Trung
Quốc âm mưu gì ở Trường Sa
GS Trần
Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-09-11
2014-09-11
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin, TQ mở rộng khu vực đảo
Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef - là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo
Trường Sa) đe dọa nghiêm trọng Việt Nam, Đài Loan...
Trung Quốc đang gấp rút cải tạo những bãi đá
tại khu vực Trường Sa thành đảo và xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Điều này
được giới chuyên gia cảnh báo là một mối đe dọa cho an ninh khu vực, nhất là
đối với Việt Nam.
Thực tế diễn ra thế nào và những cảnh báo được nêu ra sao?
Triển khai cải tạo, xây dựng của Trung Quốc
Thông tin về hoạt động cải tạo các bãi và đá tại khu vực quần
đảo Trường Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ phía Việt Nam hồi năm 1988,
được các cơ quan chuyên trách của phía Philippines tiết lộ và rồi các báo đăng
tải lại. Gần đây chính báo chí Trung Quốc công khai những hoạt động cải tạo và
xây dựng như thế tại khu vực Trường Sa.
Mạng Giáo dục Việt Nam trích dẫn tờ Tin tức Thanh Hoa của Trung
Quốc số ngày 6 tháng 9 nói rằng từ đầu năm đến nay Trung Quốc đưa 3 tàu đổ bộ
xe tăng loại 5 ngàn tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa để tác nghiệp đắp đất, phong nền
xây dựng đảo nhân tạo theo phương án thiết kế của Viện Quy Hoạch Công trình Hải
quân Trung Quốc.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì Gạc Ma cách Sài Gòn 830 km, cách
Manila 890 km, cách eo biển Malacca khoảng 1500km. Như thế với đường băng 2km
trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng tác
chiến đến tận Malacca
Sáu bãi đá nằm trong diện được cải tạo phong nền xây dựng đảo
gồm Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên.
VTV News trước đó có bài trích đăng hình ảnh của tờ Hoàn Cầu
Thời Báo cho thấy hoạt động xây dựng tại Gạc Ma đang được gấp rút thực hiện
Đánh giá mối nguy
Cũng theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì khi Trung Quốc xây xong đường
băng 2km trên đảo Gạc Ma, cả miền nam Việt Nam sẽ nằm trong vùng tấn công của
chiến đấu cơ Trung Quốc. Theo tờ báo này thì Gạc Ma cách Sài Gòn 830 km,
cách Manila 890 km, cách eo biển Malacca khoảng 1500km. Như thế với đường băng
2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng
tác chiến đến tận Malacca.
Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn nhận định của cựu thứ trưởng
quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa đang được Trung
Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược muốn hóa ‘tốt thành xe’, với âm mưu tăng
cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Ông Lâm Trung Bân cho rằng việc đảo hóa 6 bãi đá vừa nêu ở
Trường Sa giúp Trung Quốc tạo nên được gần ’10 điểm cao chiến lược’ ở Biển
Đông.
Nhận định của cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân
rằng 6 bãi đá ở Trường Sa đang được Trung Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược
muốn hóa ‘tốt thành xe’, với âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm
soát toàn bộ Biển Đông
Khái niệm ‘điểm cao chiến lược’ được chính chủ tịch Tập Cận Bình
của Trung Quốc đưa ra tại đợt học tập tập thể lần thứ 17 do Bộ chính trị Đảng
Cộng sản Trung Quốc tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua. Ông Tập Cận Bình cho rằng
‘điểm cao chiến lược’ là ‘lợi ích nối dài hợp lý’ của Trung Quốc tại hải ngoại.
Theo tờ Want China Times của Đài Loan sau khi Trung Quốc hoàn
tất việc xây dựng đảo Gạc Ma ở Trường Sa và thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng
mà Việt Nam gọi là Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, thì Bắc Kinh có thể lắp đặt hệ thống
radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không và trên biển.
Như thế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến tận Singapore sẽ nằm trong
tầm kiểm soát của radar Trung Quốc. Tàu bè qua eo biển Malacca cũng sẽ bị radar
Trung Quốc theo dõi.
Cảnh báo của tướng và trí thức Việt Nam
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh
và nguyên chính ủy Quân khu 4, vào ngày 8 tháng 9, có bài viết trên trang
Bauxite Việt Nam tựa đề ‘Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp’. Trong đó ông
phân tích những tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc nói về quan hệ với Việt Nam mà
tất cả ông đều chứng minh là không thực, nói một đàng làm một nẻo và âm mưu của
Bắc Kinh lâu nay là muốn thôn tính Biển Đông của Việt Nam.
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó,
một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó thì nguy hiểm đối với Việt Nam,
nguy hiểm đối với an ninh hàng hải, chủ quyền của Việt Nam và của khu vực … Như
thế vấn đề Gạc Ma rất lớn
Ông Nguyễn Khắc Mai
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết rõ “Gần đây máy bay do thám của
nước ngoài cho biết trên bãi đá Gạc Ma không người ở trong quần đảo Trường Sa
mà Trung Quốc đánh chiếm của chúng ta hồi năm 1988, Trung Quốc đương đổ cát đá
để xây dựng Gạc Ma và các bãi đá xung quanh thành các đảo nhân tạo nhằm khẳng
định chủ quyền của họ đồng thời sẽ xây dựng thành căn cứ chiến đấu có đường cho
máy bay cất, hạ cánh”.
Ông đặt câu hỏi lẽ nào lãnh đạo và Bộ quốc phòng Việt Nam không
biết đến sự kiện mà ông cho là nguy hiểm đó. Theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì
bộ máy truyền thông trong nước không đá động và lãnh đạo Hà Nội im lặng.
Tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang nguyên giám đốc
Bảo tang Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng nói đến âm mưu của Trung Quốc tại Biển
Đông như sau:
Đối với Trung Quốc họ nhất quán với chiến lược độc chiếm Biển
Đông, họ sẽ tìm mọi cách để đánh chiếm và làm chủ toàn bộ Hoàng sa; và tiến tới
chiếm các đảo ở Trường sa kể cả Việt Nam, Philippines và của nước nào đó. Họ sẽ
bằng hành động quân sự chiếm các đảo bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc
tế.
Một trí thức khác tại Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc
Trung tâm Minh Triết Việt tại Hà Nội, vào đúng ngày 2 tháng 9 cũng viết thư
cảnh báo lại về hoạt động của Trung Quốc đang xây dựng Gạc Ma thành căn cứ quân
sự có cảng, sân bay.
Ông Nguyễn Khắc Mai nhắc lại hồi tháng sáu, sau khi Trung Quốc
đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam, ông và những nhà trí thức và tướng lãnh về hưu khác cũng
đã cảnh báo về việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng tại Gạc Ma. Lời cảnh báo là
Trung Quốc đang ‘dương đông, kích tây; không phải giàn khoan mà là Gạc Ma mới
là chuyện lớn.
Lúc đó ông phát biểu:
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó,
một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó thì nguy hiểm đối với Việt Nam,
nguy hiểm đối với an ninh hàng hải, chủ quyền của Việt Nam và của khu vực …
Như thế vấn đề Gạc Ma rất lớn.
Thứ hai, điểm yếu của Trung Quốc là sau khi họ ký Công nước Liên
hiệp quốc về Luật biển năm 1982 với điều 2 khoản 4 cấm dùng vũ lực, quân sự để
giải quyết vấn đề tranh chấp, vào năm 1988 họ đã vi phạm. Mình cần nói rõ họ là
một thành viên Liên Hiệp Quốc, một nước lớn, lại là ủy viên Hội đồng Bảo an
Liên hiệp quốc mà trắng trợn chà đạp lên công ước họ ký. Đó là điều cần phải
nói rõ.
Trong lá thư viết vào ngày 2 tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Khắc
Mai kêu gọi người dân hãy lên tiếng thúc giục lương tri của những người lãnh
đạo đất nước để họ hành động kịp thời và hiệu quả.
Ông Nguyễn Khắc Mai kêu gọi tìm cách vận động thành lập một Ủy
ban Vì Công Lý Gạc Ma hay một tên gọi khác của Xã hội Dân sự trong nước và
ngoài nước. Nhiệm vụ của ủy ban là vận động cả quốc tế tham gia lập ra những
tóa án lương tâm, tòa án dư luận tố cáo, lên án hành động mà ông cho rằng vi
phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Đàm phán TPP tiến bộ
nhưng nhân quyền vẫn là trở ngại lớn với Việt Nam
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Tin liên hệ
11.09.2014
Trưởng đàm phán của
Hoa Kỳ về Hiệp định Tự do thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Barbara
Weisel, loan báo có tiến bộ sau vòng đàm phán mới đây ở Hà Nội, nhưng giới quan
sát trong nước cho biết nhân quyền vẫn là một rào cản lớn đối với ngưỡng cửa TPP
của Việt Nam.
Sau 10 ngày thương thảo (1-10/9), đại diện 12 nước tham gia cho
biết đã tháo gỡ được nhiều vấn đề gúc mắt và đang tiếp tục thu hẹp những khoảng
cách còn lại.
Một chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam nhận xét trở ngại
gay go nhất với Hà Nội là các yêu cầu về công đoàn độc lập, cải cách nhân quyền
và quyền của người lao động chưa có dấu hiệu được giải tỏa.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế
Trung ương từng làm cố vấn cho nhiều đời lãnh đạo Việt Nam, đã dành cho VOA
Việt ngữ cuộc trao đổi về con đường TPP của Việt Nam sau vòng đàm phán vừa kết
thúc tại Hà Nội.
Bấm vào nghe toàn bộ
cuộc phỏng vấn với TS Lê Đăng Doanh
- Danh mục
- Tải
TS Lê Đăng Doanh: Ký kết TPP sẽ mở rộng các thị trường rất lớn cho hàng Việt
Nam như da giày, thủy sản, dệt may, lâm sản. Thứ hai, TPP sẽ tạo động lực mạnh
mẽ để thúc đẩy cải cách; nâng cao năng lực cạnh tranh; thống nhất các quy trình
về hải quan, mua sắm và tăng cường sự công khai minh bạch để hạn chế tham
nhũng. Thứ ba, với việc mở rộng thị trường xuất khẩu và tận dụng nguồn lao động
giá đang còn rẻ, Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ hiện
đại và học tập thêm phương pháp quản trị kinh doanh hiện đại. Các yếu tố đó sẽ
thúc đẩy kinh tế Việt tăng trưởng cao hơn.
VOA: Với
các triển vọng đầy hứa hẹn như vậy, ông dự đoán TPP của Việt Nam liệu sẽ hoàn
tất trước cuối năm nay hay chăng?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức nhưng hiện nay việc ký
kết TPP vẫn còn có một số trở ngại. Một là Hạ viện Hoa Kỳ tới nay chưa trao cho
chính quyền của Tổng thống Obama quyền ‘fast track’ tức là đàm phán nhanh.
Không có việc chấp thuận ‘fast track’, Hiệp định TPP mà chính phủ Hoa Kỳ ký kết
rất có thể sẽ bị Hạ viện xem xét và bắt tu bổ điểm này, điểm kia, hoặc bắt đàm
phán lại. Lúc bấy giờ sẽ có nguy cơ các bên đối tác sẽ lại phải đàm phán một
quá trình rất khó khăn. Vì vậy, các bên đàm phán hiện nay vẫn giữ một dư địa để
phòng ngừa, nếu như có phải đàm phán lại thì mình vẫn có thể có cái dư địa để
đàm phán tiếp. Thứ hai, Hiệp định TPP có các điều kiện rất mới và rất khó khăn
như mở cửa thị trường, các nội dung về sở hữu trí tuệ, vấn đề doanh nghiệp nhà
nước, hay như đối với Việt Nam là quyền tự do thành lập công đoàn. Tổng thống
Obama mong muốn ký kết TPP vào cuối năm nay, nhưng tôi không biết thời gian còn
lại có thể tiếp tục đàm phán để đi đến ký kết được không. Nếu để sang 2015 khi Hoa
Kỳ bắt đầu bước vào giai đoạn bầu cử, tôi e rằng không khí chính trị lúc đó sẽ
ưu tiên cho bầu cử nhiều hơn là thúc đẩy TPP.
VOA: Nói
về rào cản với Việt Nam trong vấn đề TPP, một trong những trở ngại lớn nhất
hiện nay mà giới lập pháp Mỹ rất quan tâm là vấn đề nhân quyền gắn liền với
quyền của người động và quyền lập công đoàn. Với các rào cản mà phía Mỹ muốn
Việt Nam dỡ bỏ đó để rộng đường Việt Nam tiến vào TPP, theo ông, liệu có khả năng Việt Nam sẽ nhượng
bộ các đòi hỏi đó hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Tới nay, tôi chưa thấy dấu hiệu gì Việt Nam nhượng bộ về
việc này. Từ trước tới nay, Việt Nam không muốn thay đổi về nội dung này và đã
có viện dẫn một số trường hợp có ngoại lệ, như trường hợp Australia ký Hiệp
định Thương mại Tự do với Hoa Kỳ với một số ngoại lệ. Không rõ trong trường hợp
TPP của Việt Nam có được áp dụng những ngoại lệ hay không.
VOA: Là một nhà cố vấn kinh tế, ông thấy Việt Nam nên hay không nên
có sự nhượng bộ này, và lý do vì sao?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi là rất nên tiến tới có một lộ trình hợp lý để đi
đến có quyền thành lập các công đoàn và có các tổ chức công đoàn cạnh tranh với
nhau. Có như vậy sẽ giúp bảo vệ các lợi ích hợp pháp cần thiết của người lao
động. Nhưng đối với Việt Nam, nên có một lộ trình nhất định để Việt Nam có thời
gian thích nghi với các chuyển biến như vậy.
VOA: Với
các lợi ích kinh tế từ sự nhượng bộ này, vì sao Việt Nam vẫn còn lưỡng lự, thưa
ông?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi, sự cân nhắc đó là vi e ngại có thể sẽ có những
bất ổn chính trị và rất muốn duy trì sự lãnh đạo toàn diện-tuyệt đối của đảng
cộng sản Việt Nam đối với một tổ chức công đoàn mà thôi, đó là Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam. Nếu chấp nhận nhiều tổ chức công đoàn thì sự lãnh đạo của
đảng cộng sản Việt Nam đấy sẽ được thực hiện như thế nào_đó có lẽ là các điều
cân nhắc. Theo tôi, nên chấp nhận một lộ trình để có thể thích nghi với các
điều kiện như vậy.
VOA: Khi thương lượng được cái này thì có thể phải mất cái kia. Vào
được TPP, Việt Nam được rất nhiều quyền lợi như ông vừa phân tích, nhưng những
cái có thể mất đối với Việt Nam trong tiến trình này là gì, thưa Tiến sĩ?
TS Lê Đăng Doanh: TPP là một bông hồng có rất nhiều gai và hoàn toàn không
dễ dàng. Việt Nam muốn tiếp cận thị trường các nước thì cũng phải mở cửa thị
trường của mình trong một loạt các lĩnh vực như chăn nuôi bò sữa, gà,
heo..v..v...Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh rất gay gắt. Hiện nay, thịt bò của
Australia đang lấn át thịt bò các nước. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải cải cách
nâng cao chất lượng chăn nuôi bò, heo, gà, vịt. Đó là những việc Việt Nam hiện
cần phải làm. Những khó khăn, thách thức đó sẽ giúp thúc đẩy cải cách, khiến
Việt Nam phải tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả nền kinh tế lên. Nó như một đòn
kích thích, một xung điện để thúc đẩy kinh tế năng động hơn, mọi người phải nỗ
lực cao hơn để cải cách cho phù hợp với các yêu cầu của quốc tế. Qua đó, nền
kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định hơn và năng lực cạnh tranh sẽ
cao hơn.
VOA: Nếu
có 3 điểm ưu tiên nhất cần nêu lên, ông sẽ kiến nghị điều gì cho lộ trình TPP
của Việt Nam?
TS Lê Đăng Doanh: Trước hết là các yêu cầu về hàm lượng xuất xứ của hàng hóa
để đảm bảo cho hàng Việt Nam có thể tiếp cận được với các thị trường bên ngoài.
Thứ hai, lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng cần phải được làm rõ để không ảnh hưởng
tới các ngành công nghiệp của Việt Nam như ngành công nghiệp dược hay các ngành
công nghiệp thuốc thú y. Thứ ba, vấn đề về quyền tự do lập công đoàn của công
nhân. Đó là những điểm, theo tôi, đối với Việt Nam là rất đáng lưu ý. Cho tới
nay, tự do lập công đoàn là điều Việt Nam khó chấp nhận.
VOA: Xin
chân thành cảm ơn Tiến sĩ-chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã dành cho chúng
tôi cuộc trao đổi này.
Việt Nam được gì sau chuyến thăm Trung Quốc của đặc sứ Lê Hồng
Anh ?
Giàn khoan Hải Dương HD-981 : Biểu tượng khiêu khích Việt Nam
của Trung Quốc (DR)
Ngày 26 - 27/8/2014, đặc sứ Việt Nam ông Lê Hồng Anh đã thăm
Trung Quốc với mục tiêu được tuyên bố chính thức là đàm phán với giới lãnh đạo
Bắc Kinh về các biện pháp « làm dịu tình hình », sau căng thẳng hiếm thấy nẩy
sinh từ vụ giàn khoan HD-981. Kết quả chuyến công du được thể hiện qua một cam
kết cải thiện quan hệ song phương gồm ba nội dung, trong đó quan trọng nhất là
nội dung thứ ba liên quan đến Biển Đông.
Cam kết này đã được
đúc kết trong cuộc họp ngày 27/8/2014, giữa ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính
trị Đảng Cộng sản Việt Nam, được Hà Nội giới thiệu như là Đặc phái viên của
Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ba nội dung chỉ đạo quan hệ song phương Việt Trung
Theo bộ Ngoại giao Việt Nam, cuộc hội đàm đã nhất trí về ba nội
dung quan trọng có chức năng chỉ đạo quan hệ song phương Việt-Trung trong thời
gian tới đây. Theo giới phân tích, hai nội dung đầu chỉ mang tính chất chung
chung, khẳng định trở lại quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương mọi mặt.
Đáng chú ý nhất chỉ có nội dung thứ ba, vì liên quan đến các
biện pháp mà cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều cam kết tiến hành nhằm tránh để xảy ra
tình trạng cực kỳ căng thẳng bùng lên vào đầu tháng Năm 2014, sau khi Trung
Quốc đơn phương đưa giàn khoan nước sâu HD-981 vào cắm sâu trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam, dùng một lực lượng tàu thuyền hùng hậu để ngăn cản, thậm
chí tấn công vào lực lượng chấp pháp Việt Nam được cử đến khu vực.
Trong bản thông cáo báo chí ngày 27/08, bộ Ngoại giao Việt Nam
đã cho biết chi tiết như sau :
« Nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản
chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế
đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc;
Tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp
nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá
độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp
tác cùng phát triển;
Kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm
phức tạp, mở rộng tranh chấp;
Duy trì đại cục quan hệ Việt – Trung và hoà bình, ổn định trên
Biển Đông »
Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích ?
Giới phân tích nhìn chung không thấy thay đổi nào trong quan hệ
Việt Trung, tức là không có gì cấm cản Bắc Kinh tiếp tục các hành vi lấn lướt
và khiêu khích Việt Nam trong tương lai. Chuyên gia Mỹ Alexander Vuving thuộc
Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương tại Hawaii là một trong các
nhà phân tích có quan điểm như trên.
Trả lời hãng tin Bloomberg hôm 28/08/2014, ông Vuving nhận định
: « Tôi không thấy có
đột phá nào trong quan hệ Trung-Việt. Trung Quốc không có lý do gì để kềm hãm
các hành vi khiêu khích. Họ vẫn rất quyết đoán. Việt Nam không còn lựa chọn nào
khác là xích lại gần các đối thủ của Trung Quốc như là Mỹ, Nhật và Ấn Độ ».
Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh có thể được chứng minh qua luận
điệu của báo chí Trung Quốc, đã không ngần ngại lên lớp Việt Nam như Nhân dân
Nhật báo, trong một bài bình luận bằng tiếng Hoa, ngay trên trang nhất của ấn
bản hải ngoại hôm 27/08 đã nhắn nhủ « Đừng để vấn đề Biển Đông phá vỡ đại cục
».
Đối với tác giả bài báo, sở dĩ quan hệ song phương Việt Trung bị
tổn hại đó là vì Việt Nam đã cho tàu quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung
Quốc ngoài biển, lại để cho bạo động bùng lên trên đất liền gây thiệt hại về
người và của cho Trung Quốc. Theo tờ báo, Việt Nam phải nhớ rằng mình lệ thuộc
rất nặng vào kinh tế Trung Quốc.
Một bước tiến tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh tiếp tục
Trái với các quan điểm có thể gọi là bi quan kể trên, Giáo sư
Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông và quan hệ Việt Nam Trung Quốc tại
trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) thì lại cho rằng kết quả chuyến công du Trung
Quốc của đặc sứ Lê Hồng Anh không phải là tiêu cực, không phải là một sự quy
hàng Trung Quốc, thậm chí còn là một bước tốt tạo cơ sở cho Việt Nam đấu tranh
tiếp tục với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông.
Theo giáo sư Long, quyết tâm của Việt Nam, cũng như áp lực của
Mỹ và ASEAN đã buộc Trung Quốc phải tái lập những cam kết hòa dịu mà họ đã từng
hứa với Việt Nam vào năm 2011 mà không hề thực hiện, dẫn đến sự cố giàn khoan
HD-981.
Khi lập lại những lời cam kết này, trong đó có vấn đề « không có
hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp », Trung Quốc đã mặc nhiên chấp nhận
một khái niệm hoàn toàn giống với đề nghị đóng băng các hành vi khiêu khích mà
Mỹ và Philippines từng đề nghị tại Hội nghị ASEAN ở Miến Điện, và đã bị Trung
Quốc lớn tiếng bác bỏ.
Đây cũng chỉ là lời hứa, nhưng theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, nếu
Trung Quốc tiếp tục làm ngơ thì Việt Nam có cơ sở để đấu tranh thêm và dùng đến
biện pháp kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế, một phương án mà Việt Nam
vẫn để ngỏ.
Sau đây, mời quý vị nghe phần phân tích qua điện thoại mà Giáo
sư Ngô Vĩnh Long đã dành cho Ban Việt ngữ RFI
|
Bối cảnh chuyến thăm : Trung Quốc bị sức ép sau vụ giàn khoan
HD-981
Ngô Vĩnh Long : Trước
hết, chúng ta nên xem chuyến đi của ông Lê Hồng Anh trong bối cảnh những sự
kiện đã diễn ra trong những tháng vừa qua, đặc biệt là sự kiện Trung Quốc cắm
giàn khoan HD-981 trong thềm mục địa của Việt Nam, và sau đó là phản ứng của
ASEAN, với tuyên bố chung của các Ngoại trưởng (công bố) ngày 10/08/2014, cũng
như vai trò của Mỹ trong việc ủng hộ ASEAN và Việt Nam trước các hành động leo thang
của Trung Quốc...
Trong bối cảnh đó, nếu thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam
trước chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là đúng - ông Lê Hồng Anh được Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc mời sang thăm với mục đích là để trao đổi với lãnh đạo
Trung Quốc về các biện pháp làm dịu tình hình, không không để tái diễn các vụ
căng thẳng như vừa qua – thì tôi thấy rằng chính Trung Quốc, dưới áp lực của
thế giới, của các nước ASEAN trong khu vực, đã phải dịu giọng.
Nhìn trong bối cảnh đó mới hiểu được các thỏa thuận chung giữa
hai bên trong chuyến thăm là như thế nào. Đúng là Trung Quốc trước áp lực nên đã
phải dịu giọng
RFI : Việt Nam thu hoạch được gì ?
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ là Việt Nam thu hoạch được nhiều. Trước hết là Việt Nam
đặt vấn đề với phía Trung Quốc mà cũng giống như là Nhân dân Nhật báo ngày
26/08 nói là mục đích chuyến đi Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh là phía Việt Nam
muốn phía Trung Quốc bảo đảm chắc chắn không để tái diễn sự kiện giàn khoan
HD-981 trên Biển Đông như trong thời gian qua.
Thành ra sau khi hai ông Lưu Văn Sơn phía Trung Quốc và ông Lê
Hồng Anh gặp nhau thì đã đưa ra một thỏa thuận chung, một nguyên tắc ba điểm,
với điểm thứ ba là Trung Quốc công nhận vấn đề Biển Đông là vấn đề quan trọng
và đối với Trung Quốc là phải tìm các giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết
vấn đề Biển Đông cũng như một số vấn đề khác.
Đây là một điều quan trọng trong chuyến đi vừa qua, nghĩa là
Trung Quốc nói : « Chúng tôi công nhận là đã có những sự cố gây bất an ninh
trong khu vực và bây giờ chúng tôi cũng đồng ý là sẽ đàm phán thiết thực », mà
đây là vấn đề mà ASEAN đã đưa ra.
Một vấn đề nữa là nguyên tắc thứ ba không những nói đến vấn đề «
tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng
thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh
hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát
triển », (mà lại còn) « kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành
động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ».
Điều đó có nghĩa (giống như) là đề nghị « đóng băng » các hành
động ở Biển Đông như Mỹ và Philippines cũng như ASEAN đã nói hồi đầu tháng Tám.
Tôi nghĩ rằng đây là việc Trung Quốc thấy là cần phải nhượng bộ, không những
Việt Nam mà cả các nước trong khu vực, để cho có thể có hòa bình và ổn định.
RFI : Việt Nam có thể dựa vào thỏa thuận đạt được nhân chuyến đi của
ông Lê Hồng Anh để thúc đẩy Trung Quốc thực hiện đúng đắn những lời đã cam kết
?
Ngô Vĩnh Long : Thực ra những lời cam kết này, Trung Quốc đã từng đưa ra năm
2011, nhưng họ tránh né, không đàm phán thiết thực. Việc Trung Quốc không đàm
phán thiết thực đã bị Tuyên bố chung của ASEAN tháng 08/2014 chỉ trích.
Nếu lần này Trung Quốc lại cam kết là sẽ tuân thủ những gì đã
hứa vào năm 2011, nhưng rồi lại tránh né, lại không đàm phán thiết thực, thì đó
sẽ là cái cớ để Việt Nam thúc đẩy ASEAN, thúc đẩy các nước khác ủng hộ Việt Nam
trong cuộc tranh đấu với Trung Quốc.
Cũng như vậy, Việt Nam vẫn có thể đem Trung Quốc ra kiện bởi vì
thấy rằng Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo.
Đây là bước để Việt Nam tiếp tục tranh đấu về lâu về dài với
Trung Quốc.
RFI : Việt Nam vẫn duy trì khả năng kiện Trung Quốc như phát ngôn viên
bộ Ngoại giao đã hàm ý cho biết ?
Ngô Vĩnh Long : Việt Nam vẫn để ngỏ khả năng đó. Nếu Trung Quốc vẫn ngoan cố,
vẫn không đàm phán một cách thiết thực thì Việt Nam phải đi đến hành động này.
Thật ra chuyến đi của ông Lê Hồng Anh là bắt buộc vì chính Trung
Quốc mời. Một nước lớn hay một nước nhỏ bên cạnh anh, mời anh sang để thương
thuyết, anh không đi không được. Trước khi anh sang, thì anh đã có đặt điều
kiện rồi, và bên kia đã chấp nhận điều kiện mặc dầu lẽ dĩ nhiên là nước lớn
không bao giờ muốn mất mặt.
Họ chấp nhận điều kiện rồi thì sẽ tìm cách để mà nghiêm túc thực
hiện, thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản. Đây đúng là một bước tiến cho Việt
Nam.
RFI : Việt Nam phải nhượng bộ Trung Quốc điều gì ?
Ngô Vĩnh Long : Việt Nam vừa rồi có nhượng bộ Trung Quốc. Nhưng tôi nghĩ đây là
vấn đề phụ và vấn đề nhân đạo.
Việt Nam vừa rồi nói là sẽ bồi thường và đã bồi thường một số
công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng, bị thương, và nói rằng sẽ tiến hành bồi
thường nhân đạo nhất định cho những công nhân Trung Quốc bị hại, và sẽ cử đoàn
đến Trung Quốc thăm hỏi đại diện gia quyến các nạn nhân v.v... Đây là vấn đề Việt
Nam đã làm với các nước khác...
Tôi thấy đây không phải là vấn đề Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc,
mà là vấn đề cho thấy Việt Nam cao thượng.
Nếu tôi không lầm thì có nhiều người Trung Quốc ở Việt Nam gây
hại chứ không phải chỉ là người Việt Nam. Và bây giờ Việt Nam bồi thường cho
các công ty Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng phải nghĩ đến vấn đề bồi thường cho
Việt Nam. Đặc biệt là cho ngư dân Việt Nam mà Trung Quốc đã cho những chiến
thuyền hay tàu bè của họ đâm phải rồi có người chết v.v...
Nếu Việt nam làm vấn đề nhân đạo mà Trung Quốc lại không có hoạt
động gì để chứng tỏ là Trung Quốc cũng cao thượng như Việt Nam thì rõ ràng
người ta thấy Trung Quốc khó chơi.
Có nhiều người có thể nghĩ đây là vấn đề nhượng bộ của Việt Nam,
nhưng tôi thấy đây là một đường đi tốt cho Việt Nam trong vấn đề không những
vận động sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, mà vận động được sự ủng hộ của thế
giới, cho thấy là Việt Nam đàng hoàng.
Ngoài ra thì trước khi ông Lê Hồng Anh sang Trung Quốc, thì có
sự kiện bà Bùi Thị Minh Hằng và một số nhà yêu nước phản đối Trung Quốc bị đem
ra tòa xử.
Có thể có một nhóm hay có ai trong nước nghĩ rằng đây là vấn đề
nhượng bộ Trung Quốc. Nếu việc đó đã làm trước khi ông Lê Hồng Anh sang Trung
Quốc, thì tôi nghĩ sau chuyến đi này, chính phủ Việt Nam nên lợi dụng ngày 2
tháng Chín để gọi là ân xá những người bị xử vì phản đối Trung Quốc.
Trước hết là để chính phủ Việt Nam khỏi mất mặt với nhân dân
trong nước và nhân dân thế giới. Thứ hai nữa là để vận động sự ủng hộ của nhân
dân trong nước và nhân dân thế giới trong vấn đề tranh đấu về xa về dài với
Trung Quốc.
RFI : Kết quả đạt được nhân chuyến thăm là thời cơ để người dân Việt
Nam đấu tranh với chính phủ để thúc đẩy phia Trung Quốc tôn trọng cam kết ?
Ngô Vĩnh Long : Đúng như thế, đây là một cơ hội cho dân chúng Việt Nam để yêu
cầu chính phủ Việt Nam thi hành đúng những lời cam kết giữa Trung Quốc và Việt
Nam. Nếu Trung Quốc không thi hành đúng những lời cam kết với Việt Nam, thì dân
chúng Việt Nam có quyền làm áp lực, có quyền đòi hỏi để những vấn đề cam kết
được thi hành đúng mức nếu không muốn nói là triệt để.
Hiện nay tôi nghĩ là phía Trung Quốc phải chứng minh (thiện
chí), bởi vì Trung Quốc đã gây bất an ninh trong khu vực chứ không phải là Việt
Nam hay các nước khác. Trung Quốc, qua thỏa thuận chung 3 điểm vừa rồi, nên
chứng minh rằng họ lần này sẽ đàm phán thiết thực, để có thể tìm giải pháp cơ
bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được như trong thỏa thuận chung có
nói.
Thành ra nếu Trung Quốc không đàm phán thiết thực, Việt Nam và
các nước khác phải « đẩy » Trung Quốc cho đến mức mà họ phải thi hành những vấn
đề này.
Trong cục diện hiện nay, thì Việt Nam nên tiếp tục vừa hòa hoãn
với Trung Quốc, vừa tiếp tục tranh đấu Đây là vấn đề rất quan trọng, vì hai
nước giận nhau thì phải giải quyết vấn đề, nhưng nếu Trung Quốc không làm những
vấn đề (đã cam kết) thì chính phủ Việt Nam phải tiếp tục tranh đấu chứ không
thể nhượng bộ Trung Quốc mãi.
Báo cáo láo như bịt mắt đi
trong đêm
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-09-11
2014-09-11
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Những phụ nữ làm thuê ở Hà Tây
Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa công bố tỷ
lệ thất nghiệp của Việt Nam cập nhật đầu tháng 9/2014 chỉ có 1,84%, tức ở mức
thấp nhất thế giới mà những nước phát triển phương tây nằm mơ cũng không thể
có. Con số ảo đầy tính khôi hài này nên được hiểu như thế nào.
Những con số khôi hài ...
Trong cuộc phỏng vấn tối 11/9/2014, từ Hà Nội chuyên gia tài
chính Bùi Kiến Thành nhận định:
"Cả cái đất nước như thế này, hàng trăm nghìn doanh
nghiệp bị phá sản trong mấy năm vừa rồi thì làm sao tỷ lệ lao động thất nghiệp
chỉ 1,84% được. Các nước như Mỹ, Nhật, Châu Âu nó ở cái số nào chứ làm gì có
cái phẩy bao nhiêu. Mình nói như vậy là không biết xấu hổ trong vấn đề báo cáo.
Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy nghĩ lại đừng đưa
ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười. Việt Nam cần xem lại vấn đề
thông thoáng và trung thực thông tin, chứ còn thông tin như thế thì ai mà nghe
cho được.”
VnExpress bản tin trên mạng ngày 10/9/2014 trích lời bà Nguyễn
Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam
mô tả tỷ lệ thất nghiệp 1,84% do Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đưa ra là
“lạc quan tếu”. Bà Hoài Thu nói: “không biết người ta định nghĩa thế nào là
thất nghiệp. Nhưng thực tế có rất nhiều người thất nghiệp, lúc nào trên đường
phố, quán xá cũng đầy người. Nếu người ta có việc làm thì phải ở trong cơ quan,
công sở, nhà máy. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp như ngành Lao động công bố thì
người ngồi la cà quán xá, đi đường trong giờ hành chính chắc không đông đến
thế.”
Ông Phạm Thành ở Hà Nội, một nhà báo từng nhiều năm phục vụ
truyền thông nhà nước nhận xét về những con số ảo được báo cáo mà trước kia ông
gặp hàng ngày khi tác nghiệp báo chí:
Những việc này Nhà nước Việt Nam các vị lãnh đạo nên ngồi suy
nghĩ lại đừng đưa ra những con số làm cho cả thế giới người ta cười.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
"Nó nhờ cơ chế nó lên cho nên nó dốt nát đưa ra con số đó
thôi. Bây giờ dân Việt Nam chẳng ai tin con số đó đâu. Trên thực tế ngay trong
khu mình cư trú, nếu chịu khó ra chỗ chợ lao động ở trên phố thì thấy dân thất
nghiệp ở đó đầy ra. Trước nay ngay những người có bằng cấp đại học mà vẫn thất
nghiệp.”
Tờ báo mạng lề trái Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo độc lập mô
tả câu chuyện tỷ lệ thất nghiệp 1,84% thấp nhất thế giới là bệnh báo cáo láo.
Tác giả bài viết trích lời Ông Nguyễn Bá Thanh trưởng Ban Nội chính Trung ương
từng gọi là bệnh ‘báo cáo láo thành quen’.
Nhà báo Phạm Thành đặt vấn đề theo cách riêng của ông:
"Xưa nay cộng sản có bao giờ dựa vào sự thật để làm cái gì
đâu, đấy là bản chất của họ. Bây giờ mấy ông chóp bu nhìn nhận vấn đề bằng cảm
tính nếu muốn đưa ra chủ trương đường lối chính sách gì là theo ý chí của các
ông ấy. Khi mà ý chí của các ông ấy phổ biến ra, thì các bộ phận chức năng phải
làm sao đưa ra các số liệu cho nó phù hợp ý chí chủ quan của họ, chứ cộng sản
nó có bao giờ nó làm trên con số thực đâu.”
Nếu Việt Nam đề ra chính sách chiến lược phát triển mà dựa trên
những số liệu ảo thì đất nước có thể sẽ phải chịu nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Tất nhiên, mình đưa ra một con số ảo để dựa vào đó làm kế hoạch
thì tất cả kế hoạch đều ảo hết thôi. Kế hoạch mà không có con số chính xá thì
làm sao mà làm kế hoạch được, vì vậy cho nên chúng ta sống trong thế giới ảo,
rồi tự cho mình là ghê gớm lắm. Bởi vậy cho nên có nhiều vấn đề xảy ra, nên kinh
tế không có con số chính xác thì làm sao mà làm việc được. Việc này là cả vấn
đề, chính sách của nhà nước phải nhìn rõ sự thực, tình hình nó như thế nào.
Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm, cũng như đang lái xe ban đêm trên
đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không gặp sự cố.”
... do bệnh thành tích
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói với chúng tôi là không thể tưởng
tượng được từ nhiều thập niên đã qua, cơ quan chức năng của Việt Nam luôn tạo
ra những con số hoành tráng và những báo cáo khó tin.
Giới trẻ VN sử dụng iPhone, iPad tại một quán cà phê vỉa hè Hà
Nội năm 2013. AFP photo
“Đối với nền kinh tế quốc dân của bất cứ nước nào, trọng trách
lớn nhất của quản lý nhà nước là làm sao tạo công ăn việc làm cho đất nước
mình. Vì vậy cho nên vấn đề là thời gian của người lao động không trở lại,
không có gì lãng phí hơn là lãng phí thời gian cuộc sống của người lao động
trên đất nước của mình. Mình không nhìn rõ vào sự thực chỉ nhìn con số báo cáo
như thế rồi mình cho là thành tích này thành tích nọ, vấn đề đó cực kỳ nguy
hiểm. Phải xem rõ sự thực nền kinh tế đất nước như thế nào, số người thất
nghiệp ra sao, tại làm sao mà thất nghiệp chứ làm gì có con số 1,8% mà không
biết ngượng. Riêng tôi tôi lấy làm xấu hổ cho những con số như thế.”
Báo Đất Việt và Dân Trí điện tử ngày 8/9/2014 trích
lời PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng viện Khoa học Lao động và Xã hội
biện giải về tỷ lệ thất nghiệp 1,84% mà tổ chức này đưa ra. Theo đó số liệu là
do Tổng Cục Thống Kê làm ra và đánh giá thất nghiệp theo tiêu chuẩn chung của
Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Tuy rằng chính ILO thừa nhận cách đánh giá hiện
hành không phù hợp với các nước như Việt Nam, vì nền nông nghiệp còn duy trì
khối lượng lao động rất lớn. Phó Viện trưởng Nguyễn Bá Ngọc nhấn mạnh rằng, ở
các nước công nghiệp phát triển, làm ra làm, thất nghiệp ra thất nghiệp chứ ở
Việt Nam là kiểu thất nghiệp nửa vời, không có việc về vẫn tranh thủ làm cái
này cái kia.
Tìm hiểu thực trạng Việt Nam, những người không có việc làm vẫn
không đói, họ có thể đi câu cá, bắt tép mò cua, làm đủ thứ việc vặt, linh tinh
ở khắp nơi và cơ quan chức năng vẫn xem họ là có việc làm? Phải chăng những yếu
tố này góp phần tạo nên báo cáo tỷ lệ thất nghiệp 1,84% vừa nêu.
Đáp câu hỏi cách đánh giá thất nghiệp ở phương tây và Việt Nam
có gì khác biệt hay không, khi mà nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Hoa
Kỳ vẫn thường xuyên có tỷ lệ thất nghiệp 6%-7%. Chuyên gia Bùi Kiến Thành phát
biểu:
Đừng bịt mắt mà đi trong đêm nguy hiểm lắm,
cũng như đang lái xe ban đêm trên đường cao tốc mà tắt đèn đi thì làm sao không
gặp sự cố.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
"Hoàn toàn khác biệt, Việt Nam thất nghiệp 1,84% của cái
gì, cơ sở để tính phần trăm đó là cái gì? Điều này chúng ta chưa rõ ràng, bình
thường như vậy người ta nói thất nghiệp trong toàn số, dân số của mình bao
nhiêu, bao nhiêu ở thôn quê, bao nhiêu ở thành thị, bao nhiêu làm nông nghiệp
thì phải nói cho rõ. Những người có việc làm là bao nhiêu, những người mất việc
làm là bao nhiêu. Chúng ta không làm việc ấy thành ra cơ sở nào nói 1% hay 10%,
cơ sở đó chúng ta không rõ ràng. Cơ sở Bộ Lao động đưa ra là cơ sở ảo không
phải cơ sở thật.”
Con số thất nghiệp của Việt Nam là 1,84% như công bố của Viện
Khoa học Lao động và Xã hội, trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trở
thành một câu chuyện hài mà chính báo chí lề phải của Việt Nam cũng không bỏ
qua. Hồi đầu năm 2014, bà Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội cũng từng báo cáo một con số đẹp, tỷ lệ thất nghiệp ở
Việt Nam là 1,99%.
Bệnh thành tích thâm căn cố đế, thí dụ những con số không trung
thực về mức tăng Tổng sản phẩm nội địa GDP của 63 tỉnh thành khi nhập lại thì
thường gấp đôi mức tăng GDP của cả nước. Bệnh thành tích, nói láo ăn tiền, báo
cáo láo thành quen rất phổ biến ở Việt Nam đến độ người dân chẳng màng quan
tâm. Và có lẽ những con số thống kê bịa đặt không chỉ dừng ở chỗ ‘lạc quan tếu’
như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội về
các vấn đề xã hội. Tác hại của nó trong mấy thập niên vừa qua có lẽ không bao
giờ có thể tổng kết được.
Đời
Mồ Côi
Em
sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng
ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày
đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống
lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều
khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai
chị em vật vã dạ cồn cào
Dế
ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong
trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha
chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang
bên Tàu vào động bán dâm
Nhà
cửa ruộng nương
Đảng
qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe
người nói cán bộ phường chia chác
Mình
sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín
đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất
mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng
khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện
xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị
bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi
mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị
đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ
tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ
liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết
họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên
ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh
xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ
mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ
ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng
còn có những trại cô nhi viện
Đây
là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.
Linh
Nguyên
Cán Ngố Gộc đi thanh tra kiểm soát ....Pó tay pó tay ! hết ý hết ý
Cùng
nếm, ngửi, gõ với các bộ trưởng: Kim Tiến - Khôi Nguyên - La Thăng:
Anh Phạm Khôi Nguyên, bộ chưởng bộ Tài Nguyên và
Môi trường và bầu đoàn đi kiểm tra chất lượng môi trường"
Chỉ
bọn quan chức Việt Nam mới có hành động kỳ quặc và ngu xuẩn thế này!
Ối
trời ơi là ông Tiến sĩ ! Ông nghè Phạm Khôi Nguyên ơi
Anh
Đinh La Thăng, bộ chưởng bộ Rao Thông đi kiểm tra độ lún của mặt đường
CHÂN
DUNG 'CÁC ĐẦY TỚ NHÂN DÂN'
Ngạo
mạn, dâm ô chính là Lê Duẩn
Già
mà lắm con là lão Đỗ Mười
Mưu
mô quỷ quyệt là Lê Đức Anh
Nhẫn
nhục sống lâu là Võ Nguyên Giáp
Chưa
nói đã cười là Nguyễn Minh Triết
Giả
danh Mác xít là Lê Khả Phiêu
Cái
gì cũng nhặt là Tô Huy Rứa
Không
bộ nào chứa là Nguyễn Thiện Nhân
Vì
gái quên thân là Nông Đức Mạnh
Thức
thời, né tránh là Nguyễn Hải Chuyền
Miệng
lưỡi dịu mềm là Vương Đình Huệ
Thiểu
năng trí tuệ là Đinh La Thăng
Ghét
trung yêu nịnh là Lê Hồng Anh
Phát
biểu lăng nhăng là Phạm Vũ Luận
Quen
đánh giặc miệng là Trương Tấn Sang
Hán tặc chính danh là Hoàng Trung Hải
*
Thầy
gét bạn khinh là Hồ Đức Việt
Đổi
trắng thay đen là Trương Vĩnh Trọng
Triệt
suy phù thịnh là Trần Đình Hoan
Đã
dốt lại tham là Lê Thanh Hải
Ăn
vụng nói dại là Đinh Thế Huynh
Juda
phản chúa là Nguyễn Đức Tri
Tình
duyên lận đận là chị Kim Ngân
Vừa
béo vừa dâm là Tòng Thị Phóng
Dối
gian lật lọng là Vũ Văn Ninh
Lên
chức nhờ cha là Nguyễn Thanh Nghị
Mặt
người dạ thú là Phạm Quý Ngọ
Tính
tình ba phải là Phạm Gia Khiêm
Chưa
từng thanh liêm là Nguyễn Thế Thảo
Ăn
tiền tàn bạo là Nguyễn Đức Nhanh
Chạy
trốn an toàn là Dương Chí Dũng
Nghìn
tỉ tham nhũng là Vinashin
‘Bà
con’ Thủ Tướng là Phạm Thanh Bình
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng
trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà
con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn
Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!
Một
vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN
rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến tranh biên giới Việt Trung
năm 1979
Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu
The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI
ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
|
Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm
HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-
Sốc - Lính Trung cộng hành
hạ tra tấn tù binh VN vô cùng tàn bạo dã man
__._,_.___
No comments:
Post a Comment