Việt Nam sẽ lấy lại quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
Hoàng Mai Mon, 08/04/2014 - 18:33
Việt
Nam sẽ lấy lại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa bị China xâm lược
trái phép trong trường hợp nào?
Mặc dù China đã chiếm
Hoàng Sa tròn 40 năm (1974-2014), chiếm một số đảo tại Trường Sa đã là 26 năm
(1988-2014), và hiện tại họ đã đầu tư rất lớn cơ sở hạ tầng tại hai vị trí
này…, nhưng không có nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa là của China.
Mặc dù ngày 24 tháng 7
năm 2012, nhà cầm quyền China đã thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, trực
thuộc tỉnh Hải Nam, để quản lý cả vùng rộng lớn với hàng triệu km2 trên Biển
Đông Việt Nam, và biển Tây Philippines…, nhưng điều này cũng không có nghĩa là
Hoàng Sa, Trường Sa là của China.
Liên Hợp Quốc chính thức
ra đời vào ngày 24/10/1945, và để bảo đảm Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế
thực sự phục vụ mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc
cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc, các nguyên
tắc chủ đạo gồm:
(1) Bình đẳng về chủ
quyền quốc gia;
(2) Tôn trọng toàn vẹn
lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia;
(3) Cấm đe doạ sử dụng
vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;
(4) Không can thiệp vào
công việc nội bộ các nước;
(5) Tôn trọng các nghĩa
vụ quốc tế và luật pháp quốc tế;
(6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Như vậy, bằng việc xâm
lược để có được sự chiếm hữu đối với Hoàng Sa và một phần Trường Sa, China đã
vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Và đó là hành động phi
pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, mà China không chỉ là thành viên, mà là
một trong năm thành viên thường trực.
Lo sợ trước sự bền bỉ
của người Việt trong việc đòi lại chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã bị
China xâm lược trái phép và bất hợp pháp, cho nên, gần đây, với giọng điệu rất
ngang ngược, kiểu nước lớn… Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước
China, trong bài viết: “Việt Nam và “bốn không được”, kẻ biết thời thế mới là
tuấn kiệt” (1), được báo điện tử vtc.vn lược dịch về “bốn không được” như sau:
“Thứ nhất, không được
đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo
trên Nam Hải (Biển Đông); thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam
tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận
Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); thứ ba, không
được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; cuối cùng là không được phá
bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Qua đó cho thấy rằng,
việc Việt Nam tuyên truyền về chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã
làm cho Bắc Kinh hết sức lo sợ. Đó không chỉ là duy trì tinh thần yêu nước của
người Việt, vốn là khắc tinh của kẻ thủ xâm lược, mà còn là lời cảnh báo đến
thế giới về sự quyết tâm của người Việt trong việc thu lại lãnh thổ hợp pháp
của mình.
Hiện nay, China đang là
cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, chỉ xếp thứ hai sau siêu cường là Mỹ. Tuy
vậy, với nội bộ bất ổn toàn diện, gồm: Sự đấu đá giữa các phe phái chính trị;
nền kinh tế phát triển nóng, không bền vững; môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng; các quan chức tham nhũng đang mang những đồng tiền cướp được của nhân
dân chạy trốn ra nước ngoài; đặc biệt là sự phản kháng đòi độc lập của các Khu
tự trị Duy Ngô Nhĩ – Tân Cương, và Tây Tạng… tất cả đang đưa China đến bất ổn
nội bộ và có thể sụp đổ bất cứ khi nào.
Nếu như ai cũng biết
được rằng, sau khi bị bại trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, thì Nhật
Bản buộc phải trả lại tất cả các lãnh thổ mà nước Nhật chiếm đóng trước đó cho
các quốc gia. Thì cũng hay tin rằng, người Việt sẽ lấy lại Hoàng Sa và Trường
Sa từ China trong hoàn cảnh tương tự.
Tại
sao vậy?
Để có được “đường lưỡi
bò” theo như mưu đồ của Bắc Kinh, thì không còn cách nào khác, Bắc Kinh buộc
phải thực hiện chiến tranh xâm lược trong tương lai. Và sự thảm bại đến với họ
sẽ là điều không tránh khỏi.
Hiện nay, do tình hình
quốc tế thay đổi, Bắc Kinh đang thực hiện một hình thái chiến tranh xâm lược
kiểu mới, bằng việc đưa hàng vạn tàu cá được nhà nước hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật
(2) để thực hiện chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, China đang gặp phải sự phản
đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Chiếc mặt nạ “trỗi dậy hòa bình” đã chính
thức được Bắc Kinh vứt bỏ, làm cho cộng đồng thế giới lại càng cảnh giác với
Bắc Kinh.
Tập Cận Bình và đội ngũ
của ông ta tại Bắc Kinh đang thực hiện những bước phiêu lưu để rồi sẽ nhận được
hậu quả đích đáng trong tương lai.
03.8.2014
H. M.
Nguồn:
boxitvn.blogspot.de
http://www.ttdq.de/node/1632
No comments:
Post a Comment