Trung Quốc nói các hoạt
động ở Biển Đông là ‘kiềm chế’
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng các
hoạt động của Bắc Kinh trên những bãi cạn và các vùng biển xung quanh là ‘hợp
lý, chính đáng, hợp pháp’ và thái độ của Bắc Kinh là ‘kiềm chế và có trách
nhiệm’
·
·
·
Tin liên hệ
Thẩm phán Philippines: TQ không có quyền tuyên bố chủ quyền
lịch sử ở Biển Đông
Thẩm phán Carpio nói những bản đồ cổ của Trung Quốc từ đời nhà
Tống và nhà Thanh đều ghi rõ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc luôn là đảo Hải
Nam
- Philippines tạm ngừng thăm dò ở Biển Đông để giải quyết tranh
chấp
- Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông
- Singapore, Ấn Độ nêu lập trường về tranh chấp Biển Đông
- Nhật Bản kêu gọi tuân thủ luật pháp trong tranh chấp lãnh hải
với TQ
Ðường dẫn
27.02.2015
Trung Quốc khẳng định các hoạt động của họ ở Biển Đông là ‘kiềm
chế’ và ‘có trách nhiệm’.
Tuyên bố của Bắc Kinh được đưa ra sau khi Giám đốc Tình báo Quốc
gia Mỹ tố cáo việc Bắc Kinh mở rộng các tiền đồn trong khu vực là một nỗ lực
‘gây hấn’ để đòi hỏi chủ quyền.
AP dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, ngày
27/2 nói rằng các hoạt động của Bắc Kinh trên những bãi cạn và các vùng biển
xung quanh là ‘hợp lý, chính đáng, hợp pháp’ và thái độ của Bắc Kinh là ‘kiềm
chế và có trách nhiệm.’
Một ngày trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper,
trước Ủy ban Quân lực Thượng viện đã vạch rõ việc Trung Quốc khuếch trương các
tiền đồn để phục vụ cho tàu bè trú đóng và cho các đường băng có thể có. Phát
biểu của ông Clapper nêu bật quan ngại của Hoa Kỳ về hoạt động cải tạo đất của
Bắc Kinh có thể châm ngòi căng thẳng với các nước láng giềng.
Giám đốc Tình báo Clapper nói việc Trung Quốc dành chủ quyền trên
80% diện tích Biển Đông là ‘đòi hỏi quá đáng.’
Đáp lại, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh hy
vọng Hoa Kỳ ‘thận trọng hơn’ trong vấn đề này. Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh ‘Không
một nước nào được quyền đưa ra những tố cáo vô căn cứ.’
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS tuần qua
cho biết Việt Nam, Malaysia, và Đài Loan trong nhiều năm qua đã bồi đắp các bãi
đất hiện hữu ở Biển Đông trong khi Philippines đang dự tính nâng cấp một sân
bay và một bến tàu trên một hòn đảo mà họ chiếm đóng. Tuy nhiên, vẫn theo CSIS,
cách mà Trung Quốc thay đổi đáng kể kích cỡ và cấu trúc của các thực thể đất
đai ở Biển Đông là ‘bất thường.’
Năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu công trình thi công lớn ở bãi Gaven,
xây một đảo nhân tạo mới rộng hơn 7 ha.
CSIS cho hay trên hòn đảo mới này dường như có một tháp phòng
không.
Nguồn: AP/ANI/The Guardian
No comments:
Post a Comment