TẠP
CHÍ VIỆT NAM
Cây
gậy và củ cà rốt Trung Quốc tại Biển Đông
Sách lược chiêu
dụ các láng giềng của Trung Quốc đang tiếp tục được các lãnh đạo nước này triển
khai đặc biệt nhắm vào ASEAN và Việt Nam. Trên hiện trường, chiến lược tằm ăn
dâu vẫn tiếp diễn, Trung Quốc được cho là sẽ lại hung hãn trong trung hạn.
Trước Quốc hội Úc vào
hôm nay, 17/11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lại lên tiếng khẳng
định rằng nước ông sẽ không bao giờ dùng sức mạnh để đạt mục đích và Bắc Kinh
luôn mong muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển với các nước láng
giềng.
Tuyên bố hết mực hòa
hoãn của nhân vật số một tại Trung Quốc nằm trong một loạt những động thái mềm
mỏng gần đây của Bắc Kinh, kèm theo những cử chỉ thân thiện, và hào phóng nhắm
vào tất cả các nước – trong đó có Việt Nam - mà chỉ cách nay vài tháng, còn
phải gồng mình chịu đựng các hành vi lấn lướt của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ
quyền của họ trên biển.
Cuộc phản công ngoại
giao trên đây tuy nhiên đã bị giới phân tích xem là biểu hiện của chính sách cây
gậy và củ cà rốt cố hữu của Bắc Kinh mà mục tiêu tối hậu vẫn là thâu tóm 90%
Biển Đông về mình.
Đối với Việt Nam thái độ
chiêu dụ của Trung Quốc thể hiện rất rõ đặc biệt từ tháng Bẩy đến nay, với một
loạt những chuyến viếng thăm lẫn nhau và những cuộc gặp cấp cao, trong đó Bắc Kinh
chỉ có những lời lẽ hòa dịu, công nhận là quan hệ đôi bên có lúc trồi lúc sụt,
những nhìn chung đều tốt đẹp, và cả hai cần chú ý đến đại cục được tô vẽ là rất
sáng sủa.
Tính ra, trong vỏn vẹn
vài tháng, đã có những cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, giữa hai Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu tại
Malano.
Chuyến công du Việt Nam
lần thứ hai của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đặc trách đối ngoại Dương Khiết Trì,
chuyến công du Bắc Kinh của đặc sứ Việt Nam Lê Hồng Anh, và nhất là chuyến thăm
Trung Quốc của một phái đoàn tướng lãnh Việt Nam hùng hậu, do Bộ trưởng Quốc phòng
Việt Nam Phùng Quang Thanh đầu, và được phía Trung Quốc đón tiếp một cách rất
thân tình.
Không khí hòa dịu kể
trên trái ngược hẳn với tình hình căng thẳng hồi xảy ra vụ giàn khoan HD-981
khi giới lãnh đạo Việt Nam không tài nào liên lạc được phía Trung Quốc, trong
lúc báo chí nước này liên tục nã pháo vào Việt Nam.
Thượng đỉnh
ASEAN-Trung Quốc : Lý Khắc Cường tự kiểm duyệt
Thái độ hòa hoãn của
Trung Quốc cũng đã đặc biệt được ghi nhận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung
Quốc ngày 13/11/2014, tại thủ đô Miến Điện, khi mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc
Cường đã xóa bỏ vào giờ chót khỏi bài diễn văn của mình một số từ ngữ được cho
là có khả năng làm các đối tác Đông Nam Á trong đó có Việt Nam phật ý.
Theo ghi nhận của đặc
phái viên ban Hoa ngữ RFI theo dõi cuộc họp, thì các từ ngữ này được ghi trong
bản thông cáo được phân phát cho các nhà báo trước lúc cuộc họp mở ra, nhưng
khi lên tiếng trước các đồng cấp ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc đã lược bỏ hẳn
những từ ngữ này.
Bản thân ông Lý Khắc
Cường đã đến cuộc họp trễ hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ so với chương trình dự kiến.
Theo các nhà quan sát, lý do có thể là vì các cuộc đàm phán giữa hai bên ASEAN
và Trung Quốc về nội dung và ngôn từ bản thông cáo chung công bố sau cuộc họp
đã kéo dài cho đến phút cuối cùng, đặc biệt là với việc hai phái đoàn Việt Nam
và Philippines có dấu hiệu rất kiên quyết trước Trung Quốc.
Theo ghi nhận của đặc
phái viên RFI, đoạn văn trong bài diễn văn trong đó Trung Quốc cam kết « bảo vệ
chủ quyền của mình ở Biển Đông » đã bị xóa khỏi bài phát biểu, và Thủ tướng
Trung Quốc đã chủ trương gợi lên tình hữu nghị với các nước trong khu vực và
lợi ích trong việc phát triển thương mại ASEAN-Trung Quốc.
Về Biển Đông, cản lực
chủ chốt trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhắc lại đề
xuất thành lập một đường dây nóng giữa các nước trong khu vực để ngăn ngừa việc
tranh chấp ngoài Biển Đông dấy lên thành xung đột.
Về kinh tế, trong một cử
chỉ đầy vẻ hào phóng, ông Lý Khắc Cường còn xác định rằng Trung Quốc rất mong
muốn giúp đỡ các nước đang phát triển và sẽ đề nghị cấp cho các nước Đông Nam Á
3 tỷ nhân dân tệ tín dụng mà không lấy bất kỳ một đồng lãi nào.
Nhìn chung, Trung Quốc
đã đề nghị cung cấp 20 tỷ đô la tín dụng cho các nước ASEAN, trong đó có 10 tỷ
đô la bơm vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Trên mặt ngoại giao thì
Bắc Kinh tỏ dấu hiệu hòa dịu, nhưng tại Biển Đông thì tình hình hầu như không
có gì thay đổi. Trung Quốc vẫn tiếp tục gia cố và mở rộng các cơ sở của họ, bất
chấp lời phản đối của Việt Nam hay Philippines, thậm chí Tư lệnh Hải quân Trung
Quốc còn đích thân đi thăm vùng quần đảo Trường Sa nơi các công trình đang được
tiến hành.
Động thái tới đây
của Trung Quốc : Một giàn khoan thứ hai !
Điều này cho thấy là
Trung Quốc vẫn nuôi dưỡng ý đồ nuốt trọn Biển Đông, và tình hình hòa dịu hiện
nay chỉ tạm thời. Trong một bài phỏng vấn dành cho báo chí hôm 29/10 vừa qua,
Giáo sư Carl Thayer thươc Học viện Quốc phòng Úc dự đoán như sau :
Thayer : Tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và
Việt Nam có khả năng tiếp tục yên ắng trong vòng sáu tháng tới đây nhân vòng
tiếp theo của các cuộc họp đa phương chung quanh khối ASEAN vào nửa đầu năm
tới, sau khi đã được làm dịu để không làm ảnh hưởng đến các Hội nghị Thượng
đỉnh APEC, ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Trong trung hạn, Trung Quốc có thể lựa chọn bất
kỳ một đề án phát triển dầu khí nào của Việt Nam (tại những vùng ở Biển Đông mà
Bắc Kinh đòi chủ quyền) để phô trương sức mạnh nhằm phản đối.
Trong trung và dài hạn, Trung Quốc rất có khả
năng là sẽ triển khai giàn khoan HD-981 trở lại vùng biển đang tranh chấp. Về
lâu về dài, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông
thông qua việc triển khai các chiến hạm của Hải quân, tàu dân sự của các cơ
quan thực thi pháp luật, đội tàu đánh cá của họ, và một giàn khoan thứ hai –
HD-982 - mới hơn và lớn hơn chiếc HD-981.
Các vụ triển khai kể trên rất có khả năng dẫn
đến các sự cố trên biển. Một Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc với quy
chế của một hiệp ước không chắc sẽ được ký kết, do đó để cửa ngỏ cho Trung Quốc
đơn phương biện minh cho mọi hành động để khẳng định chủ quyền mà họ tiến hành.
Việt Nam phải
tiếp tục phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông
Trước các hành động có
thể xảy ra đó, Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam phải tìm ra một đối sách thích
hợp. Ông phân tích :
Thayer : Việt Nam phải liên tục đòi hỏi Trung Quốc minh
bạch hóa mục đích của việc bồi đắp, cải tạo địa hình (của các thực thể địa lý
họ kiểm soát tại Biển Đông) và yêu cầu Trung Quốc tự kiềm chế trong các hành
động tương lai. Điều này nên được nêu ra ở cấp độ các nhóm làm việc về việc
thực thi Bản Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Công việc của Việt Nam
đã trở thành khó khăn hơn sau khi Trung Quốc tỏ lập trường hòa hoãn kể từ tháng
Sáu vừa. Việt Nam có thể nghĩ rằng phản đối quá mạnh (trên vấn đề Biển Đông có
nguy cơ đe dọa các lãnh vực khác…
Các hoạt động bồi đắp và mở rộng đảo đá của
Trung Quốc tại Biển Đông là một diễn biến mang tính chất chiến lược rất quan
trọng, và có vẻ không mấy được giới lãnh đạo ASEAN thích thú.
Trong quá khứ ASEAN đã thông qua nhiều văn kiện
như Bản Tuyên bố về một Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (1971), Hiệp ước
Hữ nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và một Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không
có vũ khí hạt nhân (1995). Đối với các lãnh đạo ASEAN, phạm vi áp dụng của các
văn kiện này bao trùm các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông.
Các hành động cải tạo địa hình tại Biển Đông của
Trung Quốc có khả năng rút hẳn vùng trung tâm biển này ra khỏi khu vực Đông Nam
Á và biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.
Điều đó sẽ có nghĩa là 3 văn kiện quan trọng về
an ninh khu vực sẽ không áp dụng đối với khu vực Biển Đông. ASEAN sẽ mất đi
chiều sâu chiến lược, và điều này sẽ làm suy yếu tầm quan trọng của Cộng đồng
chính trị-an ninh ASEAN dự kiến ra đời vào cuối năm 2015.
Chiến lược tằm ăn
dâu hay thái mỏng xúc xích tại Biển Đông
Ý kiến của giáo Thayer
cũng là quan điểm của giáo sư Ngô Vĩnh Long. Trả lời RFI, ông đã ghi nhận như
sau về toan tính xuyên suốt của Trung Quốc
Ngô Vĩnh Long :Toan tính hiện nay, cũng như từ nhiều năm qua
của Trung Quốc là thi hành chiến lược tằm ăn dâu, người Mỹ gọi là "thái
mỏng xúc xích - salami slicing", tức là cứ chiếm từ từ, trong đó có việc
xây dựng thêm trên các đảo.
Một ví dụ là vừa qua, Trung Quốc đã xây xong phi
trường quân sự trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), để tiến tới việc kiểm soát các
đường hàng hải và hàng không xuyên qua Biển Đông. Một ví dụ khác là họ cũng
đang xây cất trên một số đảo ở Trường Sa.
Kiểu "thái mỏng xúc
xích" một cách nhẹ nhàng như vậy làm cho các nước ngoài khu vực khó có thể
can thiệp.
Đây là vấn đề mà Việt Nam phải phân tích cho thế
giới biết là tại sao đó là vấn đề quan trọng cho an ninh khu vực, và nói rõ cho
họ biết là Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ an ninh khu vực cùng với các nước
khác.
Chứ cứ để Trung Quốc tiếp tục làm như vậy thì
các nước khác trên thế giới - kể cả Mỹ - khó có thể ủng hộ Việt Nam trước những
toan tính hiện nay của Trung Quốc.
Đẩy mạnh quan hệ
quốc phòng với Mỹ
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ rằng cái hòa dịu của Trung Quốc chỉ là
vấn đề trong ngắn hạn. Đối sách của Việt Nam do đó là phải tiếp tục phát triển
quan hệ với Mỹ, trong đó có quan hệ về quốc phòng.
Quan hệ quốc phòng là vấn đề lớn, nhưng thực ra
không chỉ là để mua những loại vũ khí mà Mỹ có thể bán cho Việt Nam - đó không
phải là vấn đề quan trọng - cái vấn đề quan trọng là làm sao để Mỹ thấy được
Việt Nam là một nước chủ yếu ở Đông Nam Á trong vấn đề bảo vệ an ninh, thành ra
Mỹ nên giúp Việt Nam đẩy mạnh quan hệ tốt với các nước khác trong khu vực như
Philippines, Malaysia, Indonesia...
Mỹ là một nước ngoài khu vực, có ảnh hưởng rất
lớn đối với các quốc gia vừa kể, thành ra phát triển quan hệ với Mỹ cũng là để
nhờ Mỹ giúp phát triển quan hệ với các nước khác trong khu vực mà cho đến nay,
Việt Nam lẽ ra phải làm tốt hơn nữa, nhưng chưa đủ.
Thắt chặt quan hệ với Ấn Độ qua chuyến thăm của
ông Nguyễn Tấn Dũng
Ngô Vĩnh Long : Chuyến thăm Ấn Độ vừa rồi của Thủ tướng Việt
Nam, theo tôi, rất quan trọng. Đây là một việc làm cụ thể, nên có hiệu quả tốt.
Trước hết là Ấn Độ hứa cung cấp cho Việt Nam một
số tàu, và hứa bán cho Việt Nam một số vũ khí. Để làm việc này, Ấn Độ sẽ cung
cấp cho Việt Nam khoảng 100 triệu đô la (tín dụng) để màu tàu tuần tra và một
số khí giới.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng ký với Việt Nam khung hợp
tác và bản ghi nhớ về khai thác dầu khí, giữa Tập đoàn dầu khí của Ấn Độ và Petro
Việt Nam.
Đây là một vấn đề quan trọng vi khi mà Ấn Độ và
Việt Nam khai thác dầu khí ở trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, nếu Trung
Quốc đến dọa nạt Việt Nam thì có nghĩa là dọa nạt Ấn Độ và có thể gây ra xich
mích lớn với Ấn Độ. Cho nên, về mặt quốc phòng, theo tôi đây là một vấn đề quan
trọng.
Và đó là lý do tại sao hai bên Ấn Độ và Việt Nam
dã nói rằng họ nhất trí về tầm quan trọng của việc Ấn Độ và Việt Nam bảo đảm
hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông.
Ngoài ra vấn đề cung cấp tên lửa BrahMos cũng
rất quan trọng. Tên lửa này có thể bắn mau với tốc đô 3200 km/giờ, tầm bắn
khoảng 200 km, cho nên nếu Trung Quốc cho tàu vào những vùng ở Biển Đông, thì
tên lửa này có thể bắn tàu của Trung Quốc nếu họ gây chiến ở khu vực...
Việc cung cấp tên lửa BrahMos này cho Việt Nam
cũng giúp Việt Nam trong vấn đề quốc phòng.
Tôi nghĩ rằng chuyến đi Ấn Độ là một chuyến đi
thành công.
Vì sao Trung Quốc tỏ ý hòa hoãn ?
Ngô Vĩnh Long :
Trung Quốc đã thấy là vấn đề hàm hồ
và quá lố của họ đã làm nhiều nước trên thế giới bực minh, và sẵn sàng ủng hộ
Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực.
Trung Quốc thấy rằng nếu cứ tiếp tục đẩy mạnh
thì trong thời gian tới sẽ bất lợi, cho nên đó là lý do vì sao họ « xuống nước
». Nhưng nếu Việt Nam không khéo, để mình rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc, thì
Việt Nam sẽ « hết nước ». Cho nên, đây là vấn đề Việt Nam phải phân tích rất
kỹ.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment