Thursday, 17 December 2015

BBC chứng kiến TQ phá san hô ở Trường Sa


BBC chứng kiến TQ phá san hô ở Trường Sa

16 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 23:26 ICT
Phóng viên BBC đã tới được một số đảo tại Biển Đông và chứng kiến các ngư dân Trung Quốc cố tình tàn phá các dải san hô và lấy lấy đi những con trai biển khổng lồ quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong năm ngoái Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa và nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của họ tại vùng biển lân cận.
Giới chức tại Philippines nói hải quân Trung Quốc nay chiếm lĩnh khu vực này và cho phép hàng chục tàu chở những người săn bắt trộm tới phá hủy san hô.
Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tường thuật.


image





Phóng viên BBC ra bãi đá ngm thuc Trường Sa và chng kiến nhng người đánh bt trm đng vt bin người TQ phá hy san hô.
Aperçu par Yahoo


Ngư dân TQ phá san hô ở Biển Đông

Rupert Wingfield-Hayes Phóng viên BBC News
  • 16 tháng 12 2015

Phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã lặn cả xuống biển để xem cách ngư dân TQ tàn phá san hô
Những gì tôi chứng kiến ở một rặng san hô nằm xa giữa Biển Đông khiến tôi bị sốc và khó hiểu.
Người ta bảo tôi ngư dân Trung Quốc cố tình phá san hô trong khu vực đảo ở Spratlys (Trường Sa theo cách gọi Việt Nam) do Philippines quản lý, nhưng tôi không tin.
“Người ta phá hủy suốt ngày đêm, từ tháng này qua tháng khác.” – một thị trưởng Philippines nói với tôi trên đảo Palawan của nước này.
“Tôi nghĩ họ cố tình làm vậy. Cứ như thể họ đang trừng phạt chúng tôi bằng cách phá các rặng san hô.”

Những dải cát đá mờ phía sau đuôi tàu của ngư dân Trung Quốc
Tôi không chú ý ‎ lắm tới những lời nói đó. Tôi nghĩ đó có thể chỉ là sự tức giận bài Trung Quốc của một chính trị gia sẵn sàng trách mọi thứ đều do láng giềng đáng ghét của ông ta gây ra. Người láng giềng nói hầu hết các đảo ở Biển Đông đều thuộc về họ.
Nhưng sau đó, khi chiếc máy bay nhỏ của chúng tôi hạ cánh xuống đảo nhỏ Pagasa do Philippines quản lý, tôi nhìn qua cửa sổ và thấy điều đó. Ít nhất hơn chục chiếc tàu đang đậu gần bãi san hô. Một dải cát và sỏi đá kéo dài sau đám tàu này.
“Nhìn kìa!” – Tôi bảo người quay phim Jiro “Đó chính là điều ông thị trưởng nói, họ đang đào xới rặng san hô.”


Dù thấy thế, nhưng tôi đã hoàn toàn bất ngờ trước những gì mình thấy khi tiếp cận vùng nước này.
Một thủy thủ Philippines lái chiếc tàu câu cá nhỏ của anh đi giữa vào đám tàu săn lùng san hô của Trung Quốc.
Họ neo tàu vào rặng san hô và mở động cơ cực mạnh. Khói đen từ động cơ diesel bốc lên cao.
“Họ làm gì thế?” – Tôi hỏi người thủy thủ.
“Họ đang dùng động cơ để kéo bẻ gãy rặng san hô.” – người đàn ông đáp.
Một lần nữa tôi lại nghi ngờ. Chỉ có cách kiểm chứng duy nhất là lặn xuống nước.
Dưới biển đục ngầu vì bụi và cát khuấy lên. Tôi chỉ có thể thấy một cánh quạt bằng thép đang quay ở cuối trục dài, nhưng không thể nói chính xác việc phá hủy này diễn ra như thế nào.
Dù vậy, hậu quả thì đã rõ ràng. Hủy hoại hoàn toàn.

Đáy biển là hàng chồng lớp xác san hô chết
Trước đây nơi này là một hệ sinh thái san hô phong phú. Giờ đáy biển phủ dày một lớp mảnh vụn, hàng triệu cành san hô bị phá vỡ, trắng và chết chóc như xương vụn.
Tôi tiếp tục bơi. Sự phá hoại diễn ra ở khắp các hướng, trải dài hàng trăm mét. Hàng lớp những nhánh san hô gãy vỡ xếp chồng lên nhau. Một cảnh tượng vô lý. Tại sao những ngư dân, hay những kẻ săn trộm, lại đi hủy hoại toàn bộ hệ sinh thái san hô như thế?
Ngay sau đó, bên dưới mình, tôi nhận ra hai người săn trộm, đeo mặt nạ và ống thở nối dài phía sau. Họ đang mang theo vật gì đó rất nặng.
Khi họ cố gắng ngoi lên từ lớp cát dày dưới nước, qua những bong bóng thở, tôi thấy thứ họ đang mang theo là một con sò khổng lồ, ít nhất chiều dài cũng phải cỡ một mét.
Họ thả nó xuống một đống gần tàu. Nằm cạnh nó là ba con sò khác mà họ đã mang tới đây từ trước. Loại sò cỡ này khoảng 100 năm tuổi, và sau đó trên một trang web đấu giá trên internet, tôi thấy những con sò này có thể được bán với giá khoảng 1.000 – 2.000 USD một cặp.

Sau đuôi tàu mẹ có chữ Tanmen
Chúng tôi di chuyển bằng thuyền đến một nhóm tàu cá lớn hơn đậu phía ngoài rặng san hô. Đó là những "tàu mẹ" của đám tàu săn trộm tại rặng san hô này. Trên boong các tàu lớn, tôi nhìn thấy hàng trăm vỏ sò khổng lồ chất đầy.
Phần sau đuôi mỗi con tàu, hai chữ Trung Quốc lớn được in rõ với tên: Tanmen (Đàm Môn).
Tôi đã nghe nói về Đàm Môn trước đó. Đó là một cảng đánh cá ở đảo lớn Hải Nam của Trung Quốc.
Vào tháng Năm 2014, một tàu khác từ Đàm Môn đã bị cảnh sát Philippines bắt trên một rặng đá khác gần Philippines tên là Bãi Trăng Khuyết (Half Moon. Trên bong tàu, cảnh sát cũng đã tìm thấy 500 con rùa biển Hawksbill, hầu hết đã chết.

Rùa Hawksbill là loài cực hiếm và đang bị đe dọa. Loài này được bảo vệ bởi Công ước quốc tế về mua bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Một phiên tòa ở Philippines đã tuyên phạt chín người Trung Quốc săn trộm một năm tù giam.
Bắc Kinh đã phẫn nộ. Bộ ngoại giao yêu cầu phải trả tự do những tay săn trộm ngay và cáo buộc Philippines “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc... khi bắt giam trái phép các tàu đánh cá và ngư dân Trung Quốc trên vùng biển thuộc đảo Tam Sa của Trung Quốc.”




500 xác rùa biển Hawksbill được tìm thấy trên tàu của dân săn trộm Trung Quốc
Điều này không chứng minh được rằng Trung Quốc bảo vệ những kẻ săn trộm, nhưng cũng không cho thấy Trung Quốc có ý định ngăn cản các hành vi này. Những tay săn trộm chúng tôi gặp chẳng thể hiện chút sợ hãi gì khi bị quay phim.

Trở về đảo Pagasa, một sĩ quan thủy quân lục chiến Philippines cho tôi biết hoạt động phá hủy các bãi san hô đã diễn ra ít nhất hai năm, suốt ngày đêm.
“Lính của các anh có vũ trang mà.” – Tôi nói với ông ta – “Tại sao các anh không dùng tàu cao tốc ra đuổi họ hoặc bắt giữ họ?”
“Quá nguy hiểm” – ông nói – “Chúng tôi không muốn khơi mào chiến tranh súng ống với Hải quân Trung Quốc.”
Tôi vẫn thấy không hiểu được tại sao những ngư dân Trung Quốc kia, những người đã có một lịch sử dài đánh bắt cá ở những rặng san hô, giờ đây lại đi hủy hoại san hô.


Lòng tham có thể là một câu trả lời. Ở nước Trung Quốc mới giàu có, kiếm tiền từ đánh bắt trộm và buôn bán động vật quý ‎ hiếm hẳn là dễ hơn đánh bắt cá.
Có một thực tế đáng buồn khác đang diễn ra ở đây.
Dù tôi rất sốc khi chứng kiến cảnh rặng san hô bị phá và vơ vét, nhưng không gì có thể so sánh được với sự hủy hoại môi trường mà chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc đang gây ra ở vùng biển gần đó.

Đá Vành Khăn được cải tạo có hẳn đường băng sân bay
Hòn đảo mới nhất mà Trung Quốc cải tạo và cơi nới là Mischief Reef (Đá Vành Khăn) dài hơn 9km. 9km rặng san hô sống giờ đã bị chôn vùi dưới hàng triệu tấn cát và sỏi đá.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment