UPR của Việt Nam và Bắc
Triều Tiên: có sự tương đồng
Việt Nam UPR
Kiểm điểm Định kỳ
Phổ quát (UPR) về nhân quyền trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở chu kỳ II năm
2014, Việt Nam kiểm điểm vào ngày 5/2 trong phiên họp thứ 18, Bắc Triều Tiên
kiểm điểm vào ngày 1/5 trong phiên họp thứ 19.
Trong phiên kiểm
điểm, Việt Nam nhận được 257 khuyến nghị, vì sự trùng lắp được phái đoàn Việt
Nam vận động “nhóm troika” rút xuống còn 227 khuyến nghị, cao nhất trong 14
nước kiểm điểm định kỳ tại phiên họp 18. Bắc Triều Tiên nhận được 268 khuyến
nghị, cũng cao nhất trong 14 nước kiểm điểm định kỳ trong phiên họp thứ 19.
Mở đầu phiên họp,
Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên hợp Quốc So Se-pyong phát biểu rằng “Bắc Triều Tiên luôn tôn trọng các
công ước về nhân quyền của Liên hợp quốc”. Thứ trưởng Bộ
Ngoại Việt Nam Hà Kim Ngọc phát biểu rằng: “Chính
sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền con
người và tự do căn bản.”
Được khen
Tại hai phiên kiểm
điểm này, điểm thú vị là các quốc gia khen Việt Nam ở kỳ họp thứ 18, thì
tiếp tục khen Bắc Triều Tiên ở kỳ họp thứ 19.
- Cộng hòa Hồi
giáo Iran: “Chúng tôi hoan nghênh việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền từ kỳ UPR
đầu tiên của Việt Nam, bao gồm các chính sách về giáo dục và quyền của trẻ em
và người khuyết tật”. Sau đó thì: “Chúng tôi xin hoan nghênh sự tham gia rất có
tính xây dựng của Bắc Triều Tiên vào tiến trình UPR”.
- Syria bày tỏ với
Việt Nam: “Hoan nghênh quá trình tham vấn rộng rãi đã được tổ chức trong quá
trình chuẩn bị báo cáo quốc gia thông qua đối thoại thẳng thắn giữa các bên
liên quan.” Rồi sau đó biểu dương Bắc Triều Tiên: “Chúng tôi chúc mừng Bắc
Triều Tiên vì đã thực hiện quyền giáo dục và quyền y tế”.
- Lào đánh giá
Việt Nam: “Có những thành tựu đạt được trong thực thi các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ và giảm nghèo”. Và đối với Bắc Triều Tiên là: “Bày tỏ sự vui mừng
được biết Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn một số công ước nhân quyền”.
- Trung Quốc hoan
nghênh Việt Nam: “Chúng tôi hoan nghênh việc thực hiện các khuyến nghị trước,
thúc đẩy luật về người khuyết tật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bình đẳng
giới, và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em”. Sau đó cũng hoan nghênh Bắc Triều
Tiên: “Chúng tôi hoan nghênh Bắc Triều Tiên đã thực hiện các biện pháp / thủ
tục lập pháp và hành chính”.
- Venezuela:
“Chúng tôi khen ngợi những tiến bộ Việt Nam đạt được, đặc biệt trong việc đạt
được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”. Và sau đó khen ngợi Bắc
Triều Tiên: “Bất chấp lệnh cấm vận áp đặt lên đất nước mình, Bắc Triều Tiên vẫn
có một nền y tế tự do và phổ cập, và đã hiện đại hóa một số trung tâm y tế và
sản xuất nhất định”.
Lên án
Hai quốc gia Việt
Nam và Bắc Triều Tiên dù kiểm điểm ở hai phiên họp khác nhau, nhưng bản Báo cáo
của Nhóm làm việc UPR của Hội đồng nhân quyền đã cho thấy có một sự giống nhau
đến ngạc nhiên về các quan ngại và các khuyến nghị đưa ra từ các quốc gia thành
viên tham dự.
- Yêu cầu Bắc
Triều Tiên đóng cửa các trại tù chính trị, thả tất cả tù nhân chính trị dừng
ngay việc hành quyết công khai tử tù. Đối với Việt Nam thì thả các tù nhân
chính trị, xem xét việc hủy bỏ áp dụng án tử hình.
- Đề nghị Bắc
Triều Tiên mở cửa đón đặc phái viên của LHQ để điều tra về tình hình nhân quyền
Bắc Triều Tiên. Đối với Việt Nam thì đưa ra lời mời ngỏ đến với tất cả các thủ
tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, báo cáo viên/ chuyên gia độc lập của LHQ
về những lĩnh tự do ngôn luận, mất tích cưỡng bức, tự do báo chí vào Việt Nam
theo cơ chế “thăm viếng quốc gia” (Country Visit).
- Lên án chính
quyền Bắc Triều Tiên thường xuyên hành quyết công khai, và yêu cầu chấm dứt
việc tra tấn tù nhân, và khuyến nghị ký kết Công ước Chống tra tấn. Đối với
Việt Nam thì bày tỏ quan ngại về việc công an tăng cường vũ lực, sách nhiễu và
bắt giam đối với những người chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận và lạm dụng các
điều luật mơ hồ để trấn áp, đề nghị nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước
Chống tra tấn.
- Khuyến nghị
người dân Bắc Triều Tiên có được quyền tự do tiếp cận mạng internet. Đối với
Việt Nam thì bày tỏ lo ngại về sự hạn chế các quyền về tự do Internet ở Việt
Nam.
- Đề nghị Bắc
Triều Tiên tuân thủ Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị đã tham gia ký
kết. Còn Việt Nam thì đề nghị gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội
và tự do ngôn luận tự do thông tin, tự do ngôn luận phù hợp với Công ước về các
quyền Dân sự và Chính trị.
- Đề nghị Bắc
Triều Tiên chấm dứt cưỡng ép lao động khổ sai, không cưỡng bức trẻ em lao động,
khuyến nghị Bắc Triều Tiên gia nhập Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Còn đối với
Việt Nam thì bày tỏ lo ngại về hạn chế công đoàn độc lập, và quyền của người
lao động, khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn các công ước ILO như Công ước ILO số
189 về lao động gia đình, hài hòa pháp luật, quy định và chính sách với
Công ước LIO số 29 về lao động cưỡng bức, và công ước số 138 về lao động trẻ
em.
Phản bác
Tuy nhiên, Bắc
Triều Tiên đã phủ nhận toàn bộ các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở UPR, còn chính
quyền Việt Nam thì cố gắng giải thích rằng Việt Nam luôn tôn trọng nhân quyền.
Đối đáp lại những
chỉ trích về việc giam giữ tù nhân chính trị, phái đoàn Bắc Triều Tiên cho hay
“ở Bắc Triều Tiên không
có tù nhân chính trị trong vốn từ vựng của chúng tôi”. Trong khi
đó, phái đoàn Việt Nam (đại diện Bộ Công an) thì cho biết: “Việt Nam không có tù nhân
chính trị, chỉ bắt giữ những người vi phạm luật pháp, xâm phạm tới an ninh
quốc gia .”
Đại sứ Bắc Triều
Tiên tại Liên Hợp Quốc So Se-pyong phát biểu rằng “một số nội dung của báo cáo đã hiểu sai về Bắc Triều
Tiên”, và nước này sẽ “không
chấp nhận những ý kiến phiến diện”. Còn Người phát ngôn Bộ ngoại giao
Việt Nam Lương Thanh Nghị thì nói rằng: “có
một số ít nước đưa ra những nhận xét bình luận dựa trên những thông tin thiếu chính
xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người tại Việt
Nam”.
Được biết, Bắc
Triều Tiên sẽ phải đưa ra câu trả lời các khuyến nghị này trước kỳ họp 27 của
Hội đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng 9 tới. Bắc Triều Tiên cho hay, họ chỉ trả lời
đối với 185 khuyến nghị nhưng dứt khoát từ chối 83 khuyến nghị. Đại sứ Liên Hợp
Quốc của Bắc Triều Tiên, Se-Pyong nói thêm, các khuyến nghị này bị dứt khoát từ
chối vì đó là “những
thành kiến chống lại chế độ Bắc Triều Tiên”, bao gồm các khuyến
nghị như: đóng cửa các trại tù chính trị, trả tự do cho tất cả tù nhân chính
trị, xóa bỏ phân biệt đối xử về nền tảng “lý lịch chính trị gia đình”, và hợp
tác với Tòa án Hình sự Quốc tế…
Trong khi đó, Việt
nam sẽ phải trả lời đối với các khuyến nghị vào ngày 20/6/2014 trong kỳ họp 26
của Hội đồng Nhân Quyền LHQ đang diễn ra. Nhưng trước đó, ông Hoàng Chí Trung,
vụ trưởng Vụ Các Tổ Chức Quốc Tế, Bộ Ngoại Giao cho biết: Sơ bộ nhận thấy khoảng 75-80%
khuyến nghị có nội dung tích cực và ta có thể xem xét chấp nhận được. Khoảng 40
khuyến nghị ta cần cân nhắc thận trọng hoặc không thể chấp nhận. Các khuyến
nghị này tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như yêu cầu ta huỷ bỏ việc áp dụng
án tử hình; thả các đối tượng “bất đồng chính kiến” và ”người bảo vệ nhân
quyền”; phê chuẩn Quy chế Rome về Toà án Hình sự quốc tế…
Thật là một sự
tương đồng đến lạ kỳ!
nguồn:
http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-bac-trieu-tien-co-su-tuong-dong/
Hoãn để làm vừa
lòng tên cẩu tặc 4 tốt 16 chữ vàng
No comments:
Post a Comment