Mỹ xác định « không thể chấp nhận
» việc Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông
Đảng
Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)
Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry phát biểu trong buổi khai mạc Đối thoại Chiến lược Mỹ Trung lần thứ 6,
ngày 09/07/2014 tại Bắc Kinh
Bộ Ngoại Giao Mỹ
Đối thoại Chiến lược và
Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ sáu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mở ra hôm qua,
09/07/2014 tại Bắc Kinh, với những tuyên bố hòa dịu từ phía lãnh đạo hai nước.
Các tuyên bố đó tuy nhiên đã không ngăn cản Mỹ nêu bật quan điểm bất đồng tình
của mình trước hành động của Bắc Kinh trên nhiều vấn đề trong đó có Biển Đông.
Theo hãng AFP, trong
buổi họp kín với phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã « mạnh mẽ » gây
sức ép trên Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp biển đảo khi cảnh báo đối tác
Trung Quốc là Washington « không thể chấp nhận » các mưu toan tạo ra một hiện
trạng mới ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Đây là hai nơi mà Bắc Kinh đang có
tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Theo một quan chức Mỹ
cấp cao xin giấu tên, thì ông Kerry đã nói thẳng với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc
phụ trách ngoại giao Dương Khiết Trì bất kỳ quốc gia nào cũng đều không có
quyền « hành động đơn phương để đẩy mạnh các đòi hỏi chủ quyền hay lợi ích của
minh ».
Theo nguồn tin trên, thì
phía Mỹ đã tái khẳng định sự cần thiết của « một trật tự dựa trên luật lệ trong
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương », và yêu cầu Trung Quốc « đóng góp và tham gia
vào trật tự đó, thay vì chống lại các chuẩn mực khu vực và toàn cầu ».
Quan chức cao cấp Mỹ
tiết lộ tiếp là phía Mỹ đã nói rõ với đối tác Trung Quốc rằng : « Tìm cách giải
quyết vấn đề bằng cách tạo ra một hiện trạng mới bất kể sự ổn định của khu vực,
sự hài hòa của khu vực, là điều không thể chấp nhận được ».
Trung Quốc đang dùng sức
mạnh áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ
quyền của các láng giềng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Philippines.
Trong những tháng gần
đây, Bắc Kinh có hành động hung hăng hơn trong mưu toan bành trướng tại Biển
Đông, làm tình hình căng thẳng hẳn lên khi đưa giàn khoan xuống hạ đặt trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho tàu Trung Quốc đâm vào các tàu công vụ
và tàu cá Việt Nam đến gần giàn khoan, dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam,
thậm chí bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Trên Biển Hoa Đông,
Trung Quốc cũng thường xuyên cho tàu thuyền và phi cơ quân sự tiến vào vùng
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang được đặt dưới quyền kiểm soát của Tokyo, nhưng
bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Lầu Năm Góc triển khai
chiến thuật mới để răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
Trinh sát cơ RC 135 tại
khu căn cứ không quân Offutt, Hoa Kỳ.
Wikipedia
Vào lúc tàu Việt Nam và
Trung Quốc đối đầu nhau trên Biển Đông tại khu vực giàn khoan Trung Quốc, trong
thời gian gần đây, phi cơ trinh sát Mỹ bắt đầu xuất hiện trên khu vực. Sự kiện
khác lạ này phải chăng là một chiến thuật bắt đầu được Mỹ áp dụng để đối phó
với các hành động của Bắc Kinh bị đánh giá là « khiêu khích », « gây bất ổn
định » trong vùng ? Theo nhật báo Anh Financial Times, số ra hôm nay,
10/07/2014, sự kiện đó có thể được xem là chiến thuật mới đang được Bộ Quốc phòng
Mỹ áp dụng để răn de Trung Quốc.
Theo tờ báo, chiến thuật
mới được Lầu Năm Góc triển khai bao gồm nhiều thành tố, trong đó có việc sử
dụng một cách thường xuyên hơn và mạnh bạo hơn các loại phi cơ trinh sát cũng
như tàu hải quân ngay tại khu vực có tranh chấp.
Sự kiện đầu tiên phản
ánh chiến thuật mới đó diễn ra vào tháng Ba vừa qua khi Mỹ cho một chiếc phi cơ
trinh sát P-8A bay ngang qua bãi Second Thomas Shoal ở khu vực Trường Sa. Tại
nơi đó, tàu Trung Quốc đang phong tỏa đường tiếp tế cho một toán thủy quân lục
chiến Philippines đồn trú trên bãi mà Manila tuyên bố chủ quyền nhưng bị Bắc
Kinh tranh chấp. Phi cơ Mỹ đã bay rất thấp, sao cho phía Trung Quốc có thể nhìn
thấy được.
Cũng như vậy, lực lượng
Cảnh sát biển Việt Nam mới đây đã cho biết là vào ngày 30/06 vừa qua, một chiếc
máy bay EP3 của Mỹ cũng đã bay qua khu vực có giàn khoan HD-981 của Trung Quốc,
và ở độ cao rất thấp, chỉ khoảng 200m. Sau đó, có thêm một chiếc trinh sát cơ
RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m. Đây là một khu vực dầy đặc tàu Trung Quốc
được phái tới để bảo vệ giàn khoan của họ.
Trả lời báo Financial
Times, một cựu quan chức Lầu Năm Góc quen thuộc với những hoạt động kể trên xác
nhận đó là một chiến thuật mới của Hải quân Mỹ : « Thông điệp là ‘chúng tôi
biết những gì quý vị đang làm, hành động của quý vị sẽ có hậu quả, chúng tôi
vừa có khả năng vừa có quyết tâm và chúng tôi đang hiện diện ở đây’. »
Đối với Hoa Kỳ, thách
thức hiện nay là làm sao có được phương cách hữu hiệu nhằm đối phó với chiến lược
tằm ăn dâu của Trung Quốc tại Biển Đông, tức bành trướng từ từ nhưng một cách
vững chắc chắn trên các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Khó khăn đối với quân đội
Mỹ là làm sao ngăn chặn được các hành động gặm nhắm của Trung Quốc trên quy mô
nhỏ, sao cho tình hình không leo thang thành xung đột quân sự trên binh diện
rộng.
Không phải là ngẫu nhiên
mà gần đây, ngành ngoại giao Mỹ đã cực lực lên tiếng đả kích các hành động của
Trung Quốc bị cho là nhằm thiết lập một hiện trạng mới trong vùng. Đó là những
việc như đưa giàn khoan xuống hoạt động tại những vùng tranh chấp với Việt Nam,
cho xây dựng hạ tầng cơ sở kiên cố trên những thực thể địa dư mà họ từng dùng
võ lực đánh chiếm của Việt Nam hay Philippines, ban bố những luật lệ gọi là
quốc gia nhưng lại áp dụng trên những khu vực mà Trung Quốc đơn phương cho là
của mình.
Ngoài việc tích cực sử
dụng máy bay do thám và đưa tàu đến hoạt động gần khu vực các tranh chấp, Hoa
Kỳ cũng nghĩ đến khả năng công bố rộng rãi hình ảnh hoặc video về các hành vi
thái quá của Trung Quốc trên biển. Một số quan chức Mỹ cho rằng nếu hình ảnh
tàu Trung Quốc xách nhiễu ngư dân Việt Nam hay Philippines được loan truyền
rộng rãi, điều đó có thể khiến Bắc Kinh chùn tay.
Sau cùng, trong các
chiến thuật mới đó, Mỹ cũng sẽ giúp các nước trong vùng có thông tin nhanh
chóng và kịp thời về vị trí các con tàu trong khu vực. Mỹ đã cung cấp cho
Philippines, Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực các thiết bị radar và
hệ thống giám sát, và hiện đang tìm cách để tích hợp thông tin thu thập được vào
một mạng lưới khu vực rộng lớn hơn, có chức năng chia sẻ dữ liệu.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc phá sản?
Lịch sử ngoại giao thế giới đang chứng kiến một “ca” rất lạ: thay
vì xây dựng đồng minh và lôi kéo đồng minh, kể cả thù địch về phe mình, Trung
Quốc lại đẩy ra tất cả để đứng riêng một góc!
Có lẽ cẩm nang ngoại giao
thế giới chưa từng có trường hợp nào lạ lùng như vậy. Xét riêng yếu tố địa lý,
Trung Quốc thuận lợi hơn Mỹ.
Với ưu thế sức mạnh kinh tế, Trung Quốc có thể không khó khăn trong
việc thu phục Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Thực tế thì Bắc Kinh đã có nhiều thuận
lợi trong việc thực hiện điều này. Suốt những năm đầu thế kỷ XXI, có nhiều dấu
hiệu cho thấy một số đồng minh chủ lực của Mỹ đã có khuynh hướng ngả sang Trung
Quốc.
Tại Nhật Bản, làn sóng yêu cầu Mỹ rút quân trở nên rầm rộ, không
chỉ trong dư luận mà còn trên chính trường. Năm 2009, cử tri Nhật Bản đẩy đảng
Dân chủ Tự do (LDP) ra khỏi chính trường, lần đầu tiên trong 50 năm và đưa đảng
Dân chủ (DPJ) lên nắm quyềnmột đảng phái có nhiều thủ lĩnh từng hoạt động chính
trị thời chống chiến tranh Việt Nam. Tân Thủ tướng Yukio Hatoyama công khai nói
về ý tưởng thành lập một liên minh Đông Á mới và bày tỏ sự gần gũi với Bắc
Kinh.
Đầu năm 2010, chính trị gia Ichiro Ozawa dẫn một phái đoàn hùng hậu
143 nghị sĩ Nhật sang Bắc Kinh. Ichiro Ozawa là một chính khách sừng sỏ của
Nhật, được mệnh danh “tướng quân trong bóng tối” bởi ảnh hưởng hậu trường của
ông lên sân khấu chính trị Nhật. Thoạt đầu là người của LDP (tổng thư ký từ
1989-1991) nhưng sau đó nhảy sang DPJ và làm tổng thư ký đảng này từ 2009-2010.
