Hoa Kỳ sửa đổi chính
sách xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam
Giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay
tuần tra biển P-3 Orion (trong ảnh) của Mỹ.
Tin liên hệ
13.11.2014
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức sửa đổi quy định về quản lý xuất
khẩu vũ khí quốc tế liên quan tới Việt Nam, mở đường cho việc bán các vũ khí
sát thương cho quốc gia cựu thù.
Văn bản mới được đăng tải trên trang web của Cục Văn thư Liên
bang Hoa Kỳ có đoạn viết rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã xác định rằng “vì các lợi ích
đối ngoại Mỹ, an ninh quốc gia và vì các quan ngại nhân quyền mà việc xuất khẩu
các thiết bị quốc phòng mang tính sát thương và các dịch vụ quốc phòng cho Việt
Nam có thể được cho phép trên cơ sở từng trường hợp một nhằm tăng cường an ninh
và trinh sát trên biển”.
Việc sửa đổi có hiệu lực hơn một tháng sau khi Hoa Kỳ thông báo
dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhân chuyến thăm của Bộ
trưởng Ngoại giao kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tới Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc dỡ bỏ chỉ được áp dụng cho các
mục đích an ninh hàng hải trong bối cảnh Việt Nam đang phải đương đầu với những
thách thức, nhất là từ Trung Quốc, trên biển Đông.
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ
về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cũng đề cập tới vấn đề
vũ khí sát thương.
Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam mới đến Washington, đã gặp
Ngoại trưởng Kerry, tại đó chúng tôi công bố việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vũ
khí sát thương. Và nói rõ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa để làm sâu sắc
thêm mối quan hệ, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa, cả trong lĩnh vực hợp tác
an ninh, TPP, nhưng chúng ta chỉ có thể làm điều này khi có bằng chứng rõ ràng
về sự tiến bộ về nhân quyền. Vì vậy, mục đích của chuyến đi của tôi là để tìm
hiểu những tiến bộ nào có thể đạt được trong năm nay và trong vài năm tới.
Ông Tom Malinowski nói.
Nhà ngoại giao này nói: “Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam mới
đến Washington, đã gặp Ngoại trưởng Kerry, tại đó chúng tôi công bố việc dỡ bỏ
một phần lệnh cấm vũ khí sát thương. Và nói rõ rằng chúng tôi muốn làm nhiều
hơn nữa để làm sâu sắc thêm mối quan hệ, chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa, cả
trong lĩnh vực hợp tác an ninh, TPP, nhưng chúng ta chỉ có thể làm điều này khi
có bằng chứng rõ ràng về sự tiến bộ về nhân quyền. Vì vậy, mục đích của chuyến
đi của tôi là để tìm hiểu những tiến bộ nào có thể đạt được trong năm nay và
trong vài năm tới”.
Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh
cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington, và theo các nhà quan sát, quyết định
của Mỹ thể hiện sự tin cậy lẫn nhau và là một phần quan trọng trong tiến trình
bình thường hóa hoàn toàn mối quan hệ song phương.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua gì, nhưng trong khi vấn đề biển
Đông đang dậy sóng, theo các nhà quan sát, Hà Nội có lẽ muốn tăng cường hải
quân để bảo vệ lãnh hải trước sự lấn lướt của Trung Quốc.
Tin tức quốc tế dẫn lời một giới chức quân sự cấp cao của Mỹ nói
rằng hai quốc gia hiện đang bàn thảo về ‘các tàu tuần tra, các thiết bị trinh
sát, tình báo’ và ‘có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà họ [Việt Nam] chưa
có’.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư giảng dạy bộ môn quan hệ quốc tế
tại Đại học George Mason, Mỹ, nhận định: “Hiện nay chúng ta thấy là cái
cần thiết của Việt Nam là họ cần phải tăng cường khả năng tuần duyên của họ,
thì cái đó là loại vũ khí họ muốn có. Thứ hai là một loại khác mà tôi nghĩ họ
cũng muốn có là hỏa tiễn địa đối hạm, có thể bắn xa ra ngoài biển. Thì đó là
những cái tôi cho là họ muốn".
Nhưng còn có những loại khác nữa là phương tiện để tiến hành
trinh sát và thăm dò, dụng cụ để thăm dò ở ngoài biển thì không có, họ có thể
muốn mua. Nhưng mà mặt khác thì họ có thể điều đình để cho Mỹ chia sẻ những tin
tức ở ngoài đó, bản đồ ngoài đó, như trường hợp mà Mỹ làm với Philippines. Đó
là những điều mà theo tôi nghĩ có thể là họ muốn.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Ông Hùng nói tiếp: "Nhưng còn có những loại khác nữa là
phương tiện để tiến hành trinh sát và thăm dò, dụng cụ để thăm dò ở ngoài biển
thì không có, họ có thể muốn mua. Nhưng mà mặt khác thì họ có thể điều đình để
cho Mỹ chia sẻ những tin tức ở ngoài đó, bản đồ ngoài đó, như trường hợp mà Mỹ
làm với Philippines. Đó là những điều mà theo tôi nghĩ có thể là họ muốn”.
Trong khi đó, trả lời báo giới, giáo sư Carl Thayer, nhận định
Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra biển P3 của Mỹ. Ngoài ra, chuyên gia về
Việt Nam này còn cho rằng Hà Nội cũng quan tâm tới radar ven biển, giúp tăng
cường khả năng giám sát biển của Hải quân Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Malinowski nói thêm rằng phía Mỹ muốn mối
bang giao với Hà Nội “sâu sắc và bền vững hơn như các mối quan hệ đối tác của
Mỹ với các bạn hữu và các đồng minh thân thiết nhất ở châu Á, châu Âu cũng như
những nơi khác”.
Nhưng để đạt tới điều đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho rằng mối
quan hệ Hà Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”, và đó là
lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.
Nhà ngoại giao này cũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không muốn ‘quan
hệ đổi chác’ với Việt Nam.
Việt Nam phản đối
Trung Quốc cải tạo bãi Chữ Thập, Trường Sa
Bãi Chữ Thập (Fiery
Cross), quần đảo Trường SaDR
Nhiều ngày sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin, đăng ảnh Bắc
Kinh cải tạo bãi Chữ Thập (Fiery Cross), trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông,
hôm nay, 06/11/2014, Việt Nam mới lên tiếng phản đối.
Theo báo chí trong nước, hôm nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt
Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối
Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, xây dựng trên bãi Chữ Thập, mà Việt
Nam khẳng định là phi pháp, vì bãi đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải
Bình, tuyên bố, « Việt
Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu
Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt
ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng
Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự ».
Các bức ảnh vệ tinh được chụp trong giai đoạn từ cuối tháng 09
đến ngày 16/10 vừa qua, cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo, bãi đã Chữ
Thập, vốn bị chìm khi thủy triều cao, thành một hòn đảo rộng một cây số vuông
và trở thành đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Theo nguồn tin báo chí,
khoảng 200 quân nhân Trung Quốc có mặt trên hòn đảo nhân tạo này và Bắc Kinh đã
quyết định xây một sân bay tại đây.
Cho đến nay, không có sân bay nào trên các đảo thuộc quần đảo
Trường Sa. Do vậy, Trung Quốc có ý định biến hòn đảo nhân tạo Chữ Thập thành
một căn cứ quân sự, cho phép kiểm soát được không phận trong vùng. Một số nhà
phân tích cho rằng Trung Quốc đang xem xét việc thiết lập một vùng nhận diện
phòng không ở Biển Đông.
Đời Mồ Côi
TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
ReplyDeleteNHÂN VẬT SỐ MỘT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Hộp thư spam nay đã có 4583 số lần xem trang.