Sunday 8 February 2015

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương


Hoa Kỳ tuyên bố sẽ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương

Secrets of the USS Texas Nuclear Submarine (Full Documentary)



image





Preview by Yahoo


Thanh Phương

mediaCố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice trả lời câu hỏi sau bài phát biểu tại Viện Brookings ở Washington ngày 06/02/2015.Reuters

Hôm qua, 06/02/2015, tại Viện Brookings, Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice vừa công bố Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Mỹ Barack Obama, khẳng định vai trò lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Hoa Kỳ là yếu tố then chốt để xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên toàn thế giới. Chiến lược này mô tả Hoa Kỳ là lực lượng quan trọng trong việc chống những thách đố trên toàn cầu hiện nay như khủng bố, biến đổi khí hậu và tấn công tin học.

Đặc biệt, Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ đã và sẽ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương. Tài liệu này dự báo là trong vòng 5 năm tới, gần phân nửa tăng trưởng kinh tế bên ngoài Hoa Kỳ sẽ đến từ châu Á, nhưng những vấn đề về an ninh ở khu vực này như tranh chấp biển đảo và thái độ gây hấn của Bắc Triều Tiên có nguy cơ leo thang và dẫn đến xung đột. Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Mỹ sẽ vẫn mang tính thiết yếu trong việc duy trì ổn định và an ninh khu vực châu Á, thúc đẩy thương mại và bảo đảm sự tôn trọng các quyền phổ quát của con người.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama cho biết là Hoa Kỳ đang « hiện đại hóa » các liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines, nhưng cũng đang tập trung củng cố quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Malaysia.

Trong tài liệu này, Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của « một nước Trung Quốc ổn định, hòa bình và thịnh vượng » và Washington muốn phát triển một mối quan hệ « mang tính xây dựng » với Bắc Kinh. Nhưng đồng thời Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc « tuân thủ các luật lệ và chuẩn mực quốc tế trên những vấn đề, từ an ninh hàng hải, đến mậu dịch và nhân quyền ».

Chiến lược An Ninh Quốc gia của tổng thống Obama ghi rõ : « Chúng ta sẽ theo dõi sát tiến trình hiện đại hóa quân sự và bành trướng sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Á, đồng thời tìm cách giảm nguy cơ hiểu nhầm nhau hoặc tính toán sai lầm. »

Riêng về các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở châu Á, tài liệu này lên án những hành động nhằm cưỡng ép và xác quyết chủ quyền có nguy cơ leo thang thành xung đột. Washington khuyến khích mở các kênh đối thoại để giải quyết các tranh chấp biển đảo một cách hòa bình theo đúng công pháp quốc tế.

Chiến lược An ninh Quốc gia của tổng thống Obama ủng hộ việc sớm đạt đến một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc với ASEAN. Tài liệu này chỉ trích Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vì điều này gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ về « một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ».

 

Phó tổng thống Biden: Mỹ sẽ giúp Ukraine tự vệ nếu cần

Từ trái qua phải: Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị An ninh Munich hôm 7/2.
Từ trái qua phải: Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị An ninh Munich hôm 7/2.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Tổng thống Pháp: Đề nghị hòa bình là 'cơ hội chót' để chấm dứt khủng hoảng Ukraine

Tổng thống Hollande nói rằng đề nghị hòa bình do Pháp và Đức đưa ra và đang được thảo luận là 'một trong những cơ hội chót' để chấm dứt giao tranh ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine yêu cầu NATO cung cấp vũ khí

Ngoại trưởng Mỹ họp với Tổng thống Ukraine, người lên tiếng yêu cầu các nước Tây phương cung cấp vũ khí để giúp nước ông chiến đấu chống phiến quân thân Nga

Các học giả Mỹ hối thúc cung cấp viện trợ sát thương cho Ukraine

Các học giả về chính sách ngoại giao Mỹ đến thăm Ukraine hồi gần đây, nói đã đến lúc Mỹ nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để đẩy lui 'sự xâm lăng của Nga'
08.02.2015
Phó tổng thống Joe Biden nói Hoa Kỳ muốn một giải pháp hoà bình tại Ukraine, nhưng Mỹ sẽ giúp Kiev tự vệ chống lại Nga nếu cần.
Trong bài diễn văn tại một hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, ông Biden nói Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập lại nhiều lần về quyết tâm làm việc cho hòa bình nhưng thay vào đó ông Putin đã gởi “xe tăng, binh sĩ, và vũ khí” đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Phó tổng thống Biden nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine “sự trợ giúp an ninh,” không phải để khuyến khích chiến tranh, nhưng để giúp Ukraine tự vệ.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát biểu tại hội nghị vài phút sau đó. Ông cầm một vài hộ chiếu Nga và nói rằng những hộ chiếu này tịch thu được từ các binh sĩ Nga nhiều kilômét bên trong biên giới Ukraine.
Ông nói có hơn 5.600 thường dân thiệt mạng trong cuộc xung đột kể từ tháng 4 năm ngoái và gọi cuộc xung đột này là “một thảm kịch ngày càng tăng cho nước tôi.”
Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng đề nghị hòa bình do Pháp và Đức đưa ra và đang được thảo luận là “một trong những cơ hội chót” để chấm dứt giao tranh ở miền đông Ukraine.
Phát biểu tại Pháp, Tổng thống Holland nói rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu không có một thỏa thuận hòa bình lâu dài.
'Nuông chiều Ukraine'
Tại hội nghị Munich, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hiện chưa rõ kế hoạch hòa bình có thành công hay không. Bà cũng phản đối những ý kiến cho rằng các nước Tây phương nên cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bà nói rằng việc có thêm vũ khí sẽ không giải quyết được vụ xung đột này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trả lời rằng vẫn còn có thể đạt được thỏa thuận để chấm dứt vụ xung đột ở Ukraine, nhưng ông mạnh mẽ chỉ trích lập trường của Mỹ và Âu châu về Ukraine.
Ông nói rằng Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã có những bước leo thang cuộc xung đột. Ông nói thêm “các đối tác Tây phương của chúng tôi nuông chiều và tha thứ cho giới hữu trách Ukraine, những người đã phát động chiến dịch quân sự toàn diện và gọi công dân của họ là quân khủng bố.” Ý ông muốn nói đến những người Ukraine đồng tình với những phần tử đòi ly khai thân Nga.
Những cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine đã kết thúc sáng ngày thứ Bảy mà không có kết quả cụ thể, nhưng một phát ngôn viên Nga nói rằng công tác về kế hoạch chấm dứt 10 tháng nổi dậy của các phần tử thân Nga tại miền đông Ukraine đang tiếp diễn.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đứng đầu lịch trình làm việc của hội nghị an ninh kéo dài 3 ngày tại Munich, chấm dứt vào ngày Chủ Nhật. Hội nghị có sự tham dự của các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà ngoại giao và các giới chức quốc phòng.
Giao tranh tại vùng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine gần biên giới Nga đã gia tăng sau khi một kế hoạch hòa bình bị tan vỡ trong tuần qua.

TT Pháp: Đề nghị hòa bình là “cơ hội chót” để chấm dứt khủng hoảng Ukraine

NGA_DUC_PHAP

 

Tổng thống Pháp, Francois Hollande, nói rằng đề nghị hòa bình do Pháp và Đức đưa ra và đang được thảo luận là “một trong những cơ hội chót” để chấm dứt giao tranh ở miền đông Ukraine.

TT Hollande phát biểu như vậy ngày hôm nay tại hội nghị an ninh ở Munich, sau khi cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel thảo luận về đề nghị này với Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Pháp nói rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu không có một thỏa thuận hòa bình lâu dài.

Cũng tại hội nghị Munich, bà Merkel cho biết hiện chưa rõ kế hoạch hòa bình có thành công hay không. Bà cũng phản đối những ý kiến cho rằng các nước Tây phương nên cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bà nói rằng việc có thêm vũ khí sẽ không giải quyết được vụ xung đột này.

Tư lệnh chỉ huy lực lượng NATO ở Âu châu, ông Philip Breedlove, nói rằng Tây phương không nên loại bỏ việc sử dụng sức mạnh quân sự ở Ukraine. Ông Breedlove ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng không đưa binh sĩ đến tác chiến trên bộ.

Cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine đã kết thúc sáng nay mà không có kết quả cụ thể, nhưng một phát ngôn viên Nga nói rằng công tác về kế hoạch này đang tiếp diễn.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Putin cùng với Thủ tướng Merkel, Tổng thống Hollande và Tổng thống Ukraine ,Petro Poroshenko, sẽ tham gia cuộc thảo luận bốn bên qua điện thoại vào ngày mai.

NT Kerry: Mỹ không thể phớt lờ sự can thiệp của Nga ở Ukraine

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp báo chung tại Kyiv, ngày 5/2/2015.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho biết Mỹ đang mưu tìm một giải pháp ngoại giao đối với cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, nhưng nói thêm rằng Washington ‘không thể phớt lờ’ các xe tăng và binh sĩ Nga vẫn vượt qua biên giới.

Ngoại trưởng Kerry phát biểu như vậy sau cuộc gặp diễn ra hôm nay tại Kiev với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Hoa Kỳ và các đồng minh cáo buộc Nga hậu thuẫn các phần tử ly khai ở miền đông Ukraine bằng vũ khí và nhân lực, nhưng Moscow phủ nhận các cáo buộc đó.

Trước khi ông Kerry đặt chân tới Kiev, một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ cấp cho Kiev thêm một khoản viện trợ trị giá 16,4 triệu đôla để giúp đỡ các thường dân bị tác động bởi cuộc chiến ở miền đông Ukraine.

Giới chức này cũng nói rằng Hoa Kỳ tiếp tục đánh giá xem liệu có cần hỗ trợ “vũ khí sát thương để phòng thủ” cho Ukraine hay không, nhưng ông nói rằng đã có các quan ngại về việc các lực lượng Ukraine chưa đủ khả năng sử dụng các thiết bị như vậy.

Giới chức này nói thêm rằng Washington đang trao đổi với các đối tác ở Châu Âu về việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong tương lai nếu Moscow tiếp tục can thiệp vào tình hình ở Ukraine.

Bạo lực ở miền đông Ukraine đã leo thang sau khi các cuộc hòa đàm nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột ở nước này đổ vỡ hồi tuần trước. Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm nay nói rằng ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới thăm Ukraine để trình “một giải pháp mới cho cuộc xung đột, dựa trên sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel sẽ thảo luận kế hoạch đó với Tổng thống Poroshenko trước khi tới Moscow để trao đổi với các nhà lãnh đạo Nga. Tại Brussels, Tổng thư ký NATO nói rằng liên minh này hôm nay chuẩn bị tăng cường phòng thủ gần biên giới Nga để đáp lại “các hành động khiêu khích của Moscow” ở Ukraine.


 

No comments:

Post a Comment