Sunday 30 November 2014

Bắc Kinh tung kế hoạch phát triển một loạt mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải


Bắc Kinh tung kế hoạch phát triển một loạt mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải

Di Cư 54 - Di Tản 30.04 & Vượt Biên sau ngày 30.04.75



image





Preview by Yahoo


·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

29.11.2014
Quốc Vụ Viện Trung Quốc hôm thứ Sáu loan báo kế hoạch phát triển 9 mỏ dầu lớn ở Biển Bột Hải và Biển Đông, để bảo đảm nguồn năng lượng của nước này, theo báo Want China Daily của Đài Loan.

Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đề ra kế hoạch để khai thác một cách quy mô các mỏ dầu lớn tại Biển Đông, có khả năng sản xuất hơn 10 triệu tấn mỗi năm, dựa trên các số liệu ước tính trong kế hoạch của Trung Quốc cho những năm từ 2014-2020.

Bản tin của tờ báo Đài Loan nói rằng kế hoạch khai thác các mỏ dầu trong vùng biện tranh chấp ở Biển Đông chắc chắn sẽ đưa tới xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Trung Quốc trước đó đã đụng độ với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và với Việt Nam sau sự cố giàn khoan dầu Hải Dương 981.

Theo một cuộc nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Liên Hiệp Quốc vào năm 1966, biển Hoa Đông là khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, ước lượng từ 3 tỉ tới 7 tỉ tấn.

Bắc Kinh đã dò tìm dầu khí trong một diện tích rộng khoảng160.000 km vuông trên Biển Đông, và ước tính khu vực này chứa uóc lượng 5,22 tỉ tấn dầu khí,  trị giá hơn 325 tỉ mỹ kim.

Theo ước tính của Nhật báo Thương mại Hong Kong, thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể tăng lên từ 1 đến 2%, nếu Bắc Kinh chỉ khai thác có một phần ba nguồn tài nguyên dầu khí to lớn này trong hai thập niên tới.

Nguồn: Want China Times, Khamphavn  

Trung Quốc lại mời thầu các lô dầu khí ở Biển Đông
mediaBản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012 cho thấy 9 lô do CNOOC (Trung Quốc) rao thầu ăn hẳn vào các lô của Việt Nam. Ảnh tư liệu.DR
Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc – CNOOC – thông báo mời gọi các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu các lô dầu khí ở ngoài khơi, bao gồm cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Website của Tập đoàn này cho biết, lần mời thầu năm nay liên quan đến 33 lô, trên một diện tích rộng hơn 126 ngàn cây số vuông. Trong số này, có 25 lô ở Biển Đông và 4 lô tại biển Hoa Đông, phần còn lại nằm ở biển Hoàng Hải.

Hàng năm, Bắc Kinh vẫn tiến hành đấu thầu các lô thăm dò, khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Theo Reuters, vị trí của các lô mời thầu lần này tương đối gần biên giới Trung Quốc.

Trong thời gian qua, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn luôn căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông. Quần đảo này do Tokyo quản lý và Bắc Kinh đòi chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

Còn tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những khu vực này được đánh giá có tiềm năng lớn về dầu khí và nguồn hải sản.

Trong tháng Năm vừa qua, quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã rất căng thẳng, sau khi Trung Quốc đưa dàn khoan dầu HD981 vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam đã đòi Trung Quốc phải rút dàn khoan, trong khi Trung Quốc khẳng định dàn khoan được hạ đặt trong vùng biển của họ. Trong nhiều tuần lễ, tàu hải giám, ngư chính của hai bên đã đối đầu, đuổi dượt nhau và nhiều vụ va chạm đã xẩy ra.

Giữa tháng Bẩy, Bắc Kinh rút dàn khoan trước thời hạn thông báo một tháng.

Bắc Kinh công bố kế hoạch khai thác dầu tại Biển Đông
mediaTrung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải - Reuters
Theo nhật báo mạng Đài Loan Want China Times, hôm nay, 28/11/2014, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải nhằm bảo đảm nguồn năng lượng trong nước. Báo Đài Loan dự đoán, kế hoạch này « chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng ».

Dẫn lại tin thông tin từ tờ nhật báo thương mại Hồng Kông, Want China Times nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Văn phòng Quốc vụ viện Hoa lục - tức Chính phủ Trung Quốc – công bố một kế hoạch khai thác dầu lớn tại Biển Đông, với dự kiến 10.000 tấn dầu/năm trong vòng 6 năm (2014-2020).

Cho đến nay, Trung Quốc đã khai thác dầu tại nhiều khu vực ven bờ với diện tích tổng diện tích khoảng 160.000 km² tại Biển Đông, vùng biển có diện tích hơn 3 triệu km². Với sự phát triển của các phương tiện công nghệ cho phép khoan dầu tại biển sâu và áp lực của nền kinh tế khát năng lượng, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển các giàn khoan ngoài khơi xa.

Cách nay hơn hai năm, ngày 23/06/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã loan báo mời nước ngoài đầu thầu thăm dò 9 lô dầu khí ở khu vực mà họ xác định là « vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc » ở Biển Đông. Các lô dầu này nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam.

Xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam lên đến đỉnh điểm với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng biển nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, lên án. Giàn khoan nói trên đã rút ra khỏi vùng biển này vào giữa tháng 7/2014.

Theo Reuters cũng hồi tháng 07/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ đô la để khai thác khí đốt ở vùng nước sâu của Biển Đông.

Biển Đông là khu vực được cho là có trữ lượng lớn về dầu khí. Theo nhật báo kinh tế Pháp Les Echos, một số ước tính, đặc biệt của các công ty dầu khí và bộ ngành Trung Quốc, đưa ra các con số khổng lồ, từ 17 đến 50 tỷ tấn. Tuy nhiên, theo nhiều ước đoán từ phía Hoa Kỳ, thì trữ lượng dầu Biển Đông chỉ ở mức khoảng 1,5 tỷ tấn.

Trữ lượng này là không nhỏ, nhưng chỉ tương đương với nhu cầu dầu mỏ hiện tại của Trung Quốc trong vòng ba năm. Báo Want China Times, trong bài viết nói trên, nêu ra con số 5,22 tỷ tấn dầu có thể khai thác được tại Biển Đông, con số gần với kết quả điều tra năm 1966 của Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Á.

Trung Quốc đưa giàn khoan Khải Hoàn 1 đến biển Hoa Đông
media

Một giàn khoan dầu của tập đoàn Trung Quốc CNOOC(DR)


Theo tờ South China Morning Post của Hồng Kông hôm nay 03/09/2014, Bắc Kinh đã đưa một giàn khoan mới đến thăm dò tại biển Hoa Đông, khu vực bao gồm cả vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trang web của chính phủ Trung Quốc cũng đưa tin « Giàn khoan Khải Hoàn 1 đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông ».

Công ty đóng giàn khoan này là Cosco Shipyard (Tập đoàn Viễn dương Trung Quốc) không muốn tiết lộ vị trí chính xác của giàn khoan Khải Hoàn 1 (Kaixuan-1). South China Morning Post nói rằng không thể biết được khu vực đặt giàn khoan Khải Hoàn 1 có gần vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản hay không. 

Trang china.org.cn, khi loan tin giàn khoan này đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông, đã khoe rằng đây là giàn khoan tự nâng, tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Theo trang mạng chính phủ Trung Quốc, tuy trước đây có thông tin cho rằng Khải Hoàn 1 hướng về vùng biển Điếu Ngư (tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý) để tiến hành hoạt động, nhưng nay chưa có chứng cớ nào củng cố cho cáo buộc này. 

Cũng theo trang web trên, Khải Hoàn 1 do tập đoàn Cosco Shipyard đặt ở Nam Thông (Nantong) tự thiết kế, là giàn khoan tự hành hiện đại nhất được đóng tại Trung Quốc. Giàn khoan này có khả năng khoan đến độ sâu 5.200 mét, có khu vực lưu trú cho 150 nhân viên sống và làm việc tại chỗ. Ban đầu, Khải Hoàn 1 được đóng cho công ty KS Energy của Singapore, nhưng sau ICBC Financial Leasing mua và cho China Oilfield Service thuê lại theo hợp đồng ký ngày 17/07. 

Theo thông cáo của Cosco Shipyard, Khải Hoàn 1 đã khởi đầu hoạt động khoan thăm dò suôn sẻ mặc cho các cơn bão đe dọa. China Oilfield Service và China National Offshore Oil không trả lời các câu hỏi của tờ South China Morning Post về giàn khoan này. 

Tờ báo Hồng Kông nói thêm, bên cạnh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc và Nhật Bản tranh chấp kịch liệt vùng đặc quyền kinh tế tại biển Hoa Đông. Bắc Kinh vào năm 1995 loan báo phát hiện được một mỏ khí dưới đáy biển được đặt tên là Xuân Hiểu (Chunxiao), được cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, nhưng Tokyo tuyên bố Nhật cũng có thể khai thác các mỏ dầu khí trải dài theo khu vực tranh chấp. Hai nước đã ký một thỏa thuận năm 2008 để cùng khai thác mỏ Xuân Hiểu, nhưng từ đó đến nay chưa có tiến triển gì. 

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đấu khẩu dữ dội với các láng giềng để tranh giành chủ quyền lãnh thổ, nhất là với Việt Nam và Philippines tại Biển Đông. South China Morning Post nhắc lại, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra tại Việt Nam hồi tháng Năm, sau khi Bắc Kinh tự tiện đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Giàn khoan này được kéo trở ra vào tháng Bảy, sớm hơn dự kiến một tháng, và Bắc Kinh nói rằng do công việc đã hoàn tất.

Viện nghiên cứu Lowy: Quan ngại gia tăng về phi đạo do TQ xây trên Biển Đông

Khu vực tuyên bố chủ quyền chồng chéo của các nước trong vùng Biển Đọng
Khu vực tuyên bố chủ quyền chồng chéo của các nước trong vùng Biển Đọng
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

28.11.2014
Hai tàu chiến hiện đại của Việt Nam lần đầu tiên ghé bến cảng Philippines hôm thứ Ba tuần này, Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Lowy hôm 28 tháng 11 nhận định rằng thời điểm của sự kiện này trùng hợp với kỷ niệm 1 năm Trung Quốc tuyên bố khu nhận dạng phòng không trên một phần biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo trong vòng tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, là quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Kể từ khi khu nhận dạng phòng không này được tuyên bố, các nước Đông Nam Á ngày càng lo ngại về ý đồ của Bắc Kinh nhằm thực hiện tham vọng lấn chiếm Biển Đông. Viện Lowy nói bất chấp một sự kiện lớn có nguy cơ làm bùng nổ tranh chấp, khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình, trong nội bộ ASEAN không có sự đoàn kết, và trong tình trạng này, mỗi nước tranh chấp với Trung Quốc vẫn phải đơn độc đối phó với nước này.

Trong tình huống đó, Philippines và Việt Nam đã phải tỏ ra cứng rắn hơn. Philippines tiến hành kiện Trung Quốc ra toà án Liên Hiệp Quốc, trong khi Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10 đã bắt đầu mở rộng và đào sâu các quan hệ hữu nghị với các nước khác. Việt Nam đã có động thái xích lại gần Hoa Kỳ, đưa đến quyết định của Washington tháo bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Và chuyến đi của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn độ, được đánh giá là một hành động rõ rết để đáp ứng hành động của Trung Quốc liên quan tới giàn khoan 981.

Trung Quốc sau đó đã đẩy mạnh các hoạt động lấp đất xây đảo tại quần đảo Trường Sa, nạo vét biển và xây phi đạo trên Đảo Đá Chữ Thập, và nhiều bãi đá ngầm khác quanh khu vực.
Cuộc tranh chấp biển đảo với Philippines và Việt Nam đã khiến hai nước này bị Trung Quốc loại trừ trong chiến dịch tung tiền của Bắc Kinh mới đây nhằm lấy lòng các nước thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

Trang mạng Beyong Brics của tờ Financial Times hôm 27 tháng 11 nói rằng Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch, sử dụng các dự án phát triển hạ tầng cơ sở để phô trương quyền lực mềm, chống lại các đối thủ khác trong khu vực là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Chiến dịch đó theo Financial Times, dường như có hiệu quả, bởi vì ngay cả các nước vốn vẫn thận trọng với Bắc Kinh đã có một quan điểm thực tiễn hơn về những lợi ích do kế hoạch của Bắc Kinh sử dụng kho ngoại tệ dự trữ phong phú của Trung Quốc mang lại cho nước họ.

Bài báo cho rằng trong tình huống này, Philippines và Việt Nam có thể quay sang các đối tác đầu tư khác trong khu vực cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Tuy nhiên thái độ của Bắc Kinh làm ngơ Philippines và Việt Nam được coi như một sụ nhắc nhở đối với hai nước này, rằng họ sẽ mất quyền lợi, khi từ chối chấp nhận vai trò mới của Trung Quốc trong trật tự thế giới mới.

Nguồn: The Interpreter/Lowy Institute of Foreign Policy, Xinhua



No comments:

Post a Comment