Những người bán hải sản thời TQ
chiếm biển Đông
Nhóm phóng viên tường
trình từ VN
2014-08-05
2014-08-05
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
Một gian hàng bán hải
sản ở Lào Cai.
RFA
Ba năm nay, kể từ ngày
Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò Viking 2 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam
trong vùng biển Việt Nam cho đến giàn khoan HD 981 cắm vào vùng đặc quyền kinh
tế Việt Nam, vấn đề nguồn và giá cả hải sản Việt Nam có sự thay đổi đột ngột.
Trong đó, chuyện hải sản tăng giá và những loại hải sản đông lạnh không rõ xuất
xứ, nghi là của Trung Quốc nhập khẩu đang ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khỏe của người dân. Chỉ cần ra một khu chợ nhỏ ở phố huyện cũng có
thể bắt gặp sự thay đổi này.
Hải sản tăng giá quá cao
Một người tên Lài, ở Văn
Giang, Hưng Yên, chia sẻ:
“Cô cũng ít sử dụng lắm,
nhưng thường người ta hay ngâm nước rồi nó nở trương ra. Cho nên đồ đó
cô ít mua lắm! Tất nhiên là nó nguy hiểm, đồ nó ngâm rồi mình ăn
không đảm bảo, cô không hiểu nó ngâm hóa chất gì nhưng nhiều khi nó ngâm hóa
chất thì nó không đảm bảo nên thành ra ít khi ăn. Hiểu lơ mơ thôi bởi vì mình
chưa gặp, thấy nó ngâm nhiều khi nó ngâm nước nở ra một con cá, con cá
mình mua tươi nó khác, con cá nếu nó ngâm thì nhìn cũng tươi cũng cứng nhưng
mua về nhà thì nó nấu thì bắt đầu nó dở. Vậy nên cô ít khi mua…”
Cô cũng ít sử dụng lắm,
nhưng thường người ta hay ngâm nước rồi nó nở trương ra. Cho nên đồ đó cô ít
mua lắm!
-Bà Lài
-Bà Lài
Theo bà Lài, chuyện cá
mắm ở quê bà hiện tại là một chuyện khó nói. Bởi vì Hưng Yên vốn dĩ là một tỉnh
không gần biển, vấn đề hải sản có giá đắt hơn miền xuôi là chuyện chắc chắn xảy
ra. Tuy nhiên, những năm trước đây, người tiêu dùng hải sản cảm thấy tự tin khi
mua nó và luôn tâm niệm rằng hải sản là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh
dưỡng cao, tốt cho mọi lứa tuổi. Thế nhưng thời gian gần đây, sau nhiều vụ ngộ
độc hải sản cũng nhưng giá cả tăng vọt của nó, người ta buộc phải suy nghĩ thử
có nên dùng loại thực phẩm đắt tiền này nữa hay không.
Bởi vì theo nhận định
không phải của riêng gì bà Lài, hải sản hiện nay bị ướp hóa chất quá nặng, nếu
như trước đây, ngư dân chỉ ướp muối và nước đá để giữ cho hải sản khỏi bị hôi
thối trong quá trình vận chuyển từ ngoài khơi vào cảng và đến nơi tiêu thụ thì
hiện tại, không còn chuyện đó nữa. Mọi tàu đánh cá khi ra khơi hoặc là chạy
lòng vòng để tránh sự truy đuổi của tàu Trung Quốc, đến khi nào có cơ hội mới
bủa lưới và kéo xong mẻ lưới phải ướp phân urê thật nhiều để duy trì độ tươi sản
phẩm, sau đó lại chạy lòng vòng để tránh tàu Trung Quốc trước khi vào bờ.
Trường hợp những tàu cá
không dám đến những khu vực thường bị truy đuổi thì tìm những khu vực khác ít
sản lượng hơn, chỉ bằng một phần tư sản lượng những nơi Trung Quốc chiếm cứ để
đánh bắt. Và thời gian cũng như nhiên liệu bỏ ra để đánh bắt ở khu vực này
thường tăng gấp đôi, gấp ba lần so với bình thường. Chính vì kéo dài thời gian
đánh bắt nên hàm lượng urê ướp trong hải sản cũng phải nhân đôi, nhân ba để bảo
đảm hải sản không bị hôi ươn, hư hỏng trong quá trình chạy lòng vòng tiếp tục đánh
bắt. Và khi vào đến bờ, giá thành sản phẩm buộc phải tăng cao so với trước.
Đó là chưa muốn nói đến
nguồn hải sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt thường bị Trung Quốc chặn mua bằng
nhiều cách, trong đó có thu mua giá rẻ trên biển, tịch thu tàu thuyền và thả
đầu nậu vào bờ để mua. Một lượng lớn hải sản Việt Nam bị chảy máu sang Trung
Quốc, trong khi đó, một số lượng lớn hải sản hết hạn hoặc không qua kiểm dịch
thực phẩm từ Trung Quốc lại thi nhau tuồn sang Việt Nam.
Ăn hải sản giống như ăn bệnh
Cá được bày bán ở một
chợ đêm. RFA PHOTO.
Một người bán cá khác
tên Hoa, ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên, chia sẻ, phần lớn hải sản trong chợ mà
bà mua bán hằng ngày là do Trung Quốc nhập sang, theo bà dự đoán là theo đường
đi từ cửa khẩu Lào Cai sang chợ Cốc Lếu rồi sau đó phân phát đi nhiều nơi. Bởi
loại hải sản từ Trung Quốc nhập sang có hai đặc điểm rất dễ nhận biết là chúng
được ướp hóa chất rất kĩ nên bất kì cua, tôm, ghẹ hay cá mực gì cũng cứng, cho
cảm giác dòn và đặc điểm thứ hai là tất cả hải sản Trung Quốc nhập sang Việt Nam
đều là hải sản thứ cấp, những thứ mà người nhà khá giả của Trung Quốc không
đụng đến vì chất lượng kém, không ngon miệng.
Nhưng với những người ở các miền
quê Việt Nam, đặc biệt là với các quán nhậu, đây là nguồn thực phẩm cực kì dễ
xài, chỉ cần bỏ ra một ít tiền, không ảnh hưởng gì đến chi tiêu hằng tháng vẫn
có thể ăn được món này.
Rất tiếc là phần đông
người dân còn nghèo khổ, chuyện cái ăn cái mặc luôn là nỗi ám ảnh mỗi ngày nên
người ta sẽ mua bất kỳ thứ gì có giá rẻ nhưng nhìn hấp dẫn bữa ăn và giải quyết
được nỗi mặc cảm về cái nghèo.
Thường thì ở thôn quê, vùng nghèo khổ, việc ăn
hải sản giống như một thứ gì đó nâng đẳng cấp, cho thấy chủ nhà không đến nỗi
nghèo khổ. Nhưng một khi cái nghèo, nỗi mặc cảm được giải quyết theo hướng Tàu
hóa như vậy thì sức khỏe lại bị đe dọa trầm trọng bởi loại hải sản thứ cấp có xuất
xứ Trung Quốc này!
Đó là chưa nói đến các
quán nhậu, vì động cơ lợi nhuận, hầu hết các quán nhậu bình dân đều chọn các
loại hải sản thứ cấp có xuất xứ Trung Quốc để mua về chế biến. Chỉ cần màu mè,
gia vị thật nhiều, người ta sẽ biến loại hải sản dỏm này thành những món ăn hấp
dẫn. Và đáng sợ nhất là các loại màu mè, gia vị ở các quán nhậu cũng được mua
giá rẻ bởi xuất xứ Trung Quốc của nó.
Vì chỉ có làm như thế, người ta mới mau
giàu được. Trong khi đó, một tỉ lệ ngược đã phát triển đến độ báo động tại Việt
Nam, đó là quán nhậu càng mau giàu, tỉ lệ người mang bệnh tật vì nhậu càng cao.
Và một khi mọi thứ đã
trở nên bình thường, người ta không còn suy nghĩ nhiều đến những gì mình bỏ vào
miệng hằng ngày, hải sản không đảm bảo vệ sinh của Trung Quốc càng có cơ hội
phát triển, phì đại trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi đó, một trữ lượng lượng
hải sản sạch của ngư dân Việt Nam đánh bắt được lại rơi vào tay người tiêu dùng
Trung Quốc. Chưa bao giờ người đi chợ cảm thấy khó khăn khi mua một ký hải sản
do chính người Việt Nam đánh bắt và ướp giữ theo kĩ thuật truyền thống như bây giờ.
Cũng chưa bao giờ tâm lý người tiêu dùng lại bất an, mất niềm tin khi đối diện
với mâm hải sản như hiện nay.
Cũng xin nói thêm, đã
đến lúc chúng ta đặt tên nỗi bất an về lương thực nói chung, hải sản nói riêng
thành cái tên chung, đó là Bất An Trung Quốc!
Nhóm phóng viên tường
trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment