Giàn khoan HD-981: Cú sốc
của Thủ tướng Dũng?
Kami
2014-08-05
2014-08-05
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên cùng đoàn trước lễ
bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar hôm
11 tháng 5 năm 2014
AFP photo
Giàn khoan HD-981 rút khỏi lãnh hải Việt Nam được phía Trung
Quốc cho biết là do đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có lẽ việc Trung Quốc đưa
giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam là một hành động mang tính chiến
thuật, với mục đích nhằm ngăn chặn Việt Nam đang có biểu hiện thoát khỏi quỹ
đạo của Trung Quốc là điều ít ai nghĩ tới.
Diễn biến chính trường VN
Từ đầu năm 2014, chính trường Việt Nam có nhiều dấu hiệu cho thấy phe của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong và có khả năng có thể khuynh loát hệ thống chính trị Việt Nam. Một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết phe cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng đang được sự ủng hộ của quá bán (9/16) các nhân vật trong Bộ Chính trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng.
Từ đầu năm 2014, chính trường Việt Nam có nhiều dấu hiệu cho thấy phe của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ở thế thượng phong và có khả năng có thể khuynh loát hệ thống chính trị Việt Nam. Một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết phe cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng đang được sự ủng hộ của quá bán (9/16) các nhân vật trong Bộ Chính trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng.
Trong khi phe bảo thủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỏ ra yếu
thế hơn gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Phạm
Quang Nghị, Trần Đại Quang.
Riêng ông Trương Tấn Sang vẫn giữ vai trò trung
lập, tuy hơi nghiêng về phe cải cách, song ông này chỉ ủng hộ những cải cách về
kinh tế. Điều quan trọng hơn cả là phe cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đang nắm đa số các ủy viên trong Ban Chấp hành TW, với bằng chứng là sự thắng
lợi của phe này đạt được khi bầu bổ sung hai thành viên Bộ Chính trị trước đó.
Đó là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng
cử thay vì hai ứng viên được coi là nặng ký hơn là ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng
Ban Nội chính TW và ông Vương Đình Huệ, trưởng Ban Kinh tế TW là những người
được cho là thuộc về phe Đảng.
Chính vì thế nên trong thông điệp đầu năm mới 2014 của mình, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngại ngần đề cập tới vấn đề cải cách thể chế
chính trị, đúng vào ngày Bản Hiến pháp 1992 Sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu
lực. Điều đó xảy ra vào lúc chỉ còn chưa đầy 2 năm Đại hội Đảng khóa XII sẽ
khai mạc vào đầu năm 2016, đây là lúc các phe phái trong Đảng sẽ thỏa thuận làm
cơ sở để chia chác quyền lực. Việc Thủ tướng Dũng sinh năm 1949 đã giữ chức Thủ
tướng 2 nhiệm, kỳ theo quy định nếu muốn tại vị thì ông Dũng phải đảm nhận chức
vụ mới như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc chức vụ Tổng Bí thư.
Theo nhận định chung của dư luận, thì một người có tham vọng và
có bề dày chính trị như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì việc ông ta đảm nhiệm
chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN khóa 12 sẽ là lựa chọn duy nhất thích hợp để có
thể thực hiện việc tiến hành cải cách thể chế chính trị để đưa chính trị Việt
Nam theo mô hình của Putin ở nước Nga hiện nay.
Tuy nhiên trước đó, sau Đại hội lần thứ XI, khi ấy phe của ông
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang mạnh, đó là thời gian sóng gió nhất của Thủ
tướng Dũng. Vào thời điểm Hội nghị TW 4, khi trong các đơn vị quân đội có luồng
tin đồn cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiến hành cải cách thể chế chính trị,
thay đổi Hiến pháp để biến mình thành một vị Tổng thống. Đây là lý do chính đã
khiến Thủ tướng Dũng bị đưa ra kiểm điểm tại HN TW 6 - khóa XI diễn ra vào
tháng 10.2012.
Khi ấy người ta tưởng ông Thủ tướng sẽ "ngã ngựa", vậy
mà như nhờ một phép thần, Thủ tướng Dũng đã vượt qua và đã giành thắng lợi một
cách ngoạn mục trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành TW. Và trái
lại người ta đã được chứng kiến sự thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
khi không dấu được nước mắt trước ống kính truyền hình trong phiên bế mạc.
Cũng
qua cuộc thử sức này đã cho thấy uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng còn rất cao và rất khó có thế lực nào có thể hạ bệ được đồng chí trong
thời điểm đó và kể cả trong hiện tại.
Đến đầu năm 2014, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người sẽ
nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN đã trở thành việc gần như không phải bàn
cãi. Người ta hy vọng ông Dũng với vai trò Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ là người
tiến hành cải cách thể chế chính trị hiện tại để tiến tới chức vụ Tổng thống
mới của Việt Nam. Như thông điệp đầu năm mới là xây dựng một nhà nước Dân
chủ và Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật.
Rồi những tháng trước Hội nghị TW 9 (tháng 5.2014), một lần nữa
tin đồn này lại nóng trở lại, khi ấy ở Việt Nam người ta hồ hởi xầm xì cho rằng
sắp tới Việt Nam sẽ có sự thay đổi thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của ông
Nguyễn Tấn Dũng. Lúc đó người ta tin rằng ông Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng
lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị. Điều
đó cho thấy thế mạnh của phe ông Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm trước Hội nghị
TW 9 đã đến mức nào?
Nên nhớ, trong trường hợp để Việt Nam thoát vòng cương tỏa của
Trung Quốc và trở thành một mắt xích quan trọng trong vòng vây Trung Quốc của
Hoa kỳ ở phía Thái Bình dương, đó là trục Nhật Bản, Đài loan, Philippines... là
điều Bắc kinh sợ nhất. Đây không chỉ là mối đe dọa cho các đối thủ chính trị
của Thủ tướng Dũng trong nội bộ ban lãnh đạo của Việt Nam, mà còn là mối lo sợ
của nước láng giềng Trung Quốc trong việc kiểm tỏa chính trị Việt Nam. Và tất
nhiên ban lãnh đạo Trung Quốc hết sức bực tức và nghĩ rằng họ cần phải ra tay
để đảo ngược tình thế này, để ngăn chặn không để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo
của Trung Quốc.
Lá bài giàn khoan HD-981
Cần phải thừa nhận giấc mộng độc chiếm Biển Đông của chính quyền
Trung Quốc đã và đang là hiện thực, chỉ trong vài chục năm với chính sách bành
trướng lãnh hải theo chiến lược gặm nhấm dần dần đã biến Trung Quốc từ một Quốc
gia hầu như không có chỗ đứng trong Biển Đông, đến nay Trung Quốc đã có không
ít các đảo, bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông.
Điều này dần dần đã giúp Trung
Quốc không ngừng tăng vị thế trong khu vực có tranh chấp. Cho đến nay, với việc
đóng hàng loạt các giàn khoan di động kiểu như HD-981, Trung Quốc đã chứng tỏ
họ có toàn quyền mang đến hoặc rút đi các giàn khoan này, với mục đich neo đậu
và tiến hành công tác thăm dò dầu khí mà hầu như không gặp phải bất kỳ trở ngại
nào đáng kể.
Việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan trước thời hạn vì
giàn khoan đã hoàn tất công việc cần thiết và rất thành công. Theo phía Trung
Quốc, việc di chuyển giàn khoan là một động thái hoàn toàn mang tính thương
mại, được thực hiện trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ, mà không hề ảnh
hưởng đến các Quốc gia khác. Điều này khác so với tuyên bố ban đầu của họ là
giàn khoan sẽ hoạt động tới ngày 15.8.2014.
Trước đó nhiều chuyên gia đánh giá cho rằng việc đưa giàn khoan
HD-981 vào Biển Đông là bước khởi đầu trong việc khẳng định chủ quyền của Trung
Quốc thông qua đường Lưỡi Bò chín đoạn và sở dĩ họ chọn vùng lãnh hải của Việt
Nam vì Trung Quốc đã nắm được tử huyệt của ban lãnh đạo Đảng CSVN thông qua mối
bang giao hợp tác chiến lược và toàn diện trong khuôn khổ 4 tốt và 16 chữ vàng.
Do vậy việc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng lãnh hải của Việt Nam chắc chắc sẽ
không gặp bất kỳ trở ngại nào đáng kể.
Trong bài viết "Tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
sớm hơn dự kiến" trên tờ The Diplomat mới đây, GS.Carl Thayer chuyên gia
phân tích của Học viện Quốc phòng Australia cho biết 1 trong 4 lý do khiến
Trung Quốc rút giàn khoan là nhằm "Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo
của Trung Quốc" là một điều đáng quan tâm nhất.
Nói cho đúng, cũng theo
bài báo trên cho biết: "Vào tháng Năm vừa qua, các nhà ngoại giao
tại Bắc Kinh cho biết rằng rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi
Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu từ chính quyền
để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không
phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể".
Tổng thư ký ĐCS VN, ông Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Võ Kim Cự, Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào
ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP photo
Điều đó cộng với tin "Trước khi các hoạt động khoan
dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo
cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có
tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.". Và "...
theo các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ
tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng 5.2014 từ HD-981 có thể quan sát
được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon.
Các nhà phân
tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được
phục hồi để sử dụng trong thương mại."
Điều đó cho thấy việc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển
Đông của chính quyền Trung Quốc là một giải pháp tình thế mang tính "đột
xuất" mà hoàn toàn không được chuẩn bị trước và hành động này đơn thuần
mang tính chất chính trị chứ hoàn toàn không phục vụ cho mục đích thương mại
như phía Trung Quốc tuyên bố. Phải chăng các diễn biến chính trị trong nội bộ
ban lãnh đạo Đảng CSVN như phân tích ở trên, là lý do quan trọng khiến phía
Trung Quốc phải ra tay, thông qua việc đưa giàn khoan HD-981 để đảo ngược tình
thế vốn đang có những triệu chứng rất bất lợi cho họ?
Sự ứng cứu từ Trung Quốc
Trung Quốc biết rất rõ rằng rất nhiều người trong Bộ Chính trị
Đảng CSVN, kể các các nhân vật đang thuộc về phe "cải cách" của Thủ
tướng Dũng cũng rất lo ngại phản ứng của Trung Quốc trước việc nếu Việt Nam
thúc đẩy quan hệ quân sự với Mỹ và họ sẵn sàng lựa chọn một giải pháp không làm
mất lòng Trung Quốc để đảm bảo tính an toàn trong sự nghiệp chính trị của họ.
Trong 02 tháng với sự hiện diện của HD-981 trên Biển Đông, ngay
lập tức các hoạt động và các lời tuyên bố cứng rắn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đã chứng tỏ là một người đang làm chủ cuộc chơi, với hy vọng tạo ra một sự đồng
thuận từ trong Bộ Chính trị trong cách đối phó với vụ khủng hoảng giàn khoan
trên Biển Đông.
Trong lúc phe bảo thủ trong Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn
rất dè dặt, thận trọng để giữ đường lối thân Trung Quốc như từ trước đến nay.
Đỉnh cao là phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng, khi trả lời báo chí ở
Philippines, khi cho rằng "Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều
thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc
nào đó”, kể cả việc cho rằng Việt Nam sẽ theo gương Philippines khởi kiện
Trung Quốc đã nhận được sự đồng tình của đa số dân chúng Việt Nam.
Nhưng ít ai, kể cả Thủ tướng Dũng lại có thể nghĩ rằng việc biểu
thị thái độ chống Trung Quốc một cách triệt để như vậy là điều làm hại ông ta
và vô tình những cái đó đã trở thành ngòi nổ trong việc tranh cãi gay gắt về
quan điểm chống Trung Quốc, phương án pháp lý khởi kiện Trung Quốc và việc nâng
cấp quan hệ với Hoa Kỳ trong Bộ Chính trị. Dù rằng với Thủ tướng Dũng, trở ngại
lớn nhất của ông ta là phe bảo thủ thân Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Trung
Quốc, nhưng bản thân ông không hình dung được rằng Trung Quốc đã dùng chiêu một
mũi tên trúng nhiều đích. Họ chấp nhận mất nhiều mất công sức khi sử dụng giàn
khoan HD-981 như một con bài tẩy nhằm đảo ngược thế cờ tương quan lực lượng
trong ban lãnh đạo Việt Nam. Kể cả việc tạo ra các vụ bạo động có tổ chức sau
biểu tình ôn hòa ở các khu công nghiệp Bình Dương, Vũng Áng... diễn ra trong sự
im lặng đáng ngờ của các lực lượng công an.
Đó cũng là nguyên nhân sự xuất hiện của Ủy viên Quốc vụ viện
Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 17-18.6.2014. Trong
chuyến thăm này với thái độ rất cứng rắn, không dấu vẻ đe dọa Dương Khiết Trì
đã lớn tiếng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt những hành động quấy rối và phản đối
giàn khoan của Trung Quốc, không được lôi kéo các nước tham dự vào vấn đề này,
không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà bình phá hoại 2 nước. Đồng
thời cảnh cáo nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó thì Việt Nam sẽ chịu hậu quả.
Không những thế, cùng lúc truyền thông Trung Quốc những ngày này đã chỉ trích
đích danh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những phát biểu mạnh mẽ
lên án Trung Quốc.
Tất cả những cái đó chứng tỏ đã có một kịch bản có sẵn
nhằm gây căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
các phân tích, nhận định trước đó về chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì,
khi cho rằng với động cơ và mục đích rất thâm hiểm.
Đó là nhằm trấn an cho một
bộ phận lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thân lệ Trung Quốc rằng Trung Quốc luôn
đứng sau họ. Với điều kiện họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung
Quốc từ phía ban lãnh đạo Việt Nam. Với mục đích chính để chia rẽ lãnh đạo cấp
cao của Việt Nam, vì hơn ai hết Trung Quốc hiểu rất sâu tình hình nội bộ Việt
Nam.
Lật ngược thế cờ
Ngay sau đó, chuyến thăm Hoa kỳ chính thức của Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Hoa kỳ John Kerry trong lúc
vụ việc giàn khoan đang ở hồi căng thẳng đã bị hủy bỏ mà không giải thích lý
do. Thay vào đó là chuyến thăm của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị một
nhân vật được cho là giáo điều và thân Trung Quốc với kết quả không hài lòng.
Và trong cuộc họp đột xuất của Bộ Chính trị tổ chức sau chuyến thăm của Dương
Khiết trì kết thúc, người ta thấy các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Thiện Nhân,
Phùng Quang Thanh đã ủng hộ quan điểm của phía Trung Quốc.
Nghĩa là số người
đứng về phía thân Trung Quốc tăng lên từ 6 người thành 9 người và số người
trong phe cải cách giảm xuống từ 9 người còn 7 người, đáng chú ý là hai Bộ
trưởng Quốc phòng và Công an đã không cùng quan điểm với Thủ tướng Dũng. Điều
đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của ông Thủ tướng trong ban lãnh đạo
Đảng CSVN.
Lập tức cán cân lực lượng giữa các phe phái trong Bộ Chính trị
đã đảo chiều, đẫn đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập tức đã đứng về phe thiểu số
và đang có nguy cơ sẽ bị cô lập trong Bộ Chính trị. Vì đa số thành viên của Bộ
Chính trị đều thấy rằng quan điểm chống Trung Quốc và thân phương Tây của ông
Dũng có thể gây bất ổn và xáo trộn về chính trị, đó là điều hoàn toàn bất lợi
cho Đảng và cá nhân họ.
Điều này có nghĩa là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có nguy cơ
bị gạt qua một bên trong bộ máy lãnh đạo của Đảng CSVN. Điều này có thể gây ảnh
hưởng xấu đến việc Việt Nam gia nhập TPP, cái mà phe cải cách của Thủ tướng
Dũng xem là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế Việt Nam, nhằm thoát khỏi sự lệ
thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Trong lúc những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung
Quốc vẫn thấy sự cần thiết duy trì vai trò chủ đạo của khu vực Kinh tế nhà nước,
cho dù khu vực này trên thực tế đã hoạt động không có hiệu quả. Song họ tin
rằng những cải cách và các nhượng bộ của Chính phủ Việt Nam do yêu cầu của Mỹ
để được tham dự vào TPP là quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát nền
kinh tế của Nhà nước.
Đây là thành tích triệt hạ đáng kể của phe chống Thủ tướng Dũng,
nhằm chặn đứng xu thế cải cách có xu hướng thân phương Tây của phe "cải
cách" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Hành động này xảy ra giữa lúc
nền kinh tế Việt Nam đang lao đao và xã hội đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn,
mà TPP là một cứu cánh theo cách nhìn của mọi phía. Song đối với Trung Quốc,
điều đó trái với chính sách ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung
Quốc của họ.
Kết:
Các học giả Quốc tế cho rằng "Việt Nam sẽ mất trọn
Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt Nam không thống nhất được với
nhau" và điều đó Trung Quốc đã thành công. Có thông tin cho rằng
phía Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam tiêu tốn mỗi
ngày tốn gần 1 triệu USD, vị chi sau hơn hai tháng họ đã chịu mất số tiền hơn
60 triệu USD. Đến lúc này có lẽ người ta mới hiểu rõ lý do vì sao Bắc kinh đột
nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông.
Đó là với mục đích chính là để lật
ngược thế cờ tương quan giữa các phe phái trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN, đồng
thời để hỗ trợ cho nhóm thân Trung Quốc với hy vọng tiếp tục khống chế Việt Nam
trong vòng cương tỏa của họ trong thời gian tới. Điều đó cho thấy chỉ mất 60
triệu USD mà lật ngược thế cờ là một cái giá quá rẻ mà Trung Quốc phải bỏ ra
với một đối thủ quan trọng như Thủ tướng Dũng.
Ngày 02 tháng 8 năm 2014
__._,_.___
No comments:
Post a Comment