Biển Đông – Việt Nam, Trung
Quốc và tàu tuần tra Mỹ
Trần
Quí Cao
Trong vài ngày lại đây, những chiến hạm của hải quân Mỹ tiến vào tuần
tra Biển Đông đã kích động các buổi thảo luận, bàn tán từ chốn công quyền tới
bàn càphê hè phố…
1.Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong lịch sử và hiện nay
Từ khi Ngô Quyền dựng lại nền độc lập cho nước Việt năm 940, trong
hơn một ngàn năm qua, Trung Quốc đã tiến đánh chúng ta chín lần. Trong chín lần
đó, có một lần, vào cuối đời nhà Trần, Việt Nam thất bại và bị Trung Quốc đô hộ
hai mươi năm. Chú ý rằng đời nhà Trần là thời Việt Nam nổi tiếng nhất về binh
lực, ba lần đánh bại quân Nguyên hùng mạnh.
Từ khi chiếm toàn bộ Trung Hoa đại lục cuối thập niên 50 thế kỉ trước,
Trung Cộng luôn có ý đồ lợi dụng Việt Nam làm tiền đồn ngăn chặn phía Nam cho
họ, đồng thời làm suy yếu Việt Nam. Tất cả đều nhằm một mục tiêu xa về sau:
khống chế và nô thuộc Việt Nam.
Hiện nay, Trung Quốc đang đắc thế, tương quan lực lượng giữa Trung
Quốc và Việt Nam đang trong thế mạnh yếu rất chênh lệch. Do đó, Trung Quốc
không còn ngần ngại hay e dè khi tiến công Việt Nam trên các mặt trận. Quân sự:
họ tiến công trên bộ giết trên trăm ngàn dân quân Việt Nam, họ tiến công biển
đảo và ngang ngược chiếm đóng lãnh thổ đảo và biển Việt Nam, họ mang các tàu
chấp pháp tuần tra vùng biển Việt Nam… Về chính trị: họ ngang ngược sỉ nhục
chính quyền Việt Nam.
Khi không muốn thì họ không thèm tiếp kiến mặc cho người
đứng đầu nước Việt Nam xin được gặp mặt.
Trung Quốc, trong vòng 60 năm nay, thực sự là mối đe dọa trực tiếp
và liên tục đối với chủ quyền lãnh thổ, nền độc lập và sự phát triển của dân
tộc Việt Nam.
Lòng dân Việt Nam rất rõ rệt: mong muốn thoát khỏi các ảnh hưởng
tai hại của Trung Quốc bành trướng. Để thoát Trung, Việt Nam cần thoát Cộng. Thoát Cộng, thoát
Trung, Việt Nam sẽ dân chủ, giàu mạnh, văn minh.
Chính quyền Việt Nam hiện nay là chính quyền của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trong vị thế hoàn toàn ngược lòng dân và cô lập với dân chúng, trong não trạng bám giữ quyền hành bằng mọi
giá, nhóm chóp bu có quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thần
phục Đảng Cộng sản Trung Quốc, chọn Trung Quốc làm đồng minh chí cốt (về chính
quyền và đảng phái) bất chấp việc Trung Quốc đang xâm lăng tổ quốc.Tuy nhiên phần lớn đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam không đồng tình với chính sách quá tai hại cho quyền lợi dân tộc. Thậm chí,
có một số không nhỏ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phản đối chính thể
độc đảng và toàn trị.
Việt Nam cũng cần xác lập vị thế chính trị rõ ràng rằng Việt Nam không
chống Trung Quốc nói chung, mà chống Trung Quốc bành trướng. Bành trướng, chà
đạp lên luật pháp quốc tế, mưu đồ chiếm cứ từng tấc đất, từng hòn đảo của nước
khác là không văn minh. Thời đại hôm nay, con người qui tụ dưới mái nhà chung
Trái Đất, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau trong tinh thần Cùng Có Lợi
(Win-Win) trên cơ sở tri thức. Việt Nam chống và cũng không để bị lôi kéo vào
vòng tranh chấp không văn mình này do Trung Quốc phát động.
2.Mỹ đưa tàu tuần tra tới Biển Đông
Thái độ và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay được
thế giới đánh giá là ngang ngược, không tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng
xử chung. Việc này hiện đang gây thiệt hại rất lớn cho Việt Nam, và đe dọa chủ
quyền và nền độc lập của Việt Nam trong tương lai không xa.
Trước tình hình con đường hàng hải chung của thế giới –Biển Đông–
có nguy cơ bị kiểm soát bởi một quốc gia là Trung Quốc, trước tình hình luật
pháp và nguyên tắc ứng xử chung bị ngang nhiên chà đạp, Mỹ đưa lực lượng hải
quân vào tuần tra Biển Đông.Tàu chiến Mỹ đang rẽ sóng vùng biển vàmáy bay hải
quân Mỹ đang bay ngang vùng trời mà Mỹ và thế giới cho rằng Trung Quốc có thể
thiết lập vùng nhận dạng phòng không.
Dư luận chính trị Mỹ đoàn kết ủng hộ động thái này. Nhiều nhà hoạt
động và quan sát chính trị tin rằng Trung Quốc không dám tiến công lực lượng
Mỹ.
3.Phóng tầm mắt tới tương lai
3.1.Bối
cảnh của sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông nếu được đặt trong bối cảnh
các sự kiện khác, quan trọng và có liên quan, diễn ra dồn dập trong thời gian
gần đây, có thể cho ta một cái nhìn và dự đoán rộng và xa hơn về sự kiện này.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa mới sang
chầu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung QuốcTập Cận Bình.Ta dùng chữ “chầu”, bởi vì chuyến đi này không
được chuẩn bị trước đó đủ lâu một cách xứng đáng với tầm vóc thượng đỉnh.Nó chỉ
là một cuộc “gọi qua gặp mặt” khi Trung Quốc thấy không an tâm về chuyến đi Mỹ
của ông Trọng vào tháng Sáu năm nay. Sau chuyến đi là một kí kết và cam kết “16
chữ vàng” và “4 tốt”, với các điều ràng buộc Việt Nam vàoTrung Quốc hơn, và
nhìn thấy là bất lợi cho Việt Nam hơn.
Mỹ Nhật vừa họp thượng đỉnh cuối tháng 4/2015, tuyên bố siết chặt
liên minh quân sự hai nước, đồng thời mở rộng tầm và quyền hoạt động của lực lượng quân sự
Nhật. Ở châu Á, lực lượng hải quân Nhật là đối trọng ngang tầm, và được các chuyên
gia quân sự đánh giá là tinh nhuệ hơn, so với lực lượng hải quân Trung Quốc.
Lực lượng hải quân Nhật, từ nay, có thể hỗ trợ các đồng minh bảo vệ chủ quyền
biển đảo.
Lập Pháp Mỹ vừa chấp nhận trao quyền đàm phán nhanh TPA cho tổng
thống Obama.TPP rất có lợi cho Việt
Nam. Hiện nay kinh tế Việt Nam suy giảm. Mức gia tăng sản xuất và xuất khẩu
chậm lại. Trình độ cạnh tranh của công nghệ sản xuất Việt Nam nằm ở mức độ thảm
hại, còn tham nhũng và bất công xã hội thì cao chót vót. Quốc khố, theo các
biểu hiện, cho thấy trống rỗng.
Các biểu hiện là: Tiền của dân chúng bị tận
thu: thuế, giá cả các mặt hàng mà nhà nước độc quyền(xăng dầu, điện…) tăng một
cách rất vô lí và quá sức chịu đựng của dân chúng và doanh nghiệp tư nhân; các
ngân hàng bị sáp nhập với giá trị bằng không; vay nước ngoài trả nợ công; chính
phủ vay dự trữ ngoại hối…Gia nhập TPP giúp Việt Nam, một nước có nền kinh tế
hướng xuất khẩu, mở rộng một cách có ý nghĩa thị trường xuất khẩu. Gia nhập TPP
cũng giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, một sự phụ thuộc
hết sức nguy hiểm cho nền tự chủ, và từ đó, cho nền độc lập của Việt Nam. Mỹ,
Nhật, hai quốc gia chủ chốt của TPP rất muốn Việt Nam gia nhập TPP.
Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng, sẽ được thực hiện trong
những ngày sắp tới. Đây lả chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một ngưởi đứng đầu Đảng
Cộng sản Việt Nam, được sắp xếp trong hoàn cảnh tranh chấp Mỹ-Trung tại Biển
Đông ngày càng căng thẳng.
TPP có thể được kí kết vào cuối tháng 6 sắp tới.Nếu Việt Nam tham gia TPP, phe Dân chủ – Tự do
trên thế giới có hi vọng lôi kéo Việt Nam xa dần vòng ảnh hưởng của Trung Quốc
Cộng sản.
3.2.Vài
nhận định về tình hình
Việc hải quân Mỹ tuần tra Biển Đông đem lại thế cân bằng lực lượng
tại Đông Nam Á,rất có lợi cho Phi Luật
Tân và Việt Nam. Phải nói rằng Việt Nam có lợi nhất, vì đang bị Trung Quốc lấn
ép nhất. Dù Trung Quốc lên giọng cứng rắn, và có hành động quấy phá hải quân
Mỹ, thì chắc chắn, Trung Quốc không thể thực thi các chính sách hay hành động
ngang ngược như trước đây nữa. Tình trạng nhùng nhằng này sẽ kéo dài, áp lực
trên Việt Nam sẽ giảm, và nếu biết tận dụng, Việt Nam sẽ có thêm vài năm tích
cực chuẩn bị cho phát triển.
Chiến tranh khó thể xảy ra, vì Mỹ và Trung Quốc đều biết cách kiềm chế. Cả hai đều hiểu rằng
chiến tranh sẽ phá hoại các hợp tác rất có lợi của nhau trong hòa bình.
Trung Quốc không thể gây chiến hay chiếm thêm đảo của Việt Nam, trong cục diện hiện nay là:
a)Ý đồ bành trướng bằng họng súng chà đạp lên luật pháp quốc tế và
chiến thuật ngang ngược đặt thế giới trước các việc đã rồi của Trung Quốc đã bị
thế giới nhìn thấy, lên án và cảnh giác.
Việc này khiến thế giới đồng tâm hơn
và có quyết tâm chính trị hơn trong việc ủng hộ Việt Nam
b) Hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông kiềm hãm sự hung hãn của
Trung Quốc,và được tiếp sức bởi tinh thần đoàn kết tương trợ của Nhật
c) Dù yếu hơn Trung Quốc, hải quân Việt Nam cũng đã mạnh hơn rất nhiều
và đang được chuẩn bị đối phó với các loại tiến công. Lực lượng này sẽ không
cho Trung Quốc chiếm nhanh các mục tiêu như thời họ tiến đánh Gạc-Ma năm 1988.
Nếu Việt Nam vẫn giữ thái độ hữu hảo chừng mực với Trung Quốc, thì
Trung Quốc không thể, và cũng không đủ lực, xen vào các động thái ngoại giao và
giao thương quốc tế của Việt Nam.
3.3.Việt
Nam sẽ đặt mục tiêu chiến lược gì trong việc tận dụng thời cơ sắp tới?
Tận dụng thời cơ hải quân Mỹ có mặt tại Biển Đông, Việt Nam nên
đặt các mục tiêu nâng cao sức mạnh kinh tế và xây dựng tiềm lực phát triển lâu
dài. Các mục tiêu có thể là:
Gia nhập TPP, tổ chức sẽ giúp Việt Nam tăng vài mươi phần trăm kim ngạch xuất
khẩu, nâng cao chất lượng sản xuất, tái cấu trúc nền kinh tế và, rất quan trọng,
dần dần thoát khỏi hoàn cảnh phụ thuộc kinh tế cực kì nguy hiểm vào Trung Quốc.
Tăng nhanh dự trữ ngoại tệ.
Xây dựng các cơ sở hạ tầng có mục tiêu kép, kinh tế và quốc phòng.
Và quan trọng nhất, tiến hành Dân chủ hóa đất nước:
công đoàn độc lập, báo chí tư nhân, tam quyền phân lập… theo một lộ trình được
sự ủng hộ của dân chúng.
Đạt được các mục tiêu trên, chắc chắn Việt Nam sẽ giàu, mạnh và
văn minh.Đầy hi vọng rằng Việt Nam sẽ gia nhập hàng ngũ các nước phát triển nhanh,
để rồi sau đó mười năm tích lũy đủ nội lực cho một nền kinh tế phát triển bền
vững. Lúc đó, tổ quốc ta mới vững vàng, dân tộc ta mới ấm no, thoát khỏi cái
vòng phập phều tăng trưởng kinh tế và suy thoái, thoát khỏi cái bẫy thu nhập
trung bình, khỏi cái vòng lẩn quẩn độc tài và cách mạng…
Dân chủ – Tự do, ở mức độ thích hợp với trình độ dân trí,tạo môi trường
khai phóng thúc đẩy phát triển công nghệ và kinh tế, và đóng góp rất lớn cho
tính bền vững của nền kinh tế và chính trị. Bởi vì một xã hội tự do, dân chủ
luôn luôn mở, mềm dẽo và thích nghi rất tốt với các yêu cầu đổi mới của dân
chúng, người chủ đích thật của đất nước.
Một Việt Nam như vậy, có thể chế chính trị-xã hội đồng nhất với
đại đa số các nước khác trên thế giới, chắc chắn được chào đón bởi Mỹ, Nhật, Tây
Âu, ASEAN cùng các nước muốn sống trong một thế giới ổn định với luật pháp được
tôn trọng.
Một Việt Nam như vậy có lẽ là điều lo ngại nhất cho tham vọng bành
trướng với các đòi hỏi lãnh thổ và lãnh hải vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hơn nữa, với các mâu thuẫn tích tụ từ lâu trong lòng xã hội độc tài, độc đảng
của Trung Quốc, một Việt nam chuyển mình sang Tự do – Dân chủ có thể làm mồi
cho sự thay đổi tiếp theo của Trung Quốc. Một Trung Quốc Dân chủ – Tự do sẽ
phối hợp với các nước Dân chủ – Tự do trong ASEAN hữu hiệu hơn, do đó, Biển
Đông ít có nguy cơ xung đột hơn.
Một Việt Nam như vậy, chắc chắn sẽ được đa số dân chúng ủng hộ, là
nơi đoàn kết các thành phần, lực lượng của dân tộc cùng góp sức xây dựng tổ
quốc và cùng hưởng thành quả chung. Viễn cảnh này rất khả thi và công bằng cho
toàn dân tộc. Bởi công bằng nên càng khả thi. Chẳng phải là khả thi và công
bằng hơn cái tương lai Xã Hội Chủ Nghĩa mịt mờ, vô vọng hay sao?
Bức tranh tương lai của dân tộc to và đẹp dường nào. Nước Việt Nam
hoàn toàn có thể dùng các nguồn lực do thời cơ thế giới tạo ra để vẽ nên bức
tranh đó. Dân chúng đang sẵn sàng cho vận hội mới.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ nào không thấy lợi ích
của mình trong một nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh và ổn định như thế?
Nếu gạt bỏ các ham muốn ích kỉ vì quyền lợi cá nhân, vì sự thống
trị của phe phái, hẳn nhiên mỗi người dân Việt đều thấy rõ con đường đất nước
cần đi.
T. Q. C.
Tác giả gửi BVN.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment