Sujet :
|
Mỹ
phô trương uy lực chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
|
Date :
|
Thu,
16 Apr 2015 08:03:31 -0500
|
De :
|
ty
nguyen <
|
Kính
Chuyển đến Qúy Vị, Bản tin RFI, để tham kiến,kính,TN -/-
Mỹ phô trương uy lực chống
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani tiếp
đón đồng nhiệm Mỹ Ashton Carter tại Tokyo, 08/04/2015 - Reuters
Nhân ngày đầu tiên trong chuyến công du châu Á, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đưa ra một lời cảnh cáo cứng rắn nhắm vào các hoạt động nhằm « quân sự hóa » các tranh chấp biển đảo.
Tín hiệu cảnh cáo này nhắm vào Trung Quốc vốn đang cấp tốc tiến hành công việc bồi đắp 6 rạn san hô tại Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó đủ loại cơ sở có khả năng được dùng vào mục tiêu quân sự. Giới chuyên gia quốc phòng thẩm định là các đảo nhân tạo đó có thể tạo thành một chuỗi pháo đài cho phép Bắc Kinh khống chế hầu như toàn bộ Biển Đông.
Chống dùng võ lực thay đổi hiện trạng, chống quân sự hóa tranh chấp chủ quyền
Phát biểu với giới báo chí sau buổi hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Gen Nakatani, ông Ashton Carter đã xác định rằng ưu tiên của nước Mỹ là duy trì ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đảm bảo được hai điểm : Một là không một thay đổi hiện trạng nào được thực hiện bằng võ lực, và hai là các tranh chấp lãnh thổ, vốn đã có từ lâu, sẽ không bị quân sự hóa.
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington thường tránh không đứng về bên nào các vấn đề chủ quyền, nhưng hiện đang rất quan ngại trước các hoạt động của Trung Quốc tại các vùng có tranh chấp ở Biển Đông. Ông Carter tuyên bố nguyên văn như sau : « Tuy không có lập trường về bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào (ở Biển Đông), chúng tôi có một lập trường mạnh mẽ chống lại việc quân sự hóa những tranh chấp đó ».
Trước đó, trong một bài phỏng vấn dành cho tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun, ông Carter đã chỉ trích đích danh Trung Quốc khi cho biết là Hoa Kỳ rất lo ngại trước quy mô và tốc độ của các hoạt động bồi đắp đảo đá của Trung Quốc, những hành động trái ngược với các cam kết của Trung Quốc với các nước ASEAN.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh : « Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước khả năng quân sự hóa các tiền đồn. Đó là những hoạt động làm gia tăng căng thẳng một cách nghiêm trọng và làm giảm đi triển vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao ».
Đưa chiến hạm tối tân nhất đến "giao lưu" hải quân với Việt Nam
Tuyên bố cứng rắn của nhân vật lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ như đã được kèm theo bằng nhiều hoạt động cụ thể của lực lượng Mỹ trong vùng châu Á Thái Bình Dương, mà mới nhất là hai cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với hai nước bị Trung Quốc chèn ép nhiều nhất trong vấn đề Biển Đông là Philippines và Việt Nam.
Tại Việt Nam, kể từ ngày 06/04 vừa qua, nhiều đơn vị Mỹ với 2 chiến hạm đã bắt tham gia 5 ngày thao diễn hải quân thường niên ngoài khơi Đà Nẵng. Bên cạnh khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald, lần này, Hải quân Mỹ đã cử chiến hạm tối tân nhất của mình là tàu chiến cận duyên USS Fort Worth đến tham dự.
Còn tại Philippines, dụng ý phô trương uy lực cũng rất rõ với cuộc tập trận chung Balikatan sắp được mở ra (20-30/04/2015). Năm nay, Hoa Kỳ cử hơn 6.500 lính tham gia tập trận, tăng gấp đôi số lính điều động so với năm ngoái.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo vào hôm nay, theo đó phải chăng việc Mỹ tăng cường quy mộ cuộc tập trận Balikatan là nhằm đáp trả hành động của Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã không úp mở. Theo ông Ashton Carter, Washington và Manila chia sẻ nhiều lợi ích chung tại Biển Đông, trong đó có việc bảo đảm sao cho không xẩy ra tình trạng dùng võ lực thay đổi nguyên trạng, hay quân sự hóa tranh chấp chủ quyền.
__._,_.___
On Monday, April 6, 2015
11:25 AM, Hiep Dang <>
wrote:
Thứ hai, 6/4/2015 | 17:46 GMT+7
Hai tàu khu trục của Mỹ cập cảng Đà Nẵng
Trưa 6/4, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) của Hải quân Mỹ đã cập cảng Tiên
Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và các hoạt động huấn luyện với Hải
quân Việt Nam trong vòng 5 ngày.
Tàu tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) dài 154m, rộng 20m,
chiều cao mớn nước 9,2m, chiều cao từ vạch ngấn nước 45m, tầm nhìn từ đài chỉ
huy xa 12 hải lý, lượng dãn nước 8.315 tấn. USS Fitzgerald (DDG-62) được
triển khai hoạt động từ tháng 10/1995. Năm 2004, tàu được công bố là một trong
15 tàu khu trục có khả năng đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo toàn cầu.
Tàu có bãi đỗ trực thăng ở phía boong sau. Đây là tàu nằm trong
liên đội tàu khu trục (DESRON) của Hải quân Mỹ. Chuyến thăm lần này trong khuôn
khổ giao lưu thường niên lần thứ 6 giữa Hải quân hai nước, kéo dài đến hết ngày
10/4.
Ngay khi cập cảng, các thủy thủ nhanh chóng cột neo tàu. Sĩ quan
phụ trách 2 tàu thăm Đà Nẵng lần này là đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt,
phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON.
Khoảng 400 thủy thủ đến Đà Nẵng từ hai tàu khu trục của Mỹ. Cùng
với các hoạt động trao đổi kỹ năng quân y, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải,
hội thảo về luật biển,... thủy thủ đoàn còn có các hoạt động giao lưu, biểu
diễn ca nhạc.
USS Fitzgerald được thiết kế với mục đích phòng vệ. Toàn bộ tàu
được làm bằng thép và sử dụng động cơ tua-bin khí. Hệ thống radar hiện đại trên
USS Fitzgerald (DDG 62), gồm radar tìm kiếm máy bay, tìm kiếm trên mặt biển, định
vị hàng hải, định vị siêu âm dưới nước.
Sức mạnh của USS Fitzgerald (DDG 62) chính là hệ thống vũ khí hiện
đại. Tàu có một giá súng MK 45/MOD 2 5'/54 CAL, các hệ thống phóng tên lửa
thẳng đứng, tên lửa hành trình TOMAHAWK, hoặc hệ thống phóng ngư lôi thẳng đứng
ASROC...
Ngoài súng và hệ thống phóng tên lửa ở mũi tàu, chiến hạm này còn
giàn phóng tên lửa phía sau tàu cùng các bệ phóng tên lửa chống tàu, hệ thống
vũ khí tầm gần, bệ phóng ngư lôi bên sườn tàu.
Tàu tác chiến gần bờ USS Fort worth (LCS 3) dài 119m, rộng 18,1m,
chiều cao từ mớn nước là 4,6m, tốc độ hơn 74km/h. USS Fort Worth là loại
tàu chiến đấu ven biển (LCS) có kích cỡ nhỏ, lớp Freedom, có thể hoạt động ở
tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc
truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm. Tàu do Lockheed-Martin phát triển và được bàn giao
cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012.
Fort Worth có các khả năng chiến đấu và độ linh hoạt cao trong
hoạt động với các nhiệm vụ tập trung như phá mìn, tác chiến chống tàu ngầm, tàu
nổi. Bên trong tàu có khoang chứa máy bay, trong đó có cả máy bay không người lái.
Các công cụ tác chiến chống tàu ngầm bao gồm máy bay MH 60R mang theo thiết bị
phát hiện ngầm, phao âm, ngư lôi, thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau.
Máy bay MH 60S với khả năng phát hiện và vô hiệu hóa mìn, hệ thống điều khiển
từ xa đa năng...
Bên trong và hai bên mạn tàu trang bị nhiều xuồng cao tốc, phục vụ
cho việc tác chiến, đổ bộ. Cứ sau 4 tháng, thủy thủ trên tàu lại được thay thế
một lần. Việc này giúp kéo dài gian hoạt động hơn 6 tháng so với tàu USS Freedom
(LCS 1) và gấp đôi so với các tàu chiến thông thường, giảm sự mệt mỏi của
thủy thủ đoàn trong 16 tháng triển khai trên biển.
Fort Worth được trang bị hệ thống pháo Bofors Mk 110 cỡ nòng 57mm.
Hệ thống pháo này có chức năng kép, bắn tự động, sử dụng đạn Bofors 57mm 3P tự lập
trình cho mục tiêu, cho phép 3 chế độ bắn. Tàu chiến này còn được trang bị 21
tên lửa RIM-116 Rolling Airfram, ...
Tháng 11 năm ngoái tàu đã được triển khai tới Singapore trong
nhiệm vụ triển khai luân phiên, nhằm củng cố chính sách "xoay trục" chiến
lược của Hải quân Mỹ tới Thái Bình Dương. Ngày 31/12/2014 tàu được phái từ
Singapore tới Biển Java để tham gia tìm kiếm máy bay mang số hiệu 8501 của
AirAsia Indonesia, rơi trước đó ba ngày, khiến toàn bộ những người trên khoang
thiệt mạng.
Tại lễ đón tàu, đại diện Hải quân Việt Nam đánh giá cao chuyến
thăm hữu nghị, đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ của hai tàu chiến Mỹ,
nhằm thắt chặt hơn nữa hợp tác lâu dài, cùng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ.
Nguyễn Đông
__._,_.___
No comments:
Post a Comment