Friday 4 July 2014

Nhật muốn Đông Nam Á thoát tay Trung Quốc?


Nhật muốn Đông Nam Á thoát tay Trung Quốc?

Việt-Long - RFA
2014-07-03

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
vtgtt070214.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
japanese-bizan-ship
Tàu tuần duyên Bizan của Nhật, sẽ cung cấp cho Việt Nam
Courtesy of pdff.styles.net

 

 

Chính sách "tự vệ tập thể"

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa công bố chính sách mới về quốc phòng, xóa bỏ những hạn chế do hiến pháp sau thế chiến thứ hai áp đặt cho hoạt động quốc phòng của nước Nhật. Từ nay quân đội Nhật Bản được phép hành động quân sự để bảo vệ đồng mình và các nước bạn nào bị tấn công, dù chiến trường diễn ra ở nước ngoài, không nhất thiết phải là chiến tranh trên lãnh thổ lãnh hải nước Nhật. Chính sách quốc phòng mới của Nhật có ý nghĩa gì?
Trước khi nói về ý nghĩa, người ta có thể thấy chính Trung Quốc đã tiếp tay cho thủ tướng Nhật thành công trong việc vận động diễn giải hiến pháp Nhật theo cách mới, cho phép quân đội Nhật ngoài quyền bảo vệ đất nước còn được phép yểm trợ nước đồng minh chống lại kẻ gây phương hại cho nước đồng minh đó. Cụ thể là Tokyo từ nay có quyền đưa lực lượng quân sự tham chiến ở nước ngoài trong trường hợp đồng minh của Nhật bị tấn công.
Có thể nói chính việc Trung Quốc gây hấn và có những hành động khiêu khích với Nhật đã khiến hầu hết dân chúng Nhật, tuy vẫn còn bị ám ảnh với hai quả bom nguyên tử, đều ý thức được rằng nếu Nhật không có biện pháp ngay từ bây giờ thì khi chiến tranh xảy ra Trung Quốc sẽ nắm phần chủ động trên mọi mặt.
Trung Quốc ầm ĩ chống đối, cho là Nhật muốn trở lại thời quân phiệt, nhưng Mỹ lại tán thành, tuy rằng chính Hoa Kỳ, với tư cách "Tư lệnh tối cao đồng minh" quản lý nước Nhật thất trận sau năm 1945, đã là tác giả bản hiến pháp Nhật hậu chiến, tước bỏ mọi quyền hoạt động quân sự của Nhật.
Ý nghĩa của việc này còn ở chỗ từ trước tới nay TQ vẫn luôn tin rằng Nhật không thể sửa đổi hiến pháp và Bắc Kinh muốn làm gì thì làm tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng Trung Quốc không ngờ Nhật thay đổi được sự diễn giải hiến pháp, nên nếu Tokyo muốn hợp tác với Philippines như một đồng minh giống như Mỹ, việc đó sẽ không bị trở ngại như trước.
Còn một ý nghĩa quan trọng đối với VN: nếu Việt Nam muốn tránh tiếng theo chân Mỹ, ai cấm VN tự bảo vệ mình bằng cách bắt tay một đối tác chiến lược toàn diện như nước Nhật?
Nói đến tính cách đối tác chiến lược toàn diện giữa Nhật với Việt Nam hay Philippines, người ta nhớ tại Hội nghị đối thoại quốc phòng Shangri-La hôm 1 tháng 6 thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh của Việt Nam ngỏ ý với báo chí, hy vọng sẽ được Nhật cung cấp nhiều tàu tuần duyên vào đầu năm 2015. Con số các tàu này có thể lên đến 10 chiếc loại Bizan, dài 40 mét, là tàu tuần cỡ nhỏ, trang bị 1 khẩu pháo 20 ly 6 nòng JM-61, bắn 6 ngàn viên đạn trong một phút, tốc độ khá nhanh khoảng 65 km/giờ.
Tại đối thoại Shangri-La Thủ tướng Abe còn xác định là sẽ ủng hộ tối đa nỗ lực bảo vệ vùng biển và vùng trời của những nước ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc. Ông cũng nói Nhật Bản sẽ nắm lấy vai trò lớn hơn về an ninh quốc tế, và nhấn mạnh với tất cả các nước dự hội nghị, trong đó có Trung Quốc, về sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Thủ tướng Nhật nói như vậy ngụ ý chỉ trích chính sách độc đoán của Trung Quốc. Nay khi Tokyo được áp dụng chính sách quốc phòng mở rộng gọi là "quyền tự vệ tập thể" như vậy, liệu Nhật có lập liên minh quân sự với Philippines hay Việt Nam và có thể can thiệp quân sự đối đầu với Trung Quốc một khi Bắc Kinh xâm lấn một trong hai nước này hay không?
Trước hết, từ lúc còn vận động để thay đổi cách diễn giải hiến pháp, Thủ tướng Nhật đã xác định chính sách quốc phòng mới không có nghĩa là Nhật Bản sẽ lập tức đưa quân ra chiến trường. Nhưng chính sách mới nói về quyền tự vệ tập thể, tức quyền phòng thủ chung với các nước ngoài, cho phép Nhật Bản hành động quân sự để giúp một nước có hiệp ước đồng minh quân sự với Nhật, và đó chính là hành động mở rộng phạm vi quốc phòng với quyền tự vệ tập thể.

Mục tiêu: Hoa Đông- Đông Nam Á?

Một số quan chức cao cấp của Nhật, ngoài Thủ tướng Abe, có đề cập đến triển vọng Nhật có thể sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể với các nước khác ngoài Mỹ, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia, Tuy nhiên quân đội Nhật chỉ được phép thực hiện quyền tự vệ tập thể với một quốc gia đồng minh mà Nhật có hiệp ước liên minh quân sự. Philippines thì chắc chắn sẵn sàng ký kết với Nhật, nhưng với Việt Nam người ta cần cân nhắc một câu hỏi như điều kiện tiên quyết, là liệu Việt Nam có sẵn lòng ký kết hiệp ước liên minh quân sự với Nhật hay không.
Xét chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, khi nóng khi lạnh, có lúc nguội lúc ấm, người ta thấy Việt Nam còn nhiều phân vân lưỡng lự e dè trong việc tiến đến một chính sách dứt khoát và rõ ràng với Trung Quốc, dù theo chiều hướng nào, thì có thể tin là Việt Nam sẽ không ký kết liên minh quân sự với một ai, như chính Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố.
Người ta cũng không dự kiến Trung Quốc sẽ có hành động quân sự đối với Philippines hay Việt Nam ở biển Đông. Mục đích của Trung Quốc rõ ràng là xâm lấn chiếm lãnh hải, nhưng chiến thuật là một chiến thuật mềm hơn là gây chiến. Họ cứ giả bộ thăm dò, nghiên cứu để đem các giàn khoan đi cắm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của nước khác, kéo lê đi hết chỗ này đến chỗ kia, từ xa đến gần, rồi lại vừa đi vừa dặm quanh lãnh hải của người ta, như đang làm với bốn giàn khoan khác bên cạnh Hải Dương 981. Nhưng khi Trung Quốc không gây chiến bằng quân sự, Nhật hay Việt Nam cũng không có lý do gì để phản ứng bằng biện pháp quân sự.
Ở biển Hoa Đông thì Trung Quốc đe dọa bằng quân sự nặng nề hơn, Đây chính là điều quan tâm của Nhật khi mở rộng sự hiện diện quân sự và hoạt động quân sự ra các nước ngoài.
Trong khi đó thì Tokyo lại hòa  hoãn với Bắc Hàn, là xứ hiếu chiến lúc nào cũng đe dọa diệt Nhật.  Vậy chính sách quốc phòng "tự vệ tập thể" nhắm mục tiêu ở đâu, vào ai?
Thủ tướng Nhật từ trước đến trong và sau hội nghị Đối thoại Shangri-La đã nhấn mạnh nhiều lần vào tình hình tranh chấp ở biển Đông với sự hiếu chiến và chính sách gây hấn của Trung Quốc. Nhật còn lập tức thỏa mãn yêu cầu của Việt Nam, Philippines bằng cách cung cấp những tàu tuần duyên đủ sức đương đầu với lực lượng hải cảnh, hải giám của Bắc Kinh.  Vì thế dù Việt Nam chưa sẵn sàng ký kết hiệp ước liên minh quân sự vì cái bóng đen Trung Quốc, Nhật Bản vẫn mở ngỏ cả cổng lẫn cửa để cho Việt Nam tự quyền chọn bên, chẳng khác nào "mời bác mua hàng của tôi, hàng Nhật đấy, hàng Nhật chính gốc Tokyo do Thủ tướng Nhật bán chứ không phải hàng dỏm Trung quốc, lại bán giá rẻ mà cho trả góp nè! Bác mua hàng rồi cùng với tôi giữ lấy cho tôi con đường vận chuyển dầu khi an toàn thôi, chả mất gì đâu!"
Việt Nam quả rất dễ chọn lựa, tùy theo cách Việt Nam cân đo lợi hại trong chính sách ngoại giao.
Ai cũng hiểu Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam. Vì thế chỉ có người Việt Nam đang như cá trên thớt mới có quyền quyết định cho tương lai của mình. Người ở bên ngoài chỉ hy vọng giới lãnh đạo cầm quyền trong nước đồng tâm quyết định chín chắn và sáng suốt cho dân cho nước.

Thoát Trung là tìm một mô hình khác
Quang Nguyễn
Bài tham gia Diễn đàn BBC
Cập nhật: 16:10 GMT - thứ năm, 3 tháng 7, 2014
alt
Sức mạnh của Trung Quốc lan tỏa ra quốc tế và lấn án Việt Nam
Với sự kiện HD 981, những tiếng nói yêu cầu ‘thoát Trung’, dù đã vang lên từ lâu nhưng ít nhận được sự quan tâm đầy đủ, giờ đây trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Những phê phán về ảo tưởng ‘đồng minh Ý thức hệ’ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã được nhiều người cảnh báo.
Các bài liên quan

Chủ đề liên quan
Tuy nhiên, sâu xa hơn, hệ lụy trực tiếp của “Đồng minh ý thức hệ’ không chỉ là những lơ là trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, điều đáng lo ngại là Việt Nam đang lệ thuộc lớn vào đối thủ nguy hiểm nhất của mình về Mô hình Phát triển, thứ tạo nên nền tảng quyết định tương lai lâu dài của dân tộc Việt Nam.
Những người Việt Nam quan tâm đến Trung Quốc, dù bị chi phối đến đâu bởi lòng tự tôn dân tộc, cũng không thể không nhận thấy những tương đồng căn bản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cả cấu trúc và tổ chức hệ thống chính trị, xã hội lẫn đường lối và chính sách phát triển kinh tế hay nói rộng ra là Mô hình Phát triển đất nước trong giai đoạn vừa qua.
Hướng về Bắc Kinh
Có thể giới lãnh đạo Việt Nam không ngây thơ tin tưởng quá mức vào những người ‘đồng chí’, nhưng không thể phủ nhận, Hà Nội vẫn đang nhìn về Bắc Kinh như nơi cung cấp chủ yếu những kinh nghiệm về phát triển đất nước.
"Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này"
Mục đích đến hai bên không mấy khác nhau: tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá nhằm bảo vệ tính chính danh và duy trì vị thế độc tôn chính trị của Đảng cầm quyền.
Hậu quả trước mắt đã rõ ràng, chủ quyền lãnh thổ đã và đang bị xâm hại và đe dọa; hàng hóa Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam và Hà Nội đang lo lắng chuyện bị Bắc Kinh trả đũa về kinh tế.
Và nhìn về tương lai lâu dài hơn, ít người dám lạc quan về việc Mô hình Phát triển hiện nay sẽ đưa Việt Nam đến đâu.
Những quan sát bước đầu có thể chỉ ra rất nhiều tương đồng ở những đặc trưng cốt lõi.
Thứ nhất, về tổ chức hệ thống chính trị, đó là mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo và kiểm soát tuyệt đối về mặt chính trị.
Cả hai Đảng Cộng Sản đều đang thực hiện chế độ dân chủ mang tính trình diễn: bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu; có hệ thống quyền lực nhà nước được tổ chức theo ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp mà họ gọi là ‘tam quyền’ không ‘phân lập’.
Chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo từ phía Đảng, các cơ quan tư pháp này hiếm khi giữ được vị thế độc lập đúng nghĩa để thực hiện chức năng tố tụng và giải thích pháp luật của mình.
Những quyền căn bản của công dân và quyền con người nói chung, do đó khó có điều kiện được bảo vệ trong hệ thống tư pháp này.
alt
Việt Nam theo Trung Quốc về mô hình một chính Đảng độc quyền lãnh đạo
Khuôn mặt của khối tạm gọi là 'xã hội dân sự' tại hai nước cũng không có sự khác biệt đáng kể.
Các hội đoàn chính thức trong hệ thống chính trị- cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản là các tổ chức chính trị xã hội, được gọi là tổ chức quần chúng, hoạt động với ngân sách được cung cấp từ nhà nước.
Các tổ chức xã hội dân sự khác chưa có được vị trí pháp lý chính thức và vẫn là đối tượng nghi kỵ của chính quyền.
Hệ quả của mô hình chính trị và tổ chức nhà nước đó, như Đảng Cộng Sản hai nước đều thừa nhận là tính minh bạch thấp, tham nhũng tràn lan, và sự yếu kém của chính phủ cả ở cấp Trung ương và địa phương.
Hệ thống Chính trị Trung Quốc, như phân tích của nhà nghiên cứu Lý Thành (Cheng Li), lộ rõ những vấn đề nan giải: đó là nạn bè phái và chia rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao; Chính quyền với năng lực yếu kém trong lúc các nhóm lợi ích càng lúc càng lớn mạnh...
