Friday, 11 July 2014

Thư số 33a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam


 

                        Thư số 33a gởi:
                        Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                     Phạm Bá Hoa
                                            
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hơn một trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng.

 Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng hồn thiêng sông núi trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc, Dân Tộc, trong đó có Các Anh và gia đình Các Anh!  Thưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh” viết hoa  mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. 

Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi cùng Các Anh đào sâu vào vài sự kiện sau sự kiện giàn khoan HD 981, tìm xem có phải đó là chuỗi sự kiện mà lãnh đạo Các Anh thực hiện nội dung Biên Bản ngày 4/9/1990 tại Thành Đô, hay là những sự kiện riêng lẻ. Vì theo Biên Bản đó,  năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh tự trị của Trung Cộng, mà năm 2020 đang sừng sững trước mắt rồi! 


Thứ nhất. Nhà máy gang thép Formosa Hà TĩnhTóm tắt sự kiện giàn khoan HD 981 và Vũng Áng tháng 5/2014.
Toàn bộ khu kinh tế Vũng Áng, thành lập tháng 4/2006 trên diện tích 22.781 mẫu tây, bao gồm 9 xã thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh. Toàn bộ dự án sẽ tiếp nhận 30.400 lao động, trong số đó có 980 lao động của chủ đầu tư, và 3.200 lao động của nhà thầu, tức là công nhân Trung Hoa mà hầu hết là công nhân Trung Cộng. Dự án Formosa với khu gang thép và hải cảng Sơn Dương trên một qui mô lớn. Với vốn đầu tư trong giai đoạn 1 lên đến 7 tỷ 900 triệu mỹ kim, với công suất 7.500.000 tân thép/năm. Giai đoạn 2, vốn đầu tư lên đến 28 tỷ mỹ kim, với công suất 22.500.000 tấn/năm Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải (nguời Việt gốc Trung Hoa) đã ưu đãi cho phép họ được xây nhà để bán cho 15.000 công nhân X 4 mỗi gia đình, cộng chung lên đến 60.000 người. Họ cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, lại được miễn giấy tờ nhập cảnh mà chỉ cần giấy chứng nhận của tỉnh Hà Tỉnh. Ông Hoàng Trung Hải còn ra lênh cho Bộ Lao Động và Thương Binh áp dụng tiêu chuẩn đặc thù để giải quyết  nhu cầu bổ sung lao động từ ngoại quốc thuộc dự án Formosa Hà Tỉnh. Tóm lại, khu kinh tế Vũng Áng được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt ngang qua ông Phó Thủ Tướng Việt Nam gốc Trung Hoa. 
  
Ngày 14 và 15/5/2014, từ cuộc biểu tình chống Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 xâm lấn vùng biển Việt Nam, biến thành bạo loạn gây thiệt hại cho hơn 400 nhà máy và công ty.  Về nhân mạng, có 149 công nhân Trung Hoa bị thương và 2 người chết. Theo bản tin Tân Hoa Xã Trung Cộng, ngày 17/5/2014 hơn 3.000 công nhân (trong số 4.000) lên tàu rời  Vũng Áng về nước. Riêng số người bị thương, Trung Hoa mướn hai chiếc phi cơ sang Vũng Áng chở về điều trị tại bệnh viện ở Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên. Ngoài ra theo Hoàn Cầu Thời Báo, đến ngày 19/5/2014 đã có 11.000 kiều dân Trung Hoa vì lý do an ninh phải rời Việt Nam trở về nước bằng đường bộ.   

Bản tin BBC ngày 26/6/2014, Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp của họ, đáng kể là 25 doanh nghiệp trong số đó bị thiệt hại nặng nề. Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan vào khoảng một tỷ mỹ kim.

Cuối tháng 5/2014, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết, Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sau khi chính phủ Đài Loan yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.

Thứ hai. Đế nghị thành lập “Đặc khu kinh tế Vũng Áng”.
Thời Báo KinhTế Sài Gòn, Tuổi Trẻ, và Hải Quan online trên trang <Google.vn>. Ngày 10/6/2014, ông Dương Hồng Chí -Tổng Giám Đốc Formosa Vũng Áng- gởi văn thư lên Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải trình bày nhiều đề nghị, trong đó có đề nghị thành lập “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” và Ban Quản Trị đặc khu trực thuộc văn phòng chánh phủ với 10 ưu đãi, trong đó có ưu đãi là trường hợp thu hồi đất vì an ninh quốc phòng thì hai bên phải thảo luận và cùng đồng ý về vấn đề bồi thường. 

 Được hiểu là “khu kinh tế gang thép với những ưu đãi đặc biệt, trong một khu kinh tế tổng thể với những ưu đãi tổng quát”.

Trong khi chánh phủ chưa công bố quyết định, xin tóm lược nhận định của một số vị dưới đây:
Ông Ngô Văn Minh, Ủy Viên thường trực Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội: “Không một cơ quan trung ương hay địa phương nào được phép dành ưu đãi cho bất cứ  nhà đầu tư nào, mà tất cả phải căn cứ vào luật pháp. Về đặc khu hành chánh  kinh tế, đến nay vẫn đang trong thời kỳ nghiên cứu để có thể thành lập 2 hay 3 khu như vậy ở những vị trí chiến lược. Chúng ta cũng chưa có mô hình nào gọi là đặc khu kinh tế nằm trong khu kinh tế. Về đề nghị được mua đất lâu dài của Formosa Hà Tĩnh thì tôi nghĩ, không cần phải bình luận gì nữa vì Luật Đất Đai của chúng ta quy định rồi, không thể ưu ái cho bất cứ trường hợp đặc biệt nào”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: “Tuyệt đối không được đồng ý với những đề nghị phi lý như vậy. Sẽ gây ra nhiều hệ lụy rủi ro, trước hết là về an ninh quốc phòng. Về những dự án đầu tư của Trung Quốc, điển hình là những dự án trấn giữ ở những vị trí trọng yếu của đừờng  Bắc - Nam, điểm eo thắt nhỏ nhất của Việt Nam như vậy là hoàn toàn không nên, đặc biệt với một nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, đứng trước tình hình biển Đông căng thẳng như vậy, vị trí của khu kinh tế này rất quan trọng cả về phát trển kinh tế cũng như an ninh chính trị, có rất nhiều cảng nước sâu nên không thể ưu ái cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại đây”.

Ngày 18/6/2014. Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, gởi văn thư lên  gửi Văn phòng chánh phủ, liên quan đến đề nghị thnàh lập “đặc khu kinh tế đặc thù” của Formosa Hà Tỉnh. Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư nhấn mạnh: “Formosa Hà Tĩnh đang được hưởng những ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành cả về đầu tư, thuế, đất đai... áp dụng cho dự án trong khu kinh tế. Về đề nghị thành lập “đặc khu đặc thù” là chưa có tiền lệ và cũng không cần thiết. Lý do, là Ban Quản Lý khu kinh tế Vũng Áng có thẩm quyền giải quyết các vấn đề theo cơ chế một cửa và tại chỗ”

Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội: “Tôi đồng tình với quan điểm của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, là không thể có chuyện thành lập khu kinh tế đặc biệt riêng cho Formosa Hà Tĩnh nằm trong hhu kinh tế Vũng Áng, tức là không thể có chuyện một nhà đầu tư nước ngoài lại muốn có một “biên giới” riêng trong khu kinh tế của Việt Nam. Các hoạt động đầu tư phải trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam. Riêng đề nghị liên quan đến đất đai, tôi có thể khẳng định ngay là không được bán đất lâu dài. Cùng với việc cấp phép dự án đầu tư, chúng ta cho thuê đất tới 50 năm nên không thể nói là không ổn định”.

Giáo Sư Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng Đoàn đàm phán Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ: “..... Phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế, trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thì Việt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó. Đã biết như vậy mà vẫn cho đầu tư xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh thì không thể không đặt ra câu hỏi  “Vì lợi ích gì? Đây có phải là mục tiêu của Việt Nam không? Tôi cho rằng, đây không phải là xu hướng phát triển kinh tế hiện đại. Quan tỉnh quan huyện, họ làm sao biết làm kinh tế, họ chỉ biết nhận phong bì nên mới có chuyện Hà Tĩnh cắt đất cho Formosa thuê tới 70 năm”.

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh (BBC 26/6/2014): “...Việc thành lập đặc khu kinh tế không có lợi cho Việt Nam, ngoài việc Formosa tiếp tục dự án đầu tư hiện nay. Tôi cho rằng, cần được giám định, phân tách độc lập, nghiêm túc, không nên dễ dàng chịu sức ép của họ”. Về quốc phòng, Tiến sĩ Doanh nhấn mạnh:Vũng Áng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về quốc phòng. Trên trang mạng, Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó  Trung Quốc nói sẽ đánh vào miền Trung để cắt đôi Việt Nam. Vũng Áng cũng như  Quảng Trị, là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này".

Ngày 1/7/2014. Trong cuộc họp báo chánh phủ thường kỳ hằng tháng (tháng 6), ông Nguyễn Văn Nên, Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chánh Phủ, cho biết: “Chánh phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xem xét giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Fomosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) là dự án kinh tế lớn. Chủ đầu tư là người Đài Loan, sau sự kiện công nhân gây rối, đến nay hầu hết công nhân đã trở lại làm việc”. Ông Nên cho biết thêm: “Vừa qua, báo chí phản ánh Formosa xin thành lập khu kinh tế đặc thù, để thu hút đầu tư theo dự án của họ đề ra với một thiện chí tốt, nhưng luật pháp Việt Nam không quy định điều đó nên chúng ta không đồng ý. Chúng ta chỉ giải quyết các đề nghị theo quy định luật pháp”.

Theo câu nói của ông Nên, tôi hiểu là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa quyết định về đề nghị thành lập “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” trong khu kinh tế Vũng Áng.     
Phân tách sự kiện “đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”.

Nếu Các Anh nhìn lên bản đồ sẽ thấy, lãnh thổ Việt Nam chúng ta có dạng hình cong chữ S, hai đầu phình ra và thắt lại ở giữa, trải dọc theo chiều Bắc Nam. Vùng đồng bằng miền Nam chiều ngang rộng 370 cây số, chiều ngang miền Trung nơi hẹp nhất là Đồng Hới chỉ có 37 cây số, và chiều ngang miền Bắc rộng  600 cây số. Vị trí Vũng Áng ở giữa thành phố Vinh với Mũi Chân Mây, chiếu ngang rộng 50 cây số. 

Nhìn từ góc cạnh Quốc Phòng. Từ Vũng Áng, Các Anh kéo đường thẳng ngang  về tay phải, đến điểm cực nam của đảo Hải Nam. Với giả thuyết, vào một lúc nào đó, những chiến hạm Trung Cộng hoạt động trong vùng này thì Vịnh Bắc Việt chẳng khác cái ao sau nhà của họ. Thật ra thì ngay bây giờ đã có hơn 100 chiếc tàu các loại -kể cả chiến hạm Hải Quân- của Trung Cộng hoạt động, vừa hỗ trợ chuyên môn vừa bảo vệ cho giàn khoan HD 981 ngay cửa ngõ vào Vịnh Bắc Việt rồi.  Liệu, khi cánh cửa vào Vịnh Bắc Việt bị Trung Cộng kiểm soát ra vào, lúc ấy lãnh đạo Việt Cộng mới phản ứng sao? 

Vẫn góc nhìn Quốc Phòng. Vũng Áng, trên vùng lãnh thổ mà chiều ngang chỉ có 50 cây số nhưng không phải phẳng phiu mà núi rừng chiếm  phần lớn diện tích, chỉ còn lại vùng đất rất hẹp cho người dân sinh sống. Theo tài liệu thì người dân trong 9 xã thuộc Kỳ Anh phải dời đi nơi khác để tỉnh giao đất thành lập khu kinh tế Vũng Áng cho công dân Trung Hoa quốc gia (Đài Loan) là chủ đầu tư, trong khi đa số công nhân và gia đình là công dân Trung Hoa cộng sản. Như vậy, rất có thể khu kinh tế Vũng Áng chiếm toàn bộ phần đất mà người dân trong 9 xã sinh sống nơi mà chiều ngang lãnh thổ với eo thắt ngắn nhất của đất nước. Bây giờ xin là “đặc khu”, rồi mai kia họ lại đòi tự trị nữa chăng?

 Với đề nghị lập “đặc khu kinh tế gang thép”, có phải đây là bước 1 để tiến đến xin tự trị không? Tôi nghĩ, cho dù có hay không có “đặc khu gang thép” trong lòng khu kinh tế Vũng Áng, thì khi một đối phương -nói trắng ra là Trung Cộng- muốn cắt đôi Việt Nam theo chiều Nam Bắc, thì vị trí này là mục tiêu chánh phải chiếm đóng. Nhưng Trung Hoa cộng sản cộng với Trung Hoa không cộng sản, đang là chủ nhân ông khu kinh tế Vũng Áng, khi Trung Cộng cần chiếm đóng điểm trọng yếu Vũng Áng để cắt Việt Nam làm đôi thì họ đâu cần cuộc hành quân đổ bộ từ ngoài biển vào, với sự yểm trợ của Hải Quân vừa tốn kém vừa bị quốc tế chỉ trích. Vì khu kinh tế Vũng Áng lúc nào cũng tràn ngập công nhân Trung Cộng, tự họ nổi dậy với sự sẳn sàng yểm trợ từ các chiến hạm của họ thường xuyên có mặt ngay “sân trước” Vũng Áng, hành động của họ rất êm thắm mà tôi nghĩ là ngay lãnh đạo Hà Tình cũng chưa chắc biết được.           

Có một chi tiết trong bản tin CAFEF online trên trang <Google.vn> dưới tên “Đột nhập đại công trường Formosa”  mà tôi trích một đoạn đưa vào đây như có thêm một yếu tố để nghiên cứu: “Không chỉ những ai đã từng qua lại quốc lộ 1A, đoạn ngang qua Khu Kinh tế Vũng Áng, mà ngay cả không ít người dân Hà Tĩnh, cũng đều chung cảm giác ngạc nhiên về mức độ qui mô của dự án Formosa. Nhiều câu hỏi đặt ra về an ninh quốc phòng đối với dự án trên một vùng đất rộng lớn ngay vùng eo thắt của lãnh thổ Việt Nam. Nhìn từ bên ngoài, chỉ cái hàng rào cũng khiến người ta ngạc nhiên với đôi mắt tròn xoe. Cả một vùng đất rộng lớn gần 2.000 mẫu tây được xây dựng tường rào bao quanh cao chừng 5 thước

Khoảng 2/3 chiều cao của tường rào được đổ bê tông cốt sắt, chỉ một ít gạch được xây phía trên cùng của tường rào. Bên ngoài là một con kinh nhân tạo rộng chừng 30 thước, chạy bao quanh hàng rào. Họ đã bỏ ra hơn 1 tỷ mỹ kim để san lấp mặt bằng khu đất dự án. Cát được hút lên từ biển để nâng cao toàn bộ mặt nền trung bình là 3 thước, có nơi cao đến 15 thước. Người dân không phận sự, chỉ có thể nhìn thấy bên trong hàng rào kia, ngày thì bụi mù, đêm thì đèn điện sáng trưng như phố”.

