Đăng
ngày 20-06-2015
Biển Đông : Những biện pháp cụ thể Mỹ có thể
dùng để chống Trung Quốc
Giáo sư Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Úc (Đại học NSW)
phát biểu tại Trường Hải chiến (U.S. Naval War College) ở Newport, ngày
17/06/2015.U.S. Navy/Edwin Wriston
Trong hai ngày 16-17/06/2015, Trường Hải chiến Hoa Kỳ - U.S. Naval
War College – trụ sở tại Newport, tiểu bang Rhode Island, đã tổ chức cuộc hội
thảo thường niên về chiến lược Current Strategy Forum 2015, với chủ đề :
Chiến
lược và sức mạnh hải quân trong một môi trường có tranh chấp (Strategy and
Maritime Power in a Contested Environment).
Các động thái quyết đoán của Trung
Quốc gần đây tại Biển Đông, đặc biệt là việc rầm rộ bồi đắp đảo nhân tạo tại
vùng Trường Sa dĩ nhiên đã trở thành một trong những đề tài thảo luận tại diễn
đàn.
Được mời tham gia hội thảo, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện
Quốc phòng Úc đã có một tham luận đáng chú ý về Chiến lược hải quân và quân sự
của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South
China Sea).
Sau khi điểm qua các diễn biến gần đây nhất tại Biển Đông, bắt
nguồn từ loạt hành động áp đặt chủ quyền một cách hung hăng của Trung Quốc,
Giáo sư Thayer đã đề nghị một số biện pháp cụ thể trong một « chiến lược toàn
diện mới » của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc, dựa theo khuyến cáo đã được bốn
Thượng nghị sĩ có uy tín tại Thượng viện Hoa Kỳ (John McCain, Jack Reed, Bob
Corker và Bob Menendez) gởi đến chính quyền Mỹ vào tháng 03/2015.
Sau đây là một loạt biện pháp được Giáo sư Thayer đề nghị trong
tham luận của mình, tập trung trên các hoạt động ngay tại Biển Đông, mà mục
tiêu là răn đe Trung Quốc. Trước hết Giáo sư Thayer liệt kê những hành động cụ
thể mà Hoa Kỳ có thể thực hiện để buộc Bắc Kinh giảm tốc độ hay chặn đứng những
hoạt động bồi đắp, xây dựng cơ sở tại Biển Đông.
Chiến
lược ưu tiên dùng phương tiện phi quân sự
"Hoa Kỳ nên phát triển một chiến lược gián tiếp để đối phó
với các hoạt động của Trung Quốc bằng cách ưu tiên sử dụng – nhưng không phải
là chỉ sử dụng – các phương tiện phi quân sự. Với chiến lược này, Hoa Kỳ có thể
tránh việc trực diện đối đầu với chiến hạm của Hải quân Trung Quốc.
Đồng thời Hải quân Mỹ cũng không trực tiếp chạm trán với tàu của
các cơ quan chấp pháp bán quân sự, cũng như với đội tàu cá của Trung Quốc vì
điều đó có thể tạo ra cảm tưởng là Mỹ phản ứng nặng nề quá đáng. Trung Quốc sẽ
rầm rộ tuyên truyền nếu xẩy ra một cuộc đối đàu như thế, và khiến cho các nước
Đông Nam Á nhát gan sợ không dám hỗ trợ hành động của Mỹ ở Biển Đông .
Hoa Kỳ phải nêu quan điểm của mình về tự do hàng hải và hàng không
bằng cách nói rõ rằng điều bị đe dọa là quyền tự do lưu thông trên biển và trên
không của tàu và máy bay quân sự chứ không phải tàu thương mại.
Hoa Kỳ cũng phải nói là mọi thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối
với quyền tự do hàng hải và hàng không quân sự, đều có thể dẫn đến xung đột và
có tác hại đáng kể trên chi phí bảo hiểm và chuyển vận hàng hóa qua ngã Biển
Đông, và sẽ tác hại nặng nề đến quyền lợi của Trung Quốc.
Tuần
tra thường xuyên hơn, sử dụng quyền 'qua lại không gây hại'
Hoa Kỳ và các đồng minh kết ước nên tổ chức thường xuyên các cuộc
tuần tra trên biển và trên không để khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không
và quyền qua lại không gây hại (innocent pasage) trên biển và trên không gần và
bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tôn tạo, để tránh việc đòi hỏi quá
đáng của Trung Quốc được các các nước trong khu vực và Hoa Kỳ chấp nhận.
Như Giáo sư James Kraska đã ghi nhận, Hải quân Mỹ luôn thách thức
đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trong 3 địa hạt :
1/ Lực lượng Mỹ liên tục thách thức đường 9 đoạn của Trung Quốc,
được dùng để đòi chủ quyền trên các đảo đá và vùng biển bên trong đường 9 đoạn
đó.
2/ Lực lượng Mỹ cũng thách thức nỗ lực bất hợp pháp của Trung Quốc
muốn giới hạn hoạt động quân sự bên trong vùng 200 hải lý khu đặc quyền kinh tế
của Trung Quốc, dù tính từ đất liền hay từ các đảo.
3/ Lực lương Mỹ thách thức quyền đòi lãnh hải 12 hải lý tính từ
các bãi đá ngầm.
Tôi tán đồng lập luận của Giáo sư Kraska theo đó lực lượng Mỹ cần
phải thực hiện quyền qua lại không gây hại bên trong vùng biển rộng 12 hải lý cũng
như trên không của các bãi đá nhỏ mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Nhưng cho đến
giờ thì Hoa Kỳ đã không làm như thế.
Hải
quân Mỹ cần tăng cường hiện diện và tập trận tại Biển Đông
Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục công cuộc phô trương một cách
hung hăng Hải quân của họ hàng năm ở Biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là
cơ hội để Hải quân Mỹ, Nhật, Úc và những nước cùng quan điểm tổ chức các đợt
tập trận thường niên ở Biển Đông trước khi Hải quân Trung Quốc thao diễn. Những
cuộc tập trận đó phải được quảng bá rộng rãi để tăng cường tính minh bạch.
Các cuộc tập trận cho phép Hoa Kỳ cụ thể hóa trong thực tế chính
sách từng tuyên bố là chống lại sự hù dọa, cưỡng ép để giải quyết tranh chấp
lãnh thổ. Chiến lược này không đòi hỏi Mỹ đối đầu trực tiếp vói Trung Quốc,
nhưng có tác dụng trấn an các nước khu vực.
Hoa Kỳ nên tổ chức tập trận ở vùng biển xuyên qua đường 9 đoạn của
Trung Quốc. Các quan sát viên quân sự trong khu vực từ Philippines, Việt Nam, đến
các quốc gia khác trong vùng nên được mời lên tàu Mỹ để theo dõi các cuộc tập
trận đó. Quan sát viên nước ngoài cũng nên được tháp tùng theo các chuyến bay
do thám trên không.
Mục tiêu là duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân liên
tục để ngăn không cho Trung Quốc sử dụng biện pháp đe dọa và cưỡng ép đối với
Philippines, Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực bằng cách gia tăng các
nguy cơ (mà Trung Quốc có thể gặp phải) khi trực tiếp đối đầu với Mỹ hoặc một
đồng minh kết ước của Mỹ. Phạm vi và cường độ của các bài tập này có thể được
thay đổi để đáp ứng với quy mô các hoạt động Hải quân của Trung Quốc.
Tập
trận cùng với Philippines trên chiếc Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây
Hoa Kỳ có thể áp dụng nhiều biện pháp mới để Trung Quốc thấy rằng
cái giá họ phải trả khi đối đầu sẽ cao hơn là khi hợp tác. Một ví dụ : Vào năm 1999,
Philippines đã cho chiếc tàu hải quân cũ BRP Sierra Madre mắc cạn trên Bãi Cỏ
Mây - Second Thomas Shoal, và cho đồn trú khoảng tám lính thủy quân lục chiến
trên đó để khẳng định chủ quyền của mình.
Philippines đã làm như vậy để đáp lại hành động Trung Quốc chiếm
đóng Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, sợ rằng Trung Quốc thừa cơ
chiếm cứ các rạn san hộ không người ở khác. Chiếc BRP Sierra Madre trên nguyên
tắc vẫn thuộc về Hải quân Philippines.
Trung Quốc đã phản ứng bằng cách cử một tàu khu trục Hải quân, hai
tàu Cảnh sát biển và sáu mươi chiếc thuyền đánh cá đến vùng Second Thomas
Shoal. Những chiếc tàu, thuyền đó liên tục sách nhiễu tàu Philippines hay ngư
dân Philippines đánh bắt cá trong khu vực.
Trung Quốc hiện đang duy trì một sự hiện diện thường trực của tàu
Hải cảnh tại đấy để chứng minh rằng họ có « chủ quyền không thể tranh cãi ».
Hai lần trong những năm gần đây Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn việc chính
quyền Philippines tiếp tế cho lính của họ đóng trên bãi Second Thomas
Shoal."
Để chứng minh rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá cho các hành động
của họ, Mỹ và Philippines có thể đạt thỏa thuận cho thủy quân lục chiến Mỹ đến
nơi cùng với đối tác Philippines tham gia một cuộc tập trận nhỏ (trinh sát hàng
hải) lấy địa bàn là chiếc BRP Sierra Madre. Sau đó Mỹ có thể cùng với
Philippines tham gia vào nỗ lực tiếp tế bằng đường biển và máy bay trực thăng.
Tàu hải quân và máy bay Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện kín đáo để ngăn chặn
Trung Quốc.
Do việc chiếc BRP Sierra Madre vẫn còn được xem là tàu của Hải
quân Philippine, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công chiếc tàu này sẽ kích
hoạt Mutual Hiệp ước Quốc phòng Hỗ tương giữa Mỹ và Philippines, thúc đẩy hai
bên tham khảo ý kiến lẫn nhau để xem xét phản ứng thích hợp.
Không chắc là một chiến lược áp đặt cái giá phải trả duy nhất sẽ
ngăn cản được các hành động mà Trung Quốc đang làm. Tuy nhiên, có rất nhiều khả
năng là nhiều chiến lược áp đặt cái giá phải trả được áp dụng chồng lên nhau,
trong khuôn khổ một phương pháp tiếp cận toàn diện của chính quyền (Mỹ), sẽ có
hiệu quả hơn.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment