Sunday 1 March 2015

Hà Tường Cát - Trung Quốc 'hòa dịu nguy hiểm' trong tranh chấp biển đảo


Hà Tường Cát - Trung Quốc 'hòa dịu nguy hiểm' trong tranh chấp biển đảo

Thứ Sáu, ngày 27 tháng 2 năm 2015

ĐÃ ĐẾN LÚC GIẢI MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ



image





Preview by Yahoo


Các tàu hải tuần Trung Quốc ngăn chặn một tàu cảnh sát biển Việt Nam đi đến gần giàn khoan HD-981 (bên phải phía xa). Vụ đối đầu kéo dài hai tháng năm ngoái năm nay tạm thời chưa thấy tái diễn. (Hình: Hoàng Dinh Nam / AFP / Getty Images)
Sự thay đổi thái độ hiên nay của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo chỉ nhằm thích ứng với tình thế, mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là bành trướng trên toàn khu vực Tây Thái Bình Dương.

Khởi đầu từ 2012, đến nay Trung Quốc đang đẩy nhanh việc nạo vét đáy biển để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô, mỏm đá. bãi ngầm mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam và Philippines ở vùng quần đảo Trường Sa. Trên căn bản, khoan đào hay nạo vét chẳng có ý nghĩa khác nhau bao nhiêu trong sự xác định chủ quyền. Nhưng việc xây dựng căn cứ ở các bãi đá không gây ra đối đầu căng thẳng như khi việc giàn khoan nước sâu HD-981 hoạt động trong hai tháng năm ngoái tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.


Trên biển Hoa Đông, số các vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển quần đảo Sinkaku/Điếu Ngư thuộc Nhật Bản cũng đã giảm từ 28 lần tháng 8 năm 2013 xuống chỉ còn 6 lần tháng 6 năm 2014. Theo nhận định của ông Yanmei Xie thuộc International Crisis Group: “Sự giảm thiểu có thể dễ hiểu là để tránh rủi ro đụng độ với Nhật Bản. Tuy nhiên Trung Quốc đã có thể mặc nhiên xác định một thực trạng rằng có sự trùng lấp trên vùng biển này và Nhật Bản không là nước duy nhất có quyền tuần tiễu khu vực quần đảo.”

Sau những cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái ở Bắc Kinh giữa chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Hoa Kỳ và thủ tướng Nhật Bản, tình hình biển Đông Nam Á cũng như Hoa Đông có vẻ đi đến một giai đoạn lắng dịu. Trung Quốc dường như ý thức được rằng thái độ hung hăng gặp nhiều bất lợi về mặt ngoại giao và nay họ muốn tiếp tục đi đến mục tiêu bằng đường lối cố hữu là lấn từng phần nhỏ trong một thời gian lâu dài.

Đường lối hòa dịu này thể hiện rõ qua việc Cơ Quan An Ninh Hàng Hải Trung Quốc đầu năm nay thông báo cho Việt Nam biết là giàn khoan HD-981 sẽ đi ngang EEZ Việt Nam để đến Singapore. Theo luật hàng hải, EEZ là hải phận quốc tế tàu bè mọi nước đều có quyền đi qua, thông báo minh bạch như vậy không phải là cần thiết và trái ngược hẳn sự vi phạm khoan dò trong EEZ năm ngoái gần Hoàng Sa.

Theo cơ quan phân tích quân sự tư nhân IHS Jane, trong vòng 9 tháng gần đây, Trung Quốc đã nạo vét đáy biển và tạo ra một đảo nhân tạo 63 hectares ở bãi đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) cùng nhiều đảo nhân tạo khác trong quần đảo Trường Sa.

Nhiều giải thích khác nhau về mục đích của Trung Quốc trong việc làm này.

Các quan sát viên tin rằng ý đồ đầu tiên của Trung Quốc có liên quan đến mục tiêu quân sự. Bãi đá Tư Nghĩa được cải tạo thành một pháo đài nổi, có bãi đáp cho máy bay trực thăng, cầu cảng cho chiến hạm neo đậu và hữu dụng cho các chiến dịch săn chống tàu ngầm. Trên bãi đá Vành Khăn còn có phi đạo cho máy bay cánh thẳng và căn cứ đặt hỏa tiễn phòng không. Theo Peter Dutton, giám đốc Viện Nghiên Cứu Trung Quốc thuộc USNW thì với những căn cứ này Bắc Kinh có thể muốn thực hiện tham vọng thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng Biển Đông.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, ông Roilo Golez, mô tả mỗi đảo nhân tạo này là một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm.” Tuy vậy, nhận định này hơi quá đáng, bởi lẽ ở một vùng biển xa xôi hẻo lánh và trên một diện tích nhỏ bé, các căn cứ quân sự ấy không thể phòng thủ nếu xảy ra chiến tranh lớn. Vả lại nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 600 dặm, vấn đề tiếp liệu cho những căn cứ này rất phức tạp. Công dụng thực tế của các đảo nhân tạo này chỉ là trạm tiếp tế cho các tàu hải tuần và hải giám, những đội tàu đánh cá và khai thác hải sản.

Như vậy, nỗ lực chính trong việc tạo lập những đảo nhân tạo này có lẽ có một ý nghĩa khác. Các chuyên viên thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế đặt giả thuyết là Bắc Kinh đang tìm cách phủ nhận thách thức pháp lý mà Philippines nêu ra trong vụ kiện tại Tòa Án Trọng Tài The Hague, bằng cách xác định hiện diện thực tế của Trung Quốc ở vùng biển Trường Sa. Hành động này sẽ “gây nhiễu loạn” các bằng chứng mà tòa án có thể dùng làm căn cứ để phán định, bởi vì “vấn đề sẽ trở nên nan giải một khi các thực thể bị biến đổi vĩnh viễn,” chuyên viên Gregory Poling giải thích.

Về mặt công pháp quốc tế, chủ quyền trên biển căn cứ theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Nhưng UNCLOS không đề ra vấn đề xác định chủ quyền hải đảo như thế nào mà chỉ quy định các quốc gia nên qua những thủ tục gì để giải quyết tranh chấp chủ quyền hải đảo.

Luật căn bản về vùng biển là “Đất xác định chủ quyền vùng biển chứ không phải ngược lại,” như vậy vùng biển trong Đường Lưỡi Bò do Trung Quốc tự đặt ra, vốn đã là trái phép, không xác định được chủ quyền của họ đối với những hải đảo trên Biển Đông.


Vùng biển gồm lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý, tính từ bờ biển. Lãnh hải thuộc chủ quyền của một quốc gia và các nước khác không được xâm phạm. Nhưng EEZ không hoàn toàn như vậy, tất cả mọi quốc gia đều có quyền tự do lưu thông hàng hải và bay qua không phận EEZ.

Đảo được định nghĩa là một thực thể thiên nhiên bao quanh bởi biển, không có giới hạn về diện tích lớn nhỏ, nếu có thể đủ điều kiện cho người cư trú với sinh hoạt thường xuyên thì cũng có lãnh hải và EEZ như đất liền. Nhưng những bãi đá chìm dưới mặt nước khi thủy triều dâng cao thì không được coi là đảo, kể cả trường hợp được cải biến thành đảo nhân tạo.

Về mặt pháp lý, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa không có giá trị để xác định chủ quyền về mặt pháp lý, cũng không xác định được chủ quyền vùng biển. Nhưng phán quyết về chuyện này sẽ rất lâu dài và không đủ giá trị cưỡng chế. Như nhiều trường hợp khác trong thực tế, lý thuộc về kẻ mạnh và nếu bên mạnh không tuân hành sự phân xử, dù là của tòa án quốc tế, thì bên yếu cũng phải đành chịu.

Trong chuyện tranh chấp ở Trường Sa, không chỉ riêng Trung Quốc mà Đài Loan và Việt Nam cũng cố gắng xây dựng những căn cứ, nhưng sử dụng được những căn cứ này vào mục đích gì thì mỗi bên có khả năng khác nhau. Người ta tin rằng Trung Quốc muốn bằng những đảo nhân tạo xác định sự hiện diện của họ và nới rộng thêm là tính cách hợp lý trên thực tế của Đường Lưỡi Bò mà họ tự tuyên bố.

Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng Biển Đông không có một phương cách gì hiệu quả để đối phó với ý đồ của Trung Quốc, mà phải vận dụng phối hợp nhiều khả năng, từ ngoại giao, chính trị, pháp lý đến quân sự. Việt Nam có thể tranh cãi về lý, viện dẫn những bằng cớ lịch sử dù chắc chắn là sẽ không thể dứt điểm, đồng thời hăm dọa có thể kiện trước tòa án quốc tế nhưng nên hiểu là sẽ chỉ có giá trị tinh thần hay nhiều nhất là về mặt chính trị và ngoại giao.

Điểm quan trọng nhất là Việt Nam phải ngăn chặn không để cho Trung Quốc chiếm thêm một khu vực nào như toàn thể Hoàng Sa năm 1974 hoặc một vài đảo Trường Sa năm 1988. Để làm được điều này Việt Nam cần có lực lượng đủ sức tự vệ với một cuộc đụng độ tương đối nhỏ trong thời gian ngắn để quốc tế có điều kiện kịp lên tiếng bênh vực. Sẽ không thể có trường hợp Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Liên Âu hay bất cứ một quốc gia nào trực tiếp can thiệp nếu như chưa xảy chiến tranh giữa những nước đó với Trung Quốc.

Tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề sẽ còn lâu dài và đừng quên rằng thực tế tất cả các bên cho đến bây giờ đều theo một đường lối là nói và làm khác nhau. Việt Nam và Philippines tố cáo Trung Quốc đơn phương nghiên cứu Biển Đông, theo tin của Tân Hoa Xã, trái Nguyên Tắc Ứng Xử chung đã thỏa thuận năm 1992 và kế tiếp. Trong khi đó Pan Pacific Petroleum, Australia, cho biết đã hoàn thành nghiên cứu cùng thăm dò địa chấn ở lô 121 ngoài khơi Việt Nam và sẽ có thể quyết định việc khoan đào khai thác cuối năm nay. ExxonMobil khởi sự khoan một giếng thẩm định tại mỏ khí đốt Cá Voi Xanh vùng nước sâu ngoài khơi Phú Khánh. (HC)



Mặc Lâm/rfa - Biển Đông và sự thật phía sau chiếc mặt nạ hữu nghị

Thứ Sáu, ngày 27 tháng 2 năm 2015

Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP PHOTO

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự trên vùng đảo Gạc Ma mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Vệ tinh xác định diện tích xây dựng gấp hai trăm lần nếu so với năm 2004. Trước tình hình nghiêm trọng như vậy nhưng Việt Nam vẫn giữ phản ứng yếu ớt như từ trước tới nay thường làm. Mặc Lâm phỏng vấn Phó GSTS Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban biên giới Chính phủ để tìm hiểu thêm lý do tại sao Việt Nam tiếp tục gần như im lặng.

Đe dọa chủ quyền Việt Nam

Trước tiên Phó giáo sư Hoàng Ngọc Giao chia sẻ:

PGS Hoàng Ngọc Giao: Rõ ràng đây là vấn đề có thể nói rằng rất nghiêm trọng đang đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, thế nhưng tôi cũng như người dân và các đồng nghiệp khác cảm thấy rất là thất vọng, đang ngóng chờ xem không biết là chính phủ Việt Nam sẽ có những động thái gì.


Cho đến bây giờ thì chưa thấy có một động thái nào cả và điều này theo tôi nó rất là không bình thường, nhất là chính phủ là người chịu trách nhiệm về việc quản lý đất nước bảo vệ chủ quyền là lãnh thổ của đất nước mà lại chưa có động thái gì rõ rệt thì đây là điều đang gây nên băn khoăn và lo lắng trong giới trí thức cũng như nhiều người dân Việt Nam.

Mặc Lâm: Như GS cũng đã biết hiện nay Malaysia và Philippines đang rất lo ngại việc bành trướng của Trung Quốc qua các động thái xây dựng các nơi mà họ chiếm dụng trái phép. Theo GS Việt Nam có nên liên kết với các nước có cùng quan ngại tại Biển Đông với mục đích bảo vệ chủ quyền của mình hay không?

PGS Hoàng Ngọc Giao: Vâng, theo tôi việc liên kết với các nước có cùng lợi ích trong khu vực Biển Đông là sự cần thiết. Có lẽ sự cần thiết này không phải bây giờ nó mới đặt ra mà ngay từ khi những động thái đầu tiên của Trung Quốc khi đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển của chúng ta thì nó đặt ra sự cần thiết là ngoài nỗ lực đấu tranh bằng ngoại giao, đấu tranh bằng pháp lý thì Việt Nam cần phải có sự liên kết hợp pháp với các nước khác như Philippines, Malaysia hay các nước trong ASEAN để làm sao thúc đẩy tiếng nói của các nước nhỏ trong vùng Biển Đông để hạn chế, kiềm chế chính sách bành trướng xâm lược xuống phía Nam của Trung Quốc.

Tuy nhiên những bước đi của Việt Nam cho đến ngày hôm nay trong sự liên kết đó thì mới chỉ thể hiện ở việc liên kết về mặt chính trị ngoại giao trong khối ASEAN nhằm thúc đẩy việc xây dựng COC (Code of Conduct) chứ còn về mặt đấu tranh pháp lý thì có thể nói Việt Nam, mặc dù theo tôi được biết về mặt hồ sơ pháp lý cũng như các căn cứ pháp lý của Việt Nam rất tự tin và có thể lập hồ sơ một cách đầy đủ để mà thực hiện những hành động pháp lý, thế nhưng rất tiếc cho tới bây giờ thì Việt Nam vẫn chưa thể hiện một chính sách đối ngoại hòa bình bằng con đường pháp luật để giải quyết vấn đề này mà cũng chỉ là dừng lại ở những tuyên bố khẳng định chủ quyền rất là chung chung. Theo tôi thì điều này nó chưa giải quyết được vấn đề và trong bối cảnh hiện nay chính phủ Việt Nam cần phải mạnh mẽ hơn nữa.

Mặc Lâm: Thế nhưng có những ý kiến cho rằng Việt Nam nên mềm mỏng chờ đợi thời cơ khi đất nước mạnh hơn thì việc đối phó với Trung Quốc sẽ hiệu quả và có lợi hơn là tích cực chống lại Bắc Kinh trong tình thế bây giờ?

PGS Hoàng Ngọc Giao: Chúng ta gìn giữ quan hệ mềm mỏng với Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải để cho Trung Quốc lấn tới như thế này. Trên thực tế Trung Quốc đang lấn tới và những hành vi xây dựng như thế của họ trên biển trực tiếp đe dọa chủ quyền của Việt Nam. Cụ thể đường đi ra Biển Đông của chúng ta ở các đảo Trường Sa bây giờ họ đã san lấp và lập ra các trạm và sau này nó sẽ trở thành các căn cứ quân sự của họ. Họ kiểm soát mở rộng ra toàn bộ vùng biển và như vậy Việt Nam dường như vào cái thế rất kẹt.

Nếu ngay từ bây giờ chính phủ Việt Nam không quyết định ngay có những hành động pháp lý mạnh mẽ hơn nữa, một mình đơn phương hay kết hợp cùng với các nước trong khu vực, đặc biệt cùng với Philippines thì theo tôi tình hình nó sẽ diễn biến ngày càng xấu đi và nguy cơ chúng ta bị mất cả vùng biển ở Biển Đông nó đang hiện hữu, nó đang ngày càng rõ rệt hơn.

Đã khởi kiện thì phải khởi kiện toàn bộ

Mặc Lâm: Thưa GS quần đảo Gạc Ma là của Việt Nam và bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1988 với các bằng chứng thuyết phục không thể chối cãi qua sự hy sinh của các bộ đội vẫn còn danh sách tử vong, vậy có nên chăng bắt đầu khởi kiện Trung Quốc ngay tại thời điểm này khi Trung Quốc tăng tốc xây dựng và mở rộng đảo Gạc Ma?

PGS Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi việc kiện Trung Quốc không phải chỉ đơn thuần chỉ có một cái đảo Gạc Ma. Nếu nói về hồ sơ pháp lý thì Hoàng Sa là của chúng ta đó là chắc chắn, rất mạnh mẽ. Trường Sa thì có một số đảo, bãi đá các thứ thì chúng ta sau này mới tiếp quản và nó cũng chỉ là những cái đảo không có người ở tức là những bãi đá không được thừa nhận trong công ước luật biển năm 82. Do đó nếu chúng ta khởi kiện Trung Quốc là chúng ta khởi kiện về vấn đề danh nghĩa chủ quyền đối với các đảo và bãi đá trên Biển Đông.

Tôi nghĩ rằng đấy mới là đầy đủ, chứ còn có một bãi Gạc Ma thì chưa phải là một nội dung lớn để chúng ta có đầy đủ tất cả các căn cứ pháp lý. Bởi vì nó liên quan với nhau mà, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nó liên quan rất nhiều. Chúng ta có nhiều bằng chứng về lịch sử, pháp lý liên quan đến cả Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Chúa Nguyễn, do đó nếu như khởi kiện thì chúng ta cần phải lập một hồ sơ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và khởi kiện trong nghĩa chủ quyền đối với các đảo và bãi đá này.

Nếu bây giờ chúng ta chỉ đi kiện mỗi cái đảo Gạc Ma thì dường như được hiểu là chúng ta mặc nhiên công nhận Hoàng Sa là của họ. Cho nên đã khởi kiện thì phải khởi kiện toàn bộ danh nghĩa chủ quyền của chúng ta đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ở đây tôi muốn nói “danh nghĩa chủ quyền” và việc này phải để cho tòa xác định. Chúng ta luôn luôn khẳng định rằng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta nhưng về mặt căn cứ pháp lý cũng như mặt địa lý, địa mạo rồi hàng hải thì phải để cho quốc tế phân định.

Tôi không nghĩ rằng chúng ta yêu sách đòi tất cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì chúng ta sẽ được ngần đó, thế nhưng đã là một hồ sơ pháp lý thì phải đầy đủ tất cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mặc Lâm: Vâng, thưa GS Trung Quốc tỏ ra rất lo ngại dư luận của người dân Việt Nam. Khi dân chúng tổ chức các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì Bắc Kinh luôn luôn yêu cầu nhà nước Việt Nam can thiệp. Ông có nghĩ rằng đến một thời điểm nào đó thì nhà nước sẽ tổ chức hay khuyến khích các cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhằm hỗ trợ các chính sách đối phó của nhà nước hay không?

PGS Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi ở một nền dân chủ thì tiếng nói người dân rất quan trọng và chính sách đối ngoại của nhà nước phải dựa trên lòng dân. Ở đây tôi không muốn nói nhà nước phải khuyến khích hay cho phép. Ở đây phải khẳng định cái quyền có được tiếng nói để bảo vệ chủ quyền của đất nước, đó là quyền của nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên điều đáng tiếc là quan hệ chính trị cho nên chính phủ Việt Nam nhiều lúc cân nhắc đến chuyện quan hệ đối ngoại đối với Trung Quốc, giữ lấy khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt. Trong khi đó nhận thức của nhân dân, công chúng thì người ta thừa thấy rằng cái 16 chữ vàng và 4 tốt nó chả có ý nghĩa gì cả và người ta thấy đường lối đối ngoại của phía Trung Quốc theo kiểu bành trướng đã xé toạc cái khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt do họ nêu ra. Họ nêu ra như thế nhưng họ áp đặt chính phủ Việt Nam theo đường lối gọi là hữu hảo.

Đây là một âm mưu một sách lược vừa đánh vừa trói buộc đối phương của Trung Quốc.

Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.



Tuấn Khanh - Hung hãn và hèn nhát

Thứ Sáu, ngày 27 tháng 2 năm 2015


Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh, viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm chí đáng yêu.

 Quốc sự về nụ hôn của một cụ già trỗi máu xuân tình dĩ nhiên không quên bàn về nước dãi của cụ còn để lại trên gò má căng phính lông tơ của cô gái trẻ. Quốc sự về hình ảnh đó cũng có đủ mọi lời bảo vệ bằng cách đưa ảnh một vị lãnh tụ khác cũng hay hôn phụ nữ, đàn ông và trẻ con như một truyền thống đáng noi theo. Dĩ nhiên, khi đã tranh luận, mỗi phe càng nói càng hăng. Ngôn ngữ mỗi lúc một mạnh bạo, thậm chí rất hung hãn.

Sự hung hãn của một nền dân chủ xã hội đầy sôi động đó cũng được mô tả bằng bản tin hơn 5000 người Việt đánh nhau đến nhập viện trong một mùa xuân cầu mong yên lành. Sự hung hãn được chỉ định bằng việc giết heo trong lễ hội theo lối yêu trảm (chém ngang lưng) du nhập từ đời nhà Tần phương Bắc sang Việt Nam. Sự hung hãn được xác nhận như phần cần thiết của lễ hội mua thần bán thánh, từ miệng của một quan chức cấp cao, phó chủ tịch Uỷ ban Nhân Dân Sóc Sơn “Lễ hội không tổ chức phát lộc cho người dân nên ai muốn có phải cướp. Xô xát là bình thường”. Loại câu nói đủ biết hạng người nào, tri thức kiểu gì đang đứng trên đầu dân chúng.

Một khi chuyện hôn hít của một ông già, chuyện đánh nhau vỡ đầu giành lộc, chuyện hung hãn đánh nhau giữa đường rồi cùng nhập viện… nay đã trở thành quốc sự hạng một, chiếm lĩnh mọi sự quan tâm của quốc dân, thì đó cũng là một chỉ dấu của con đường đến mạt vận. 

Người Việt hôm nay dường như rất hung hãn trong những chuyện tự do ngôn luận dân chủ tầm ruồng, bỏ quên hay tránh né về những điều nguy ngập khác, rằng Trung Cộng đã dựng xong sân bay, pháo đài… trên biển, có thể đánh chiếm Sài Gòn trong 24 giờ. Thế nhưng tướng quân đội Việt Nam thì tâm tư tha thiết kêu gọi dân chúng không nên ghét bỏ kẻ đang lăm lăm cướp – giết tổ quốc mình. 

Người Việt hôm nay dường như rất hung hãn trong cách dùng mọi học thuật để chứng minh đối phương đồi bại hay tiến bộ trong những điều chỉ đáng liếc qua và lãng quên, nhưng giỏi cười qua loa với chuyện các dự án bauxite thua lỗ trầm trọng mà vẫn phải tiếp tục, ngày đêm giao nộp sang biên giới,  giỏi giả lơ khi giá xăng được tuyên hô sẽ lên giá không cần lý do, khi dầu thế giới chỉ có giá 50 USD/ thùng – mức giá thấp nhất từ trước đến nay.

Người Việt hôm nay dường như đủ hung hãn chém con heo ra nhiều mảnh, reo hò và tắm máu như thời các bộ lạc dã man, nhưng hèn nhát câm miệng không dám bàn về tài sản các quan chức tham nhũng đang đục ruỗng tổ quốc mình. Người ta im lặng hèn nhát khi nghe những kẻ như Trần Văn Truyền chỉ bị kỷ luật giơ cao đánh khẽ, còn những người tố cáo cái ác như ông Cao Kim Hoa, báo Người Cao Tuổi, đang lao đao giữa trùng vây vô lại.

Cái cần phải hung hãn, thì người ta đang chọn cách hèn nhát. Cái cần phải hèn đi thì người ta ồ ạt xông lên: hung hãn giành giật thức ăn buffet, hung hãn trói đánh kẻ trộm chó, hung hãn phán xét, nguyền rủa chung quanh như bản thân mình là hiện thân của ngọn cờ đầu nhân nghĩa.

Hung hãn và hèn nhát, hai mặt đối lập của số đông trong một nước, cho thấy sự sục sôi của chủ nghĩa duy lợi đang lây lan như một loại virus trọng bệnh, mà tỷ lệ nghịch với làn sóng đó, là sức sống còn cho một quốc gia.



No comments:

Post a Comment