TẠP CHÍ
KINH TẾ
Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông
Việt-Trung
- inShare
Do Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn về dầu khí và về ngư
nghiệp, cho nên tranh chấp chủ quyền vùng biển này sẽ ngày càng gay gắt, đặc
biệt là giữa Việt Nam với Trung Quốc. Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt-
Trung có mối liên hệ như thế nào, đó là đề tài một bài nghiên cứu của tiến sĩ
Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai-Cửu Long Úc châu. Trong
phần tạp chí hôm nay, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với tiến sĩ Huỳnh Long
Vân qua điện thoại từ Sydney.
RFI : Xin kính chào tiến sĩ Huỳnh Long Vân. Trước hết,
theo ông, nguồn dầu khí của Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào đối với
Trung Quốc? Và đối với Việt Nam?
TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù có những đánh giá khác nhau về trữ lượng dầu khí của Biển
Đông, nhưng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn vì đã được các quốc
gia xung quanh khu vực khai thác sản xuất trong vòng 50 năm nay.
Đối với Trung Quốc (TQ) dầu khí của Biển Đông rất quan trọng. Sự
trỗi dậy của nền kinh tế TQ trong thời gian qua dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng
nhu cầu năng lượng của TQ, kể từ 1988 phải nhập khẩu năng lượng để phát triển.
Nhằm đa phương hóa nguồn cung cấp năng lượng, TQ đầu tư khai thác dầu khí ở các
nước ngoài để đảm bảo an toàn năng lượng; nhưng kế hoạch này gần đây gặp nhiều
khó khăn và tốn kém do tình hình chánh trị xáo trộn ở Sudan, Bắc Phi và Trung
Đông và khối lượng dầu khí cung cấp từ kế hoạch đầu tư ở xứ ngoài giảm đi 80%.
Mặc khác trong nội bộ TQ, Bắc Kinh cũng bị áp lực của thành phần
theo “chủ nghĩa dân tộc”, họ thúc đẩy TQ phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai
thác Biển Đông. Lý do đưa ra là, vì trong khi TQ, nghe theo lời chỉ bảo
của Đặng Tiểu Bình [“Để qua một bên những tranh chấp về chủ quyền và tiến hành
đường lối cùng chung phát triển”], chưa lấy được một giọt dầu ở Biển Đông, thì
Phi Luât Tân, Việt Nam tỏ ra bất cần và lợi dụng chủ trương hòa hoãn này mở
rộng khu vực khai thác dầu khí ở Biển Đông và thu hẹp không gian bành trướng của
chiến lược địa kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tóm lại quá trình công nghiệp hóa, những khó gặp phải trong kế
hoạch đầu tư ở xứ ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến TQ chuyển hướng
ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.
Trong khi đó về phía Việt Nam, Biển Đông từ lâu đời có một giá trị
địa chiến lược do vị trí cận kề với TQ, địa hình của xứ sở và từ những bài học
lịch sử bị xâm lăng bởi ngoại bang từ phía Biển Đông. Nhưng trước 1975, nhà cầm
quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không hề nghĩ cũng như không biết là Biển Đông
có một giá trị kinh tế to lớn. Ngay khi TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm
1974, nhà cầm quyền CS Bắc Việt vẫn thản nhiên, an tâm trong ảo tưởng về một thế
giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản: “Ông Trung Quốc giữ quần đảo Hoàng Sa cho
Ta”.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nam Bắc chấm dứt vào năm 1975, và
tóm thu được gần như toàn bộ những tài liệu của Tổng Cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản
của Việt Nam Cộng Hòa và tiếp đến lấy được dầu khí từ Biển Đông, góp phần đáng
kể vào khả năng xuất khẩu và phục hồi nền kinh tế Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN ngày
càng nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế của Biển Đông và hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
RFI : Chiến lược phát triển kỹ nghệ dầu khí của Trung
Quốc và của Việt Nam ở Biển Đông đã được thực hiện như thế nào?
TS Huỳnh Long Vân: Trong những năm gần đây vì nhu cầu năng lượng nên Bắc kinh từ bỏ
con đường ôn hòa, chủ trương “láng giềng tốt” với các quốc gia Đông Nam Á và chuyển
hướng ngành sản xuất năng lượng ra biển, ngang nhiên tiến hành thăm dò dầu khí
trong các vùng biển còn đang tranh chấp, để theo kế hoạch 5 năm lần thứ 12
(2011-2015) TQ trở thành “một cường quốc biển” và đẩy mạnh phát triển kinh tế
biển để đóng góp 10% GDP. TQ đưa ra chỉ tiêu
đến năm 2015 sẽ sản xuất 500.000 thùng dầu thô/ngày ở những vùng nước sâu
3.000m của Biển Đông và tăng lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Để hỗ trợ chiến lược này, Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ (CNOOC) một
mặt hợp tác với các công ty ngoại quốc và mặt khác nghiên cứu phát huy kỹ năng
cơ hữu để thực hiện mục đích đề ra.
Vào tháng 5/2012 CNOOC bắt đầu triển khai dự án khai thác dầu khí
ở vùng biển nước sâu phía Đông Nam Hong Kong [thuộc Biển Đông nhưng không nằm
trong vùng tranh chấp]. Trong thập niên 1990 TQ đã nhiều lần ngang nhiên thăm dò
dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone- EEZ) của VN, vào
năm 1992 cùng với Crestone Energy của Hoa Kỳ khoan thăm dò khu Wan'an Bei-21,
được TQ cho là nằm trong hải phận quần đảo Trường Sa của họ, nhưng thực ra là
khu Tu Chính, Nam Côn Sơn của Việt Nam; và hai lần vào năm 1997 và 2004 đưa
giàn khoan Kantan-3 khoan thăm dò lô 113 vào ngoài khơi Huế -Thừa Thiên. Gần
đây và gây nhiều sóng gió nhứt là vào tháng 5 năm 2014, TQ đưa giàn khoan HD
981 đến khảo sát thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam.
Ngoài giàn khoan HD 981 CNOOC còn có các giàn khoan nước sâu khác
như NanHai VIII và NanHai IX; thêm giàn khoan HD 982 đang được tạo dựng và sẽ
hoàn tất vào năm 2016. CNOOC còn tiến hành kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi để
thiết lập các nhà máy nổi trị giá hàng tỷ Mỹ kim để khai thác và hóa lỏng khí
đốt (Floating Liquefied Natural Gas-FLNG) lấy ở vùng nước sâu của Biển Đông.
Đây là những dấu hiệu cho thấy sớm muộn gì TQ cũng sẽ tiến hành kế
hoạch khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Còn về phía Việt Nam, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày
30/04/1975, ngày 12/5/1975, đoàn Địa chất 36 B của nhà cầm quyền CS Bắc Việt
vào tiếp thu Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Việt Nam Cộng Hòa lấy được hầu
như toàn bộ các tài liệu của các công ty dầu khí nước ngoài để lại. Những tài
liệu này khẳng định thềm lục địa Nam Việt Nam có dầu và tiềm năng rất lớn. Vì
thế, liền sau đó Bộ Chánh trị đảng CSVN họp tại Sài Gòn vào tháng 7/1975 thông
qua Nghị quyết số 244-NQ/TW và tiếp đến Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, ngày
20/8/1975 đưa ra Quyết nghị số 33-QN/QH/K5, và vào ngày 3/9/1975, Hội đồng
Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt
Việt Nam.
Vào tháng 7/1988, Bộ Chánh Trị thông qua Nghị Quyết số 15-NQ/TW
vạch ra đường hướng phát triển kỹ nghệ dầu khí để trở thành một kỹ nghệ có giá
trị kinh kế và kỹ thuật góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế của quốc
gia.
Quốc hội khoá 7 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vào
năm 1991 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ nghệ dầu khí trong “Chiến
lược ổn định Xã hội-Kinh Tế...”. Trong khung cảnh đó, kỹ nghệ dầu khí phát triển
và PetroVietNam ký nhiều hợp đồng với các tổ chức dầu khí quốc tế để khai thác
dầu khí, trước tiên ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam.
- Đến tháng 9/2009 tổng khối lượng dầu sản xuất của Việt Nam đạt
được 300 triệu tấn hầu hết từ Biển Đông. Đầu thập niên 2010 PetroViệtNam trở thành
Tập đoàn lớn nhứt của Việt Nam, dầu khí sản xuất có giá trị tương đương 20% GDP
và đóng góp 25-30% nguồn thu nhập của quốc gia.
- Sau đó từ năm 2008 PetroViệtNam mở rộng kế hoạch khai thác ở hai
thềm lục địa Bắc và Nam, và hợp tác với các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí
ở vùng trũng Phú Khánh, Trung phần Việt Nam để bảo đảm an ninh năng lượng cho
Việt Nam.
RFI:Về
mặt ngư nghiệp, hai nước đã xây dựng và phát triển các đội ngư thuyền đánh bắt
xa bờ như thế nào?
TS Huỳnh Long Vân: Về phía Trung Quốc hiện có khoảng 300 đến 500 tàu thường trực đánh
bắt cá ở Biển Đông. Nhưng TQ cũng đầu tư ào ạt để nâng cấp khả năng đánh cá xa bờ
của họ. Tháng 5/2012 Trung Quốc hạ thủy và triển khai tàu HaiNan Baosha 001, có
thể xem như một hạm đội của lực lượng hải quân, vì đây là một nhà máy chế biến
thủy sản di động có trọng tải 32 ngàn tấn, cùng với 1 tàu dầu trọng tải 20 ngàn
tấn, 2 tàu vận tải đông lạnh 10 ngàn tấn và 3 tàu bảo đảm tổng hợp ra Biển Đông
để tăng cường đội tàu đánh cá hiện có. Đội tàu hùng hậu này sẽ giúp TQ khai
thác, biến chế hải sản, đồng thời thực thi quyền tài phán, dùng sức mạnh của
đông đảo tàu thuyền để áp đảo đối phương phải tuân thủ luật biển của họ và xác
quyết chủ quyền.
Về phía Việt Nam, ngư nghiệp phát triển cũng nhờ có Biển Đông, nơi
không chỉ dồi dào về khối lượng mà còn phong phú với rất nhiều loại cá, đứng
đầu thế giới. Đánh bắt cá xa bờ trở thành kỹ nghệ thủy sản nồng cốt của Viêt
Nam.
Cũng như kỹ nghệ dầu khí, ngành ngư nghiệp Việt Nam đóng vai trò
quan trọng trong phát triển Xã hội - Kinh tế của Việt Nam. Đây là chủ trương
của CHXHCNVN, nhận thấy qua các Nghị quyết và chánh sách:
- Trong Đại hội đảng lần thứ VII vào năm 1991, “Chiến lược ổn định
phát triển Kinh tế-Xã hội đến năm 2000 được thông qua, nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của việc phát triển lực lượng tàu thuyền khai thác vùng biển xa.
-
- Hai năm sau đó, là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” nhấn mạnh đến việc cần phải nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Và để thực thi kế hoạch này, vào tháng 4/1997 Ủy ban Chỉ đạo Liên Bộ được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tài chánh cho ngư dân đóng các tàu đánh cá có khả năng hoạt động hữu hiệu ngoài khơi.
-
- Hai năm sau đó, là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” nhấn mạnh đến việc cần phải nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Và để thực thi kế hoạch này, vào tháng 4/1997 Ủy ban Chỉ đạo Liên Bộ được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tài chánh cho ngư dân đóng các tàu đánh cá có khả năng hoạt động hữu hiệu ngoài khơi.
Từ 2001 đến 2010, số lượng tàu đánh cá có công xuất ≥ 90 mã lực
thích hợp cho đánh bắt xa bờ tăng lên gấp 4 lần từ 6.005 đến 24.970 và đến năm
2020 con số này sẽ tăng lên đến 28.000. Và chỉ tiêu đánh bắt được đề ra từ năm
2020 trở đi là 1,4 triệu tấn/năm, tương đương với 64% tổng sản lượng thủy sản
thu hoạch của toàn quốc.
Ngoài những lợi ích thiết thực trên, đánh bắt cá ở ngoài khơi,
xung quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là một hình thức thể
hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam, theo như tinh thần của Quyết định số
1445/QĐ-TTg, 16/8/2013 “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”.
RFI: Theo ông, trong tương lai, việc gia tăng thăm dò
khai thác dầu khí, cũng như đánh bắt cá trên Biển Đông sẽ khiến vùng này thêm
căng thẳng?
TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù TQ hiện đã thay đổi thái độ từ hằn học răn đe lúc ban đầu
(khi đưa giàn khoan HD 981 vào vùng EEZ của VN), nay ngoài mặt đấu dịu với Việt
Nam. Tuy nhiên tham vọng bá quyền của TQ ở Biển Đông vẫn còn nguyên đó, vì TQ
vẫn tiếp tục vi phạm những quy ước của văn kiện “Tuyên bố về ứng xử giữa các
bên ở Biển Đông” (Declaration on Conduct of the Parties in the South China
Sea-DOC) như dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong vùng tranh chấp, ngang
nhiên làm thay đổi diện mạo địa hình của Biển Đông [ bồi đắp mở rộng các bãi đá
ngầm để làm ra các đảo nhân tạo, xây dựng bến cảng có khả năng tiếp nhận các
chiến hạm, thiết lập các phi trường quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa để củng cố tiềm năng quân sự trong chiến lược xác quyết chủ quyền ở
Biển Đông].
Với những giàn khoan nước sâu sẵn có, trong tương lai và ở bất cứ
thời điểm nào, chắc chắn TQ sẽ tiến hành những kế họach khai thác dầu khí ở
vùng biển nước sâu đang tranh chấp ở Biển Đông, và với đội tàu đánh cá đông đảo
được bảo vệ bởi lưc lượng bán quân sự hùng hậu, TQ sẽ tiếp tục đánh bắt cá trái
phép trong vùng EEZ của Việt Nam.
Do đó tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng do tranh chấp
chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc và đây là vấn
đề an ninh lớn nhứt hiện nay ở Á châu kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Để đối phó, Việt Nam nâng cấp lực lượng Hải quân và vào năm 2008 thành lập đội Cảnh sát Biển có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với Hải quân Việt Nam và PetroViệt Nam để bảo vệ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam và “kiên quyết” ngăn chặn các quốc gia hải ngoại (trong đó có Trung Quốc) áp đặt các giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam; ngoài ra Cục Kiểm ngư, trực thuộc Tổng Cục Thủy sản cũng được thành lập với kế hoạch canh giữ tài nguyên biển và bảo vệ ngư dân Việt Nam không để các tàu xứ ngoài xâm nhập phi pháp đánh bắt hải sản trong hải phận Việt Nam.
Gần đây với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam sẽ có thêm nhiều tàu
tuần tra, cũng như việc Hoa Kỳ tháo gở một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương sẽ
giúp cho Việt Nam có thêm khả năng để đối đầu với TQ trong tranh chấp Biển
Đông.
Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1/32 của TQ và khả
năng của quân đội Việt Nam thua TQ 20 bực, và Việt Nam lại theo đuổi đường lối
ngoại giao quốc phòng 3 Không, nên không có một đồng minh hùng mạnh về quân sự
đứng bên cạnh, vậy thử hỏi Việt Nam có đủ khả năng bảo toàn lãnh hải không?
RFI:Vì sao Trung Quốc không sử dụng những lợi thế về
kinh tế để trừng phạt VN trong tranh chấp Biển Đông?
TS Huỳnh Long Vân : Trước đây, trong những tranh chấp lãnh hải với Phi Luật Tân và
Nhựt Bản, TQ đã sử dụng lá bài kinh tế để gây khó khăn cho hai quốc gia kình
chống, tuy nhiên trong trường hợp ở Biển Đông với Việt Nam, [tiếp theo sự việc
TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu
khí và gặp những phản đối quyết liệt của CHXHCNVN], đến nay ngoài việc kêu gọi
người Hoa không đi du lịch ở Việt Nam, cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia
đấu thầu những dự án mới tại Việt Nam, chưa thấy Trung Quốc đưa ra quyết định
cắt giảm hay gián đoạn giao thương với Việt Nam.
Phải chăng do mối giao thương gắn bó giữa 2 quốc gia vốn dĩ có lợi
cho TQ nên TQ không sử dụng vũ khí kinh tế để trừng phạt Việt Nam? Điều này
không hẳn đúng vì tổng kim ngạch giao thương hai chiều giữa hai quốc gia không
đáng kể với TQ vì chỉ bằng 1.06% trị giá giao thương hai chiều của TQ trên toàn
thế giới.
Thông thường trong quan hệ giao thương giữa hai nước, bên có nền
kinh tế ít phụ thuộc hơn sẽ lợi dụng ưu thế của mình để ép buộc quốc gia đối
tác nhận nhượng về kinh tế và/hay chánh trị và đây chính là trường hợp Việt Nam
đang gặp phải với TQ trong mối giao thương gây thâm thủng ngày càng sâu đậm và
tai hại cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng TQ không sử dụng lợi thế này để đưa ra
những quyết định từng áp dụng với Phi Luật Tân và Nhựt Bản, là điều khá ngạc
nhiên.
Tuy nhiên những phân tích về bản chất và cấu trúc của chánh sách
thương mại-đầu tư đa phương của Việt Nam cho thấy TQ không thể [chẳng phải
không muốn] sử dụng ván bài kinh tế để trừng phạt Việt Nam vì hiểu rằng không
đem lại kết quả mong muốn, do TQ không phải là quốc gia duy nhứt trên thế giới
cung cấp những nguyện phụ liệu cần thiết trong chế xuất của Việt Nam. Hơn thế
nữa TQ cũng không phải là một thị trường quan trọng tiêu thụ những mặt hàng xuất
khẩu, loại cộng nghệ cao lẫn phẩm chất thấp của Việt Nam; nhưng chính những thị
trường tiêu thụ của Hoa Kỳ, E.U. Nhựt Bản và nguồn vốn đầu tư FDI của các quốc
gia có nền kỹ nghệ tân tiến như Nhựt Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các
công ty quốc tế đa quốc gia (MultiNational Corporations-MNC’s) mới là quan
trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Đứng trên phương diện chánh trị và ngoại giao, việc Bắc Kinh sử
dụng kinh tế để trừng phạt Việt Nam, sẽ gây ra những mất mát cho Bắc Kinh. Vì
đứng bên lề cuộc tranh chấp này có một số quốc gia đang ân cần như Hoa Kỳ, E.U
và Nhựt Bản sẵn sàng muốn nắm lấy cơ hội lôi kéo Việt Nam về phe mình và Hoa
Thịnh Đốn dứt khoát cho thấy Hoa Kỳ đang quay trở lại khu vực Á châu-Thái Bình
Dương điển hình qua “Chiến lược Xoay trục” và “Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP).
Nói như thế không có nghĩa giờ đây Việt Nam đã vững vàng, hội đủ
điều kiện để đối đầu với bất cứ hình thức trả đủa kinh tế nào của TQ trong
những tranh chấp về chủ quyền biển đảo.
Trong nhiều năm qua, các công ty quốc tế đa quốc gia (MNC’s) và
các nhà đầu tư xứ ngoài bày tỏ sự mong đợi VN tái cấu trúc nền kinh tế, cải
tiến các chương trình giáo dục-đào tạo, để môi trường kinh doanh ở VN trở nên
thuận lợi hơn. Vì thế nếu Việt Nam thất bại hay chần chờ trong cải cách, không
đáp ứng những đòi hỏi thiết thực và xây dựng này thì rất có thể các công ty đa
quốc gia và những nhà đầu tư nước ngoài mất dần niềm tin vào tiềm năng phát
triển của nền kinh tế Việt Nam và từ đó có thể vứt áo ra đi. Điều này sẽ phá vỡ
“những chiến lược giảm dần những lệ thuộc kinh tế hiện thời và trong tương lai đối
với Trung Quốc” và từ đó Việt Nam không còn đủ khả năng để bảo toàn lãnh hải ở
Biển Đông.
Cũng trong mục đích cải thiện môi trường làm ăn, thiết tưởng Hà
Nội cần củng cố mối giao hảo với Hoa Thịnh Đốn và Việt Nam phải nắm lấy cơ hội để
trở thành một thành viên của TPP, vì đây là một hiệp ước mậu dịch tự do, tạo
điều kiện để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng, đưa
công nghiệp Việt Nam vượt lên trong bực thang giá trị của chuỗi sản xuất, bên
cạnh những lợi ích từ việc giảm thiểu thuế xuất nhập khẩu.
Sau cùng Việt Nam không thể dựa vào ASEAN để đa phương hóa vấn đề
Biển Đông vì ASEAN rất phân cực do mâu thuẫn về lợi ích của các quốc gia thành
viên, trong khi đó Việt Nam còn theo đuổi đường lối ngoại giao quốc phòng 3 KHÔNG
vì thế trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với TQ ở Biển Đông, Việt Nam
không thể đối đầu với TQ, một quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn gấp 32 lần,
và lực lượng quân sự hùng mạnh hơn 20 bực.
Đây cũng là một trong nhiều lý do để Việt Nam tích cực đàm phán gia
nhập TPP, vì ngoài những lợi ích kinh tế, TPP còn là nhịp cầu góp phần tạo dựng
những giá trị rất có ý nghĩa của “Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ” giúp Việt Nam thoát khỏi những lệ thuộc với Trung Quốc về kinh tế lẫn
chánh trị và củng cố khả năng quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tranh
chấp Biển Đông với Trung Quốc.
RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment