Đăng
ngày 06-11-2014
Biển Đông nổi bật thành chủ đề tranh luận tại Thượng đỉnh ASEAN
Trọng
Nghĩa
logo Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 2014.ASEAN 2014.
Vài hôm trước lúc Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN mở ra tại thủ đô Miến Điện (09-13/11/2014), có dấu hiệu
cho thấy là hồ sơ Biển Đông sẽ lại nóng lên tại cuộc họp.
Căn cứ vào một bản dự
thảo tuyên bố chung của Hội nghị bị tiết lộ vào hôm qua, 05/11/2014, các lãnh
đạo Hiệp hội Đông Nam Á sẽ kêu gọi các bên tranh chấp tôn trọng quyền tự do lưu
thông trên biển và trên không tại vùng Biển Đông và cấp tốc đúc kết một bộ Quy
tắc Ứng xử trong khu vực.
Trong bản dự thảo Tuyên
bố chung đúc kết Hội nghị sắp mở ra mà đài phát thanh Mỹ VOA có được từ một
viên chức cao cấp của một thành viên ASEAN, có đoạn nêu bật thái độ quan ngại
của các lãnh đạo Đông Nam Á trước tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
« Chúng tôi bày tỏ quan
ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đã làm căng thẳng gia tăng
trong khu vực. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực nhằm
duy trì ổn định và hòa bình, phát huy tính chất an ninh và an toàn hàng hải, và
quyền tự do lưu thông, kể cả trên biển và trên không phận Biển Đông ».
Dự thảo đã nêu đích danh
Trung Quốc là đối tác mà ASEAN cần đàm phán để có được hòa bình và ổn định
trong vùng : « Chúng tôi tái khẳng định cam kết tập thể của các nước thành viên
ASEAN và Trung Quốc (nhằm duy trì) hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải, cũng
như thi hành đầy đủ và hiệu quả bản Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông
(DOC) một cách toàn diện ».
Văn kiện này cũng kêu
gọi các bên cấp tốc đúc kết bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng
buộc : « Chúng tôi ghi nhận các tiến bộ trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc
Ứng xử trên Biển Đông (COC) và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì động
lực đàm phán và khẩn trương tiến tới việc sớm đúc kết bộ COC ».
Như thông lệ, đây mới
chỉ là bản dự thảo Tuyên bố chung, mới được thông qua ở cấp chuyên viên. Từ nay
đến lúc hội nghị kết thúc, văn bản này còn phải được các Ngoại trưởng ASEAN xem
xét, cả về ngôn từ lẫn nội dung, trước khi trình lên các lãnh đạo duyệt xét lần
cuối trước khi công bố.
Đối với các nước bị
Trung Quốc chèn ép dữ dội như Việt Nam hay Philippines, văn bản chung cuộc cần
phải cứng rắn, và cụ thể, do dó có khả năng yêu cầu đưa thêm vào trong bản
tuyên bố các khái niệm như là « tránh dùng võ lực hay đe dọa dùng võ lực để
giải quyết tranh chấp », hoặc là nhấn mạnh hơn đến nhu cầu tôn trọng luật pháp
quốc tế… Ngược lại, các thành viên ASEAN thân Trung Quốc, như Cam Bốt chắng
hạn, hay là không muốn Trung Quốc phiền lòng, có thể tìm cách giảm nhẹ các lời
lẽ trong bản Tuyên bố.
Tranh luận giữa các nước
sẽ tiếp diễn, và bản Tuyên bố chung công bố khi hội nghị kết thúc, sẽ phản ánh
kết quả tranh cãi.
Đăng ngày 06-11-2014
Việt Nam phản đối Trung Quốc cải tạo bãi Chữ Thập, Trường Sa
Bãi Chữ Thập (Fiery Cross), quần đảo Trường SaDR
Nhiều ngày sau khi
truyền thông Trung Quốc đưa tin, đăng ảnh Bắc Kinh cải tạo bãi Chữ Thập (Fiery
Cross), trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, hôm nay, 06/11/2014, Việt Nam mới
lên tiếng phản đối.
Theo báo chí trong nước,
hôm nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại
Hà Nội để trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo,
xây dựng trên bãi Chữ Thập, mà Việt Nam khẳng định là phi pháp, vì bãi đá này
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, tuyên bố, « Việt Nam kiên
quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc
tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc
cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và
không để tái diễn những hành động sai trái tương tự ».
Các bức ảnh vệ tinh được
chụp trong giai đoạn từ cuối tháng 09 đến ngày 16/10 vừa qua, cho thấy, Trung
Quốc đã tiến hành cải tạo, bãi đã Chữ Thập, vốn bị chìm khi thủy triều cao, thành
một hòn đảo rộng một cây số vuông và trở thành đảo lớn nhất trong quần đảo
Trường Sa. Theo nguồn tin báo chí, khoảng 200 quân nhân Trung Quốc có mặt trên
hòn đảo nhân tạo này và Bắc Kinh đã quyết định xây một sân bay tại đây.
Cho đến nay, không có
sân bay nào trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Do vậy, Trung Quốc có ý định
biến hòn đảo nhân tạo Chữ Thập thành một căn cứ quân sự, cho phép kiểm soát
được không phận trong vùng. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang xem
xét việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment