Thế Kỷ Mỹ Đứng Đầu Thế Giới Chưa Chấm Dứt
Trung quốc sẽ không thể chấm dứt sự chế ngự của Hoa Kỳ, nhưng
chủ nghĩa cô lập của Mỹ, và sự kình chống nhau giữa các chính đảng sẽ làm cho
Hoa Kỳ bị suy yếu.
Sau khi ngồi yên vị trên chiếc ghế chủ tọa, giáo sư Joseph Nye,
dạy khoa chính trị học ở trường Havard, liếc mắt nhìn vào bức chân dung khá lớn
bao trùm phòng hội, và buột miệng nói: “Xem kìa! Chính cái ông đó nói như
vậy!!.”.
“Ông đó” ám chỉ ông Henry Luce, người sáng lập ra hai tạp chí TIME
và LIFE (Tại các văn phòng báo TIME chúng tôi vẫn treo hình chân dung ông ta.).
Trong một bài xã luận viết trên báo LIFE năm 1941, ông Luce kêu gọi Hoa Kỳ nên
tham gia vào Thế Chiến Thứ Hai để bảo vệ những giá trị qúi báu của thể chế dân
chủ, và “thiết lập thế kỷ đầu tiên để người Mỹ giữ vai trò lãnh đạo thế giới.””The First Great American Century.”
Cụm từ này về sau mang ý nghĩa miêu tả thời kỳ Hoa Kỳ chế ngự toàn
bộ khung cảnh điạ dư chính trị thế giới kể từ sau Thế Chiến thứ Hai. Nhưng từ
khi người Mỹ bắt đầu kỷ nguyên lãnh đạo thế giới cho đến nay, nhiều lần người
Mỹ lo sợ bị nước khác soán đoạt vai trò đứng đầu thế giới. Hồi thập niên 1950’s
Liên Bang Xô Viết đòi chôn sống Hoa Kỳ. Qua đến thập niên 1980’s, người Nhật
hăm he đòi chiếm vị trí hàng đầu vì người Mỹ lười biếng so với người Nhật.
Ngày nay,Trung quốc là ngôi sao đang lên, lăm le trở thành đối thủ
cạnh tranh lớn nhất của Mỹ. Trong cuộc thăm dò của tổ chức Pew, thực hiện tại
39 quốc gia hồi năm 2013, đa số người được hỏi ý kiến đều tin rằng rồi đây
Trung quốc sẽ trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới. Trong số những người trả
lời cuộc thăm dò có khoảng gần một nửa là người Mỹ.
Trước thái độ hoài nghi này, giáo sư Nye trả lời : Còn lâu mới có
chuyện đó mới xảy ra.
Là người tiền phong khai sinh ra lý thuyết về sức mạnh mềm (soft power), và là
khoa trưởng môn Chính Trị Học ở Mỹ, giáo sư Nye hiểu rất rõ về điạ dư chính trị
thế giới. Trong cuốn sách mới nhất của ông, mang tựa đề Is the American Century Over?
tạm dịch là Phải chăng thế
kỷ nước Mỹ lãnh đạo thế giới sắp đi đến giai đoạn kết thúc?
Giáo sư Nye đã hùng hồn chứng minh rằng tính chất ưu việt của nước Mỹ vẫn còn
hùng hậu, chưa hề suy đồi, và ông cả quyết rằng vai trò độc tôn đó sẽ còn tồn
tại khá lâu. Theo ông mối đe doạ cho vị thế siêu cường của Mỹ sẽ không phải do
Trung quốc hay Ấn độ gây nên, trái lại nếu Hoa Kỳ bị suy yếu là vì chính nước
Mỹ gây ra.
Người ta có thói quen quên không hiểu vì sao Hoa Kỳ đạt được vai
trò người khổng lồ trên hành tinh này. Này nhé, hãy xét về mặt tiềm năng quân
sự: Hoa Kỳ có ngân sách quốc phòng lớn gấp bốn lần Trung quốc, quốc gia đứng
hàng thứ hai về chi tiêu quân sự. Và ngân sách quốc phòng của Mỹ nhiều hơn tổng
số kinh phí quốc phòng của tám nước gộp lại. Hải quân Hoa Kỳ kiểm soát hầu hết
biển cả, và quân đội Mỹ có mặt trên khắp các lục điạ có người sinh sống. Lực lượng
vũ trang của Mỹ luôn luôn giữ vai trò khống chế trên toàn thế giới ngay từ ngày
đầu của Thế Kỷ của Người Mỹ, theo lối nói của ông Luce. Vai trò đó ưu việt đó
chưa hề bị suy suyển. Trong gần 50 năm sau thế chiến thứ Hai, sức mạnh quân sự
của Mỹ từng bị Liên bang Xô Viết thử thách đôi ba lần. Bây giờ thì nước
Nga không thể nào so sánh với Mỹ về sức mạnh quân sự được.
Sự suy yếu chút ít của nền kinh tế Mỹ có lẽ đã được thổi phồng
khiến cho nhiều người nghĩ rằng đó là điều hiển nhiên. Trong mục đích đo lường,
Trung quốc đã qua mặt được Hoa Kỳ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhưng kết luận cũng nhằm một dụng đích khác nữa. Hồi năm 1954, khi cả thế giới
bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, Hoa Kỳ đã sản xuất gần như một nửa Tổng Sản
Lượng (GDP) của cả thế giới. Sang đến năm 1970, sản lượng của Mỹ xuống còn một
phần tư của thế giới, nhưng theo giáo sư Nye chuyện đó không liên quan gì đến
sự suy yếu của Mỹ. Nó xảy ra vì cả thế giới đã trở về tình trạng sản xuất bình
thường. Trong số 500 công ty quốc tế, phân nửa là do Mỹ làm chủ. Trong số 25
thương hiệu uy tín của thế giới, có đến 19 thương hiệu là công ty Mỹ.
Nhưng lý do quan trọng nhất để khiến người Mỹ vẩn tiếp tục chế ngự
thế giới là thiếu vắng một đối thủ có khả năng ngang ngửa với Mỹ. G.S Nye
phân tích như sau: Liên Hiệp Âu châu là một cộng đồng chia năm xẻ bẩy thành
từng mảnh vụn. Nhật Bản trở nên già nua, Nga là nước đầy tham nhũng. Ấn độ còn
nghèo rớt mồng tơi, và Brazil thì chẳng sản xuất được gì cả.
Đối với Trung Hoa, giáo sư Nye hy vọng nước này sẽ tiếp tục phát
triển, và sẽ lấn chỗ thêm trên sân khấu quốc tế. Nhưng Bắc Kinh đang gặp phải
rất nhiều khó khăn nội tại, chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm môi trường, khối dân
số trở nên già nua, và hệ thống công nghiệp quốc doanh trở nên kém hữu hiệu.
Ngoài ra, quan trọng nhất là Trung Hoa thiếu một nhân tố chỉ riêng nước Mỹ mới
có: Tinh thần cởi mở đón nhận người di dân. Giáo sư Nye trích dẫn lời ông Lý
Quang Diệu vị khai quốc công thần nước Singapore, ông Lý nói: “Trung quốc chỉ có
thể tìm nhân tài trong khối dân số 1.3 tỉ người, nhưng Hoa Kỳ có thể tìm nhân
tài trong tổng thể 7 tỉ người của dân số thế giới.”.
Chính vấn đề “tinh thần cởi mở” này khiến cho giáo sư Nye lo ngại. Nếu Hoa Kỳ quyết định đóng chặt cửa biên giới,
và tránh không muốn can dự vào những vấn đề của thế giới – đã từng xảy ra
đôi lần trong lịch sử- khi đó e rằng mọi điều sự đoán về sự suy đồi của Mỹ có
thể sẽ xảy ra. Nếu sự kình chống giữa các đảng phái chính trị tiếp tục,
làm trì trệ, tắc nghẽn việc điều hành chính quyền, và sự bất công về lợi tức
giữa người giầu và nghèo ngày càng nhiều, e rằng nước Mỹ sẽ mất đi vị thế ưu
việt. Giáo sư Nye kết luận: “Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có sẽ tiếp tục
sống đúng với tiềm năng của mình hay không?”.
Giáo sư Nye tin rằng Hoa Kỳ sẽ có thể tiếp tục giữa vai trò lãnh
đạo thế giới. Nhìn chung đó là điều phúc đức cho loài người. Một nước Hoa Kỳ
hùng mạnh sẽ giúp gỉai quyết căng thẳng ở vùng biển Đông Á, và đưa Trung quốc
hội nhập tốt đẹp vào hệ thống quốc tế hiện nay.Vào tháng Bảy năm nay, lần đầu
tiên cơ quan NASA sẽ thực hiện việc thám hiểm hành tinh Pluto, và việc khám phá
thái dương hệ do Hoa Kỳ thực đầu đến cuối, sẽ được hoàn tất.
Nước Mỹ đã phạm phải hai lỗi lầm đáng trách đó là hành vi xâm lăng
Iraq và không nhượng bộ trong vấn đề thay đổi khí hậu thế giới. Nhưng gỉả sử
như ông Vladimir Putin hay ông Tập Cận Bình lãnh đạo thì thế giới của
chúng ta sẽ bi đát như thế nào. Đúng như ông Henry Luce nói rất đúng: “Hoa Kỳ
là một quốc gia duy nhất, không giống bất cứ nước nào khác trên thế giới.”
Bài phân tích của Bryan Wash trên báo TIME ngày 23/3/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
__._,_.___
No comments:
Post a Comment