Dù mang những nét đặc trưng cơ bản giống nhau, Trung Quốc, xét một cách khách quan, đang thành công hơn Việt Nam rất nhiều trong việc theo đuổi Mô hình Phát triển kể trên.
Việc xây dựng mô hình Trung Quốc, như Đặng Tiểu Bình thừa nhận là là cách làm ‘dò đá qua sông’;
Việt Nam cũng tự nhận đang xây dựng một thứ “Chủ nghĩa Xã hội chưa có tiền lệ’; tuy nhiên đáng tiếc là dù đi sau, Việt Nam đã không thể làm tốt được như Trung Quốc, cả trong tầm nhìn, hoạch định lẫn thực thi chính sách phát triển.
Việt Nam đi sau xa
Những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu… hiện đại và phát triển (xét về quy hoạch và năng lực quản lý) không thua kém các thành phố hàng đầu thế giới.
Trung Quốc cũng có những công ty, gồm cả tập đoàn kinh tế nhà nước Trung Quốc cũng như tư nhân đã vươn lên trở thành những tập đoàn cạnh tranh toàn cầu.
Vị trí của họ trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đương nhiên cao hơn hẳn Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao nhờ năng lực công nghệ vượt trội Việt Nam.
Về Giáo dục, Trung Quốc có được những đại học nằm trong luôn nằm nhóm 100 đại học hàng đầu thế giới, như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các học giả và giới nghiên cứu Trung Quốc lên những người làm chính sách là khá đáng kể.
Điều đó cho thấy, dù cùng ở vị thế có quyền lực tuyệt đối trong hoạch định chính sách, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn biết tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc những đóng góp của các học giả và chuyên gia.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu và phân tích cũng bày tỏ nhiều hoài nghi sâu sắc về tính bền vững của Mô hình Phát triển Trung Quốc.
Sau gần bốn thập kỷ cải cách, Trung Quốc đang đối mặt với những thử thách gay gắt.
"Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình. "
Sự phân hóa thu nhập và chất lượng sống giữa các nhóm xã hội, vùng miền (Vành đai Duyên hải phía Đông và khu vực phía Tây) đang ngày càng sâu sắc; thu nhập của nông dân chậm cải thiện và chính quyền tùy tiện thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa.
Những hạn chế của chế độ hộ khẩu và thách thức trong việc đưa hàng trăm triệu công nhân trở thành tầng lớp trung lưu mới; tình trạng ô nhiễm môi trường tồi tệ; xung đột dân tộc leo thang gay gắt ở các khu tự trị.
Nhìn vào mô hình Trung Quốc, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ không thể thành công như các nước công nghiệp mới ở Đông Á để đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển.
Để giải quyết những thách thức đó, Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ để đổi mới mô hình tăng trưởng của mình.
Nhưng cần chú ý rằng, những đổi mới đó, trước hết và chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng trưởng kinh tế.
Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ đổi mới Mô hình Phát triển của họ, theo nghĩa bao gồm việc tiến hành những cải cách căn bản về chính trị và xã hội.
Nói cách khác, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn sẽ tìm mọi cách để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, né tránh những cải cách hướng tới dân chủ hóa đời sống xã hội.
Cuộc đua phát triển
Dù mang nặng tâm lý “bài Hoa’ đến đâu đi nữa, ít người dám phủ nhận được Việt Nam về đại thể gần như bản sao của mô hình Trung Quốc.
Và dù là người đi sau, Việt Nam lại hầu như không tránh được những vết xe đổ và sai lầm mà Trung Quốc gặp phải.
Nói cách khác, ‘phiên bản phát triển Việt Nam’ còn nhiều lỗi hơn ‘phiên bản gốc’ vốn dĩ đã rất nhiều vấn đề.
alt
Các đô thị lớn của Trung Quốc đều hơn hẳn đô thị Việt Nam
Do đó, nếu hiện trạng này tiếp tục được duy trì, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng rộng hơn.
Khi đó, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với gã khổng lồ Phương Bắc, những thua thiệt của Việt Nam sẽ càng thể hiện rõ nét hơn.
Từ những quan sát và phân tích ở trên, có thể nói Việt Nam, một cách tỉnh táo và thực dụng hơn, thay vì nhìn Trung Quốc như ‘kẻ thù’, hãy nhìn họ như những đối thủ cạnh tranh trên con đường phát triển.
Bản chất bá quyền và bành trướng của họ đã lộ rõ, nhưng những ngôn ngữ mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và kích động như ‘Trung Cộng’ hay ‘Bè lũ xâm lược Trung Nam Hải’ không phải là vũ khí hiệu quả giúp chúng ta tự vệ thành công.
Muốn vượt lên trên Trung Quốc, Việt Nam cần một mô hình phát triển vượt trội hơn.
Khó khăn rất nhiều, nhưng cơ hội vẫn còn đó, vì với quy mô dân số ít hơn nhiều và mức độ đồng nhất xã hội cao hơn, việc khởi động và chèo lái một cỗ máy phát triển như Việt Nam sẽ đi nhanh hơn là cỗ xe khổng lồ, phân mảnh và phức tạp như Trung Quốc.
Hơn thế nữa, việc một Trung Quốc đang bị cả thế giới soi xét với con mắt dè chừng đầy nghi kỵ cũng là lợi thế không nhỏ cho Việt Nam.
Trong giới hạn bài viết ngắn này, tác giả chưa tham vọng tham gia góp tiếng nói vào việc đề xuất những gợi ý cho một mô thức phát triển mới.
Tuy nhiên, tác giả hoàn toàn đồng ý với đề xuất của nhiều tiếng nói nghiên cứu độc lập (như Huỳnh Thế Du, Jonathan London, Lê Quang Bình, Lê Xuân Khoa … ), đây là thời điểm không thể tốt hơn để Việt Nam có thể đổi mới Mô hình Phát triển và thoát khỏi hoàn toàn quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.
Một cuộc đổi mới toàn diện, tất nhiên sẽ không né tránh những đổi mới về chính trị, bởi hệ thống chính trị là cấu thành quan trọng nhất của mọi mô hình phát triển, quyết định sự thành bại của mô hình đó.
Nhưng đổi mới và dân chủ hóa hoàn toàn không nhất thiết đe dọa vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là khi Đảng Cộng Sản lĩnh xướng và làm chủ quá trình đó.
alt
Đây là thời điểm tốt để Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo TQ
Có thể nói, với Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây cũng là thời điểm thích hợp và là cơ hội lớn để tái khẳng định tính chính danh và năng lực lãnh đạo của mình.
Nhìn vào tương quan các lực lượng chính trị hiện nay, vị thế cầm quyền của Đảng Cộng Sản vẫn là vững chắc.
Dù đánh mất đáng kể cảm tình của một bộ phận không nhỏ người dân, tại thời điểm này, không một lực lượng chính trị nào đủ điều kiện và có vị thế tốt hơn Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lĩnh xướng ngọn cờ canh tân đất nước.
Vì vậy, không cần chờ đến Đại hội Đảng gần nhất vào năm 2016, ngay lúc này Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn có thể khởi xướng một cuộc thảo luận rộng rãi trong nội bộ Đảng và các nhóm xã hội về một MÔ THỨC PHÁT TRIỂN mới cho đất nước.
Một ‘hội nghị Diên Hồng’ lúc này, không phải để bàn về ‘Sát Thát’ mà bàn cách xây dựng một con đường, một Mô hình Phát triển vượt trội so với người láng giềng phương Bắc.
Cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, điều Việt Nam cần không phải là một cuộc chiến tranh, đích đến của chúng ta nên là một quốc gia thịnh vượng về kinh tế và bền vững về xã hội và môi trường.
Nên nhớ, Trung Quốc không thể ‘bắt nạt’, cũng không dám gây chiến với Hàn Quốc hay Nhật Bản bởi những nước này tiến bộ hơn hẳn họ về mức độ phát triển.
Và với Đảng Cộng Sản Việt Nam, vị thế và tính chính danh của họ sẽ được duy trì, không phải bằng trấn áp các tiếng nói độc lập và đối lập mà là đưa Đất nước thành công trong cuộc canh tân.
Vì vậy, HD 981 không đơn thuần là mối họa, nó là đưa đến cơ hội lớn lao để khởi xướng một DIÊN HỒNG về con đường và Mô hình Phát triển mới cho Việt Nam, mở ra tương lai phát triển lâu dài cho đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Quang Nguyễn từ Việt Nam.



Đảng là trên hết

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-07-03

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
kinhhoa07032014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg4466727-305.jpg
Hình minh họa chụp năm 2011 tại Hà Nội.
AFP





Căng thẳng Việt Nam Trung Quốc chưa chấm dứt. Đảng cộng sản Việt Nam thì vẫn duy trì quan hệ mật thiết của họ với đảng cộng sản Trung Quốc, mà những mệnh lệnh gây hấn trên biển Đông, hay những lời nói trịch thượng từ giới ngoại giao Trung Quốc cũng phát xuất từ đảng cộng sản của nước này với tư cách một đảng cầm quyền. Mâu thuẫn này phải hiểu như thế nào?

Quan hệ giữa hai đảng

Theo truyền thông Việt Nam, ngày 30.6, tại Hà Nội, Tạp chí Mặt Trận, Viện Chính sách pháp luật và quản lý cùng các đối tác đã tổ chức hội thảo “Đa dạng hóa tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. TS Nguyễn Anh Dũng từ Báo Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam, cho biết:
“Có những vấn đề nhạy cảm mà phía VN và TQ từng thỏa thuận không đưa ra ở những diễn đàn chính thức. Ví dụ Nhân Dân nhật báo (cơ quan của BCH T.Ư Đảng Cộng sản TQ) không đăng tải thì Báo Nhân Dân của Việt Nam cũng không đăng.”
Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.
-Hà Sĩ Phu
Phát biểu của Tiến sĩ Dũng chứng tỏ rằng quan hệ giữa hai quốc gia thực chất là quan hệ giữa hai đảng cộng sản với đại diện là hai tờ báo đảng lớn nhất nước. Lời “tiết lộ” này của ông Dũng hoàn toàn giống với nhận định của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước:
“Chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu làm việc giữa hai đảng, nhượng bộ quyền lợi gì đó giữa hai đảng với nhau còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.”
Một quan sát từ bên ngoài Việt Nam của Tạp chí Jane’s Intelligence, số ra tháng cuối tháng năm đầu tháng sáu năm 2014,  cho rằng những vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc trong vòng mấy năm gần đây, từ dự án bauxite ở Tây nguyên cho đến xung đột chủ quyền biển đảo ngoài biển Đông sẽ là một thách thức cho đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam về tính chính danh của nó.
Nhưng có vẻ như cuộc khủng hoảng chủ quyền quốc gia lớn nhất từ năm 1975 đến nay không làm thay đổi cái cách làm việc với nhau của hai đảng cộng sản.
Tạp chí Xây dựng đảng, trong ấn bản online ngày 28/6/2014, đưa tin một đoàn cán bộ cấp vụ dẫn đầu bởi Vụ trưởng vụ bảo vệ chính trị nội bộ thuộc Ban tổ chức trung ương đảng cộng sản Việt Nam đi Trung Quốc nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm xây dựng đảng từ ngày 15 đến ngày 24/6/2014. Tức là đoàn cán bộ này lên đường sau khi giàn khoan của Trung Quốc đã kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau khi một chiếc tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc húc chìm vào ngày 26/5/2014. Những cán bộ cao cấp này không phải sang Trung Quốc để mang những phản đối ngoại giao, mà để học tập kinh nghiệm của những người đang ra lệnh tiến hành chiến dịch giàn khoan ngoài biển Đông.
nguyen-phu-trong-305.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.
Sau khi biết được tin này, một cựu đảng viên hiện đang sống tại thành phố Nha Trang cười nói với chúng tôi
“Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay rất mật thiết, họ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ.”
Một cựu đảng viên khác tại TP HCM thì nói đây là một việc làm chẳng có ý nghĩa gì cho quốc gia cả.
Một người dân tại Kontum bình luận về những hành động của đảng cộng sản hiện nay:
Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng. Tôi thấy rõ ràng là càng ngày người ta càng tách rời ra khỏi dân tộc Việt Nam.”

Chấn động địa cầu?

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, mới đây có nói trong cuộc gặp cử tri tại Hà nội rằng dù hữu nghị với Trung Quốc nhưng cũng phải gìn giữ chủ quyền. Việc lên tiếng sau một thời gian dài im lặng của ông Tổng bí thứ trước sự gây hấn của các đồng chí cùng lý tưởng của ông ở Bắc Kinh được giáo sư Trần Hữu Dũng, người thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam cho là một việc… chấn động địa cầu.
Không phải vô tình nữa, mà tất cả những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam cho đến giờ phút này càng ngày càng lộ ra bộ mặt quyền lợi của đảng.
-Một người dân
Tuy nhiên ngay trong buổi gặp gỡ cử tri này ông Trọng cũng nói rằng phải đấu tranh (?) toàn diện để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Như vậy mục tiêu hàng đầu của ông vẫn là bảo vệ chế độ của đảng ông đang nắm quyền. Và người ta vẫn còn nhớ cách đây không lâu, hồi năm 2013 ông Trọng cũng có nói rằng:
“Hiến pháp là văn kiện quan trọng thứ hai sau cương lĩnh Đảng. Đảng vẫn là số một.”
Trong khi đó, vào những năm 1990, đứng trước sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của Nhật Bản, ông Koizumi Thủ tướng Nhật lúc ấy có nói rằng dù phải phá tan Đảng dân chủ tự do đang cầm quyền của ông để cứu nước Nhật thì cũng phải làm.
Trở lại với câu chuyện các đảng cộng sản làm việc với nhau, từ trước tới nay người ta biết được chuyện này trong một khái niệm gọi là tinh thần Quốc tế vô sản. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, sự đổi màu của chủ nghĩa cộng sản châu Á với màu sắc gọi là kinh tế thị trường, đã khiến cho nhiều người nghi ngại về cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản này.
Ngày 30/6/2014 Giáo sư mạch Quang Thắng, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, trả lời báo điện tử Văn Hóa Nghệ An rằng:
“Làm gì có chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là một giá trị xa xỉ.”
Ông cũng cho rằng câu nói kinh điển của phong trào cộng sản quốc tế: Bốn phương vô sản đều là anh em đã lỗi thời rồi.
Tuy nhiên ở cuối bài phỏng vấn, ông cũng hi vọng rằng để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại của quốc gia thì rất cần năng lực và kỹ năng lắng nghe từ các cấp lãnh đạo. Và những người lãnh đạo mà ông Mạch Quang Thắng đang hy vọng đó cũng chính là những người vừa gửi đoàn cán bộ đảng cấp cao sang Bắc Kinh học hỏi.


 




Hình nh Tây Tng dưới ách thng tr ca Tàu Cng – trông người mà ngm đến ta:

Bauxite Vit Nam tuyn chn nh.

alt
La và khói trên mt con đường trong cuc ni dy Lhasa, Tây Tng, chp li t màn hình phát chương trình Truyn hình CCTV ca Nhà nước Tàu Cng ngày 14/3/2008. Ngun: REUTERS.




Quân đi Tàu Cng tun tra trên đường ph Lhasa ngày 15/3/2008, mt ngày sau khi cuc phn kháng Th đô Tây Tng chuyn sang bo lc. Ngun: Financial Times.




Ngày 14/3/ 2008: Cnh sát Tàu Cng trên xe chng bo lon mt con đường th đô Tây Tng sau khi n ra nhng cuc phn kháng bo lc. Ngun: The Guardian.


Cnh sát bán quân s đi tun trên mt con đường gn đn Jokhang Lhasa, Th đô Tây Tng, China Photo: AP. Ngun: The Telegraph, ngày 13/3/2009.


Lc lượng an ninh Tàu Cng Lhasa, Tây Tng, n np trong ngày phn kháng th năm. Biu ng phía trên ghi: “Tăng cường qun lý an ninh công cng, bo v n đnh chính tr”. Bc Kinh đang đi mt vi nhng cuc biu tình nghiêm trng nht Tây Tng k t nhng năm 1980.Ngun: The New York Times, ngày 15/3/2008 March.




Hơn 20 người Tây Tng đã t thiêu trong năm qua đ phn đi nhng n lc ca Tàu Cng mà h cho là nhm đàn áp tôn giáo, và văn hóa ca người Tây Tng. Ngun: VOA, ngày 5/11/2012.




nh mt người Tây Tng t thiêu. Thông báo treo gii thưởng ca Tàu Cng ch trích t thiêu rng: ‘Mt hành vi cc đoan chng li loài người, chng li xã hi’. Ngun: VOA, ngày 25/10/2012.




Nhiu người Tây Tng chn hình thc t thiêu đ phn đi chính sách đàn áp ca Bc Kinh – REUTERS /Jacky Chen. Ngun: RFI, ngày 14/04/2014.




Ngun: ABC RadioAustralia, ngày 21/11/2012.




Cnh sát Katmandu ngày 20/3/2008 bt gi các nhà sư Tây Tng khi h c đi ti văn phòng Liên Hip Quc đ đ đt Thnh nguyn thư chng li vic Tàu Cng đàn áp Tây Tng. Ngun:Financial Times.




Xung đt đ máu: Các nhà sư Tây Tng b thương trong các cuc biu tình chng Tàu Cng. Ngun: China starts campaign of 'patriotic education' in Tibet to turn people against Dalai Lama, ngày 21/4/2008.



__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment