Sunday, 26 October 2014

Nhà báo Anh: Bằng chứng đường 9 đoạn của TQ là vô căn cứ


Nhà báo Anh: Bằng chứng đường 9 đoạn của TQ là vô căn cứ

Hoài Vũ, phóng viên RFA
2014-10-25
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
hoaivu10252014.mp3
Nhà báo Anh Bill Hayton tại Washington DC, Mỹ. Ảnh minh họa chụp năm 2010.
Screen capture

Nhà báo Anh Bill Hayton, một trong những chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, khẳng định bằng chứng lịch sử về đường chín đoạn của Trung Quốc về chủ quyền tại vùng biển này là vô căn cứ. Ông đưa ra phát biểu trên trong buổi giới thiệu cuốn sách mới về Biển Đông có tên: The South China Sea: The struggle for power in Asia tại đại học Georgetown ở Washington DC, Mỹ, hôm 23/10.

Đơn phương tuyên bố chủ quyền

Trung Quốc lâu nay đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông. Một trong những bằng chứng lịch sử mà họ đưa ra là bản đồ gồm đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò, ôm gần như trọn Biển Đông, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Đường lưỡi bò này còn chồng lấn lên vùng biển chủ quyền trong khu vực đặc quyền kinh tế tính theo luật pháp quốc tế của một số nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, độ chính xác của đường 9 đoạn này ra sao? Theo nhà báo Bill Hayton vào thập niên 30 khi tàu chiến Pháp cập cảng ở Trường Sa và bắn 21 phát súng tuyên bố chủ quyền ở đây, Trung Quốc do không thể điều quân ra khu vực này nên đã tìm đến các nhà làm bản đồ để khẳng định chủ quyền.
Bill Hayton cho biết đến tận năm 1933, Trung Quốc còn không biết có những đảo gì, tên gì ở Biển Đông. Vào năm 1935, Trung Quốc mới bắt đầu đặt tên cho 132 đảo lớn nhỏ ở khu vực này và phần lớn là dịch ra từ tên tiếng Anh trên bản đồ quốc tế.
Lần đầu tiên vào năm 1936, đường 9 đoạn được đưa ra. Bản đồ đó sinh ra là hoàn toàn do hiểu lầm.
-Nhà báo Bill Hayton
Người đưa đoạn lưỡi bò hình chữ U đến với Trung Quốc là một người có tên là Bạch Mi Sơ. Bill Hayton cho hay ông Bạch là một nhân sĩ yêu nước và ham mê địa lý. Năm 1930, Bạch Mi Sơ từng vẽ bản đồ miêu tả lại điều được gọi là “sự sỉ nhục quốc gia” của Trung Quốc, trong đó chỉ ra những phần lãnh thổ của nước này đã bị đánh cắp. Vào năm 1936, ông Bạch vẽ bản đồ với đường lưỡi bò ôm trọn gần như toàn bộ Biển Đông. Ông Bạch từng nói rằng khu vực nằm trong đường lưỡi bò là “những nơi mà ngư dân của Trung Quốc kiếm sống và hiển nhiên là nó thuộc về chủ quyền của chúng ta”.
Nhà báo Bill Hayton phát biểu: “Lần đầu tiên vào năm 1936, đường 9 đoạn được đưa ra. Bản đồ đó sinh ra là hoàn toàn do hiểu lầm.”
Bill Hayton cho rằng sở dĩ có bản đồ như trên cũng như các bản đồ về sự sỉ nhục quốc gia mà Trung Quốc đưa ra là do sự hiểu lầm về quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trước đó. Ông nói các học giả Trung Quốc thời đó đánh đồng việc các nước thiết lập quan hệ thương mại với việc cống nạp với tư cách là nước chư hầu cho Trung Quốc.
Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014.
Nhà báo Hayton lấy ví dụ về ghi chép liên quan tới quan hệ giữa Trung Quốc và Hà Lan. Theo ghi chép của Trung Quốc thì Hà Lan khi đó là một vương quốc và phải cống nạp cho vương triều Trung Quốc và nhún nhường trước nhà vua ở đây. Tuy nhiên, thực tế là Hà Lan là một nước cộng hoà và việc cống nạp thực chất là trao đổi để được quyền giao thương ở quốc gia đông dân và rộng lớn là Trung Quốc.
Hayton từ đó đặt câu hỏi, có lẽ các nhà học giả Trung Quốc hiểu lầm rằng các nước Đông Nam Á là chư hầu của họ khi cũng phải “cống nạp” cho vương triều.
Đường lưỡi bò được chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đưa lên bản đồ vào năm 1947. Lúc này, nó có 11 đoạn. Qua thời gian, hai đoạn được bỏ đi. Nó chứng tỏ Trung Quốc không hề có một cơ sở pháp lý cụ thể nào cho đường lưỡi bò này. Về pháp lý mà nói, đường 9 đoạn không định nghĩa biên giới trên biển của Trung Quốc.
Vậy đường 9 đoạn có ý nghĩa gì? Bill Hayton giải thích:
“Một học thuyết đường chín đoạn chỉ ra những hòn đảo nào thuộc về Trung Quốc và cũng có một lý giải khác là đường chín đoạn là biên giới vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, có nghĩa là bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông.”

Biển Đông thuộc về bên nào?

Để hoàn thành cuốn sách về Biển Đông, Bill Hayton đã mất hơn hai năm rưỡi đào sâu các tài liệu lịch sử. Theo ông, người đầu tiên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là một người Anh, khi đó là để khai thác phân chim. Ngoài Trung Quốc, các nước như Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Philippines cũng tuyên bố một phần chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên không nước nào đi xa như Trung Quốc trong việc khẳng định quyền sở hữu khu vực thậm chí chồng lấn lên hải phận của nước khác theo luật quốc tế.
Câu hỏi đặt ra cuối cùng là, vậy Biển Đông thuộc về bên nào. Câu trả lời là không ai biết cả.
Liệu có cách nào giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hay không? Bill Hayton cho rằng khó có thể có một giải pháp hợp lý cho tất cả các bên, vì rằng không một bên nào chịu nhượng bộ hoặc đưa ra những khẳng định có bằng chứng rõ ràng. Cũng không bên nào sẵn lòng thống nhất về một quy chuẩn về pháp lý. Trung Quốc, một bên lớn trong xung đột này chỉ muốn đối thoại song phương trong khi các nước khác muốn đối thoại đa phương.
Bill Hayton cho rằng xung đột ở Biển Đông thỉnh thoảng sẽ lại căng thẳng song ông bác bỏ ý kiến về một cuộc chạy đua vũ trang lớn trong khu vực này. Theo nhà báo, Trung Quốc đã bỏ xa các đối thủ về lĩnh vực vũ khí.
Bill Hayton cũng có một cuốn sách khác về Việt Nam có tên Vietnam - the rising dragon. Cuốn sách mới về Biển Đông của ông vừa được xuất bản. Bill Hayton gia nhập BBC News từ năm 1998. Ông có một năm làm báo ở Việt Nam và gần đây nhất, ông ở Myanmar trong một năm vào năm 2013.
Cuốn sách “The South China Sea: The struggle for power in Asia” tuy còn nhiều điều cần bàn luận thêm nhưng ít ra cũng cho thấy ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông. Theo nhà báo Bill Hayton thì ông rất vất vả khi tìm nguồn tư liệu từ Việt Nam do đó khó khăn này đã cản trở ông rất nhiều khi viết cuốn sách.
Có lẽ nhà nước Việt Nam nên xem xét việc cung cấp thông tin cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về chủ quyền Biển Đông nhằm tránh sự đáng tiếc vì không nắm bắt cơ hội chứng minh chủ quyền của mình trước quốc tế.

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 22 October 2014

Trung Quốc đã bồi đắp Đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa


Đăng ngày 21-10-2014
Trung Quốc đã bồi đắp Đá Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa
Trọng Nghĩa
mediaĐảo Đá Chữ Thập - Trường Sa.DR

Theo tiết lộ của nhật báo Đài Loan Vượng báo (Want Daily) số ra đề ngày 21/10/2014, hoạt động cải tạo địa hình mà Trung Quốc rốt ráo tiến hành tại các bãi đá mà họ chiếm đóng ở Biển Đông đã biến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành « đảo » lớn nhất ở quần đảo Trường Sa. Mục tiêu là củng cố một vị trí chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo báo mạng bằng Anh ngữ Want China Times, lấy lại thông tin trên tờ báo Hoa ngữ Vượng báo, từ cuối năm ngoái, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành một loạt công trình xây dựng mới và bồi đắp các bãi đá và rạn san hô ở vùng Trường Sa đang do Bắc Kinh chiếm đóng. Trong số này có Đá Chữ Thập (tên tiếng Hoa là Vĩnh Thử Tiều/Yongshu Reef), là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Đài Loan, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc kiểm soát trong thực tế từ năm 1988.

Không ảnh của khu vực được công bố ngày 25/09/2014 trên trang web của DigitalGlobe, một công ty ảnh vệ tinh thương mại của Mỹ, cho thấy là Trung Quốc đã gia tăng diện tích Đá Chữ Thập lên hơn 11 lần, từ 0,08 km vuông lên thành 0,96 km vuông, biến bãi đá nhỏ này thành một thực thể địa lý còn lớn hơn cả đảo Ba Bình (Itu Aba) mà Đài Loan đang chiếm đóng dưới tên gọi Thái Bình.

Tính theo diện tích, Đá Chữ Thập đã trở thành đảo lớn thứ năm tại vùng Biển Đông, đứng sau đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), đảo Đông Sa (Pratas), đảo Linh Côn (Lincoln) và đảo Tri Tôn (Triton).
Củng cố một vị trí chiến lược tại Trường Sa
Tiến trình cải tạo và mở rộng Đá Chữ Thập đã được Trung Quốc khởi sự ngay từ năm 1988 khi họ ngăn chặn tàu Việt Nam tiến vào khu vực, và cho xây trên đó một cơ sở gọi là « Trạm quan sát biển của UNESCO ».

Ý đồ biến Đá Chữ Thập thành một căn cứ quân sự ngay sau đó đã lộ rõ với việc xây dựng một bãi đáp trực thăng, một bến tàu, cùng một số tòa nhà trang bị ăng-ten radar. Theo ghi nhận của tờ Vượng báo, hiện có 200 bính sĩ Trung Quốc đóng quân trên thực thể địa lý này.

Đá Chữ Thập được coi là có giá trị chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc do vị trí tương đối biệt lập, không gần bất kỳ nơi nào do các nước khác kiểm soát trong một bán kính 70 km, nhưng lại chỉ cách trung tâm chỉ huy lực lượng Việt Nam tại Trường Sa khoảng 110 km, và cách bộ chỉ huy của Philippines khoảng 225 km.

Vấn đề là tham vọng bành trướng của Trung Quốc không giới hạn. Theo Want China Times, một chuyên gia quân sự trên trang web thông tin Người Quan sát (Guancha) tại Thượng Hải, cho biết, diện tích của Đá Chữ Thập có thể được tiếp tục mở rộng để tăng gấp đôi kích thước hiện tại. Bắc Kinh rất có thể sẽ tăng cường sự hiện diện chính trị và quân sự trên thực thể này.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 20 October 2014

Đi Trung Nam Hải cầu hòa, liệu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có ngăn được giặc Tàu?

 
China bắt "giới" tướng Việt cộng.

Đi Trung Nam Hải cầu hòa, liệu Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có ngăn được giặc Tàu?

Nguyễn Trọng Vĩnh 

 Hoan hô tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tuổi già mà hùng tâm tráng chí không già. Đọc ông ta liên tưởng đến một hào khí Đông A, một Hội nghị Diên Hồng, một tâm sự yêu nước khắc khoải của Đặng Dung thuở nào: “Thù nước chưa báo sao đầu đã sớm bạc. Bao đêm mang gươm báu ra mài dưới ánh trăng”.
Cụ là  tấm gương sáng cho đám hậu sinh chúng ta noi theo.
Bauxite Việt Nam
BỘ TRƯỞNG PHÙNG QUANG THANH THĂM TRUNG QUỐC LIỆU CÓ NGĂN ĐƯỢC ÂM MƯU CỦA HỌ CHIẾM BIỂN, ĐẢO CỦA CHÚNG TA VÀ BÁ CHIẾM BIỂN ĐÔNG KHÔNG? 

Từ xưa đến nay, chưa bao giờ các thế hệ cầm quyền Trung Quốc từ bỏ mưu đồ thôn tính nước ta.

Năm 1974, họ đánh chiếm Hoàng Sa của ta. Năm 1979, họ xua quân xâm lăng, giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới của ta. Năm 1988, họ đánh chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ của ta.

Trong đàm phán biên giới, họ ép và lấn ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, mấy trăm mét từ ải Nam Quan xuống đến xã Tân Thanh và nhiều nơi nữa dọc biên giới, ta mất đất bằng một tỉnh Thái Bình.
Trên biển, Trung Quốc lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản của ngư dân, bắn giết ngư dân ta, đưa giàn khoan 981HD vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta với hàng trăm tàu bảo vệ phun vòi rồng, đâm hỏng tàu chấp pháp, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta…

Từ khi họ nêu ra phương châm “16 chữ + 4 tốt”, chỉ có lãnh đạo phía Việt Nam thực hiện, Trung Quốc không những không hề thực hiện, trái lại còn làm những việc lấn chiếm, bắn giết, đe dọa…  Phải gọi họ là kẻ cướp, kẻ thù.

Thế mà,ông Phùng Quang Thanh dẫn các tướng sang thăm Trung Quốc nhằm “củng cố tình hữu nghị”.
Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối.
Trong khi đó, Trung Quốc sắp xây xong sân bay và đường băng trên đảo Phú Lâm, đương gấp rút hoàn thiện căn cứ quân sự có đường băng trên nhóm bãi đá Gạc Ma mà họ xây dựng thành các đảo nhân tạo không ngoài mục đích uy hiếp và chuẩn bị, chờ thời cơ chiếm nốt quần đảo Trường Sa của ta và bá chiếm biển Đông. Giới cầm quyền Trung Quốc luôn tuyên bố “Lập trường đối với Nam Hải (biển Đông) quyết không thay đổi”.

Liệu chuyến thăm của đoàn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sang cầu hòa có ngăn được âm mưu của họ không?!

Sinh ra Bộ Quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn” như dân tộc ta đã thực hiện. Đằng này, khi Trung Quốc đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ông lại phát biểu “Quan hệ Việt – Trung vẫn phát triển tốt”, không có ý kiến gì đối với việc Trung Quốc xây dựng công trình trên đảo Phú Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện Trung Quốc đã đứng chân và nắm được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven biển và các hải cảng, cũng như hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nơi trong nước ta, kể cả cư trú trái phép. Có một ông Bộ trưởng Quốc phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi./.

N.T.V
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 18 October 2014

Tư lệnh Trung Quốc đích thân thị sát đảo ở Trường Sa


Tư lệnh Trung Quốc đích thân thị sát đảo ở Trường Sa

Trung Quốc xây căn cứ trên đảo Gạc Ma | VTC




image





Preview by Yahoo


Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Doanh nghiệp Việt tẩy chay hàng Trung Quốc kém chất lượng
  • Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc
  • Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không?
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ về quyết định bán vũ khí cho Việt Nam
  • Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự ở Hoàng Sa

Ðường dẫn

16.10.2014
Giới chức tình báo hàng đầu của Đài Loan cho biết người đứng đầu lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đích thân đi thị sát các hòn đảo ở biển Đông.

Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ông Lý cho biết ông Ngô đã thực hiện chuyến đi 'chưa có tiền lệ' kéo dài một tuần để thị sát công tác lấn biển mà Trung Quốc thực hiện trên các hòn đảo này trong những tháng gần đây.
Báo chí Hong Kong và Đài Loan dẫn lời ông Lý nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua dự án lấn biển và xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây quan ngại cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin về chuyến thị sát của ông Ngô, nhưng trước đây từng nhiều lần khẳng định 'chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông'.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng lên tiếng chỉ trích 'hành động đơn phương, gây mất ổn định' của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có 'các hoạt động lấn biển tại nhiều địa điểm'.
Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan đưa ra thông tin được cho là sẽ làm nóng vùng biển tranh chấp trong khi Đài Bắc cũng có các động thái củng cố chủ quyền.

Tin cho hay, Đài Loan đang cân nhắc củng cố sự hiện diện quân sự thường trực ở biển Đông bằng cách đưa các tàu hải quân ra thả neo gần các quần đảo tranh chấp.
Đài Bắc hiện thực hiện dự án xây cảng trị giá 100 triệu đôla trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa.

Khi toàn tất vào năm sau, cảng này có khả năng cho các tàu tuần duyên và quân sự nặng 3.000 tấn cập bến.

Nguồn: New York Times, Reuters
media
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.Nguồn:internet

Vào hôm qua, 09/10/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã « kiên quyết » phản đối việc Bắc Kinh xây dựng phi đạo và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Phản ứng của Việt Nam đã được giới quan sát ghi nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác.

Hãng tin Bloomberg của Mỹ, trong một bài viết công bố hôm nay, 10/10/2014, đã trích dẫn một số chuyên gia nhận định rằng phi đạo cũng như các cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài mục tiêu xác lập « chủ quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông.

Theo ông Collin Koh, chuyên gia tại trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, vụ giàn khoan HD-981 vào mùa hè vừa qua đã nêu bật các hạn chế của Trung Quốc trong việc giám sát khu vực từ trên không. Trong tình hình đó, Bắc Kinh sẽ biến đảo Phú Lâm – tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông – thành một trung tâm chỉ huy quân sự và điều hành kiểm soát mạng lưới giám sát vùng biển.

Trả lời Bloomberg qua điện thoại, chuyên gia này thẩm định : « Vấn đề không chỉ là kéo dài đường băng, mà là xây dựng các nơi trú ẩn cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ, hầm ngầm chứa nhiên liệu và đạn dược. »

Ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii đã gắn liền các hành động xây dựng của Trung Quốc tại Hoàng Sa với việc Bắc Kinh đang tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa.
Theo ông Vuving : « Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới tất cả mọi người trên thế giới về quyết tâm bảo vệ cái mà họ gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ ». Đối với chuyên gia Vuving, với tất cả các hành động tại Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đang càng lúc càng cứng rắn.
Thái độ cứng rắn trên đây đã thể hiện rõ rệt qua việc Bắc Kinh như đã rầm rộ loan báo viêc «hoàn tất phi đạo » trên đảo Phú Lâm ngày 07/10/2014, khi cung cấp cho truyền thông Trung Quốc một loạt ảnh chụp về các công trình đã thực hiện.

Nhật báo Hồng Kông có uy tín South China Morning Post trong số ra ngày hôm qua 09/10/2014, đã không ngần ngại gọi hành động phô trương đó là tín hiệu hù dọa gởi đến Việt Nam và Mỹ, nhất là khi một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc được tờ báo Hồng Kông trích dẫn đã không che giấu ý đồ quân sự hóa vùng Hoàng Sa của Trung Quốc.

Ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), chuyên gia quân sự làm việc tại Thượng Hải khẳng định răng đường băng trên đảo Phú Lâm sẽ là một chiếc « tàu sân bay không thể đánh chìm, một căn cứ lý tưởng cho phi cơ của Hải quân Trung Quốc lên xuống ».

Một chuyên gia Trung Quốc khác trong lãnh vực Hải quân là ông Lý Kiệt (Li Jie) tại Bắc Kinh còn dự đoán rằng phi đạo quân sự đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đối với chuyên gia này, phi đạo trên đảo Phú Lâm đã biến nơi này thành « sân bay quân sự lớn nhất ở miền cực Nam Trung Quốc », có thể góp phần nâng cao năng lực của chiến đấu cơ Trung Quốc, phục vụ các chuyến bay thám thính, thậm chí cho pháp chống hành động do thám của nước ngoài.

 

Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc ( còn Việt Nam thì sao ? , sợ, đã là thuộc quốc ?)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chung tại Berlin, ngày 15/10/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Hoa Kỳ có nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không?
  • Nghe EU, Việt Nam mong sớm hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do
  • Nghe Việt Nam sẽ có TPP?
  • Trung Quốc chỉ trích Mỹ về quyết định bán vũ khí cho Việt Nam
  • Nghe Thủ tướng Việt Nam sắp diện kiến Đức Giáo Hoàng
  • Nghe Kết quả nghiên cứu: Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản
  • Giới hoạt động nhân quyền nêu nghi vấn về việc Mỹ bán vũ khí cho VN

Ðường dẫn

16.10.2014
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Khi được hỏi Việt Nam nghĩ sao về vụ kiện Trung Quốc của Manila, ông Dũng nói Philippines 'là một quốc gia độc lập, có chủ quyền' nên việc làm đó là 'quyền của Philippines'.

Thủ tướng Việt Nam nói tiếp: “Đối với chúng tôi, độc lập, chủ quyền của quốc gia là thiêng liêng. Đối với các quốc gia, Việt Nam chúng tôi cũng khẳng định độc lập, chủ quyền là thiêng liêng. 

Chúng tôi sẽ làm hết sức mình, bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của mình và biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, là một biện pháp tiến bộ, văn minh, trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, kể cả chủ quyền lãnh thổ”.

Năm tháng trước, khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Nhưng từ đó cho tới nay, Hà Nội vẫn chưa có bước đi cụ thể, ngoài các tuyên bố các tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp pháp lý như những gì ông Dũng nhắc lại tại Viện Koerber.

“Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực, kể cả tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp lý, thông qua việc phân xử ở cơ quan tòa án, ở cơ quan trọng tài, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở lẽ phải, một cách công khai, minh bạch, công bằng, đó là một giải pháp hòa bình, một giải pháp tiến bộ, một giải pháp nhân văn”.

Trong bài phát biểu, ông Dũng cũng nhắc tới tình trạng 'thiếu hụt lòng tin' ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhân tố mà ông cho rằng khiến cho 'hòa bình, ổn định ở đây chưa thực sự bền vững'.

Về vấn đề biển Đông mà ông cho là 'diễn biến phức tạp', Thủ tướng Việt Nam cũng nói tới điều ông gọi là 'những bất ổn, căng thẳng vừa qua', nhưng không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu của Trung Quốc mà Việt Nam tuyên bố nằm trong thềm lục địa của mình hồi tháng Năm.  

Hồi tháng Bảy, hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lần khác, chính quyền trong nước vẫn chưa có hồi đáp đối với bức thư ngỏ này.

Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, nhưng cho tới nay, Bắc Kinh đã phớt lờ các yêu cầu của tòa này.
Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’.

Ngoài vấn đề biển Đông, trong phần hỏi đáp sau khi phát biểu tại Viện Koerber, Thủ tướng Dũng cũng lần đầu tiên bình luận về việc Hoa Kỳ mới dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.
Ông nói:
“Việc Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là một việc làm bình thường của quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng việc này, lẽ ra Hoa Kỳ phải làm sớm hơn. Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không vi phạm luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng tới lợi ích của các nước, cho nên tôi thấy đó là điều bình thường”.

Chặng dừng chân ở Đức hôm 14/10 là một phần chuyến công du châu Âu kéo dài một tuần của ông Dũng.
Trước khi ông Dũng đặt chân tới Berlin, một số nhà hoạt động ở hải ngoại đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Đức nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Thủ tướng Việt Nam.

Chưa rõ là bà Angela Merkel đặt vấn đề mà nhiều nước vẫn còn quan ngại khi nhắc tới Việt Nam như thế nào, nhưng ông Dũng đã bị chất vấn về điều này ngay đầu phần hỏi đáp ở Viện Koerber.
Ông Dũng trả lời rằng Việt Nam 'đang khẩn trương hoàn thiện nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để bảo đảm và phát huy ngày càng mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân'.

Sau cuộc hội đàm với ông Dũng, bà Merkel nói rằng vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng định Á - Âu, ASEM, diễn ra tại Milan từ ngày 16 đến 17/10.
Bà Merkel nói rằng tất cả các quốc gia Châu Âu cũng có quyền lợi chiến lược tại vùng biển này, nhất là về vấn đề tự do hàng hải.

Chính quyền Hồng Kông đề nghị đối thoại với sinh viên
mediaLãnh đạo đặc khu Hồng Kông, Lương Chấn Anh, trong buổi họp báo sáng nay 16/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Một tuần sau khi hủy bỏ kế hoạch đàm phán với các sinh viên đang biểu tình, hôm nay, 16/10/2014, lãnh đạo hành pháp đặc khu Hồng Kông, ông Luơng Chấn Anh, lại đề nghị đối thoại.
Phát biểu với giới báo chí, lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Lương Chấn Anh cho biết : «Trong những ngày qua và kể cả sáng nay, thông qua các bên thứ ba, chúng tôi đã cho các sinh viên biết là chúng tôi muốn tiến hành đối thoại càng sớm càng tốt, và nếu có thể thì ngay trong tuần tới, về thể thức bầu cử phổ thông đầu phiếu ». Ông Lương Chấn Anh cũng khẳng định lại là Bắc Kinh không chấp nhận từ bỏ quyền kiểm soát, lựa chọn giới thiệu các ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo hành pháp Hồng Kông vào năm 2017.
Mặt khác, lãnh đạo Hồng Kông từ chối bình luận về các vụ bạo hành của cảnh sát, nhắm vào những người biểu tình và cho rằng, « không nên chính trị hóa sự cố này ». Ngay sau khi truyền hình Hồng Kông phát đi hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man người biểu tình đã bị bắt, chính quyền đặc khu đã thông báo mở một cuộc điều tra « không thiên vị » về các vụ bạo hành.
Ngày 15/10/2014, Mỹ đã lên tiếng về việc trấn áp giới sinh viên Hồng Kông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki, cho biết Washington « rất quan ngại » và « khuyến khích chính quyền Hồng Kông nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra rõ ràng và đầy đủ về sự cố này ».
Đồng thời, Hoa Kỳ cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông có thái độ kiềm chế và những người biểu tình nên tiếp tục bày tỏ chính kiến của mình một cách hòa bình. Dường như để nhắc nhở Trung Quốc, chính quyền Mỹ nhân dịp này ca ngợi truyền thống lâu đời của Hồng Kông về một Nhà nước pháp quyền và các quyền tự do cơ bản được quốc tế công nhận.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nhấn mạnh là Luân Đôn luôn ủng hộ các quyền và tự do của Hồng Kông.
Từ hơn hai tuần qua, giới sinh viên Hồng Kông đã liên tục biểu tình đòi phải có một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu thực sự dân chủ vào năm 2017, yêu cầu lãnh đạo hành pháp Hồng Kông Luơng Chấn Anh phải từ chức.







Friday, 17 October 2014

13 tướng Việt Nam thăm Trung Quốc


Imagehttp://namvietnetwork.files.wordpress.com/2011/07/babui_062011_131.jpg

13 tướng Việt Nam thăm Trung Quốc

  • 8 giờ trước
Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu có 12 tướng lĩnh khác
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.

Báo Quân đội Nhân dân đưa tin chuyến thăm này "nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước".

Theo kế hoạch, khi ở Bắc Kinh đoàn của ông Phùng Quang Thanh và phía Trung Quốc sẽ ký tắt bản Ghi nhớ kỹ thuật về thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng.

Chuyến thăm được nói sẽ "khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước".

Hai bên mong muốn "tạo nhận thức chung" về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước.

Nhận xét về chuyến đi, chuyên gia Việt Nam - Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, Úc châu, nói: "Tôi cho rằng hai bên nay đang tập trung vào các chuyện quan trọng cụ thể nhằm giải đáp cho quan ngại an ninh của mỗi nước".

"Hai bên cùng sẽ tìm cách trấn an nhau về việc làm sao để quân đội đứng bên ngoài tranh chấp biển đảo."

Ông cũng cho rằng trước kỳ họp thượng đỉnh Apec sắp tới tại Bắc Kinh, Trung Quốc có thể muốn tỏ ra hòa hoãn hơn.

Giảm căng thẳng

Thành phần đoàn của ông Phùng Quang Thanh bao gồm nhiều tướng lĩnh hàng đầu Việt Nam, như Phó Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Bế Xuân Trường; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Lương Cường; tư lệnh các quân chủng Phòng không-Không quân, hải quân, Quân khu 2, Quân khu 3...

Không thấy sự có mặt của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người được cho là đứng đầu ngành đối ngoại quốc phòng.
Chuyến đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn quân sự cấp cao tiếp sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.

Theo GS Carl Thayer, quân đội hai nước có thể đang tập trung bàn những dàn xếp cụ thể để giảm thiểu căng thẳng giữa hai bên, nhất là tại Biển Đông.

Tướng Thanh, trong bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh Shangri-La hồi cuối tháng Năm nói quân đội Việt Nam và Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và "kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài tầm kiểm soát".

Tuy nhiên, ông cho rằng quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.

Ông nói: "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."

"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 16 October 2014

Nếu có chiến tranh trên biển với TQ?


Nếu có chiến tranh trên biển với TQ?

Lê Thành LâmGửi tới BBC từ London
  • 15 tháng 10 2014
Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên của Việt Nam hạ thủy tại Vịnh Cam Ranh đầu năm 2014
Trong những năm gần đây, căng thẳng ngày càng leo thang xung quanh các tranh chấp trên Biển Đông, nổi bật nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines.

Đỉnh điểm là sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển mà Việt Nam cho rằng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam vào ngày 2/5/2014.

Trước khi Bắc Kinh rút giàn khoan ra khỏi khu vực tranh chấp vào ngày 16/7, đã có hàng loạt cuộc đụng độ trên biển giữa các tàu chấp pháp hai nước. Mới đây nhất, ngày 9/10, Trung Quốc tuyên bố hoàn tất đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng theo tên gọi của Trung Quốc).

Nếu tranh chấp tiếp tục leo thang, có nguy cơ một cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam nếu một trong hai bên không tự kiềm chế các hành động của mình.

Lợi thế của Việt Nam

Giáo sư người Úc Carl Thayer gần đây trích dẫn Gary Li, đang là chuyên gia an ninh hàng hải của IHS Maritime, cho rằng Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý so với Trung Quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Theo ông, Việt Nam có số lượng đảo lớn nhất và nhiều nhất trong quần đảo Trường Sa. Và so với Hà Nội, Bắc Kinh cần phải di chuyển rất xa để tới được những hòn đảo mà nước này tuyên bố yêu sách của mình.

Điều này có thể tạo ra lợi thế ‘sân nhà’ cho Việt Nam khi có chiến tranh xảy ra trên Biển Đông – khu vực cách xa các sân bay trong đất liền của Trung Quốc. Việt Nam có thể tận dụng điều này khi mà Trung Quốc không mạnh về năng lực tiếp vận trên không, theo một nhận định khác của Lyle J. Goldstein, từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc vừa tuyên bố hoàn thành đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, lợi thế này của Việt Nam dường như đã giảm đáng kể.

Trên tờ South China Morning Post hôm 8/10, chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng tại Thượng Hải đã so sánh đường băng này như một ‘‘hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm’’ và ‘‘nó sẽ trở thành nơi cất cánh - hạ cánh lý tưởng cho các máy bay hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân’’.
Sự lớn mạnh quân sự của Trung Quốc gây lo ngại cho nhiều nước
Không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng đường băng quân sự tại các đảo khác nhằm củng cố yêu sách chủ quyền cũng như khả năng tuần tra trên biển. Điều này sẽ thách thức lợi thế hiện có của Việt Nam.

Vũ khí quân sự

Năm 2009, hợp đồng Nga – Việt về chế tạo và cung cấp 6 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Kilo thuộc đề án 636 dành cho Hải quân Việt Nam trị giá gần 2 tỷ đôla Mỹ được ký kết. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên là tàu ngầm Hà Nội, số hiệu HQ-182 và tàu ngầm TP Hồ Chí Minh, số hiệu HQ-183. Chiếc thứ ba đang trong giai đoạn thử nghiệm trên biển, chiếc thứ tư được hạ thủy hồi cuối tháng 3. Tàu ngầm cuối cùng cũng đã được khởi động đóng vào giữa năm nay.
Theo bình luận của Giáo sư Lyle J. Goldstein trên New York Times ngày 05/07/2014, các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có thể tạo ra các cuộc tập kích đáng sợ cho đối phương. Cùng chung nhận định, chuyên gia an ninh tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, Zhang Bahui, cho rằng tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam là mối quan ngại thực sự cho các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc.
Trong bài viết ‘Nếu Việt Nam và Trung Quốc nổ ra chiến tranh: Năm loại vũ khí Bắc Kinh phải e sợ’ đăng trên The National Interest ngày 12/07/2014, Robert Farly đã nêu ra 5 hệ thống vũ khí mà Việt Nam có thể sử dụng để đối phó hiệu quả với quân đội Trung Quốc, bao gồm: Máy bay Su-27, tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa phòng không S-300 SAM, và lợi thế địa hình.

Tuy nhiên, Goldstein lại nhấn mạnh rằng năng lực không chiến và hải chiến của quân đội Việt Nam vẫn còn hạn chế, ít nhất là đến thời điểm hiện nay. Ông bình luận, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm để điều khiển các hệ thống vũ khí phức tạp này, đặc biệt là tàu ngầm lớp Kilo, và Việt Nam cũng thiếu kinh nghiệm trong “giám sát, nhắm mục tiêu và quản lý chiến đấu”.

Việt Nam cần làm gì?

Hà Nội cần tiếp tục tăng cường hiện đại hóa quân đội trong bối cảnh Bắc Kinh không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự trong những thập niên qua.

Trong năm 2014, ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng 12,2% - lên đến 800 tỷ Nhân dân tệ (hơn 130 tỷ đôla Mỹ). Đây thậm chí không phải là con số chính xác khi mà Bắc Kinh luôn bị các nước như Mỹ và Nhật chỉ trích là không minh bạch về ngân sách quốc phòng.

Kyle Mizokami, trong bài viết ‘Năm vũ khí Việt Nam cần nhất để đối phó với Trung Quốc đang trỗi dậy’ trên Real Clear Defense, đăng ngày 29/09/2014, chỉ ra 5 loại vũ khí này bao gồm: máy bay tuần tra biển P-3C Orion, tàu tuần tra mang tên lửa lớp Hsun Hai hoặc Yoon Youngha, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50, tàu đổ bộ Makassar , và pháo phản lực phóng loạt BM-30. Những vũ khí này sẽ giúp tăng cường năng lực không chiến và hải chiến, điều mà quân đội Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế.

Hơn nữa, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ gần đây vào ngày 2/10 là một điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể mua những vũ khí kể trên, như là máy bay tuần tra biển P-3C Orion mà Mỹ đang có. 

Thậm chí Việt Nam có thể mua những vũ khí mà Trung Quốc không có, theo Paul J. Leaf, một nhà bình luận về chính sách đối ngoại và quốc phòng, bình luận trên The Diplomat ngày 18/9.


Mặt khác, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Mỹ, Ấn Độ và Nga, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an ninh quốc phòng. Điều này cũng sẽ giúp Hà Nội đẩy nhanh hiện đại hóa quân đội trong những năm tới. Đây sẽ vẫn là những thị trường nhập khẩu vũ khí quân sự chủ yếu của quân đội Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Việc thắt chặt quan hệ với các cường quốc trong khu vực cũng sẽ phần nào khiến Trung Quốc phải e ngại khi tiến hành một cuộc chiến tranh với Việt Nam. Trong bối cảnh Mỹ đang thực thi chính sách “xoay trục” ở châu Á-Thái Bình Dương thì mối quan hệ gần gũi với Washington có thể sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Chiến tranh là điều cả hai bên đều không mong muốn, đặc biệt là Việt Nam trong thực tế chênh lệch tương quan lực lượng so với Trung Quốc, dù có một số lợi thế về địa lý và vũ khí.

Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần chủ động chuẩn bị năng lực đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sẽ là khôn ngoan nếu Việt Nam biết tận dụng các lợi thế sẵn có của mình và nắm bắt các mối quan hệ với các cường quốc khác.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Lê Thành Lâm, giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, và hiện đang theo học tại City University London.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 11 October 2014

Ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc [1 Attachment]


media

Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.Nguồn:internet

Vào hôm qua, 09/10/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã « kiên quyết » phản đối việc Bắc Kinh xây dựng phi đạo và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Phản ứng của Việt Nam đã được giới quan sát ghi nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác.

Hãng tin Bloomberg của Mỹ, trong một bài viết công bố hôm nay, 10/10/2014, đã trích dẫn một số chuyên gia nhận định rằng phi đạo cũng như các cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài mục tiêu xác lập « chủ quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông.

Theo ông Collin Koh, chuyên gia tại trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, vụ giàn khoan HD-981 vào mùa hè vừa qua đã nêu bật các hạn chế của Trung Quốc trong việc giám sát khu vực từ trên không. Trong tình hình đó, Bắc Kinh sẽ biến đảo Phú Lâm – tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông – thành một trung tâm chỉ huy quân sự và điều hành kiểm soát mạng lưới giám sát vùng biển.

Trả lời Bloomberg qua điện thoại, chuyên gia này thẩm định : « Vấn đề không chỉ là kéo dài đường băng, mà là xây dựng các nơi trú ẩn cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ, hầm ngầm chứa nhiên liệu và đạn dược. »

Ông Alexander Vuving, một chuyên gia phân tích an ninh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii đã gắn liền các hành động xây dựng của Trung Quốc tại Hoàng Sa với việc Bắc Kinh đang tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa.

Theo ông Vuving : « Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới tất cả mọi người trên thế giới về quyết tâm bảo vệ cái mà họ gọi là sự toàn vẹn lãnh thổ ». Đối với chuyên gia Vuving, với tất cả các hành động tại Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đang càng lúc càng cứng rắn.
Thái độ cứng rắn trên đây đã thể hiện rõ rệt qua việc Bắc Kinh như đã rầm rộ loan báo viêc «hoàn tất phi đạo » trên đảo Phú Lâm ngày 07/10/2014, khi cung cấp cho truyền thông Trung Quốc một loạt ảnh chụp về các công trình đã thực hiện.

Nhật báo Hồng Kông có uy tín South China Morning Post trong số ra ngày hôm qua 09/10/2014, đã không ngần ngại gọi hành động phô trương đó là tín hiệu hù dọa gởi đến Việt Nam và Mỹ, nhất là khi một số nhà phân tích quân sự Trung Quốc được tờ báo Hồng Kông trích dẫn đã không che giấu ý đồ quân sự hóa vùng Hoàng Sa của Trung Quốc.

Ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), chuyên gia quân sự làm việc tại Thượng Hải khẳng định răng đường băng trên đảo Phú Lâm sẽ là một chiếc « tàu sân bay không thể đánh chìm, một căn cứ lý tưởng cho phi cơ của Hải quân Trung Quốc lên xuống ».

Một chuyên gia Trung Quốc khác trong lãnh vực Hải quân là ông Lý Kiệt (Li Jie) tại Bắc Kinh còn dự đoán rằng phi đạo quân sự đó sẽ mở đường cho Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Đối với chuyên gia này, phi đạo trên đảo Phú Lâm đã biến nơi này thành « sân bay quân sự lớn nhất ở miền cực Nam Trung Quốc », có thể góp phần nâng cao năng lực của chiến đấu cơ Trung Quốc, phục vụ các chuyến bay thám thính, thậm chí cho pháp chống hành động do thám của nước ngoài.
mediaCông nhân Bình Dương biểu tình chống Trung Quốc ngày 14/05/2014 với các biểu ngữ khẳng định chủ quyền biển đảo đồng thời kêu gọi có thái độ đúng mực.REUTERS/Stringer

Trong một bản báo cáo công bố ngày 08/10/2014, Công ty nghiên cứu và dự báo các loại rủi ro Maplecroft, trụ sở tại Anh Quốc, đã nêu bật sự tăng vọt của các rủi ro cho kinh doanh tại Hồng Kông, do các cuộc biểu tình đòi dân chủ, cũng như tại Liberia, vì dịch Ebola. Điểm đáng chú ý là Việt Nam cũng bị liệt vào diện nước có « rủi ro cao » về bất ổn dân sự, sau những vụ biểu tình bạo động hồi tháng Năm 2014.

Bản Chỉ số Bất ổn Dân sự (Civil Unrest Index) quý III/2014 của Maplecroft đã xem xét tình hình chính trị và xã hội tại 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để phân loại các nước thành 4 diện từ cao đến thấp : Rủi ro cực cao (Extreme Risk) ; Rủi ro cao (High Risk) ; Rủi ro trung bình (Medium Risk) ; và Rủi ro thấp (Low Risk). 
Việt Nam bị xếp thứ 24 trên bảng chỉ số này, và bị liệt vào diện « Rủi ro cao » cho giới kinh doanh, nhỉnh hơn Thái Lan (hạng 16) hay Indonesia (hạng 23) một chút, nhưng thua Trung Quốc (hạng 26), Ấn Độ (hạng 28), Cam Bốt (hạng 32) và Philippines (hạng 35). 

Về trường hợp của Việt Nam, Maplecroft giải thích : 
« Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam vào tháng 05/2014 đã dẫn đến bạo lực và gây nên thiệt hại tài sản nghiêm trọng, không chỉ đối với Trung Quốc mà cả đối với các nước khác. Nhiều nhà máy đã bị buộc phải tạm ngưng sản xuất, trong khi những công ty, tập đoàn bị tác hại nặng nề nhất đã thấy giá trị cổ phiếu của mình giảm từ 4% đến 16% ». 

Bà Charlotte Ingham, chuyên gia phân tích chính tại Maplecroft đã nhắc nhở giới kinh doanh : « Theo dõi các chuyển biến tại các quốc gia có mức độ bất ổn gia tăng nên là một ưu tiên hàng đầu cho các nhà quy hoạch kinh doanh và quản lý rủi ro. Tình trạng bất ổn dân sự có thể tạo ra rủi ro đối với các hoạt động cũng như đối với dây chuyền cung ứng và ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên và tài sản của công ty. »