Saturday 22 November 2014

Hết nước Biển Đông không rửa sạch nỗi nhục của “đảng”


Hết nước Biển Đông không rửa sạch nỗi nhục của “đảng”

195 Đảng Viên Cộng Sản có tài khoản 20 tỷ Mỹ Kim tại Thụy Sỹ - Radio DLSN -24102014



image





Preview by Yahoo

 


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “…Làm cho nước ta có thể sánh ngang các cường quốc năm châu” (Di chúc Hồ Chí Minh để lại cho đảng CSVN) - 45 năm sau di chúc ấy: Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có hơn 90.000 người sống ở Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, nhà quản lý, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc chủ yếu làm “ôsin”. (TRẦN HỮU TÁ - PGS-Tiến Sĩ Trường Đại học Sư phạm TP.HCM)(1)

Trước đó - Ngày 23/9/2014. Tại buổi “Kiểm điểm” nửa chặng đường phát triển giai đoạn 2011-2015, (Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội tổ chức.) Trưởng Ban Kinh tế TW Vương Đình Huệ thừa nhận: “Nền kinh tế Việt Nam đang tụt hậu” ! Cùng quan điểm này (tại buổi kiểm điểm) ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng, xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa”. (2)

45 năm, HCM viết di chúc để lại trước khi được đưa vào tủ kính nằm “triển lãm”. Toàn cảnh nước nhà cụ thể là như vậy, nhưng thật buồn cười! Ban Chấp Hành TW Đảng, Ban Tuyên Giáo CSVN trong một “nghiêm lệnh” (công văn) Số 279-KH/BTGTW/2014 chỉ thị cho các ban Tuyên Giáo tỉnh thành trong toàn quốc Tổ chức kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc HCM, trong “nghiêm lệnh” này nhấn mạnh thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư: 

“Tuyên truyền về những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ động đấu tranh, bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch” (3)

Đinh Thế Huynh UV/BCT – Trưởng ban “Nói Láo” TW 

Thôi rồi!? Chính Phủ nhà nước “đảng ta” bị nội gián xâm nhập nặng quá rồi vì cả 3 ông “thế lực thù địch” nói trên là PGS- Tiến Sĩ Đại học Sư phạm- Trưởng Ban Kinh tế TW đảng và Phó Thủ tướng CP đều là đảng viên có “số má” của CSVN đã vô tư “xuyên tạc”… một cách chính xác… có cơ sở đầy đủ dữ liệu để kiểm chứng.

45 năm thành tựu của cách mạng Việt Nam lại càng “vẻ vang” nổi trội hơn nữa khi so sánh cụ thể với Nam Hàn (Hàn Quốc) – một đất nước có cùng thời điểm cùng cảnh ngộ bị chia cắt như Việt Nam nhưng chưa cần phải “bị” giải phóng thống nhất…

Diện tích Hàn Quốc chưa bằng 1/3 Việt Nam (99.143km2). Dân số chỉ bằng nửa (44.634.205 người). Tài nguyên thiên nhiên (đồng bằng, rừng, biển, khoáng sản...) không phong phú màu mỡ như Việt Nam.

Nền kinh tế Hàn Quốc cũng tiêu điều sau 35 năm bị phát xít Nhật thống trị (1910-1945) và càng kiệt quệ hơn trong non bốn năm chiến tranh đẫm máu với Bắc Hàn (1950-1953). Trong điêu tàn đổ nát tất cả gần như bắt đầu từ số 0 với nền nông nghiệp yếu đuối và nền công nghiệp lạc hậu.

Vậy mà chỉ cần 50 năm Hàn Quốc trở thành một thế lực quân sự kinh tế tài chính mạnh hàng thứ bảy thế giới, thu nhập đầu người gần 25.000 USD/năm (Việt Nam 1.500USD) nhiều tập đoàn công nghiệp khoa học kỹ thuật thuộc loại hàng đầu thế giới, một nền giáo dục toàn diện không thua gì phương Tây và nhất là tổ chức xã hội tự do dân chủ được thế giới ngưỡng mộ - Riêng CHXH/CN/VN nhà nước “đảng ta” hàng năm hô hào khuyến khích hàng trăm ngàn thanh niên nam nữ xếp hàng chờ CP Hàn Quốc cho phép qua xứ Kim Chi “ở đợ”!?. 

Như thế vẫn chưa hết cái “nhục”– Trong kế hoạch triển khai kỷ niệm 45 năm di chúc HCM, Tuyên Giáo TW còn hướng dẫn tuyên truyền thành tựu vĩ đại của “đảng ta” là lãnh đạo nhân dân đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược thống nhất đất nước mang lại hòa bình độc lập cho dân tộc…. Nhưng hiện nay thì… Nhà nước “đảng ta” tha thiết kêu gọi Mỹ giúp đỡ duy trì “hòa bình”:

“Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật lệ quốc tế”(Bộ Ngoại giao VN). (4)

Theo đúng “luật quốc tế”? Trong khi chính mình trước đó là kẻ công khai chà đạp các Hiệp Định hòa bình quốc tế mà mình đã thò tay ký vào (Geneve 1954 và Paris 1973)?.

Những sai lầm nối tiếp sai lầm rồi rủ nhau cả vú lấp miệng “dân” che dấu lấp liếm tạo nên trùng điệp những nỗi nhục mà ngày nay có lấy hết nước Biển Đông cũng không rửa sạch do chính đảng CSVN tạo nên. 

Về nỗi nhục nhược tiểu của quốc gia, nhà giáo Đỗ Việt Khoa một gia đình gốc lâu năm sống ở Hà Nội nhìn nhận vấn đề trong mắt một nhà mô phạm như sau: 

“Nguyên nhân chính là do cái cơ chế độc tài toàn trị ở Việt Nam khiến người dân sống trong thời kỳ giả dối một thời gian rất dài vì vậy cái tư duy bao cấp, tư duy làm ăn dối trá đối phó để cá nhân sống còn, chỉ biết có mình mà không vì mọi người vì dân tộc của người Việt Nam dưới chế độ CS/XHCN nó nặng nề lắm và bây giờ ảnh hưởng vào đầu óc nhiều thế hệ chưa thể phôi phai, đặc biệt giới lãnh đạo CSVN thì họ nói dối một cách kinh khủng….”

Vâng! Quả đúng là như vậy chỉ có phường da mặt dày quen sống bằng “dối trá” là không biết “nhục quốc thể”.



Liệu Trung Quốc có thể suy sụp một cách êm thấm không?

Andy Morimoto

 The National Interest,19 tháng Mười Một 2014
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image002“Dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh.”
Quan niệm cho rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình gần như đã trở thành một sự thật trong các quan hệ quốc tế. Lập luận này cũng đơn giản thôi: trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, thì quân đội Trung Quốc cũng phát triển theo, và giống như các đại cường khác đã sử dụng vũ lực để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ làm như thế. Nhưng mặc dù các nhà phân tích đã tốn rất nhiều bút mực để tìm hiểu các hệ lụy an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, ít ai chịu khó nghiên cứu các hậu quả tiềm năng do một sự suy sụp đột ngột và kéo dài của kinh tế Trung Quốc gây ra. Việc này có lẽ sắp thay đổi.
Như tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xuống dốc nhanh chóng trong thập niên tới, rơi từ 7,7 phần trăm năm 2013 xuống 3,9 phần trăm trong thời khoảng 2020-2025. Một số nhà phân tích còn bi quan hơn, tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể rơi xuống 1,6 hay 1,7 phần trăm. (Xin hãy so sánh những con số này với tỉ lệ tăng trưởng trung bình 10,2 phần trăm từ năm 1980 đến 2011.) Những xu thế này đã khiến một số nhà nghiên cứu trên tờ National Interest lập luận rằng Trung Quốc đang lao tới tình trạng suy sụp kinh tế và rằng chúng ta sắp chứng kiến sự cáo chung – chứ không phải là một đình hoãn tạm thời – của việc Trung Quốc trỗi dậy trong lãnh vực kinh tế.

Nếu kinh tế Trung Quốc trở nên đình đốn, việc này sẽ có những hệ lụy địa chính trị gì đối với Trung Quốc, các nước láng giềng, và với cả Hoa Kỳ? Trong tình hình đó, liệu Trung Quốc có ra khỏi con đường dẫn tới đụng độ như nhiều người đã nghĩ trước đây không, hay xung đột vẫn là một điều không thể tránh?

Trước hết, chúng ta nên có một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng nhưng cần thiết: chúng ta không có bằng chứng thực nghiệm về những biến cố tương lai, vì thế phải cần đến các giả thuyết để trả lời những câu hỏi trên. Dẫu sao, hiện có hai giả thuyết đặc biệt hữu ích được lưu hành trong giới nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ buộc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng vào các công việc nội bộ của mình, không còn đủ thời gian và năng lực để gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực Thái Bình Dương (đừng nói chi với Hoa Kỳ). Thay vào đó, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ dồn hết quan tâm vào các chính sách đối nội, với hi vọng có thể sắp đặt lại “việc nhà”.

Đáng buồn là, căn cứ vào tầm mức của các tranh chấp quốc tế hiện nay của Trung Quốc, giả thuyết này không thể trở thành hiện thực. Xin nhớ rằng Trung Quốc có ít ra năm cuộc tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết xong: với Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam về quần đảo Trường Sa; với Nhật Bản về quần đảo Sensaku; với Bhutan và Ấn Độ về tranh chấp biên giới trên đất liền; và với Đài Loan về vấn đề độc lập của đảo quốc này. Khó tưởng tượng rằng những tranh chấp âm ỉ này sẽ được lắng dịu nhờ nền kinh tế Trung Quốc trở nên suy yếu.

Điều này đưa chúng ta đến giả thuyết thứ hai – một giả thuyết mà tôi cho là có khả năng trở thành hiện thực hơn. Giả thuyết này cho rằng một cuộc suy trầm kinh tế tại Trung Quốc sẽ gây khủng hoảng về tính chính đáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì thế đảng này bèn dồn quan tâm vào những đe dọa từ ngoài vào nhằm củng cố chính nghĩa của mình đối với dân chúng. Nói cách khác, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, có lẽ sẽ châm ngòi một đám cháy quốc tế tại một hay nhiều mồi lửa nói trên.

Chúng ta đã xem vở kịch quen thuộc này trước đây. Sau Thế chiến II, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn độn, nhưng Trung Quốc không chịu nhìn vào bên trong, mà lại tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Một cách tương tự, trong đại họa kinh tế đi liền với cuộc Cách mạng Văn hóa, các lãnh đạo Trung Quốc tập trung chú ý vào Việt Nam. Zhang Lifan, một sử gia Trung Quốc, giải thích: “Lịch sử cho thấy, cứ mỗi giai đoạn có nhiều xung đột sâu sắc diễn ra trong nước, Đảng lại đẩy mạnh tinh thần bài ngoại.” Ngày nay các vụ việc cũng không khác trước.

Chỉ năm này thôi, tờ Nhân dân nhật báo, một nhật báo của Nhà nước, đã cho đăng 42 bài qui trách nhiệm các vấn đề nội bộ của Trung Quốc cho các thế lực bên ngoài. Thậm chí ngay giữa hội nghị APEC diễn ra vào tháng này (thông thường là một cơ hội bằng vàng để khoe khoang uy tín ngoại giao đối với quốc tế và giả vờ bày tỏ nhiệt tình trong việc xây dựng các nhịp cầu hữu nghị), Chủ tịch Tập Cận Bình lại công khai ca ngợi một blogger trẻ hiện đang nổi tiếng về các bài viết sặc mùi dân tộc chủ nghĩa – một số bài gần như có tinh thần bài ngoại.

Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không dễ gì dập tắt lòng căm thù mang tính dân tộc chủ nghĩa mà họ đã tạo ra. Và nếu kinh tế Trung Quốc thực sự đình đốn, chúng ta nên dự kiến có thêm nhiều biểu hiện dân tộc chủ nghĩa inh ỏi hơn, chứ không lắng dịu đi. Chẳng may là, thật không khó để ta tưởng tượng ra một kịch bản trong đó sự cuồng nhiệt của lòng yêu nước sẽ lan tràn khắp Trung Quốc, dẫn đến việc leo thang xung đột, tính toán sai lầm hay một cuộc chiến xảy ra từ một vụ việc tình cờ.

Để giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng này, Hoa Kỳ nên duy trì sự tập trung chính xác vào chiến lược tái quân bình lực lượng hướng về châu Á, tránh dính vào các tranh chấp ngoại biên và trấn an các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đáng tin cậy, đảm bảo an ninh cho họ. Ngoài ra, Trung Quốc và các nước láng giềng phải mở thêm nhiều đường dây nóng (nghĩa là thêm nhiều “điện thoại đỏ”) để giảm bớt rủi ro là các khủng hoảng tiềm năng có thể leo thang thành xung đột vũ trang thật sự.

Các viễn ảnh hòa bình tại châu Á là không mấy hứa hẹn. Thật vậy, dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh. Tuy nhiên, như John Mearsheimer, một giáo sư tại Đại học Chicago, đã nhận xét, các giả thuyết về bang giao quốc tế vẫn còn là “những công cụ khá thô sơ” và “thậm chí các lý thuyết hay ho nhất để giải thích quá khứ và tiên đoán tương lai đều bị hạn chế.” Chúng ta nên hi vọng rằng ông nói đúng.

Andy Morimoto hiện làm việc tại Hội đồng Tư vấn Chicago về các Vấn đề Toàn cầu [The Chicago Council on Global Affairs]. Ông lấy bằng Thạc sĩ từ Đại học Chicago và bằng Cử nhân từ Đại học North Carolina tại Charlotte.
A. M.


No comments:

Post a Comment