Wednesday, 31 December 2014

Việt - Trung và sự thiếu vắng niềm tin


Việt - Trung và sự thiếu vắng niềm tin

Tiến sĩ Katherine Tseng Gửi cho BBC từ Singapore
  • 29 tháng 12 2014
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/05/27/140527040411_china_vietnam_512x288_afp_nocredit.jpg
Việt Nam và Trung Quốc va chạm vì vụ giàn khoan hồi tháng Năm 2014
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đi kèm một loạt vấn đề phức tạp, vượt ra ngoài tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa. Tuy vậy, chúng gắn kết với nhau đủ chặt để một biến đổi nhỏ chỗ này cũng sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền ở chỗ khác.
Nói ngắn gọn, thiếu vắng niềm tin là yếu tố lớn đằng sau mối quan hệ này. Việt Nam đối diện thách thức kép: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trong lúc quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Thách thức đầu tiên có thể khiến Hà Nội mất uy tín chính trị, còn thách thức sau có thể tạo ra bất ổn cho sự phát triển chung của Việt Nam.

'Thoát Trung' về kinh tế?

Thời gian qua, quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng quan trọng, không chỉ giúp phát triển kinh tế mà còn giúp Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát chính trị.
Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam áp dụng chính sách kinh tế tự do hơn. Nhưng từ 2008, kinh tế Việt Nam bị khó khăn vì lạm phát cao và tăng trưởng thấp.
Như thường xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển khi gia nhập kinh tế toàn cầu, khủng hoảng của Việt Nam khởi đầu do cơn sốt vốn đầu tư nước ngoài dẫn tới việc cho vay vô tội vạ, kéo theo là lạm phát nặng nề. Chính phủ buộc phải giảm chi tiêu từ đầu năm 2011. Nay khó vay vốn hơn, các doanh nghiệp phải đi đòi nợ khách hàng hoặc trả tiền lãi.
Tham vọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, muốn đẩy doanh nghiệp nhà nước đi theo con đường của các tập đoàn Hàn Quốc, cũng thất bại.
Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đi vào các lãnh vực mà họ không mấy hiểu biết, khiến họ nợ đầm đìa. Kết quả là những ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay phải ôm các cục nợ xấu, mà theo thống kê hồi tháng Năm 2013, chiếm đến 15% tổng tiền cho vay.
Để đối phó nợ gia tăng, vào năm 2012, biện pháp táo bạo nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát (có lúc lên đến 28%) đã khiến tăng trưởng kinh tế thấp xuống như hồi đầu thập niên 1990.
Khó khăn lại càng chồng chất vì vấn nạn tham nhũng, khiến Việt Nam trở nên không hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài và có thể gặp bất ổn xã hội. Niềm tin vào khả năng lèo lái kinh tế của Đảng bị sa sút nghiêm trọng.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/12/140812143914_vietnam_512x288_thinkstock_nocredit.jpg
Người Việt ở nhiều nước biểu tình phản đối Trung Quốc
 
Mặc dù Hà Nội cố gắng xây dựng quan hệ với nhiều nước, quan hệ đầm ấm với Trung Quốc vẫn không thể thiếu để họ tồn tại, đặc biệt về kinh tế. Giao thương song phương đạt 50 tỉ đôla năm 2013 trong khi giao thương Việt – Mỹ chỉ khoảng 29.7 tỉ đôla cùng năm đó.

Thách thức cầm quyền

Ngoài khó khăn kinh tế, việc cầm quyền còn gặp khó khăn vì cuộc đấu tranh với người dân bất mãn và mâu thuẫn dai dẳng giữa tăng trưởng và ổn định, những khó khăn mà đã đẩy nhanh cuộc đấu đá nội bộ trong đảng.
Bản chất cội rễ của chính trị Việt Nam là chia sẻ quyền lực ở tầng cao nhất. Nhưng sự chia rẽ trở nên sâu sắc khi Thủ tướng và Tổng Bí thư, hai nhân vật trong ‘Tứ trụ’, đi tìm những hướng khác nhau nhằm củng cố quyền lực. Vị Thủ tướng tỏ ra hướng đến phương Tây do Mỹ dẫn đầu, còn Tổng Bí thư lại khẳng định quan hệ đồng chí lịch sử với Trung Quốc.
Mâu thuẫn cũng tồn tại giữa tầng lớp cầm quyền và dân bị trị. Tranh luận nóng đã xảy ra bên trong cũng như giữa Đảng và dân. Nó sâu sắc hơn là mâu thuẫn bán công khai giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước. Cuộc tranh đấu chính thực ra là xoay quanh hướng đi của đất nước – giữa những người muốn củng cố hệ thống Đảng và những người muốn một hệ thống dân chủ và đa nguyên hơn.
Người ta có thể cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh cuối tháng Tám 2014 có lẽ nhằm mang thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhờ Trung Quốc giúp đỡ. Ông Trọng được cho rằng đang thất thế trong cuộc đấu tranh với Thủ tướng thân phương Tây. Một khía cạnh thuyết phục về chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh là việc giảm mâu thuẫn với Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt để Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại và cầm quyền.
Vì thế Việt Nam ở trong tình trạng đi khập khiễng. Phát triển đất nước gặp khó vì sự chia rẽ trong dư luận trong nước. Khó khăn lại chồng chất vì thách thức kép, vừa phải bảo vệ chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa và lại phải duy trì nguyên trạng trong chính sách ngoại giao.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/28/140828065750_cn_xi_jinping_le_hong_anh_512x288_xinhua_nocredit.jpg
Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh thăm Trung Quốc 'nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài'
 
Nhìn theo cách này, thăng trầm thay đổi trong chính sách Biển Đông của Hà Nội giúp giải thích bằng cách nào các đe dọa bên ngoài, dù là thật hay tự nghĩ ra, có thể khiến thay đổi các tính toán chiến lược và chính trị trong sự phát triển quốc gia của Việt Nam.

Luật pháp, tuyên truyền và lịch sử

Việt Nam biết rằng các yêu sách chủ quyền của họ kém hơn so với của Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp bằng chứng lịch sử lớn hơn nhiều, trải dài đến tận thời cổ đại khi Việt Nam còn chưa là quốc gia – nhà nước.
Có vẻ như Hà Nội đã chuyển hướng nhấn mạnh tuyên truyền để cổ vũ hình ảnh của Việt Nam, là nạn nhân trước sức mạnh gia tăng và tham vọng xấu xa của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.
Việt Nam đã nêu vấn đề ra tại hội nghị thượng đỉnh Asean nhằm xây dựng mặt trận thống nhất chống Trung Quốc. Tháng Năm 2009, Việt Nam cùng Malaysia nộp lên Ủy ban về Ranh giới và thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc báo cáo chung về khu vực thềm lục địa.
Tháng Bảy 2010, Việt Nam tận dụng chức chủ tịch Asean để dẫn đến tuyên bố của Mỹ rằng Biển Nam Trung Hoa cũng là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Về mặt học thuật, đã có nỗ lực của giới học giả nhằm công bố nghiên cứu, báo cáo phân tích, bình luận ủng hộ Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2013, Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế lần thứ năm, với sự tham dự của hơn 200 nhà nghiên cứu, trí thức từ khắp thế giới.
Đồng thời, có ý kiến nói Hà Nội đã tận dụng dư luận và chủ nghĩa dân tộc. Một số người cho rằng trong nhiều lần, Hà Nội đã nhượng bộ, hay ít nhất là không chịu kiềm chế những người biểu tình về vấn đề biển đảo.
Nỗ lực của Việt Nam đã có hiệu quả. Dư luận quốc tế dần dần ngả theo Hà Nội. Người dân Việt Nam cũng chia sẻ tình cảm dân tộc ủng hộ chính phủ.
Chủ nghĩa dân tộc cũng là con dao hai lưỡi. Khi chơi lá bài dân tộc, Hà Nội có nguy cơ làm suy sụp kinh tế vốn gắn với Trung Quốc, và làm xấu đi quan hệ với các nước láng giềng mà nói chung không muốn để chuyện Biển Nam Trung Hoa cản trở sự phát triển của họ.
Tranh chấp Biển Nam Trung Hoa rõ ràng cho ta thấy bức tranh của những quyền lợi trái ngược, và những tính toán đôi khi mâu thuẫn.
Cách quần chúng nhìn vấn đề này cũng phụ thuộc nặng nề vào những lợi ích của các phe nhóm mà có quyền lực kiểm soát việc tiếp cận vấn đề.
Tư duy tỉnh táo và kiềm chế vẫn là điều quan trọng, vì đó chính là những điều thiếu vắng trong vùng.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của tác giả, hiện làm việc tại Viện Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment