Trích Tạp Chí Cách Mạng
Số 72 của Đại Việt Cách Mạng Đảng
Siêu
Cường Thư Hùng:
Hoa Kỳ Có Thể Chặn Sự Gây Hấn Của Trung Cộng Tại
Á Châu
Harry J. Kazianis
Chuyển Dịch: Nguyễn Phượng Hoàng
Hoa Kỳ có lẽ không thể ngăn cản Trung Cộng xây cất
các dự án trên những đảo mà họ tuyên bố chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ có thể khiến Bắc
Kinh trả một giá rất đắt. Sau đây là cách làm điều đó.
Điều thật sự mà các quốc gia Á Châu trong vòng đai cho tới cả Hoa Kỳ phải chấp nhận là: Hiện tại Hoa Thịnh Đốn không có một phần trăm khả năng nào để ngăn cản Trung Cộng đang xây cất trên các đảo tại vùng biển Nam Trung Hoa. Một con số không to tướng. Sự thiếu vắng đường lối đối phó của Chính quyền Obama với những thách đố của Trung Cộng trên hiện trạng quốc tế đã khiến Trung Cộng có những hành vi qua những năm vừa rồi.
Những gì Hoa Kỳ có thể làm - giống như bất cứ nhà
chiến lược khôn ngoan nào - là thấu hiểu rõ ràng chiến lược của Bắc Kinh ở Á
Châu và dự trù cho nước cờ kế tiếp. Và nước cờ kế tiếp chính là điểm then chốt,
một phản ứng được tính toán cẩn thận đối với các hành động đang từ từ thay đổi nền
trật tự quốc tế tại Á Châu-Thái Bình Dương của Bắc Kinh. Nói một cách đơn giản:
Trung Cộng cần phải trả một giá đắt cho những hành động hiện tại và trong tương
lai của họ. Bắc Kinh cần phải bị cảnh cáo rằng bắt đầu kể từ nay cái giá rất
đắt mà họ sẽ phải trả - chẳng hạn như xúc tiến một liên minh "cân
bằng" mà ngày càng lớn mạnh đối với mọi hành động gây hấn của Trung Cộng.
Chiến Lược của Trung Cộng tại Á Châu: Thay đổi
hiện trạng một cách từ tốn, chậm rãi.
Chiến lược của Bắc Kinh thì thật là tuyệt khi điều
nghiên về nó. Những ai theo dõi các hành động của Trung Cộng trong nhiều năm
qua thấy một đường lối rõ ràng. Bắc Kinh đã tạo một chiến lược dùng những
cách tĩnh (non-kinetic) khác nhau để tạo lại quyền lực cân bằng ở Á Châu với
Trung Cộng thay thế Hoa Kỳ là lực thống trị trong vùng.
Tất cả các nước tính đều có một điểm chung là không
một nước tính nào đủ khiêu khích để tạo ra một chiến tranh hay bất cứ một
sự trả lời "bằng tay chân nào" bởi các quốc gia bị va chạm. Những
hành động đó của Trung Cộng đều tạo ra những mối quan tâm và gây cao tình trạng
căng thẳng trong toàn vùng. Song le, hầu hết những sự việc đó đều không bao giờ
được đăng trên trang nhất của các tờ báo lớn ở Hoa Kỳ, hay có mức độ cảnh báo
một cách nghiêm trọng như trường hợp Ukraine hay ISIS (Nhà Nước Hồi Giáo). Tuy
thế, những tác động chung của những hành động đó qua những năm tháng rồi, đang
từ từ thay đổi những động lực ở Á Châu có chiều hướng lợi cho Trung Cộng về
kinh tế, chính trị và quân sự.
Chỉ ngắn gọn xem lại những hành vi của Trung
Cộng là chúng ta có thể nhận thấy một đường lối rõ ràng. Bắc Kinh đã đẩy mạnh
việc xây dựng một quân đội hùng mạnh qua 20 năm vừa rồi, họ chú tâm vào các vũ
khí và chiến thuật chống/cấm sự đi lại trong vùng, rõ ràng hướng vào Hoa Kỳ.
Họ cũng đã tạo ra một vùng có thể được miêu tả là
một vùng bất ổn từ đảo Điếu Ngư đến tận ranh giới mà Trung Cộng đã tuyên bố là
đường 9 đoạn của họ ở Biển Nam Trung Hoa. Trong vùng này, Bắc Kinh đang cố gắng
thống lĩnh tất cả các vùng biển xung quanh bờ biển của mình và cuối cùng
là ra một loạt các đảo ngoài khơi. Họ đã chiếm một số các đảo chính trong vùng
biển tranh chấp thí dụ như Scarborough Shoal. Họ lập nên vùng Nhận Dạng Phòng
Thủ Không Phận (Air Defense Identification Zone) trong vùng Biển Đông Trung
Hoa.
Bắc Kinh cũng đã gây hấn, thách thức các phi cơ và
tàu bè tuần thám của Hoa Kỳ, gây nguy hiểm đến sinh mạng người Mỹ và kể cả các
quân nhân Trung Cộng. Trung Cộng đã tận dụng các ngư phủ của họ để đẩy mạnh việc
đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ đến độ họ trả một phần nào tiền xăng nhớt cho
các ngư phủ để đến đánh cá tại các nơi xa gần chỗ tận cùng của đường 9 đoạn. Trong
khi đó, họ cũng đã chi trả cho việc thiết lập một hệ thống định vị GPS (dùng cho
trường hợp chống trả sự chống đối).
Và rồi những giàn khoan quấy nhiễu mà
Trung Cộng đã dựng lên ở vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam (EEZ). Tất cả là
những hành động gây rối, nhưng không một cái nào khiêu khích đến độ các quốc
gia xung quanh trong vùng sẽ đi đến chiến tranh hay gây nên một cuộc khủng
hoảng lớn - và đó chính là điều Bắc Kinh mong muốn.
Trung Cộng Xây Dựng Các Đảo trong vùng Biển Nam
Trung Hoa
Các hành vi của Bắc Kinh trong vùng Biển Nam Trung
Hoa sẽ không làm một ai sửng sốt một khi chúng ta thông hiểu chiến lược của họ.
Trung Cộng sẽ không bao giờ đi một nước cờ nào có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng
lớn đủ để cho các nước Á Châu kết hợp lại và chống trả họ. Cứ từ từ gọt từng miếng
một, phá từ từ sự trật tự quốc tế ở Á Châu thì chắc chắn là một nước cờ chiến
lược hay hơn là tạo ra một cuộc khủng hoảng có thể khiến tất cả các nước Á Châu
chống lại mình.
Chương trình khai khẩn các đảo của Trung Cộng cũng
thế. Trong khi những nước tranh chấp khác trong vùng Biển Nam Trung Hoa hiển nhiên
là cũng đang làm các kế hoạch tương tự trong những năm qua, nhưng phạm vi và
tầm mức các nước cờ của Bắc Kinh đã nhấn mạnh đến sự khát vọng to lớn hơn của họ.
Những nhà học giả khác đã nói Bắc Kinh có thể dùng những hải đảo nhân tạo hay
các hải đảo đã được bồi thêm, rộng lớn hơn, để thiết lập các căn cứ hải quân,
các sân bay, các căn cứ radar và vũ khí chống tàu, và tiếp liệu xăng dầu cho
các tàu đánh cá Trung Cộng và các tàu tuần duyên. Các căn cứ đó tuy không phải
là những căn cứ dùng để phòng thủ hay "đánh đắm các chiến hạm", nhưng
nếu Trung Cộng thật sự đang cố biến Biển Nam Trung Hoa thành cái "Hồ Bắc Kinh"
(Lake Beijing) và trở thành ông chủ hồ có chủ quyền thì đây chính là cách tuyệt
hay để làm. Hoa Kỳ và/hay bất cứ một nước đồng minh nào của Hoa Kỳ sẽ gây chiến
với nước cờ đó? Dĩ nhiên là không, và đó chính là điều muốn nói.
Bắc Kinh cũng thuộc hàng thầy trong việc nói loanh
quanh khi họ phải giải thích với cộng đồng quốc tế về việc đòi chủ quyền của
họ. Bắc Kinh, ít ra theo ông Hồng Lỗi (Hong Lei), phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao,
cho rằng Trung Cộng đã "tự chế và có một thái độ rất trách nhiệm". Ông
Hồng Lỗi tiếp tục nói ở một cuộc họp báo rằng "những người ngoài cuộc
không có quyền buộc tội một cách vô căn cứ. Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ coi
trọng những cam kết của mình, thận trọng với lời nói và hành động của mình, và
làm nhiều hơn trong việc đóng góp vào quan hệ hai nước Trung Hoa-Hoa Kỳ và sự
yên bình và ổn định trong vùng." Nếu đây là ý về tự chế của Trung Cộng
thì gây hấn còn như thế nào!
Cách Đối Chọi: Bỏ thế dựa lưng (pivot), đã đến
lúc đối thoại về một "Liên Minh Cân Bằng" (Balancing Coalition).
Như thế, nếu Trung Cộng muốn thay đổi nền trật tự
quốc tế để có lợi cho họ, không sao. Nhưng Bắc Kinh cần phải nhận thức rằng họ
sẽ phải trả giá cho nước cờ đó - một giá rất lớn. Đó là cách duy nhất đi đến thành
công trong việc chống lại thái độ gây hấn từ lúc này trở đi.
Cách hay nhất là Tổng Thống Obama nên bắt đầu
đổi giọng trong các cuộc đối thoại với Trung Cộng. Không còn những lời nói lấy
lòng là muốn Bắc Kinh trở thành người bạn đối tác, hay hứa hẹn sẽ theo đuổi một
"kiểu mới về những quan hệ cường quốc". T.T Obama cần thay đổi đường lối
một cách đột ngột và cho Bắc Kinh biết là họ đã đi quá xa.
Điều này sẽ đòi hỏi phải lên tiếng một cách mạnh
mẽ, bắt đầu với hàng hoạt diễn văn và các cuộc phỏng vấn được chọn lựa, bàn
luận không chỉ về thế "dựa lưng" lưng chừng đời ở Á Châu mà cả một
nước cờ tiến về "thế cân bằng" để chống lại những kẻ muốn phá rối
trật tự quốc tế trong vùng rộng lớn của Đông Nam Á-Thái Bình Dương. Ông Richard
Fontaine, Chủ Tịch Trung Tâm New American Security (CNAS), có nói đến một số
điều tương tự trong một bài bình luận trên tờ Wall Street Journal, giải thích
rằng "Hoa Kỳ và một số những nước nhất trí đối tác của mình ở Á Châu,
ngày càng gia tăng thêm lên, cần phải dựa vào những hành vi mới đây của Bắc
Kinh ở vùng Biển Nam Trung Hoa để phát triển vững chắc hơn trong việc hợp tác
an ninh của mình - không chỉ như là một phương cách để vây hãm Trung Cộng mà
còn là sự khẳng định thế cân bằng của mình".
Như vậy, làm thế nào để tạo thế "cân
bằng"? TT Obama sẽ cần phải giải thích rằng bất cứ quốc gia nào tìm cách
từ từ phá vỡ nền trật tự thế giới sẽ không còn được xem là một nước đối tác với
Hoa Kỳ nữa, và Hoa Thịnh Đốn sẽ làm việc với các nước xung quanh vùng để
"cân bằng" chống lại những hành động đó.
Chúng ta sẽ chơi trò giữ sỉ diện không nói đến tên
Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh biết chắc chắn chính là họ đang bị nhắm vào. Họ
có thể xem các cuộc nói chuyện đó như là dấu hiệu của nỗi sợ hãi lớn nhất của
Trung Cộng đang trở thành hiện thực: bị bao vây, vây hãm (containment) - càng
nói nhiều về điều này càng hay. Không một viên chức Hoa Kỳ nào sẽ dùng từ đó,
tuy nhiên, Bắc Kinh cần được biết rằng điều như thế có thể là bước kế tiếp nếu
dấu hiệu đó không làm ngừng được những hành vi gây hấn của họ. Sẽ không có sự
hăm doạ chiến tranh hay nước cờ gây hấn nào chống lại Bắc Kinh, đơn giản là họ
biết hành vi của họ sẽ có những hậu quả bắt đầu kể từ đây, và Hoa Thịnh Đốn sẽ
cân bằng bất cứ hành động nào đi ngược lại hiện trạng ở Á Châu. Trên thực tế,
ông John J. Mearsheimer đã nói những câu mà Trung Cộng phải sợ nếu họ tiếp tục
những hành vi đó của mình:
Lịch sử đã ghi chép một cách hiển nhiên cho thấy
rằng các nhà thiết lập chính sách Hoa Kỳ sẽ phản ứng nếu Trung Cộng cố thống
trị Á Châu. Từ khi trở thành một đại cường, Hoa Kỳ chưa bao giờ chịu để một
nước nào ngang hàng. Như đã được chứng tỏ xuyên suốt thế kỷ 20, Hoa Kỳ nhất
định là nước bá chủ duy nhất trong vùng trên thế giới. Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ làm
hết sức để bao vây Trung Cộng và làm những gì Hoa Kỳ có thể làm để Trung Cộng
không thể là trùm đứng đầu ở Á Châu. Điều cốt yếu, Hoa Kỳ sẽ xử sự với Trung
Cộng phần nhiều cũng giống như Hoa Kỳ đã xử sự với Liên Bang Sô Viết trong suốt
thời Chiến Tranh Lạnh.
Các nước lân cận Trung Cộng chắc chắn cũng sợ sự
lớn mạnh của Trung Cộng, và họ cũng sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể làm để ngăn
chận Trung Cộng đạt được quyền bá chủ trong vùng. Đúng thế, đã có nhiều chứng
cớ cho thấy các quốc gia như Ấn Độ, Nhật, Nga, và cả các quốc gia nhỏ hơn như Singapore,
Nam Hàn, và Việt Nam, rất lo ngại về sự thăng tiến của Trung Cộng và đang tìm
cách để ngăn chặn họ. Kết cục, họ sẽ gia nhập liên minh cân bằng do Hoa Kỳ dẫn
đầu để kìm chế sự nổi lên của Trung Cộng, giống như là các nước Anh, Pháp, Đức,
Ý, Nhật, và cuối cùng là Trung Cộng, đã chung sức với Hoa Kỳ trong suốt cuộc
Chiến Tranh Lạnh để bao vây Liên Bang Sô Viết.
Sau đây là một trường hợp đơn giản để thấy cách "cân
bằng" xảy ra như thế nào. Bất cứ nước cờ tĩnh (non-kinetic) nào mà Trung
Cộng bày ra để phá hiện trạng ở Á Châu sẽ được đối đầu với một nước cờ chống
tương đương để tăng cường khả năng quân lực của các đồng minh hay các nước đối
tác của chúng ta. Thí dụ, nếu Trung Cộng cố chiếm một đảo san hô khác ở vùng
Biển Nam Trung Hoa, Hoa Kỳ sẽ làm gì? Một cách có thể làm lúc này là Hoa Thịnh
Đốn có thể bán cho Đài Loan những chiến đấu cơ F-16 C/D mà Đài Loan đã nhiều
năm đòi mua, hay giúp họ phát triển chương trình tàu ngầm trong nước - và thả
nổi ý kiến là Đài Loan có thể được mua cả F-35. Chiến lược này đơn giản là nếu
Trung Cộng đi nước cờ để tạo thế vững chắc chỗ này, chúng ta với đồng minh và
các nước đối tác của chúng ta có thể chống lại ở một chỗ khác.
Trong quá khứ tôi từng nói Hoa Thịnh Đốn phải
bắt đầu nặn ra một tổ chức và một chiến lược mạch lạc để đối đầu với Trung Cộng
- và không phải là chính sách chú tâm đến mậu dịch hay lợi nhuận mà khẳng định
họ sẽ phải trả giá cho những hành vi cưỡng bức của họ. Ngày tháng đã trôi qua
rồi, đừng hy vọng Bắc Kinh sẽ trở thành một "người có trách nhiệm vì lợi
ích chung".
Một
chiến lược như vậy không cần thiết phải có những lời lẽ nạt nộ hay đối chọi mà
Bắc Kinh đã sử dụng. Tuy thế, cần biểu dương sức mạnh để ngăn chận những cố
gắng của Bắc Kinh trong việc thay đổi hiện trạng và để bảo đảm sự ổn định xuyên
suốt vùng Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Chúng ta có khả năng soạn thảo những
chiến lược không cần phải dụng đến chiến tranh mà vẫn có thể giữ được tình
trạng hiện tại và củng cố nền trật tự quốc tế hiện giờ. Cách hay nhất để làm là
cho Bắc Kinh biết rằng chúng ta rất sung sướng để "cân bằng" những
nước cờ kế tiếp trong việc bành trướng vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương của họ.■
Harry J. Kazianis
Ông
Harry J. Kazianis hiện là biên tập viên chuyên đề của tờ RealClearDefense, là
thành viên của trang mạng RealClearPolitics. Ông Harry J. Kazianis cũng
là "non-resident Senior Fellow" về chính sách quốc phòng của trung
tâm Center for the National Interest và China Policy Institute. Ông cũng từng
là chủ bút của tờ The National Interest và biên tập viên của tờ The Diplomat.■
__._,_.___
No comments:
Post a Comment