tư lệnh Mỹ không cho biết chi tiết về những hoạt động tương lai mà
mục tiêu là để phủ nhận chủ quyền tự xưng của Trung Quốc tại Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment