Đăng
ngày 15-05-2015
Biển Đông: Đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam bằng
1,9% đòi hỏi của Trung Quốc
Ảnh vệ tinh bãi Sơn Ca chụp trước (trên) và sau năm 2011(dưới)Reuters
Trong một tài liệu được gửi đến các cơ quan truyền thông quốc tế,
ngày 09/05/2015, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Châu Á, thuộc học việc
Quốc phòng Úc, đã đưa ra những nhận định về báo cáo và ảnh vệ tinh do Trung Tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC, vừa công
bố, liên quan đến các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo, bãi đá của Trung Quốc và
Việt Nam tại Biển Đông. RFI xin giới thiệu.
Báo cáo đăng trên website Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Âu
(AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) sẽ thuận nhĩ
Trung Quốc bởi vì Trung Quốc và những nước ủng hộ họ khẳng định là Trung Quốc
chỉ đang đuổi kịp các quốc gia trong vùng. Trung Quốc đã cáo buộc là những nước
trong vùng cũng có đòi hỏi lãnh thổ, xây dựng các cơ sở quân sự và thậm chí đặt
cả tên lửa.
Báo cáo của CSIS cung cấp một thông tin mới trong khu vực là việc
xây dựng trên đảo Sơn Ca (Sand Cay) và rạn san hô Đá Tây (West London Reef) từ
năm 2010. Những bức ảnh mới nhất về đảo Sơn Ca và rạn san hô Đá Tây đã được
công bố từ trước. Báo cáo của CSIS có thể nhầm lẫn khi nhấn mạnh rằng các căn
cứ quân sự này là « đáng
kể ».
Việt Nam đã chiếm giữ các thực thể lãnh thổ này từ năm 1956,
ban đầu là Việt Nam Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các
ngọn hải đăng đã được dựng lên trong những năm 1990 (nếu không muốn nói là sớm
hơn). Tất cả các đảo, thực thể lãnh thổ mà Việt Nam chiếm giữ đều có nhân viên
quân sự. Việt Nam cũng có « các
công sự » cho mục đích phòng thủ. Các công sự bằng bê tông mỏng này
không chắc chắn, kiên cố lắm.
Có một số điểm cần làm rõ. Trước tiên, phải chăng các hoạt động
vừa nói ở trên cho thấy sự thiếu vắng tự kiềm chế có thể làm cho các tranh chấp
thêm phức tạp hoặc nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong
vùng Biển Đông này ? Có những quy định nêu trong Tuyên bố chung về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Bằng chứng mà AMTI thuộc CSIS đưa ra liên
quan đến đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam cho thấy đó là những hoạt động bình
thường mang tính phòng thủ và không đe dọa hòa và ổn định khu vực.
Thứ hai, bất chấp các số liệu mà CSIS công bố, đòi hỏi lãnh thổ
của Việt Nam chỉ bằng 1,9% diện tích lãnh thổ mà Trung Quốc đòi hỏi (diện tích
hai nơi này mà Việt Nam chiếm giữ là 0,03 dặm vuông, đem chia cho diện tích mà
Trung Quốc chiếm giữ đòi hỏi ở đây là 1,55 dặm vuông). Hoặc chỉ riêng tại Đá
Chữ Thập (Fiery Cross Reef), tổng đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam bằng 9,5% diện
tích mà Trung Quốc khẳng định là của mình.
Thứ ba, trong quá khứ, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự để
chiếm giữ các đảo và thực thể lãnh thổ ở Biển Đông (tháng Giêng năm 1974 tại
phía tây quần đảo Hoàng Sa và tháng Ba năm 1988 tại Đá Gạc Ma - Johnson South
Reef - và các thực thể lãnh thổ lân cận). Trung Quốc đột ngột và không cảnh báo
trước, chiếm lĩnh Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và tiếp tục xây dựng tại đây từ
năm 1995 cho đến nay. Trung Quốc cũng đã thực sự thôn tính Hoàng Nham đảo (Scarborough
Shoal) và đầu tư (nhằm mục đích quân sự) vào Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở
vùng biển Philippines.
Các hành động của Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại về an
ninh tại Philippines bởi vì các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh là họ có quyền
lập Vùng Nhận diện Phòng Không trên không phận các thực thể lãnh thổ này. Trong
sáu tháng qua, các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu các máy bay quân sự Philippines
ra khỏi không phận mà Manila khẳng định đó là không phận quốc tế.
Thứ tư, tất cả cái gọi là « công
sự » và cơ sở xây dựng quân sự trên các hòn đảo nhỏ của Việt Nam
đều có tính chất phòng thủ và không đủ lớn để yểm trợ cho bất kỳ một hành động
tấn công nào. Các bức ảnh của CSIS cho thấy các « vị trí đặt pháo » nhưng không thấy có súng
ống gì.
Trung Quốc cần làm rõ loại tên lửa nào được cho là đặt trên các
hòn đảo và thực thể lãnh thổ của Việt Nam. Những cáo buộc theo kiểu này trước
tiên là do Đài Loan đưa ra và liên quan đến loại tên lửa phòng không vác vai. Sau
đó, Đài Loan đã rút bỏ những cáo buộc này.
Thứ năm, do cách thức bình luận về loạt hình ảnh mới này, CSIS đã
làm cho mọi việc trở nên rối ren, không rõ ràng, khi sử dụng các từ như « đáng kể » và « quân sự » mà không xem
xét những bức ảnh này trong bối cảnh riêng của nó, theo tinh thần DOC.
Tuy nhiên, CSIS cũng bình luận là các hoạt động đòi hỏi lãnh thổ
của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với hoạt động của Việt Nam. Đòi hỏi lãnh
thổ của Việt Nam có thể là « đáng kể » nếu CSIS chứng minh rằng, ví dụ, Việt Nam
đã mở rộng một hòn đảo nhỏ đến mức nó chiếm tới 66% tổng diện tích khu vực này.
Thứ sáu, việc công bố toàn bộ những bức ảnh vệ tinh được cho là vì
sự minh bạch đối với tất cả các bên liên quan. Vậy tại sao Trung Quốc và Việt
Nam lại đưa ra đòi hỏi lãnh thổ ? Họ có ý định làm gì để thực hiện đòi hỏi này
?
Nhiều năm trước khi có Tuyên bố chung DOC 2002, Việt Nam đã xây
dựng đường băng Việt Nam trên đảo Trường Sa. Nhưng các hành động của Trung Quốc
trong quá khứ kết hợp với việc xây hai đường băng mới, trong đó có một đường
băng dài rộng trên đảo Sơn Ca vào năm 2015, có thể phục vụ cho đủ loại máy bay
quân sự, làm dấy lên những lo ngại về các ý đồ của Trung Quốc về lâu dài. Những
hành động này có thể làm cho các nước trong vùng có những biện pháp đối phó. Chính
vì thế, các hành động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình hiện nay và có thể
dẫn đến leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở vùng Biển
Đông này.
Các nhà thương thuyết ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc trong
Nhóm Công tác Hỗn hợp về thực hiện DOC nên xác định xem phải chăng các đòi hỏi
lãnh thổ của Trung Quốc và Việt Nam có vi phạm điều khoản « tự
kiềm chế » hay không và liệu các hành động này có ảnh hưởng đến hòa bình và ổn
định trong vùng hay không. Thế nhưng, họ sẽ không làm việc này ».
__._,_.___
No comments:
Post a Comment