Đăng
ngày 26-03-2015
Manila vạch trần ý đồ
« bành trướng » của Bắc Kinh ở Biển Đông
Trong số các nước bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông,
Philippines luôn mạnh dạn trong việc công khai đánh động công luận về hành vi
của Bắc Kinh bị tố cáo là sai trái. Ngày 26/03/2015, Ngoại trưởng Philippines một
lần nữa đã vạch trần ý đồ « bành trướng » của Trung Quốc thông qua các hoạt
động khẩn trương bồi đắp các rạn san hô mà Bắc Kinh kiểm soát thành đảo nhân
tạo ở vùng Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Albert del Rosrio, mục tiêu của Bắc Kinh là
phá hoại tiến trình phân xử của Tòa án Trọng tài Quốc tế (ở La Haye – Hà Lan) đang
xem xét đơn Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc và có thể ra phán quyết
vào năm 2016.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông
Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng
bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm
soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết
».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được
Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên
bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài
Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng
tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính
thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng
Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp
và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario
xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc
chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo
các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng
hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».
Đăng ngày 26-03-2015
Philippines khởi động lại công việc tu bổ các
cơ sở tại Biển Đông
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario họp
báo ngày 26/03/2015.Reuters
Sau một thời gian bị tạm thời đình chỉ, công việc tu bổ và nâng
cấp một số cơ sở trên các đảo hay bãi ngầm mà Manila kiểm soát tại quần đảo Trường
Sa sẽ được tiến hành trở lại. Ngoại trưởng Philippines đã chính thức xác nhận
quyết định trên ngày 26/03/2015, và khẳng định việc làm của Philippines hoàn
toàn hợp pháp, trái với các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang rốt
ráo thực hiện.
Phát biểu trước một cử tọa bao gồm giới ngoại giao, sĩ quan quân
đội và phóng viên nước ngoài tại Manila, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết
là chính quyền Philippines đã nhận định rằng hoàn toàn có thể xúc tiến trở lại
các công việc sửa chữa và bảo trì trên các thực thể mà Manila kiểm soát tại
vùng Biển Đông.
Theo ông del Rosario, các công việc này, trong đó có việc sửa chữa
phi đạo trên đảo Thị Tứ (mà Philippines gọi là Pag-Asa) hoàn toàn không vi phạm
bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ký kết năm 2002 giữa ASEAN
và Trung Quốc. Lý do là công việc tu bổ của Philippines không hề làm thay đổi hiện
trạng trong vùng đang tranh chấp.
Vào năm 2014, Manila đã đơn phương đình hoãn mọi công trình trên
các đảo hay bãi đá mà nước này kiểm soát tại Biển Đông vì e ngại tác động không
hay của các công việc này trên đơn Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung
Quốc trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc. Vào cuối tháng 10/2014, Philippines
đã kêu gọi các nước tranh chấp cùng đình chỉ các công việc xây dựng tại Biển
Đông.
Vấn đề là chỉ có một mình Philippines đình hoãn các công việc xây
dựng, còn các bên tranh chấp khác như Đài Loan, Malaysia Việt Nam, và nhất là Trung
Quốc, đều tiếp tục cải thiện các các sở của họ.
Manila công khai tố cáo Bắc Kinh « bành trướng » tại Biển Đông
Rầm rộ nhất là các công trình của Trung Quốc trên 7 bãi ngầm hay
rạn san hô mà họ cưỡng chiếm từ tay Philippines hay Việt Nam, biến các thực thể
này thành các đảo nhân tạo, bên trên có các công trình hoàn toàn có thể dùng
vào mục tiêu quân sự.
Đối với Philippines, rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện tham
vọng « bành trướng » bằng cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để áp đặt các
yêu sách chủ quyền của họ, kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước lúc tòa án
trọng tài ra phán quyết về đơn kiện của Philippines.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment