Trung Quốc không là nước
siêu cường
03/12/2014
RadioCTM - Lê Vĩnh@S:
Bài giảng của Linh mục Giu-se
Nguyễn văn Toản tại Saigon
https://www.youtube.com/watch?v=zN18OezFI2g
Trung Quốc không là siêu
cường quốc và cũng không phải là nước có khả năng thống trị trong vùng.
Ngay sau khi các hội
nghị APEC ở Bắc Kinh và G20 ở Bisbane (Úc) vào trung tuần tháng 10 vừa chấm
dứt, viện nghiên cứu Kokoda Foundation của Úc công bố một bản báo cáo cho rằng
Trung Quốc có thể là một cường quốc kinh tế, nhưng nước này sẽ không trở thành
một cường quốc bao trùm trong vùng.
Khi xem xét các yếu tố
trong hướng phát triển của Trung Quốc để có thể trở thành một siêu cường có khả
năng chi phối và can thiệp hữu hiệu trên toàn cầu để đạt được các mục tiêu của
họ, thì người ta cũng thấy rằng các dự đoán về một nước Trung Hoa có khả năng
thống trị châu Á sẽ là quá sớm, nếu không nói là không thực tế.
Các tác giả của bản báo
cáo vừa kể nhận định về lập luận cho rằng, với sự tăng trưởng kinh tế và khả
năng quân sự (hiện nay) Trung Quốc vốn dĩ đã là một cường quốc rồi, là không
đứng vững. Những giới hạn của nền kinh tế Trung Quốc, sự thiếu vắng các mối
quan hệ song phương chặt chẽ và sự yếu kém về khả năng quân sự, khiến Trung
Quốc không trở thành quốc gia tiên tiến (về chính trị và kinh tế) có ảnh hưởng
bao trùm trong vùng sớm sủa được.
Với mức tăng trưởng kinh
tế của Trung Quốc năm nay khoảng 7%, thấp nhất từ 5 năm qua, tuy là mức tăng
trưởng mà nhiều nước phải ghen tị, nhưng theo các chuyên gia thì chính sự sụt
giảm năng xuất kinh tế này là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Trung Quốc không thể
tiếp tục giữ được mức tăng trưởng như đã thấy.
Bản báo cáo của viện
nghiên cứu Kokoda cũng cho biết, hiệu năng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2012
được ước đoán vào khoảng 1/5.5, tức là nếu đầu tư 5.5 đồng thì chỉ cho ra thành
phẩm có giá trị 1 đồng. Những diễn tiến và thực tế trong kinh nghiệm phát triển
kinh tế của nhiều nước Đông Á trong những năm qua cho thấy, tỷ xuất hiệu năng
đó chỉ phản ánh sự phung phí lớn lao cũng như không hiệu quả trong đầu tư kinh
tế. Điều này không thể kéo dài mãi được. Kinh tế gia Xiaolu Wang và Yixiao
Zhou, đồng tác giả của luận án “’Deepening Reform for China’s Long-term Growth
and Development (‘Cải Cách Sâu Rộng cho Con Đường Tăng Trưởng và Phát Triển Dài
Hạn ở Trung Quốc’) cũng đồng ý với nhận định vừa kể và cho rằng: đối với nền
kinh tế trung bình như của Trung Quốc thì hiệu suất đầu tư bị sụt giảm quá
nhiều, như đã diễn ra trong 10 năm qua, phản ánh tình trạng kém hiệu năng trên
con đường phát triển của Trung Quốc.
Hơn thế nữa, Trung Quốc
không thể tạo ra được một bước nhảy vọt để từ một nước có thu nhập trung bình
lên hàng những quốc gia có thu nhập cao. Gia tăng tiêu chuẩn mức sống của người
dân là một đòi hỏi cần thiết để được xếp hạng trong danh sách các quốc gia có
ảnh hưởng. Làm như vậy đòi hỏi Trung Quốc phải gia tăng rất lớn cho ngân sách
an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp cũng như y tế đại chúng. Hiện nay ngân sách
an sinh xã hội chỉ chiếm khoảng 10.5% và cho y tế 6.1% trong ngân sách của
Trung Quốc.
Mặc dù quốc phòng chiếm
đến 15% ngân sách của Trung Quốc, nhưng theo bản báo cáo của Kokoda Foundation
thì Trung Quốc cũng không thể trở thành một siêu cường quân sự cho đến khi nào
nước này có khả năng hành động mang tính quyết định trên phạm vi toàn cầu.
Thực tế cho thấy hải
quân Trung Quốc hiện nay chỉ là hải quân của vùng nước xanh lá cây (tức vùng
duyên hải của Trung Quốc và vùng phía bắc biển Đông của Việt Nam), chứ chưa
phải là hải quân nước xanh lam, tức viễn dương, để có khả năng hoạt động toàn
cầu. Vụ tìm kiếm xác chiếc máy bay MH370 của Mã Lai (bị mất tích vào đầu tháng
ba năm 2014) dưới đáy biển phía tây nước Úc và nam Ấn Độ Dương, đã cho thấy khả
năng rất giới hạn về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là giới hạn về khả năng của
hải quân Trung Quốc. Trung Quốc phải mượn cảng Albani (Tây Úc) để làm căn cứ
tạm cho tàu bè và máy bay của họ.
Nếu so sánh giữa Trung
Quốc và Hoa Kỳ thì sự cách biệt về các khả năng nêu trên là “một trời một vực”.
Không tính lực lượng hàng không mẫu hạm, thì từ sau thế chiến thứ hai Hoa Kỳ đã
thiết lập những căn cứ hải và không quân, cũng như có những thoả thuận với các
quốc gia thân hữu để sử dụng những phương tiện đó, rải rác trên khắp thế giới.
Trong khi Trung Quốc không có một căn cứ nào như vậy bên ngoài lãnh thổ của họ,
ngoại trừ các căn cứ nhỏ trên 3 hòn đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa mà họ lấn
chiếm của Việt Nam.
Nếu biết rằng tàu bè và máy bay đều chỉ có tầm hoạt động
giới hạn, thì mới thấy những căn cứ sửa chữa và tiếp liệu như Hoa Kỳ đã có quan
trọng dường nào (nếu không nói là mang tính quyết định). Ngay cả 3 căn cứ của
Trung Quốc trên biển Đông vừa nêu, tuy hiển nhiên là sự đe doạ sống còn đối với
Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ thì lại rất dễ dàng bị vô hiệu hoá bằng một cuộc
tấn công từ xa mà Trung Quốc không thể nào chống đỡ được.
Dù rằng Trung Quốc đã
phát triển những vũ khí có thể gây nguy hiểm cho lực lượng quân sự Mỹ khi tiến
gần đến (lãnh thổ) Trung Quốc, nhưng thực tế đã cho thấy Trung Quốc không có
khả năng dùng toàn lực để phong toả Đài Loan hoặc để thực hiện được một cuộc
tấn công toàn lực đổ bộ xâm chiếm đảo quốc này.
Hệ quả của các cuộc
tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và mấy nước lân cận đã khiến Trung Quốc trở
thành quốc gia không có bạn bè. Cuộc khảo sát của viện nghiên cứu PEW vào đầu
năm nay cho biết, trong số 8 quốc gia Á Châu được khảo sát thì có đến 5 nước ác
cảm đối với Trung Quốc. Sự thiếu thiện cảm này làm giảm sút ảnh hưởng của Bắc
Kinh cũng như gây trở ngại cho khả năng chi phối các vấn đề trong vùng mà Trung
Quốc mong muốn. Ông Varathan, một kinh tế gia cao cấp của ngân hàng Mizuho
(Nhật Bản) cũng đồng ý rằng, tuy Trung Quốc vẫn đang cố gắng đổ tiền đầu tư hầu
tìm kiếm bạn bè ở trong vùng, nhưng họ không có được uy tín của quyền lực mềm
mà một nước có ảnh hưởng cần phải có.
Trung Quốc khẳng định thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh chụp ngày
19/11/ 2014, nhân một diễn đàn tại Sydney, Úc.REUTERS/Jason Reed
Tại Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, được tổ
chức ở Bắc Kinh trong hai ngày, 28 và 29/11/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng
định, Trung Quốc «
cần có nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc » của
mình.
Theo Tân Hoa Xã, Hội nghị này có nhiệm vụ đề ra « những đường hướng, nguyên tắc cơ
bản, mục tiêu chiến lược và những nhiệm vụ chính của nền ngoại giao Trung Quốc
trong thời kỳ mới ».
Khi yêu cầu thực thi một chính sách đối ngoại nước lớn, ông Tập
Cận Bình nhấn mạnh, nền ngoại giao này mang đậm « đặc sắc Trung Quốc, phong cách
Trung Quốc và khí phách Trung Quốc ».
Đây là lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, Bắc Kinh tổ chức một hội nghị
bàn về công tác đối ngoại ở tầm cỡ này, với sự tham dự của Tổng bí thư đảng
Cộng sản Tập Cận Bình và 6 ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị. Năm 2006, ông Hồ Cẩm
Đào cũng đã cho tổ chức một hội nghị như vậy.
Theo giới quan sát, bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cho thấy
Trung Quốc đã gạt bỏ châm ngôn chỉ đạo đường lối đối ngoại mà Đặng Tiểu Bình
đưa ra cách nay hai thập niên là«
giấu mình chờ thời ». Sau khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình đã
liên tiếp công du Châu Á, Châu Âu và Châu Phi và gần đây, Bắc Kinh đón tiếp
Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), cố gắng tạo dựng
cho Trung Quốc một vai trò cường quốc về kinh tế, an ninh quan trọng, sau nhiều
năm phải chấp nhận sự thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực.
Theo một giáo sư Trung Quốc về quan hệ quốc tế, thuộc đại học Bắc
Kinh, được hãng tin Bloomberg trích dẫn, « rõ ràng là lãnh đạo hiện nay không muốn thực hiện
châm ngôn này nữa »và «
đây là chỉ dấu rất quan trọng cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại » của
Trung Quốc.
Dười thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa bộ
máy quân sự, tỏ thái độ hung hăng và quyết đoán hơn trong các tranh chấp lãnh
thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, tăng cường đầu tư và trao đổi thương mại với
các nước láng giềng. Thậm chí, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra dự án Con đường tơ
lụa mới thế kỷ 21, tăng cường mậu dịch với Châu Âu, để thực hiện « giấc mơ Trung Hoa »,
mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và văn hóa.
Nếu so sánh với phương châm đối ngoại của Đặng Tiểu Bình «
giấu mình chờ thời », ra đời trong bối cảnh Trung Quốc tập trung
phát triển kinh tế và ổn định chính trị, thì quan niệm về ngoại giao của ông
Tập Cận Bình hướng ra bên ngoài nhiều hơn và thể hiện phong cách cá nhân, một
phong cách đầy tham vọng lớn.
Chuyên gia Trương Bảo Huy (Zhang Bahui), Giám đốc Trung tâm nghiên
cứu Châu Á-Thái Bình Dương, đại học Lĩnh Nam (Lingnan) Hồng Kông, nhận định : «
Bài phát biểu (của ông Tập Cận Bình), khẳng định, Trung Quốc đã chuyển sang một
bố cục khác – một bố cục mà Trung Quốc chủ động tạo ra môi trường riêng cho
mình » và «
Trung Quốc không còn là một tác nhân thụ động như lời Đặng Tiểu Bình căn dặn ».
Trong bài phát biểu, khi khẳng định « kiên quyết giữ gìn chủ quyền
lãnh thổ và quyền lợi biển, giữ gìn sự thống nhất đất nước »,
ông Tập Cận Bình lại nhắc nhở ngoại giao Trung Quốc phải « xử lý ổn thỏa vấn đề tranh
chấp lãnh thổ biển đảo ». Theo giáo sư Joseph Fewsmith, thuộc
đại học Boston, Hoa Kỳ, mặc dù bài diễn văn thể hiện một sự tự tin của Trung
Quốc là cần phải chủ động trong ngoại giao, nhưng đồng thời cũng cho thấy ông
Tập Cận Bình dường như muốn «
gọt dũa » các góc cạnh thể hiện trong chính sách đối ngoại gần
đây của Bắc Kinh, khi lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh phải tạo dựng được một « cộng đồng vận mệnh các nước
xung quanh ».
Về phần mình, giáo sư Trương nhận định, bài phát biểu phản ánh nỗ
lực của Bắc Kinh muốn sử dụng sức mạnh kinh tế và gạt bỏ lo ngại của các nước
láng giềng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chiến lược này cho phép khai thác
các thế mạnh của Trung Quốc, bởi vì «
các xung đột do tranh chấp lãnh thổ có thể đẩy các nước khác đi với Hoa Kỳ ».
Bắc Kinh "đả hổ
diệt ruồi" : Tham nhũng ngày càng trầm trọng
Ảnh minh họa - DR
Trung Quốc được xem là nước thụt lùi nhiều nhất trong bảng xếp
hạng về tham nhũng do tổ chức Transparency International (Minh bạch Quốc tế)
công bố hôm nay 03/12/2014, cho dù Tập Cận Bình luôn rêu rao chiến dịch chống
tham nhũng mà theo dư luận thì chủ yếu nhằm loại trừ các đối thủ chính trị.
Tổ chức chống tham nhũng có trụ sở tại Berlin, Đức hàng năm vẫn
công bố bảng xếp hạng, trong đó 175 quốc gia được cho điểm từ 0 đối với các
nước mà nạn tham nhũng hoành hành nhiều nhất, đến 100 điểm cho các nước minh
bạch nhất. Trong năm 2014, hơn phân nửa số nước có số điểm dưới 50, trong đó
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bị mất từ 4 đến 5 điểm.
Cho dù Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng « đả hổ
diệt ruồi » để thanh lọc hàng ngũ cán bộ đảng Cộng sản, được tuyên truyền rầm
rộ, năm nay Trung Quốc chỉ được có 36 điểm, đứng hàng thứ 100. Như vậy Bắc Kinh
đã bị sụt đến 20 bậc so với bảng xếp hạng năm 2013.
Về Trung Quốc, Transparency International nhấn mạnh : « Nhiều
chính khách cấp cao và một số quan chức cấp thấp hơn đã bị bắt vì tội tham
nhũng (…), cách thức truy tố cần phải minh bạch hơn. Trung Quốc cần phải cởi mở
hơn trong việc cho tra cứu thông tin, và bảo vệ chặt chẽ hơn những người tố cáo
– mà cho đến nay, họ chỉ được bảo vệ trên giấy tờ ».
Báo cáo viết tiếp : « Chính
quyền Trung Quốc cũng đã nhìn nhận sự cần thiết phải theo dõi dấu vết của các
quan tham giấu tiền bạc có được do tham nhũng ở nước ngoài. Các tài liệu bị
tiết lộ vào tháng 1/2014 cho thấy có khoảng 22.000 khách hàng của các ngân hàng
ngoại quốc là người ở Hoa lục và Hồng Kông, trong đó có nhiều nhân vật lãnh đạo
Trung Quốc ».
Tổ chức Minh bạch Quốc tế nói thêm, sự thụt lùi này của Bắc Kinh
cũng phản ánh nhận xét mới đây của Transparency về tính minh bạch của doanh
nghiệp, trong đó 8 công ty Trung Quốc được xem xét chỉ đạt điểm dưới 3 trong
thang điểm 10.
Bên cạnh việc vạch mặt chỉ tên Trung Quốc, tổ chức này còn nêu ví
dụ Thổ Nhĩ Kỳ, đứng thứ 64 năm nay, đã mất 5 điểm và sụt 11 bậc. Ankara bị ảnh
hưởng xì-căng-đan tham nhũng làm rung chuyển chính phủ của ông Recep Tayyip
Erdogan cách đây một năm.
Các quốc gia bị cho là tham nhũng nhất là Somalia, Bắc Triều Tiên,
Soudan, Afghanistan. Đan Mạch đứng đầu trong số các nước minh bạch nhất, tiếp
theo là New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy. Riêng Việt Nam vẫn giữ
nguyên số điểm 31 như các năm 2012 và 2013, được xếp hạng 119.
Bên cạnh đó, Minh bạch Quốc tế cũng đòi hỏi các tập đoàn đa quốc
gia trong lãnh vực ngân hàng và các thị trường tài chính lớn trên thế giới nỗ
lực chống lại nạn rửa tiền.
No comments:
Post a Comment