Nhật sẽ tham gia chương trình
tự do hàng hải của Mỹ tại biển Đông
Việt Hà, phóng viên RFA
2015-11-19
2015-11-19
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Đô đốc Hải quân Mỹ,
Giám đốc Điều hành Naval John Richardson (trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe trước cuộc đàm phán tại văn phòng của ông Abe tại Tokyo ngày 15
tháng 10 năm 2015
Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh
biển thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật bản về vai trò của Nhật ở biển Đông.
Trước hết ông Kotani nhận xét về kết quả hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng
ASEAN và đối tác vừa diễn ra ở Malaysia vừa qua:
Tôi không có gì ngạc nhiên lắm khi hội nghị quốc phòng ASEAN với
các đối tác không đưa ra được tuyên bố chung. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối
với các nước thành viên ASEAN. Mặt khác ASEAN luôn cố gắng cân bằng trong quan
hệ với các cường quốc ở châu Á. Hoa Kỳ mới chỉ bắt đầu thực hiện chương trình
tự do hàng hải ở châu Á và sẽ mất vài năm cho Hoa Kỳ để có thể gây ảnh hưởng
lên vấn đề này….Tất nhiên tôi thất vọng, nhưng tôi đã nghĩ là ADMM sẽ không ra
được thông báo nào cho nên điều này cũng bình thường.
Việt Hà: Ông nghĩ vấn đề này sẽ được các nước đề
cập ra sao tại thượng đỉnh Đông Á sắp tới?
Tetsuo Kotani: Tôi
không nghĩ thượng đỉnh Đông Á cũng đạt được tiến bộ nào trong vấn đề này. Hoa
Kỳ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ đề cập đến vấn đề tự do hàng hải trong khi
Trung Quốc tiếp tục nói nước này có chủ quyền ở biển Đông. Cho nên lập trường
của hai bên là đối lập. Nhưng lần này có khác các cuộc gặp trước là bởi vì đây
là cuộc gặp cấp cao nhất của nhiều nước không phải là cuộc gặp của những lãnh
đạo ASEAN không thôi. Cho nên đây sẽ là cơ hội cho lãnh đạo các nước trong khu
vực thảo luận về vấn đề này. Điều này làm cho thượng đỉnh Đông Á quan trọng nhưng
tôi không nghĩ sẽ có tiến bộ gì đáng kể.
Việt Hà: Việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo
nhân tạo ở biển Đông mà nhiều nước lo ngại là để thực hiện việc quân sự hóa khu
vực này đã tạo ra mối đe dọa thế nào với Nhật?
Tetsuo Kotani: Tôi
không dùng từ đe dọa mà gọi là lo ngại đối với Nhật Bản. Những hoạt động của
Trung Quốc tại biển Đông là mối lo ngại lớn đối với Nhật. Nhưng tôi chưa coi đó
là những mối đe dọa với Nhật. Những hoạt động gần đây của Trung Quốc tại biển
Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc làm Nhật Bản
rất lo ngại. Việc xây dựng các đảo
này thiếu những cơ sở pháp lý ở vùng biển quốc tế làm phương hại đến tự do hàng
hải ở vùng biển quốc tế.
Nhật Bản rất lo ngại việc sử dụng những đảo nhân tạo này vào mục
đích quân sự. Khi Trung Quốc gia
tăng khả năng chiến lược của nước này tại biển Đông thì điều này sẽ có ảnh
hưởng về mặt quân sự lên an ninh của Nhật Bản. Đó là mối quan ngại cơ bản của Nhật vào lúc này. Tôi không nghĩ là
những đảo nhân tạo đó sẽ làm thay đổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ sự cân
bằng quân sự ở Đông Á. Ngay cả sau khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng những
đảo này và quân sự hóa chúng thì Nhật bản và Hoa Kỳ vẫn có vị thế về quân sự
tốt hơn trong khu vực. Nhưng rõ ràng là khả năng quân sự của Trung Quốc sẽ được
cải thiện qua các đảo này. Trong trường hợp đó thì tất nhiên Nhật Bản phải lo
ngại.
Việt Hà: Trong một phân tích mới đây về Trung
Quốc, ông có viết rằng chiến lược biển mà Trung Quốc sử dụng ở khu vực là chiến
lược phòng ngự. Liệu đến lúc nào thì Trung Quốc sẽ chuyển từ chiến lược phòng ngự
sang chủ động tấn công?
Tetsuo Kotani: Các
hành động của Trung Quốc là theo kiểu phòng ngự một cách chiến lược, nhưng trên
thực tế đôi khi họ lại có hành động gây hấn, hung hăng. Nhìn chung thì cân bằng
về quân sự hiện tại vẫn nghiêng về phía Mỹ và Nhật. Trung Quốc biết điều này
nên họ không tìm cách thách thức mối liên minh Nhật Mỹ ở mức chiến lược ở mức
độ lớn. Nhưng dưới mức đó thì đôi khi họ hung hăng. Phân tích quân sự của Nhật gọi đó là vùng xám
giữa thời chiến tranh và hòa bình. Trung Quốc không thực hiện những cuộc tấn
công quân sự nhắm vào các nước láng giềng nhưng họ dùng kiểu chiến tranh của họ
xâm chiếm dần chủ quyền của các nước khác. Đó là vấn đề lớn trong khu vực. Hiện
tại Mỹ và Nhật đang thảo luận để tìm ra cách ứng phó với cái gọi là vùng xám
của Trung Quốc nhưng vẫn chưa đạt được kết luận cuối cùng.
Việt Hà: Liên quan đến hợp tác giữa Mỹ và Nhật
trong vấn đề biển Đông. Một số đánh giá cho rằng Mỹ đã hơi chậm và làm chưa đủ,
trong khi dư luận ở Nhật không hoàn toàn ủng hộ chiến lược can thiệp ra bên
ngoài của Thủ tướng Nhật. Ông có đánh giá thế nào về tương lai hợp tác giữa hai
nước trong việc đối phó với Trung Quốc trong khu vực?
Tetsuo Kotani: Khi
quốc hội Nhật thảo luận về dự luật an ninh mới, đã có những cuộc biểu tình phản
đối diễn ra ở Nhật. Nhưng khi quốc hội Nhật thông qua dự luật này thì sự chống
đối đã giảm và tỷ lệ người ủng hộ Thủ tướng Nhật cũng đã hồi phục trở lại. Cho
nên bây giờ người Nhật đã chấp nhận luật an ninh mới của Nhật. Theo luật mới và
hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật Mỹ, biển Đông được coi là một trong những
điểm chính trong hợp tác hai nước. tôi nghĩ vào lúc này Nhật Bản bị giới hạn
trong khả năng tham gia vào vấn đề biển đông nhưng trong tương lai gần Nhật Bản
sẽ cho thấy lá cờ của Nhật ở biển Đông, có thể là Nhật sẽ phối hợp các hoạt
động tập trận. Trong tương lai xa, Nhật Bản có thể cung cấp các thiết bị quân
sự để Nhật bản có thể thực hiện tuần tra trên biển Đông. Trong vài năm tới,
Nhật Bản có thể tham gia tuần tra với Mỹ ở biển Đông một khi Nhật bản có
đủ năng lực đặc biệt là máy bay tuần tra.
Việt Hà: Trong hội nghị quốc phòng ASEAN cộng vừa
qua, bất chấp sức ép từ Nhật bản và Mỹ, các nước đã không đưa ra được tuyên bố chung
do chịu sức ép từ Trung Quốc. Điều này nói lên ảnh hưởng của Trung Quốc lên các
nước ASEAN. Theo ông liệu Nhật Bản có thể phải xem xét lại cách tiếp cận tạo
ảnh hưởng của mình với ASEAN trong tương lai không?
Tetsuo Kotani: Cách
tiếp cận ASEAN giữa Nhật và Trung Quốc là khác nhau. Trung Quốc cố gắng có ảnh
hưởng lớn tới từng nước thành viên ASEAN. Nhật Bản thì khác. Nhật tôn trọng vai
trò trung tâm của ASEAN và sáng kiến ASEAN, mặc dù Nhật bản sẽ tiếp tục kêu gọi
giải pháp dựa vào luật quốc tế, chúng tôi không cố gắng làm gia tăng ảnh hưởng
của mình lên từng nước, chúng tôi cố gắng làm việc với từng nước. Cách tiếp cận
này cần nhiều năm để có thể thuyết phục từng nước ở ASEAN về tự do hàng hải,
nhưng Nhật Bản sẽ tiếp tục chiến lược này khác với Trung Quốc.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi
buổi phỏng vấn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment