Saturday 21 February 2015

Trung Cộng xây đảo nhân tạo làm bàn đạp ở Biển Đông

 
Trung Cộng xây đảo nhân tạo làm bàn đạp ở Biển Đông
  • 20 tháng 2 2015

·         Thoái Đảng để cứu nước, bỏ Đảng để cứu Dân Tộc !



image





Preview by Yahoo


Trung Quốc đang gấp rút xây dựng cải tạo các đảo trên Biển Đông

Hãng tin Anh quốc Reuters vừa có bài phân tích về chiến lược phát triển đảo nhân tạo và tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc.
Hãng này nói việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc diễn ra nhanh chóng nhằm tạo bàn đạp cho Bắc Kinh mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân, không quân, tuần duyên và ngư nghiệp, gây quan ngại cho các nước xung quanh.
Theo các bức hình mà Philippines mới công bố, Trung Quốc đã xây dựng và cải tạo khá nhiều trên sáu đảo nhỏ và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời bắt đầu công việc trên đảo thứ bảy.
Một điểm gây quan ngại nhất là việc phát triển các hải cảng và điểm tiếp dầu, cộng thêm các đường băng khiến Bắc Kinh có thể uy hiếp toàn bộ Biển Đông.
Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao phương Tây nói: "Các công trình này lớn và tham vọng hơn chúng ta từng nghĩ. Về nhiều khía cạnh, khi kế hoạch này tiếp tục được phát triển thì sẽ đặc biệt khó khăn [cho các nước] trong việc đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông".
Các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo ở Biển Đông. Trừ Brunei, các nước kia đều cho củng cố cơ sở của mình trên các đảo mà họ kiểm soát.
Quan ngại từ 2014
Bắt đầu từ giữa năm 2014, Philippines bày tỏ quan ngại về các công trình của Trung Quốc, nhất là việc xây dựng đường băng trên bãi Gạc Ma.
Tuần rồi tạp chí Janes's Defence của Anh có đăng tải phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Hughes Reef, cũng thuộc Trường Sa, mà Việt Nam gọi là Đá Tư Nghĩa.
Janes's Defence nói đây là một công trình lớn, được xây dựng trên diện tích 75.000 mét vuông mà Trung Quốc dùng cát kiến tạo từ tháng Tám năm ngoái.
Các công trình ở Biển Đông sẽ mang sức mạnh mới cho hải quân Trung Quốc

Bên cạnh đó, tạp chí này đăng hình ảnh Bãi Chữ thập mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo có độ dài hơn 3km để xây đường băng.
Tất nhiên, ngoài việc sử dụng các cơ sở hạ tầng nói trên cho mục đích chiến lược và an ninh, Trung Quốc có thể dùng để tiếp vậ́n cho tàu cá hay tàu tuần tra biển của mình.
Reuters nói từ tháng Bảy rằng nhà chức trách Trung Quốc đã khuyến khích ngư dân ra đánh bắt xa bờ ở Trường Sa.
Tuy nhiên, mục tiêu trước nhất vẫn là nhằm kiểm soát Biển Đông và kiềm chế các đối thủ, như Việt Nam, quốc gia đang nắm giữ nhiều đảo và bãi cạn ở Trường Sa.
Zhang Baohui, chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc tại Đại học Lingnan, Hong Kong, nói các kế hoạch cải tạo phát triển của Trung Quốc đều nhắm tới khía cạnh an ninh.
Trung Quốc đã thấm thía sự thiếu vắng các cơ sở xa bờ của mình vào hồi năm ngoái, khi trợ giúp Malaysia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở Ấn Độ Dương.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, theo Reuters, biết rằng nước này cần gấp rút xây dựng các cơ sở ở biển khơi nếu muốn trở thành cường quốc đại dương, tức có khả năng hoạt động xa bờ, trước năm 2050.
Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?
Cũng có suy luận rằng tất cả các động thái nói trên sẽ dẫn tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Trung Quốc đã lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 nhưng cho tới nay chưa thấy loan báo gì về kế hoạch nào khác.
Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Philippines, nói vào đầu năm 2016 các công trình cải tạo ở Biển Đông của Trung Quốc có lẽ sẽ gần hoàn tất và Bắc Kinh sẽ công bố việc thiết lập ADIZ tại đây trong vòng ba năm tới.
Reuters dẫn lời ông nói: "Họ đang làm dần từng bước. Họ đang thực sự nỗ lực."


'2015 là năm tốt để Obama thăm Việt Nam'
  • 7 giờ trước

Năm 2015 sẽ là cơ hội tuyệt vời để Hoa Kỳ và Việt Nam thúc đẩy quan hệ, với đỉnh cao là chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Barack Obama, được trông đợi là sẽ diễn ra vào cuối năm.

Đó là nhận định trong bài viết đăng ngày 19/2/2015 của các tác giả Murray Hiebert và Phuong Nguyen từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đặt tại Washington D.C.
Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ.
Từ 1995 tới nay, quan hệ giữa hai nước đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng, từ kinh tế, chính trị, an ninh cho tới giáo dục.
Công du Á châu
Tháng 11/2015, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Philippines, và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia.
Bài viết đăng trên trang CSIS nói rằng với việc tới Việt Nam trong thời gian đó, ông Obama sẽ có thể xác lập những thắng lợi quan trọng về chính sách ngoại giao, đồng thời phát triển hợp tác toàn diện mà ông đã tuyên bố cùng người tương nhiệm Việt Nam hồi 2013.
Tổng thống Obama [khi tới Việt Nam] nên tính chuyện có diễn văn về vấn đề tái cân bằng của Mỹ tại Á châu trong tương lai và tái xác nhận tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với lợi ích dài hạn của Mỹ tại khu vực.
Trong lĩnh vực kinh tế, bài viết nhận định rằng nếu thỏa thuận hợp tác thương mại liên Thái Bình Dương (TPP) được hoàn tất trong nửa đầu năm nay thì ông Obama sẽ có lợi thế quan trọng khi tiến hành chuyến công du Á châu vào cuối năm.
Thương mại hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đạt 35 tỷ đô la trong năm ngoái, chiếm 22% tổng thương mại Hoa Kỳ có với khối ASEAN và đưa Việt Nam trở thành nhà cung ứng lớn nhất trong ASEAN cho thị trường Mỹ.
Nếu đàm phán TPP hoàn tất để Việt Nam trở thành thành viên của hiệp ước này thì thương mại song phương được trông đợi là sẽ tăng lên 57 tỷ đô la tính đến 2020, theo ước tính của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam dự tính cũng sẽ tăng mạnh, với hy vọng là các hãng lớn của Hoa Kỳ như Boeing, General Electric, v.v... có thể ký được các hợp đồng lớn trong những lĩnh vực hàng không hay năng lượng hạt nhân với Việt Nam.
Trong lĩnh vực an ninh, theo thỏa thuận khung giữa Mỹ và Việt Nam, được đàm phán hồi 2011, có năm lĩnh vực ưu tiên được đề cập tới, gồm đối thoại cấp cao, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ nhân đạo và thảm họa, và gìn giữ hòa bình, đã được coi là cơ sở hợp tác giữa hai nước từ những năm qua, trong đó vấn đề hàng hải được đặc biệt quan tâm.
Lợi ích của Mỹ tại Á châu
Theo bài viết thì trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Tổng thống Obama nên tính chuyện có diễn văn về vấn đề tái cân bằng của Mỹ tại Á châu trong tương lai và tái xác nhận tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với lợi ích dài hạn của Mỹ tại khu vực.
Theo kế hoạch, ông Obama sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, sẽ được tổ chức tại Philippines vào tháng 11/2015
Việc hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ là dịp đặc biệt thích hợp để ông Obama có bài diễn văn như thế, các tác giả bài viết bình luận.
Ngoài ra, còn hai sáng kiến nổi bật nữa của Mỹ khiến chuyến đi của ông Obama tới Việt Nam năm nay càng thêm ý nghĩa.
Đó là đề xuất mở cơ sở của Peace Corps, một tổ chức quốc tế của Mỹ chuyên giúp đỡ các đối tượng cần giúp trên thế giới, và mở Đại học Fulbright, có thể sẽ trở thành đại học độc lập kiểu Mỹ đầu tiên tại Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam là nước có đông học sinh, sinh viên tới Hoa Kỳ học tập nhất trong khối các nước Đông Nam Á.
Bài viết nhận định là việc tuyên bố thỏa thuận mở hai cơ sở trên trong chuyến đi, nếu được, sẽ là dấu hiệu cho thấy ông Obama tăng cường quyền lực mềm trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á.
Tổng thống Mỹ cũng được đánh giá là đang trong vị thế thuận lợi nhất để đề cập tới hai vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt-Mỹ, là nhân quyền và di sản cuộc chiến Việt Nam.
Điều ông cần làm, theo các tác giả bài viết, là phải tỏ rõ cho nước chủ nhà thấy Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tình hình nhân quyền, đặc biệt là trong vấn đề truyền thông và các blogger chính trị, bởi điều đó sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo dựng sự hợp tác song phương trong tương lai, cũng như vị thế của chính Việt Nam trong khu vực.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội thích hợp để hai nước thúc đẩy việc giải quyết hậu quả của chất da cam và tình trạng bom mìn còn sót lại ở Việt Nam, các tác giả nói thêm.



No comments:

Post a Comment