Thủ tướng Australia Bob Hawke và Tổng bí thư Hồ
Diệu Bang (1985)
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, tháng 8-2010, quan hệ NhậtTrung trở
nên căng thẳng, bắt đầu từ vụ tuần duyên Nhật bắt một thuyền trưởng Trung Quốc
khi đoàn tàu cá Trung Quốc thâm nhập gần quần đảo Senkaku. Phản ứng Bắc Kinh là
rất hung hăng. Họ yêu cầu Nhật thả thuyền trưởng Trung Quốc ngay lập tức và bật
đèn xanh cho loạt cuộc biểu tình dữ dội chống Nhật. Cùng lúc, Trung Quốc ngăn
một số mặt hàng xuất khẩu đến Nhật trong đó có đất hiếm.
Đây là một trong những lần đầu tiên Bắc Kinh áp dụng đòn trừng phạt
kinh tế trong một xung đột lẽ ra không đáng làm to chuyện.
Yoichi Funabashi, Tổng biên tập tờ Asahi Shimbun, gọi phản ứng
Trung Quốc là một “chiến dịch gây sốc và kinh ngạc”. Funabashi chính là người
từng hoạt động tích cực việc khuyến khích trao đổi du học sinh hai nước và là
một trong những người mạnh mẽ kêu gọi Nhật hàn gắn vết thương chiến tranh với
Trung Quốc.
Chỉ vài ngày sau vụ trên, Funabashi buộc phải thốt lên: “Nhật và
Trung Quốc hiện ở hiện trường một vụ đổ nát toàn diện và quanh cảnh trông ảm
đạm trơ trọi trống vắng”.
Trong cuộc phỏng vấn sau đó, Funabashi cảnh báo rằng
châu Á đang đối mặt với một thứ luật rừng!
Quan hệ NhậtTrung tiếp tục xuống cấp vào năm 2012, khi thị trưởng
Tokyo, Shintaro Ishihara, đề nghị mua Senkaku. Để giảm bớt nồng độ liều lượng,
Chính phủ Tokyo nhảy vào can thiệp và mua một số đảo thuộc Senkaku. Tokyo nghĩ
rằng việc này, dù sao, cũng còn tỏ ra ít khiêu khích hơn so với việc để một cá
nhân như Shintaro Ishihara, vốn nổi tiếng ái quốc cực đoan, can dự vào một vấn
đề chính trị nhạy cảm. Phản ứng Bắc Kinh thậm chí còn dữ dội hơn hai năm trước.
Chính thái độ của Trung Quốc đã làm thay đổi chính trường Nhật: cánh chính trị
thân Trung, DPJ, bị hất cẳng; và đảng LDP, thân Mỹ, trở lại, vào cuối năm 2012.
Australia là một trường hợp nữa của sự phá sản chính sách đối ngoại
Trung Quốc. Là một trong những nước đầu tiên nhận ra sự trỗi dậy Trung Quốc,
Australia bắt đầu thắt chặt quan hệ kinh tế với Bắc Kinh từ thập niên 80 của thế
kỷ trước.
Mùa xuân mới trong cuộc tình Canberra-Bắc Kinh đã bắt đầu bằng sự
kiện “xông đất” của Hồ Diệu Bang năm 1985. Thủ tướng Australia Bob Hawke háo
hức đến mức phá lệ nguyên tắc thông thường trong ngoại giao tiếp đón nguyên thủ
quốc gia và xem Hồ Diệu Bang như một người bạn khi đưa họ Hồ đến vùng đất giàu
khoáng sản Pilbara xa xôi ở phía Tây nước Australia cách Canberra hơn 3.000km.
Bức ảnh chụp hai người, đều vận sơmi trắng và không mang cà vạt,
đứng trên một ngọn núi hướng mắt về nơi xa xa, nơi có một trong những quặng sắt
lớn nhất thế giới, đã trở nên nổi tiếng như một dấu ấn lịch sử quan hệ hai
nước.
Năm 2007, Kevin Rudd, người mà báo chí Trung Quốc gọi thân mật bằng
cái tên tiếng Hoa là Lục Khắc Văn (Lu Kewen), đã trở thành lãnh đạo một nước phương
Tây đầu tiên biết nói thông thạo tiếng Hoa.
Hiện tại, 1/4 xuất khẩu Australia đang đổ vào thị trường Trung
Quốc. Tương tự Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước châu Á, Australia hưởng lợi
đáng kể từ sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Quan hệ kinh tế song phương đến
nay vẫn tăng đều.
Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 4-2014, Thủ tướng
Australia Tony Abbott đã dẫn theo phái đoàn đông chưa từng có (hai nước dự kiến
ký Hiệp định Tự do thương mại vào cuối năm 2014).
Sự kiện Australia tiếp cùng lúc hai nguyên thủ lớn George W. Bush
và Hồ Cẩm Đào, vào tháng 10-2003 đã giúp người ta có cái nhìn rõ hơn mối tương
quan trong quan hệ của Australia với Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nguyên thủ đều
được mời nói chuyện trước Quốc hội.
Trong khi Bush nói về cuộc chiến chống khủng bố, Hồ Cẩm Đào, hôm
sau, nói về sự tôn trọng các giá trị khác nhau. “Thế giới chúng ta là một nơi
đa dạng, giống như cầu vồng đa sắc vậy” Hồ Cẩm Đào phát biểu“Các nền văn minh,
hệ thống xã hội, mô hình phát triển…, dù khác nhau thế nào, cũng phải nên tôn
trọng nhau, nên học từ những ưu điểm riêng của nhau”.
Tờ Australian Financial Review đã kết luận bằng một nhận định: Bush
đã đến nhưng Hồ đã chinh phục! Phản ứng chính trường lẫn dư luận Australia thời
điểm đó cho thấy sự hình thành mơ hồ một dấu hiệu không dứt khoát trong việc
xây dựng quan hệ đối ngoại của Canberra đối với Mỹ và Trung Quốc.
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và chính khách Nhật
Ichiro Ozawa (tháng 4-2008)
Đó là thời điểm rộ lên nguồn tin cho biết, một số viên chức cấp cao
Trung Quốc đã thẳng thắn đề nghị Canberra “chơi” theo “kiểu Pháp”: Vẫn là một
phần của liên minh phương Tây nhưng tách khỏi Mỹ để đi theo con đường riêng.
Khuynh hướng “bỏ Mỹ thân Trung” còn được ủng hộ từ một số nhân vật
tên tuổi. Cựu Thủ tướng Australia Malcolm Fraser nói rằng cách tiếp cận của Mỹ
đối với Trung Quốc là một phiên bản thời Chiến tranh lạnh. Chỉ trích của cựu cố
vấn chính phủ Hugh White thậm chí còn gay gắt hơn.
Trong bài bình luận “Power
Shift” (Chuyển đổi quyền lực), Hugh White viết: “Nếu không rút khỏi châu Á và
không chịu chia sẻ quyền lực với Trung Quốc, Mỹ phải chấp nhận đấu với thách
thức Trung Quốc về khả năng ai mới là kẻ xứng đáng lãnh đạo”. Greg Sheridan,
biên tập viên đối ngoại của tờ The Australian, gọi bài bình luận của White là
“tài liệu chiến lược độc nhất và ngu xuẩn nhất từng được soạn cho lịch sử
Australia”!
Tuy nhiên, một lần nữa, Bắc Kinh đã làm vuột mất bàn tay người tình
Canberra. Một lần nữa, cũng chỉ bắt nguồn từ một sự kiện không mấy nghiêm
trọng. Năm 2009, Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), công dân Australia gốc Hoa làm việc cho
tập đoàn khai thác khoáng sản Rio Tinto tại Thượng Hải, bị Trung Quốc bắt với
cáo buộc đánh cắp bí mật quốc gia. Lúc đó, Rio Tinto đang dính vào cuộc tranh
cãi căng thẳng với Bắc Kinh quanh vấn đề giá sắt. Cáo buộc dành cho Hồ Sĩ Thái
sau đó được làm nhẹ bớt, với tội đánh cắp bí mật thương mại.
Hồ Sĩ Thái bị kết
án 10 năm tù. Báo chí Australia tin rằng chính vụ tranh cãi với Bắc Kinh mới là
nguyên nhân khiến Rio Tinto bị “xử” và Hồ Sĩ Thái chỉ là một nạn nhân vạ lây.
Một tháng sau, Bắc Kinh lại làm dữ yêu cầu đòi loại một phim về Rebiya Kadeer,
nhà hoạt động chính trị lưu vong thuộc Tân Cương, khỏi chương trình festival
điện ảnh Melbourne. Với một nước dân chủ mà hoạt động văn hóa luôn thể hiện
tinh thần tự do như Australia, sự can thiệp như vậy là không thể chấp nhận.
Cuối năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Australia, tuyên bố
đưa 25.000 thủy quân lục chiến đến nước này. “Lợi ích lâu dài của chúng tôi
trong khu vực đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực. Hoa Kỳ
là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi đến đây để ở lại”Obama phát biểu
tại Quốc hội Úc. Sự hiện diện của 25.000 thủy quân lục chiến Mỹ đã thể hiện một
“chính sách bảo hiểm” cho một tương lai không chắc chắn trước sự đe dọa an ninh
từ Trung Quốc mà Australia bắt đầu nhận ra.
Và trong chuyến công du Hoa Kỳ vào
giữa tháng 6-2014, Tony Abbott đã đứng tên chung trong một bài xã luận với
Barack Obama đăng trên Los Angeles Times. Bài có đoạn: “Cả Australia và Hoa Kỳ
đều quan ngại rằng hành vi gây hấn tăng dần trong các cuộc tranh chấp biển đảo
tại châu Á đang tạo ra một nguy cơ ngày càng tăng của tính toán sai lầm và,
trong trường hợp xấu nhất, dẫn đến xung đột… Cả hai nước chúng tôi đều phản đối
việc sử dụng hăm dọa, ép buộc hoặc xâm lược trong vấn đề tranh chấp của bất kỳ
quốc gia nào”.
Trung Quốc đang cô độc hơn bao giờ hết. Bắc Kinh có những gắn kết
kinh tế khắp châu Á nhưng xét về đồng minh chiến lược thì không. Chính sách áp
đảo chính trị bằng kinh tế đã không giúp Bắc Kinh cắt được những mắt xích đồng
minh Mỹ. Càng cố đẩy Mỹ ra xa, Trung Quốc càng khiến Mỹ gắn chặt quyền lợi hơn
với châu Á. Càng cố lôi kéo các nước châu Á, Trung Quốc càng khiến họ nhảy sang
về phía Mỹ.
Xét về ngắn hạn, chính sách ngoại giao tàu chiến của Trung Quốc là
thành công. Không thể phủ nhận điều này.
Xét về lâu dài, Trung Quốc sẽ chết gục trên chính những gì mà Trung
Quốc đang “gặt hái” được của ngày hôm nay. Chính Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong),
học giả có sức ảnh hưởng mạnh tại Trung Quốc, còn phải thốt lên: “Chúng tôi đã
giành được những điều hoàn toàn trái ngược với những gì mà chúng tôi hy vọng
muốn có”!
Thanh Phong
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm!
Trung Quốc phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực
quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính
sách các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động của Trung Quốc
và có đối sách kịp thời.
Bài viết của ông Rory Medcalf - Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế
tại Viện Lowy. Bài viết đăng trên “National Interest” ngày 3/6/2014.
Giữa năm 2014, cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á diễn ra rất gay
gắt. Trên thực địa, tàu Trung Quốc tấn công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh
khu vực giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc còn phong tỏa, ngăn chặn Philippines tiếp tế cho đơn
vị đồn trú của nước này ở bãi cạn tranh chấp (bãi Cỏ Mây) ở quần đảo Trường Sa
của Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ việc Philippines kiện ra tòa trọng tài.
Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản suýt chút nữa thì
đâm nhau. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc và Nga phối hợp tập trận ngay
gần đó (ngoài khơi Thượng Hải trên biển Hoa Đông).
Trên bình diện ngoại giao, Trung Quốc và Nga tăng cường liên kết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thách thức trật tự chiến lược do Mỹ đứng đầu
thông qua việc tổ chức Diễn đàn CICA (Diễn đàn về phối hợp hành động và các
biện pháp củng cố niềm tin ở Châu Á diễn ra ở Thượng Hải), một diễn đàn ít ai
biết đến và không có sự tham dự của các nước đồng minh của Mỹ.
Tại Singapore (trong Diễn đàn Shang-ri La), Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe ngụ ý mong muốn trở thành đối tác an ninh với các nước bị Trung Quốc
sách nhiễu. Còn Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thì cảnh báo các hành vi
“cưỡng ép và hù dọa” của Trung Quốc. Đáp lại, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân
giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung lên án Mỹ và Nhật Bản đã vượt
quá ranh giới ngoại giao.
Điểm qua, chúng ta có thể thấy một viễn cảnh không mấy sáng sủa về
môi trường an ninh ở Châu Á: Đó là sự cạnh tranh chiến lược ngày một gia tăng
giữa một bên là Trung Quốc và một bên là hệ thống liên minh do Mỹ dẫn đầu. Hệ
quả là có thể dẫn đến xung đột, hoặc sự thoái lui của Mỹ, tạo điều kiện để
Trung Quốc chi phối trật tự khu vực (Châu Á – Thái Bình Dương).
Những gì xảy đến tiếp theo, nhất là những chọn lựa chính sách cho
các nhà lãnh đạo của Mỹ và các nước khác, là việc không đơn giản. Trật tự chiến
lược Châu Á có thể đang vận hành, trong đó đặc điểm trật tự do Mỹ dẫn dắt đang
gặp phải thách thức do đây là cuộc chơi phức tạp và đa tầng nấc. Nếu Trung Quốc
tìm cách đe Mỹ và các nước khác như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam thì đó là
tính toán sai lầm. Về dài hạn, việc Trung Quốc tự tin phô diễn sức mạnh quá sớm
sẽ làm tổn hại đến lợi ích của chính nước này.
Ví dụ như vụ hạ đặt giàn khoan trái phép HD981 trong EEZ của Việt
Nam, Trung Quốc nhắm đến hai đích:
(i) tạo sự đã rồi ở Biển Đông nhằm thay đổi nguyên trạng trên thực
địa, trong khi tiếp tục kéo dài quá trình đàm phán COC với ASEAN; và
(ii) cho thấy giới hạn của Mỹ trong việc xây dựng quan hệ đối tác
mới khi triển khai chính sách tái cân bằng ở Châu Á. Lần này, Trung Quốc nhắm
vào Việt Nam vì giống như Ukraine, không phải là đồng minh của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tạo áp lực về kinh tế với Việt Nam. Việt
Nam không muốn chiến tranh và nhiều lần yêu cầu giải pháp ngoại giao, nhưng
Trung Quốc phớt lờ và không rút giàn khoan. Bên cạnh đó, Trung Quốc cố tình
phóng đại rủi ro về môi trường kinh doanh ở Việt Nam trước các nhà đầu tư Châu
Á khác.
Tất cả những điều này sẽ tạo ra tác động trái chiều đối với Trung
Quốc. Các bên sẽ nhận thức rõ rằng khi Trung Quốc trở nên càng mạnh thì càng
hành xử không đúng mực. Nếu tình hình cứ như vậy thì các bên yêu sách khác sẽ
khó bảo vệ được lợi ích của họ trước Trung Quốc. Vì vậy, họ sẽ tăng cường kết
nối an ninh với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời tăng đầu tư cho quốc phòng. Malaysia,
Indonesia, Singapore và Philippines, mỗi nước đều tìm cách hợp tác hải quân với
Mỹ.
Nếu nhiều bên áp dụng giải pháp trọng tài có thể sẽ làm cho Trung
Quốc bị cô lập trước công luận thế giới. Các nước ASEAN khác cũng sẽ theo đuổi
chính sách mang tính xây dựng hơn, chứ không chống phá như Campuchia.
Các chuyên gia phân tích trên truyền thông phương Tây cho rằng,
trục Nga - Trung là hão huyền và được mạng lưới tuyên truyền của Trung Quốc và
Nga phóng đại lên. Lập luận thường thấy là hai nước này đang liên kết để đối
trọng lại liên minh do Mỹ dẫn đầu ở Á-Âu. Hay việc hải quân Trung Quốc và Nga
tập trận ở biển Hoa Đông nhằm bắn tín hiệu với Mỹ và Nhật Bản.
Một số khác thì cho rằng Ấn Độ sẽ tham gia cùng tạo nên tam giác
RIC đối trọng lại Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nhưng trên thực tế, vẻ ngoài nồng ấm
và hữu hảo gần đây giữa Nga và Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với lòng tin
chiến lược giữa hai nước vì Nga không muốn là đối tác dưới cơ của Trung Quốc,
không muốn từ bỏ quyền lợi trong việc bán khí đốt với Nhật, vũ khí hiện đại cho
Ấn Độ và Việt Nam. Đó không phải là những hành động của hai người bạn tri kỷ,
hay việc Nga coi an nguy của Trung Quốc như của Nga. Chiến lược gia hai nước
đều cảnh giác và nghi ngại trước sức mạnh của nhau, đặc biệt là trong dài hạn.
Một trong các lý do khiến Nga quyết định giữ kho vũ khí hạt nhân
chiến thuật và bảo lưu học thuyết tấn công phủ đầu (first strike doctrine) bằng
hạt nhân là vì sức mạnh của Nga suy giảm tương đối so với Trung Quốc. Vậy nên,
nếu lâm vào cuộc khủng hoảng quân sự với Mỹ, Trung Quốc cũng không mong Nga sẽ
có hành động can thiệp. Trong bất kỳ tình huống nào, hạm đội Thái Bình Dương
của Nga sẽ không động đậy. Kể cả Ấn Độ, nước này luôn nghi ngờ Trung Quốc. Gần
đây, Ấn Độ tăng cường quan hệ với Nhật Bản. Đương nhiên, nước này cũng sẽ không
đứng về phía Trung Quốc hoặc Nga để chống lại Mỹ.
Một điều đáng chú ý khi Trung Quốc tuyên bố là trung tâm của kiến
trúc ngoại giao mới ở Châu Á: người Châu Á quản lý những vấn đề an ninh Châu Á
trên cơ sở “cùng thắng". Tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
đưa ra quan niệm về an ninh mới này tại Diễn đàn CICA ở Thượng Hải. Từ nhiều
năm nay, diễn đàn này ít được chú ý và luôn nằm ngoài rìa lịch trình các hội
nghị ngoại giao Châu Á. Vậy tại sao Trung Quốc lại đột nhiên ráo riết thúc đẩy?
Bề ngoài, ý nghĩa và lập luận của ông Tập có vẻ lo-gic và không có
khuyết điểm: các cường quốc Châu Á phải là chủ thể chính giải quyết các thách
thức của Châu Á. Nhưng, thách thức là thách thức nào và Châu Á là Châu Á nào?
Hãy nhìn vào các thành viên của CICA có thể thấy vừa thừa lại vừa thiếu. Châu
Á, nhưng không giới hạn ở Châu Á – Thái Bình Dương. Thành viên bao gồm cả Ai
Cập, Iraq, Iran. Trong khi đó, Nhật Bản, Philippines và Indonesia chỉ là quan sát
viên. Singapore thì không tham dự. Nga tham dự, Mỹ thì không.
Ngoài ra, CICA là sáng kiến do Kazakhstan đưa ra từ những năm đầu
thập niên 1990 với một nghị trình khiêm tốn thời hậu Chiến tranh lạnh. Giờ đây,
khi tình hình khu vực có chút biến đổi, CICA được Trung Quốc thúc đẩy. Bắc Kinh
có vẻ như không hài lòng với những cơ chế đa phương thiên về ngoại giao hiện
nay ở Châu Á - Thái Bình Dương, ví dụ như: Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS),
Diễn đàn An ninh khu vực (AFR), Hội nghị Bộ Trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở
rộng (ADMM+) vì các cơ chế đa phương này do ASEAN làm trung tâm và tránh đối
đầu với Trung Quốc hay các nước khác.
Nhưng thực tế, các cơ chế này hiện đang là trụ cột trong việc định
hình một trật tự đa cực ở khu vực. Trong đó, các quy tắc như không cưỡng ép,
tôn trọng luật pháp, v.v được các nước thừa nhận dù có hệ thống chính trị khác
nhau. Hơn nữa, quy chế thành viên của các cơ chế này đúng theo kiểu Châu Á –
Thái Bình Dương, hay đúng hơn là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều này phản
ánh vai trò của Mỹ ở Châu Á, vai trò và lợi ích của Ấn Độ, tầm quan trọng của
Nhật Bản, ASEAN giữ vai trò trung tâm, Úc gắn liền với Châu Á, Trung Quốc kết
nối với Đông Nam Á, tầm quan trọng của đường vận tải biển qua Ấn Độ Dương đối
với nguồn cung dầu, thương mại và đầu tư.
Lý do nữa khiến Trung Quốc thúc đẩy CICA là dường như Trung Quốc
chỉ cảm thấy thoải mái khi hành xử theo cách riêng nước này. Điều này có thể
rút ra từ sự phô diễn ngoại giao của đại biểu Trung Quốc, ông Vương Quán Trung
tại Diễn đàn Shang-ri La, Singapore. Ông này lên án Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Chuck Hagel đã dùng các từ ngữ như “mối đe dọa”, “hù dọa” và “khiêu khích” để
nói về hành động của Trung Quốc. Ông Vương cũng phản pháo lại bài phát biểu của
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với lập luận tương tự.
Thực tế, Thủ tướng Shinzo Abe đã không chỉ thẳng Trung Quốc mà ngỏ
ý sẵn sàng giúp các nước xây dựng năng lực và liên kết bảo vệ lợi ích của các
bên trước những hành động cưỡng ép, đồng thời nhằm duy trì tự do hàng hải. Rõ
ràng, ông Vương đã đi quá xa khi miêu tả bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản
là ‘không chấp nhận được’ và ‘không tưởng tượng nổi’, v.v.
Vì quan hệ Trung-Nga không đến mức trở thành liên minh, nên nếu
Trung Quốc đứng ngoài các cơ chế hàng hải ở Châu Á thì sẽ không vươn tới đâu
được. Dù Trung Quốc trỗi dậy đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn là quốc gia nằm ở
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc còn có lợi ích ở khu vực biển rộng
lớn này. Năng lượng và các nguồn lực mà Trung Quốc cần cho công cuộc phát triển
chủ yếu được vận chuyển qua đường biển. Trung Quốc càng ca tụng xây dựng lòng
tin với các nước lục địa phía tây, càng thể hiện sự xa rời với các nước láng
giềng biển.
Sớm nay muộn, Bắc Kinh sẽ phải thương lượng về lợi ích cũng như bất
đồng trên biển với các đối tác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Đông
Nam Á, Ấn Độ, Úc, Nhật Bản. Nếu Trung Quốc chỉ tập trung vào các cơ chế theo
cách của riêng mình thì ảnh hưởng tất sẽ bị thu hẹp lại. Đây không phải là âm
mưu để kiềm chế vai trò của Trung Quốc, mà đơn giản chỉ là bối cảnh chung liên
quan đến một Trung Quốc trỗi dậy.
Trung Quốc đang tranh đấu để thỏa hiệp địa chính trị biển ở Châu Á,
cho nên mới cố thể hiện tư thế lãnh đạo và đe Mỹ cùng với đồng minh của Mỹ. Bắc
Kinh có thể nhạy bén với thời cuộc. Quan sát sức mạnh Mỹ thông qua các sự biến
ở Syria và Ukraine, hay từ giọng điệu trong các bài phát biểu của các lãnh đạo
Mỹ.
Ví dụ như bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama ở West Point có vẻ
hơi kiềm chế, ít nhấn mạnh việc đảm bảo cho liên minh và bạn bè của Mỹ ở Châu
Á. Bài phát biểu ở Singapore của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cảnh báo hành
động cưỡng ép của Trung Quốc nhưng lại tạo cơ hội để ông Vương tỏ thái độ không
hài lòng.
Báo giới nhận định rằng sự thẳng thắn của ông Vương và ông Hagel mở
ra thời kỳ cạnh tranh và đấu khẩu giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, chỉ thông
qua các hội nghị hay các bài phát biểu thì chưa đủ làm xoay chuyển tình trạng
đối kháng chiến lược giữa hai nước này mà còn dựa trên thực tế quan hệ. Một
cuộc chiến tranh lạnh mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chưa thể xảy ra.
Nhưng, tình hình những tháng tới sẽ quan trọng cho an ninh của khu vực.
Một vấn đề đặt ra là liệu có thể tạo dựng một trật tự ổn định mà
trong đó không cường quốc đơn lẻ nào thống trị. Nếu nhìn nhận rằng những hành
xử và phát biểu của Trung Quốc gần đây thể hiện sự tự tin thái quá – hay phô
diễn sức mạnh quá sớm, thì Mỹ, đồng minh của Mỹ và các đối tác sẽ phải cẩn
trọng trong việc đối phó với nước này. Việc cần làm trước mắt là phải chuyển
tới giới hoạch định chính sách an ninh Trung Quốc một thông điệp rõ ràng rằng
nếu họ tiếp tục liều lĩnh thì sẽ không lường được hết hậu quả.
Cái mà khu vực cần hiện nay là một dạng cân bằng mới – không phải
là cân bằng quyền lực (balance of power) hay cân bằng quyết tâm (balance of
resolve), mà là ‘cân bằng bất minh’ (balance of uncertainty). Nghĩa là ,Mỹ và
đồng minh ở Châu Á cảm thấy không chắc chắn hay khó đoán biết về hành xử của
Trung Quốc.
Làm thế nào để buộc Trung Quốc chấp nhận hành xử theo cách mà nước
này tuyên bố, đó là ‘cùng thắng’ trong tương tác với các nước láng giềng là
điều quan trọng. Các nước cũng không biết chắc là giới hoạch định chiến lược
Trung Quốc nghĩ và tính toán gì khi Mỹ, Nhật và các cường quốc tầm trung ở khu
vực phản ứng lại các động thái cưỡng ép tiếp theo của nước này.
Trung Quốc chỉ giả bộ phớt lờ biện pháp pháp lý, chứ sự thực sẽ gặp
rắc rối nếu như các bên yêu sách khác kiện lên tòa trọng tài dưới sự ủng hộ của
Mỹ và EU. Hơn nữa, việc duy trì ổn định trên biển và đường giao thông hàng hải
huyết mạnh ở Biển Đông là trách nhiệm chung của các bên liên quan. Cho nên, Mỹ
cần phải có kế hoạch hành động thực tế hơn, ví dụ: phối hợp quản lý tranh chấp
theo luật pháp, hay thông qua các cơ chế toàn cầu như G7, hay cơ chế đa phương
khu vực như EAS. Đồng thời, Mỹ, Nhật Bản và đối tác ở Đông Nam Á cần mở rộng
năng lực an ninh, đào tạo và chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với thách
thức từ hành động của Trung Quốc.
Để thay đổi ‘cân bằng bất minh’ ở Châu Á không nhất thiết phải cần
một lực lượng quân đội quá hùng mạnh. Dù nguồn lực bị cắt giảm, hải quân Mỹ
cũng đủ duy trì hiện diện ở Biển Đông, trong lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh
tế của các nước đối tác và đồng minh khi được mời. Do lo ngại về an ninh ở khu
vực, các nước sẽ tích cực hơn trong việc tham gia các cuộc tập trận hải quân do
Mỹ chủ xướng hay phối hợp giám sát ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Việc này
không có nghĩa là nhằm khiêu khích Trung Quốc, mà có thể mời Trung Quốc tham
gia và đối thoại một cách nghiêm túc. Những vụ chạm trán giống như USS Cowpens
hồi tháng 12/2013 sẽ ít xảy ra.
Thực tế là Trung Quốc ngày càng trở nên cương
quyết trên biển. Nhưng, căng thẳng vẫn trong tầm kiểm soát và chưa dẫn tới xung
đột chủ yếu vì sự kiềm chế của các bên, trừ Trung Quốc. Ví dụ như căng thẳng
Trung-Nhật ở Hoa Đông, các lực lượng chấp pháp biển của Nhật Bản là nhân tố
chính giữ kiềm chế, không để leo thang dẫn tới xung đột. Giới hoạch định chiến
lược an ninh của Trung Quốc nên hiểu rằng họ không thể là lực lượng luôn tạo ra
rủi ro cho khu vực. Bức tranh địa chính trị ở khu vực không phải do mình Trung
Quốc vẽ lên./.
Theo Nghiên cứu Biển Đông
No comments:
Post a Comment