Chuyên gia Mỹ
: Biển Đông sẽ thành ao nhà của Trung Quốc năm 2030
Ships of Chinese Coast Guard are seen near
Chinese oil rig Haiyang Shi You 981 in the South China Sea, about 210 km (130
miles) off shore of Vietnam May 14, 2014.REUTERS/Nguyen Minh
Nếu Hoa Kỳ không nỗ lực thêm, vào khoảng năm 2030, Biển Đông sẽ
mặc nhiên trở thành « ao nhà » của Trung
Quốc. Lời cảnh báo trên đây vừa được Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế
CSIS tại Washington đưa ra ngày 20/01/2016, trong một bản báo cáo độc lập
về chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Một cách cụ thể, các chuyên gia của trung tâm CSIS đã cảnh báo
Washington rằng so sánh lực lượng quân sự trong khu vực châu Á đang dịch chuyển
về phía Trung Quốc, nước đang tăng tốc độ tiến hành các «
hoạt động cưỡng chế » và xây đắp đảo nhân tạo trong cả hai khu vực
Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tàu
sân bay giúp Bắc Kinh khống chế Biển Đông mà không cần ra tay
Về Biển Đông, bản báo cáo cho rằng từ nay đến năm 2030, Trung Quốc
sẽ có một lực lượng tàu sân bay hùng hậu, cho phép nước này tung hoành trong khu
vực. Đội tàu sân bay này sẽ cho phép Bắc Kinh khủng bố tinh thần các nước khác mà
không cần phải có những hành vi đe dọa trực tiếp.
Trung Quốc hiện đã có một chiếc tàu sân bay cũ mua lại của
Ukraina. Cuối năm 2015 vừa qua, họ đã chính thức loan báo việc đang đóng chiếc
tàu thứ hai, và giới quan sát cho rằng nhiều chiếc khác sẽ được đóng tiếp trong
những năm sắp tới.
Các chuyên gia của CSIS ghi nhận : «
Đối với các bên có tranh chấp với Bắc Kinh tại Biển Đông, tàu sân bay của Trung
Quốc sẽ có tác dụng thay đổi luật chơi. Hầu như là lúc nào cũng sẽ có một hạm
đội tàu sân bay Trung Quốc hiện diện tại vùng biển tranh chấp, hay chỉ cách đó
nửa ngày hải hành ».
Bản báo cáo đưa ra nhận định khá bi quan khi cho rằng dù trực tiếp
chiếm cứ các vùng biển, hay thương thuyết với các nước có tranh chấp, việc cùng
khai thác và phân chia sản phẩm, « Biển Đông sẽ mặc nhiên trở thành
ao nhà của Trung Quốc, tương tự như Biển Caribê, hay Vịnh Mêhicô đối với Mỹ
hiện nay. »
Mỹ
phải mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á
Trước tình hình đó, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế đã
tỏ ý lo ngại trước các yếu kém được ghi nhận trong chính sách xoay trục của Mỹ qua
vùng Châu Á-Thái Bình Dương, bị cho là không được tài trợ một cách thỏa đáng để
chống lại các mối đe dọa đến từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Để đối phó với vấn đề này, chính quyền Hoa Kỳ cần phải quan tâm
nhiều hơn đến chiến lược tái cân bằng lực lượng qua châu Á, và bổ sung thêm
nguồn lực cho chính sách này.
Một cách cụ thể, CSIS khuyến cáo chính phủ Mỹ là phải củng cố và
mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như
phải giúp đỡ các đồng minh và đối tác trong khu vực tăng cường năng lực quốc
phòng.
Công trình nghiên cứu của Trung Tâm CSIS được thực hiện sau khi
Quốc Hội Mỹ yêu cầu bộ Quốc Phòng phải cho thực hiện một bản đánh giá độc lập
về chiến lược của Mỹ trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam trong giai
đoạn sắp tới ?
Giáo sư Carlyle Thayer (T), Học viện Quốc phòng Úc.REUTERS/Kham
Sau Đại hội Đảng 12, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục
gắn liền ba vế : Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng
phòng thủ quốc gia. Trên đây là phân tích của chuyên gia Carlyle Thayer, Học viện
Quốc phòng Úc.
Carlyle
Thayer : Bản dự thảo báo cáo chính
trị được công bố vào năm ngoái kêu gọi cải thiện tính hiệu quả của các hoạt
động trong ngành ngoại giao và đề ra mục tiêu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến
trình hội nhập với thế giới, mà ở đó, hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu.
Việc Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ủng hộ Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình
Dương TPP là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong
những năm tới. Đồng thời, dự thảo Báo Cáo Chính Trị cũng kêu gọi tăng cường an ninh
và quốc phòng « trong tình hình mới ». Những yếu tố nói trên
cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và
tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam.
Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách
« đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở
thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước. Ngoài lĩnh vực kinh
tế, Việt Nam dường như sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và
Hoa Kỳ trong các địa hạt khác, như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực….Việt Nam sẽ cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung
Quốc nhưng đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương
bắc.
Việt Nam sẽ cố gắng tận dụng mối quan hệ của mình với các cường
quốc chính để hưởng lợi, nhưng tránh rơi vào quỹ đạo của một trong số những
cường quốc này.
Việc Trung Quốc gần đây triển khai giàn khoan HD-981 và hối hả
hoàn tất xây dựng các phi đạo trên các đảo nhân tạo (tại Trường Sa) cho thấy
Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, sẽ phải đối mặt với một thời kỳ
khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn luôn chủ trương hành động đơn phương
thay vì hợp tác.
Việt Nam: thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị loại
khỏi giàn lãnh đạo mới ?
Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng ngày 21/01/2016.REUTERS/Kham
Ngay ngày đầu tiên của Đại hội 12 đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều
nguồn tin ẩn danh từ nội bộ Đảng đã tiết lộ với hãng tin Pháp AFP và hãng tin
Anh Reuters về khả năng thủ tướng Việt Nam mãn nhiệm không nằm trong danh sách
đề cử vào các chức vụ then chốt trong thời gian tới đây.
Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp trong đảng Cộng sản
đã nói thẳng thừng rằng sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể được
tuyên bố là đã « chết lâm sàng ».
Một số nguồn tin khác trong Đảng thì xác nhận với Reuters là tên
của ông Nguyễn Tấn Dũng, không có trong danh sách được Hội Nghị Trung Ương lần
thứ 14 mở ra cách nay một tuần, đề cử vào 4 chức vụ chủ chốt, để Đại Hội 12 bỏ
phiếu.
Dĩ nhiên, văn phòng thủ tướng chính phủ Việt Nam đã không trả lời
các câu hỏi liên quan đến thông tin trên.
Theo hãng tin Anh, một nguồn tin thông thạo vấn đề bổ nhiệm sắp
tới đã cho biết là tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng ngược lại, đã được duy
trì ở chức vụ cũ, cho dù đã quá tuổi về hưu.
Nguồn tin này cũng cho biết thêm là cánh tay phải của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng là phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể lên làm thủ tướng, bộ
trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang làm chủ tịch nước và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
làm chủ tịch Quốc Hội. Các thông tin trên từng được giới ngoại giao tại Hà Nội
đưa ra trước đó.
Theo AFP, việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mặc nhiên loại khỏi
chính trường là một thắng lợi của ông Nguyễn Phú Trọng, một quan chức bảo thủ
có quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh. Trong thời gian qua, ông Nguyễn Phú Trọng đã
cố lèo lái để có thể ở lại chức tổng bí thư.
Về phương diện kinh tế, theo Reuters, việc ông Dũng ra đi có khả
năng sẽ tạo ra lo ngại cho giới đầu tư ngoại quốc. Một nhà đầu tư phương Tây có
làm ăn với Việt Nam cho biết : « Nhiều nhà đầu tư vẫn còn do dự
trữ, muốn chờ xem tình hình chính trị diễn biến ra sao. Tôi chưa bao giờ chứng
kiến một sự thay đổi trong giàn lãnh đạo một quốc gia cộng sản mà bộc lộ sự
chia rẽ lớn như vậy ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment