2015-09-17
18:06 GMT-07:00 minh tran
Hãy coi chừng “những tên lính áo xanh dương” của Trung
Quốc ở Biển Đông
Tác
giả: Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy
Người
dịch: Trần Văn Minh
15-09-2015
Ảnh: U.S. Navy Flickr
Trong
khi Nga đã sử dụng “lính áo xanh lá cây” một cách lén lút ở Crimea, Trung Quốc
sử dụng “lính áo xanh dương” của riêng họ để hỗ trợ các tuyên bố trong vùng biển
gần. Khi quân đội Mỹ hoạt động gần các thực thể nhân tạo của Bắc Kinh ở Biển
Đông và tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng yêu sách chủ quyền ra nước ngoài đến
những nơi như Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Hoa Kỳ cũng có thể phải đối mặt
với sự giám sát và quấy rối từ lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Do đó,
Washington và các đồng minh, đối tác, phải hiểu làm thế nào các lực lượng bán chính
quy này được điều khiển và kiểm soát, trước khi bị bất ngờ và bị họ cản trở.
Trung
Quốc từ lâu đã huấn luyện các tổ chức hàng hải dân sự trở thành lực lượng dân
quân biển, chủ yếu bắt nguồn từ sự cần thiết. Những năm gần đây đã chứng kiến sự
chú tâm bất thường vào việc xây dựng lực lượng dân quân biển và gia tăng khả
năng của lực lượng duy nhất này; tuy nhiên khó có thể xác định ai hay bộ phận
nào trong chính quyền Trung Quốc đã đưa ra sự quan tâm đó. Người ta có thể lưu
ý tới chuyến thăm của Tập Cận Bình đến dân quân biển ở Tanmen vào năm 2013, sau
đó việc xây dựng lực lượng dân quân biển nhắm tới Biển Đông đã phát triển tại
những nơi như Hải Nam, Quảng Đông và Quảng Tây. Dù vậy, việc huấn luyện lực lượng
dân quân địa phương và các kế hoạch thành lập tổ chức trước ngày này đã nhấn mạnh
đến việc đào tạo các đơn vị dân quân biển.
Thành
phần và tổ chức:
Lực
lượng dân quân của Trung Quốc có hai thành phần chính: một lực lượng trừ bị
“thông thường” đã đăng ký của nam công dân giống như danh sách dự bị của Mỹ
(Selective Service), và một lực lượng “chính” sẵn sàng huy động hơn để đáp ứng
các tình huống khác nhau. Lực lượng chính nhận được nguồn tài trợ riêng, những
quân nhân xuất ngũ, và chương trình đào tạo. Bên trong lực lượng chính, các đơn
vị dân quân biển, chỉ được hình thành ở cấp độ chiến thuật của tổ chức, nhỏ hơn
và chuyên môn hơn bình thường so với các đối tác trên đất liền của họ. Trong lực
lượng dân quân biển, một số nhỏ, nhưng đang phát triển, các đơn vị ưu tú là những
nhóm có thể được triển khai trong các hoạt động tinh vi liên quan đến việc giám
sát, biểu lộ sự hiện diện trước hoặc chống lại các nhân tố nước ngoài. Họ làm
như vậy, một phần, để hỗ trợ hải quân và tuần duyên Trung Quốc. Một số thành phố
có tiềm năng huy động lớn, tức là có một ngành công nghiệp hàng hải hoặc cộng đồng
ngư nghiệp lớn, sẽ thành lập các đơn vị cỡ tiểu đoàn. Tuy nhiên, hầu hết các địa
phương thành lập những đơn vị cỡ đại đội. Những đại đội này được chia thành các
trung đội và tiểu đội, với nhóm nhỏ nhất dựa trên thành viên của mỗi tàu cá.
Hệ
thống chỉ huy:
Việc
quản lý lực lượng dân quân bắt đầu rộng rãi từ Sở Huy động của Bộ Tổng tham
mưu, có nhiệm vụ coi sóc và ban hành các quy định cho công tác dân quân trên
toàn quốc. Riêng lực lượng quân sự địa phương, lực lượng dân quân biển nằm
trong cơ cấu điều hành địa phương của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
(PLA), ảnh hưởng tất cả các cấp của các cơ phận quân sự địa phương. Như được
yêu cầu trong “Các Quy định làm việc của dân quân” của Trung Quốc, lệnh thực sự
đưa ra cho lực lượng dân quân bắt đầu tại cấp quân sự tỉnh (MD) và bên dưới.
Hàng ngàn lực lượng vũ trang nhân dân cấp quận và cấp cơ sở (PAFD) tại các
thành phố cấp huyện, thị trấn, làng mạc và các doanh nghiệp hàng hải (công ty
đánh cá, nhà máy đóng tàu, v.v…) trực tiếp thực hiện việc tổ chức và huấn luyện
lực lượng dân quân biển. Các PAFD cấp cơ sở báo cáo lên PAFD cấp huyện, và sau
đó báo cáo lên trung tâm quân sự huyện (MSD), là nơi báo cáo lên Trung tâm quân
sự tỉnh (MD). Việc xây dựng lực lượng dân quân biển cũng được sự chú ý của Bộ
chỉ huy cấp quân khu, mặc dù dưới kiểu giám sát. Chỉ huy quân sự cao cấp có vẻ
xem các lượng dân quân biển là một tập hợp con của tổ chức quân sự bên trong hệ
thống rộng lớn hơn của lực lượng dân quân địa phương, với sự tập trung đặc biệt
vào nỗ lực huy động rộng lớn hơn. Ngoài ra, các tiểu đoàn và đại đội dân quân
thành lập các chi nhánh đảng để bảo đảm sự kiểm soát của đảng tới các cấp cơ sở.
Cần
phải nhấn mạnh rằng quyền chỉ huy lực lượng dân quân biển nằm trong nhiều cơ phận,
bao gồm cả các bộ phận địa phương (MD, MSD, PAFD) và phía tương quan đảng /
chính quyền. Điều này được gọi là “双重
领导” ở Trung Quốc, có nghĩa là hệ thống “lãnh đạo
song hành” của quân đội địa phương và lãnh đạo chính của chính phủ. Vì thế, thường
thấy một bí thư đảng của thành phố, trong vai trò bí thư thứ nhất đảng ủy quân
sự địa phương cai quản các nỗ lực của PAFD, điều hành lực lượng dân quân biển.
Một ví dụ dễ thấy: bí thư/ thị trưởng thành phố Tam Sa, Tiêu Kiệt, và người
tương nhiệm quân sự của ông, Tư lệnh Cai Xihong đều tham dự buổi lễ thành lập đại
đội dân quân biển của thành phố Tam Sa. “Lãnh đạo song hành” được củng cố thêm
bởi thực tế rằng chính quyền địa phương tài trợ xây dựng lực lượng dân quân.
Bởi
lẽ cả những lãnh đạo quân sự và chính quyền đều tham gia vào việc xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương, Hệ thống Ủy ban Vận động Quốc phòng (NDMC) được
thành lập ở mỗi cấp độ tương ứng đóng vai trò quan trọng trong việc ràng buộc họ
vào một cơ chế ra quyết định. Các NDMC quy tụ các nhà lãnh đạo để tổ chức, chỉ
đạo, phối hợp vận động quốc phòng trên toàn quốc, bảo đảm rằng các nguồn lực quốc
gia có thể được huy động nhanh chóng cho nhu cầu quốc phòng hay tình trạng khẩn
cấp. Các NDMC địa phương cũng có thể thiết lập cấu trúc chỉ huy liên hợp dân sự
– quân sự được hỗ trợ bởi mạng truyền thông vận động quốc phòng. Là một lực lượng
dân quân, lực lượng dân quân biển cần một khoảng thời gian nhất định để huy động
và tập trung ở các khu vực do cấp trên của họ chỉ định. Lệnh điều động địa
phương truyền tới lượng dân quân biển có thể bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau.
Dù thế nào đi nữa, các lệnh được gửi xuống hệ thống và chuyển giao cho lực lượng
dân quân biển đều thông qua các PAFD đang quản lý lực lượng.
Trong
khi các PAFD cấp huyện được điều hành bởi sĩ quan quân đội tại ngũ, PAFD cấp cơ
sở được điều hành bởi cán bộ chính quyền dân sự. Các nỗ lực đào tạo và giáo dục
nhắm tới một “nhóm cán bộ dân quân chọn lọc” (专职 人民 武装
干部), các lãnh đạo đơn vị (đại
đội, trung đội, và tiểu đội) và “cán bộ thông tin” (信息 员). Nhóm cán bộ này hình
thành cột xương sống của lực lượng dân quân biển và giúp thực hiện sự kiểm soát
của đảng, chỉ huy và kiểm soát, và duy trì sự gắn kết giữa các đơn vị. Thiết yếu
cho sự chỉ huy và kiểm soát thành công của các lực lượng dân quân biển là những
“thuyền trưởng” – thường được gọi “船老大”
– và các cán bộ thông tin, là số nhân sự chuyên dụng cho lãnh đạo, nhận dạng và
thông tin liên lạc. Lực lượng dân quân biển còn được tiếp sức thêm bằng việc được
gia tăng áp dụng công nghệ thông tin vệ tinh cho các đội tàu đánh cá.
Quyền
chỉ huy dựa trên sứ mệnh:
Mặc
dù lực lượng dân quân biển được xây dựng từ cơ cấu chỉ huy thông thường của các
bộ phận quân sự ven biển, họ cũng phục vụ các lực lượng thực thi pháp luật hàng
hải (MLE) và hải quân. Các mối liên hệ chỉ huy đối với lực lượng dân quân biển
có thể thay đổi tùy theo các nhiệm vụ mà họ đang thi hành. Ví dụ, các phân đội
dân quân trinh sát biển báo cáo kết quả trực tiếp đến trụ sở MD, trong khi phân
đội khác được triệu tập để hỗ trợ cơ phận thực thi pháp luật hàng hải sẽ được
chỉ huy bởi Tuần duyên Trung Quốc (CCG) “cùng với MD của họ”. Tương tự như vậy,
phân đội hỗ trợ phục vụ cho hải quân Trung Quốc sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của
Hải quân Trung Quốc, cùng với MD của phân đội. Rõ ràng là các lực lượng dân
quân biển được kiểm soát bởi các cơ phận quân sự địa phương trên đất liền của họ,
một sự sắp xếp đủ linh hoạt để phục vụ một loạt các vai trò hỗ trợ cho các lực
lượng hải quân và MLE. Nhiều nguồn tin Trung Quốc dùng một cụm từ ngắn gọn để
mô tả sự sắp xếp như vậy: “Cơ quan quân sự thể hiện các yêu cầu, NDMC phối hợp,
và chính quyền thi hành” (军事 机关 提
需求, 国 动 委 搞
协调, 政府
抓 落实), ám chỉ sự hợp tác xảy ra
giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự trong việc xây dựng lực lượng dân quân
biển.
Có
nhiều cách để kết chặt nhau:
Tổ
chức và chỉ huy của lực lượng dân quân biển có thể thay đổi tùy theo địa
phương. Điều này xuất phát chủ yếu từ ngành công nghiệp hàng hải địa phương và ảnh
hưởng của nó trên cấu trúc dân quân, đòi hỏi các nhà lãnh đạo địa phương phải
hoạch địch kế hoạch từ những gì có sẵn. Sắp xếp tiến trình chỉ huy và ra quyết
định dựa trên các điều kiện địa phương là rất quan trọng cho sự hoạt động đúng
đắn của một lực lượng như vậy. Nhiều nhóm nhỏ chuyên nghiệp hàng đầu được thành
lập để xử lý một khu vực có vấn đề, hoặc cung cấp hướng dẫn tạm thời cho các
nhiệm vụ nào đó. Nhiều tổ chức hỗ trợ xây dựng lực lượng dân quân biển (như Tuần
duyên (CCG), Cục Thủy sản, Cơ quan An toàn Hàng hải) có thể tham gia vào cấu
trúc chỉ huy với một cách nào đó.
Việc
giảm 300.000 quân mà Tập Cận Bình công bố tại cuộc diễu binh ngày 3 tháng 9 ở Bắc
Kinh có thể sẽ gửi thêm nhân viên đến các lực lượng dân quân biển, và thậm chí
có thể thay đổi thêm mô hình chỉ huy và kiểm soát. Đặc biệt là các nỗ lực để chỉnh
đốn chuỗi báo cáo dài dẵng hiện nay thông qua các lực lượng đất liền có thể
phát sinh. Và có một lý do quan trọng hơn nữa, điều vô cùng khẩn cấp là tìm hiểu
xem “những người lính áo xanh dương” Trung Quốc nhận lệnh ra khơi bằng cách
nào, và những lệnh đó là gì.
Bài
báo lần đầu tiên xuất hiện tại trang nhà của ATMI ở đây.
-
https://anhbasam.wordpress.com/2015/09/18/5126-hay-coi-chung-nhung-ten-linh-ao-xanh-duong-cua-trung-quoc-o-bien-dong/#more-152391- Chống Tàu Diệt Việt Cộng
__._,_.___
No comments:
Post a Comment