Từ góc nhìn quân sự, Các Anh có đồng ý với tôi rằng: “Mức độ kiên cố của cái hàng rào, cộng với con kênh đào bên ngoài, có phải là thực hiện quan niệm phòng thủ của một căn cứ không? Mà tại sao khu kinh tế lại phòng thủ như căn cứ quân sự vậy? Nếu là chống kẻ trộm thì đâu cần đến cái “hàng rào chắn đạn với cái hào sâu bên ngoài như vậy”.  Cho dù một phần trong khu kinh tế Vũng Áng có trở thành khu tự trị người Tàu trên đất Việt hay không, tôi vẫn thấy khó hiểu về quyết định của lãnh đạo Việt Cộng khi chấp nhận biến vùng lãnh thổ nhỏ hẹp này trở thành khu kinh tế mà hầu hết là người Trung Hoa, như một vùng đất tách biệt khỏi hai bên lãnh thổ Nam Bắc Việt Nam.

Thứ ba. Bí Thư tỉnh Quảng Đông là gì của lãnh đạo Việt Cộng?

Ông Hồ Xuân Hoa, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Đông, hướng dẫn phái đoàn sang thăm Việt Nam trong các ngày 13-17/4/2014. Ngày 14/4/2014, phái đoàn được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp, và bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua. Ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò đầu tàu của tỉnh Quảng Đông trong quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc, với những kết quả tốt đẹp trong lãnh vực hợp tác kinh tế thương mại giữa Quảng Đông với Việt Nam. Ông mong muốn trong  chuyến thăm của ông Hồ Xuân Hoa, sự hợp tác giữa Quảng Đông với các địa phương Việt Nam sẽ có những bước phát triển tích cực mới.

Ông Hồ Xuân Hoa bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam. Ông trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí Thư Trung Quốc Tập Cận Bình tới Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ông cũng báo cáo với Tổng Bí Thư về những kết quả đạt được trong chuyến thăm, giới thiệu một số nét lớn về tình hình phát triển của Trung Quốc cũng như của tỉnh Quảng Đông trong thời gian qua; về hợp tác kinh tế thương mại tốt đẹp giữa tỉnh Quảng Đông với các địa phương của Việt Nam. 

Ông khẳng định: “Đảng, chánh phủ, và nhân dân Trung Quốc, luôn coi trọng và mong muốn phát triển láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác giữa Quảng Đông và các địa phương Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”.

Cùng ngày 14/4/2014, Chủ Tịch Trương Tấn Sang  tiếp ông Hồ Xuân Hoa, cùng các thành viên trong đoàn đến thăm. Ông Trương Tấn Sang: “Đánh giá cao ý nghĩa của chuyến thăm của phái đoàn nhằm cụ thể hóa các cam kết hợp tác giữa hai đảng, hai nước, đồng thời tăng cường hợp tác giữa Quảng Đông với các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tin tưởng với tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ công nghệ cao, và vị trí địa lý tiếp giáp, Quảng Đông sẽ đi đầu trong việc hợp tác với Việt Nam”. Ông khẳng định: “Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Quảng Đông đến Việt Nam hợp tác làm ăn. Trên tinh thần đó, lộ trình hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên ngày càng thuận lợi, sớm nâng kim ngạch thương mại giữa Quảng Đông với các tỉnh, thành phố của Việt Nam lên 25 tỷ mỹ kim”.

Ông Hồ Xuân Hoa thông báo với Chủ Tịch nước Việt Nam về những kết quả hợp tác trên nhiều lãnh vực kinh tế, thương mại, du lịch, giữa Quảng Đông với các đối tác Việt Nam, và nhấn mạnh Quảng Đông sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình mới nhằm đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam.

Điều lạ là ông Bí Thư tỉnh Quảng Đông trong những ngày thăm Việt Nam, có thăm các ông Tổng Bí Thư,  Chủ Tịch nước, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và Bí Thư thành ủy Hà Nội, nhưng không thăm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phải chăng đó là cách trả đũa Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra chống đối Trung Cộng khi đưa  giàn khoan HD 981 xâm lấn vùng biển Việt Nam? Tôi nghĩ là phải. Còn Các Anh nghĩ sao?

Tóm lại, thì những gì trao đổi giữa ông Hồ Xuân Hoa với ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, vẫn như bao nhiêu lần thăm viếng qua lại từ trước. Vẫn tin tưởng nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, cùng đánh giá cao tình hữu nghị giữa hai nước, ..v..v... Trong bối cảnh rất căng thẳng đến mức tưởng như chiến tranh sắp xảy ra trên Biển Đông, mà ba nhân vật cao cấp của hai đảng cộng sản cứ như giàn khoan HD 981 đang hoạt động trên vùng biển của Trung Cộng vậy. 

H7Sau hai tuần lễ ông Hồ Xuân Hoa trở về Tàu, thì quân Tàu sử dụng hơn 100 tàu các loại hộ tống giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Trong khi giàn khoan HD 981 gây sóng gió cả dân tộc Việt Nam và các quốc gia lân cận, thì ông Hồ Xuân Hoa, chỉ với tư cách Bí Thư tỉnh ủy Quảng Đông, ngày 20/5/2014 đã gởi văn thư cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam, kèm theo bản  “Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của ông Bí Thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa”,

Ngày 3/6/2014, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam ký văn thư chuyển tiếp “bản danh mục phải làm ..” nói trên, đến các Bộ Công Thương, Kế Hoạch & Đầu tư, Giao Thông Vận Tải, Giáo Dục & Đào Tạo, Tài Chánh, Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Khoa Học & Công Nghệ, Văn Hóa, Thể Thao & 

Du Lịch, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng, với câu văn kèm theo: “Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông.
Một đảng viên Tàu Cộng và một đảng viên Việt Cộng, cùng là Hồ Xuân .... , một người ra lệnh một người chuyển lệnh, Các Anh có thấy “trùng hợp” là lạ chớ hả?. Bây giờ tôi viết lại nguyên văn bản dịch Việt ngữ 16 điều mà tỉnh Quảng Đông ra lệnh cho Việt Nam phải làm, Các Anh đọc kỹ nhé:

1. Thúc đẩy Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, và Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư thành ủy Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, thăm Quảng Đông.   
2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai đảng Trung-Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán  bộ đảng CSVN. Kế hoạch trong 5 năm đào tạo 300 cán bộ đảng CSVN, trong đó: Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi nơi 100 cán bộ, và 100 cán bộ của các tình thành có hợp tác với Quảng Đông là Hải Phòng, Đà Nẳng, Quảng Ninh, và Quảng Nam.
3. Trên cơ sở tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Đông chiếm ¼ trên toàn quốc, nâng cao hơn nữa kim ngạch thương mại giữa Quảng Đông và Việt Nam, góp phần thúc đẩy thương mại song phương, phát triển cân bằng, thực hiện mục tiêu đến năm 2017 tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt 100 tỷ mỹ kim.

4. Khuyến khích doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lãnh vực có lợi cho kinh tế và tạo việc làm ở địa phương như ngành chế tạo, giao thông, và thông tin.

5. Tăng cường hợp tác trong các lãnh vực phát triển giống và kỹ thuật mới thê mạnh về nông nghiệp, xây dựng Biogas nông thôn, phát triển tài nguyên nông sản, bồi dưỡng đào tạo nhân tài về quản lý dự án nông nghiệp và khoa học công nghệ nông thôn, thúc đẩy không ngừng tối ưu hóa lãnh vực và cơ cấu thương mại hàng nông sản. Tích cực triển khai hợp tác nuôi trồng, gia công và thương mại thủy hải sản, tăng cường hợp tác lãnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ biển và ngư nghiệp.

6. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế thương mại Thẩm Quyến - Hải Phòng (khu công nghiệp An Dương), cử đoàn công tác  nghiêm túc xử lý các khó khăn liên quan, đề xuất các kiến nghị, nổ lực xây dựng khu hợp tác trở thành dự án điển hình của hợp tác giữa hai nước, phát huy vai trò dẫn dắt.

7. Thúc đẩy hợp tác xây dựng nhiều hơn nữa các khu hợp tác kinh tế thương mại tại các thị trường mục tiêu trọng điểm, dẫn dắt các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Đông đầu tư, trọng điểm thúc đẩy xây dựng cơ sở sản xuất các ngành nghề thế mạnh truyền thống như đồ điện gia dụng, may mặc, công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng, ... Tích cực dẫn dắt các doanh nghiệp điện lực, giao thông vận tải, xây dựng của Quảng Đông tham gia các dự án hợp tác quốc tế như tàu hỏa cao tốc, tàu điện ngầm, đường bộ cao tốc, ... đẩy nhanh tiến trình kết nối hạ tầng với Việt Nam.

8. Tăng cường tuyên truyền giới thiệu các sản phẩm du lịch của hai bên, mở rộng đầu tư các dự án du lịch hai chiều. Khuyến khích các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân xây dựng các kênh, tạo cơ hội triển khai giao lưu hợp tác văn hoá với Việt Nam bằng nhiều hình thức.

9. Phát huy đầy đủ vai trò của hội nghị kiểm điểm tình hình hợp tác thường niên giữa các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam với với tỉnh Quảng Đông, tăng cường hợp tác với các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam.           

10. Phối hợp với Việt Nam tổ chức hoạt động kỹ niệm 90 năm Chủ Tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Đông hoạt động cách mạng.

11. Hoan nghênh Bộ Công Thương Việt Nam thành lập cơ quan xúc tiến thương mại tại Quảng Đông, hợp tác tương ứng với Quảng Đông, tăng cường trao đổi thông tin giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác thực chất.

12. Thành lập nhóm công tác do Phó Chủ Tịch tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, triền khai nghiên cứu khả thi, xác định nội dung hợp tác, thúc đẩy thiết thực hợp tác. Mở rộng nhập khẩu gạo cà than của tỉnh Quảng Ninh.

13. Tăng cường hợp tác giữa tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẳng, bao gồm hợp tác du lịch với Đà Nẳng, thúc đẩy doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư vào hai địa phương này, tham gia xây dựng khu vườn công nghiệp Đà Nẳng.

14. Tăng cường hợp tác trên nhiều lãnh vực, toàn phương vị với thành phố Hồ Chí Minh, đi sâu trao đổi kinh nghiệm, về lý luận và thực tiển trong việc đi sâu cải cách toàn diện, mở rộng mức độ mở cửa với bên ngoài, mở rộng hợp tác trong các lãnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, văn hoá, ... nâng mức độ hợp tác giữa hai địa phương lên hàng cao mới, trở thành hình mẫu của hợp tác thực chất giữa hai địa phương hữu nghị.

15. Nghiên cứu thúc đẩy đầu tư theo hướng “đi ra ngoài” của chuỗi ngành nghề Quảng Đông, mở rộng hơn nữa đầu tư của các doanh nghiệp Quảng Đông vào các nước ASEAN như Việt Nam, nâng cao tỷ lệ  thị trường sở tại.

16. Thúc đẩy Hiệp Hội thương gia tỉnh Quảng Đông và Hội doanh nhân Việt Nam xây dựng cơ chế hợp tác nhân dân.

Các Anh có nhận ra ý nghĩa nội dung, và đằng sau nội dung đó không? Tôi thì thấy thế này. Trong 16 điểm, chỉ có điểm 1 và 2 đáng chú ý hơn cả, còn 14 điểm kia cứ lặp đi lặp lại những “thúc đẩy, hợp tác, xây dựng, phát triển, ..v..v.... Tôi thắc mắc về điểm 1 và 2, trong bang giao quốc tế nhu cầu thăm viếng qua lại là vấn đề bình thường, nhưng: “Tại sao Bộ Ngoại Giao phải thúc đẩy mà chỉ thúc đẩy hai ông đứng đầu đảng tại Hà Nội thủ đô chính trị và Hồ Chí Minh thủ đô kinh tế? Phải chăng là tỉnh Quảng Đông sẽ chỉ thị những việc phải làm trong công tác chuẩn bị Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng theo Biên Bản Thành Đô ngày 4/9/1990?

 Về đào tạo cán bộ, Tại sao tỉnh Quảng Đông có thẩm quyền ra lệnh cho Hà Nội, Hồ Chí Minh, và 5 tỉnh/thành, với qui định số lượng cán bộ từng nơi mà Việt Nam phải gởi sang Quảng Đông đào tạo, và đào tạo gì? Liệu, có phải đây là bước kế tiếp nhắm đào tạo cán bộ quản trị và điều hành theo khuôn mẫu hành chánh của Tàu khi Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng năm 2020 chăng?   
   
Chưa hết đâu. Các Anh có nhận ra , chỉ là Bí Thư một tỉnh của Trung Cộng mà ra lệnh cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam thi hành không?. Đã vậy mà cái ông Thứ Trưởng Ngoại Giao của Các Anh lại trân trọng thi hành bằng cách  chuyển đến các Bộ các ngành các thành phố các tỉnh, kèm theo câu “Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại Giao xin chuyển đến quý cơ quan danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của quý cơ quan với tỉnh Quảng Đông”. 

Chẳng lẽ Việt Nam đang là một huyện của tỉnh Quảng Đông chưa chánh thức công khai? Tôi nghĩ, Bộ Ngoại Giao là cơ quan duy nhất của chánh phủ thông hiểu những luật lẫn lệ trong bang giao quốc tế, nhưng lại nhanh tay thi hành lệnh của ông Bí Thư tỉnh ủy Quảng Đông bên Tàu, ắt phải có điều gì ẩn đằng sau. Liệu, có phải việc làm của Bộ Ngoại Giao là theo lệnh Bộ Chính Trị sau khi Bí Thư tỉnh ủy Quảng Đông tiếp xúc với ông Tổng Bí Thư đảng cộng sản và ông Chủ Tịch nước Việt Nam?       

Tôi tin rằng, những sự kiện trên đây trong một chuỗi sự kiện mà lãnh đạo Việt Cộng với Trung Cộng, chuẩn bị đưa Việt Nam sáp nhập vào Trung Cộng năm 2020 sắp tới! 
Kết luận.

Tôi thông cảm với Các Anh, những người sinh ra, lớn lên, học hành, và trở thành Người Lính trong quân đội, tất cả những gì Các Anh học ở trường văn hoá, trường quân sự, lại thường học tập chính trị tại các đơn vị, cộng với những chính sách về các lãnh vực sinh hoạt xã hội, mà Các Anh theo dõi hằng ngày trên hệ thống truyền thông nhà nước. Trôi dần theo thời gian, chính sách độc tài và dối trá của cộng sản lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong sinh hoạt xã hội, rồi biến thành một nếp trong đời sống thường ngày đối với người dân nói chung, với Các Anh nói riêng, từ lúc nào không ai biết. 

Nhưng với phương tiện truyền thông trên thế giới ngày nay, trong một chừng mực nào đó, Các Anh có cơ hội tiếp xúc với thế giới tự do ngang qua hệ thống internet mà Các Anh gọi là “trang mạng”, như Các Anh đang đọc lá Thư này. Tôi tin là trong những lúc mà Các Anh sống thật với trái tim và khối óc của chính mình, nhất thiết Các Anh phải có những suy nghĩ ...... Vì vậy mà tôi luôn hy vọng là theo thời gian với những lá Thư của tôi, cùng với vô số những tin tức trên internet, sẽ giúp Các Anh có được nét nhìn như người tự do chúng tôi, để nhận ra cộng sản là độc tài, dối trá, tàn bạo với dân, nhưng khiếp nhược với Trung Cộng

Từ đó, Các Anh hãy chọn cho mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh lịch sự, được hãnh diện trước những người ngoại quốc đến Việt Nam, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.

Các Anh hãy nhớ:
Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tinh thần Phật Giáo Tây Tạng đã nói: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời”.

Lúc đương thời, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Cộng sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó.”

Và hãy nhớ:Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Tháng 7 năm 2014
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

No comments:

Post a Comment