From: hoangthucan
Date: Fri, 30 May 2014 19:57:36 +0200
Subject: Mỹ lập khối đồng minh mới đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông / Re: [DiendanDanToc] Re: Liên minh Việt - Nhựt có thể xảy ra trong thời gian gần / Re: [tudo-ngonluan] Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản viếng thăm Việt Nam & MỘT ĐỐI PHƯƠNG .. QUÁ XẤU
Mỹ lập khối đồng minh mới đáp trả sự hung hăng
của Trung Quốc trên biển Đông
30/05/2014 09:10
(TNO) Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một
khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương để đáp trả lại những hành
động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Các tàu chiến và tàu sân bay Mỹ - Ảnh: Reuters |
Truyền thông Philippines cho rằng Washington còn muốn Singapore và Thái Lan gia nhập khối đồng minh mới này, trong khi chỉ động viên Malaysia làm đối tác chiến lược.
Theo nhận định của tờ South China Morning Post, Bắc Kinh có thể đã thuyết phục Thủ tướng Malaysia Najib Razak (có chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 27.5) rằng Malaysia không đứng về phía Philippines và Việt Nam trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông. Trung Quốc còn ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam.
Trong một diễn đàn về an ninh ngay sau khi kết thúc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á vừa qua ở Philippines, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đề cập đến khối đồng minh an ninh mới này, nhưng cho biết đây là bí mật.
Theo China Topix, Mỹ sẽ không xây dựng thêm căn cứ quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ làm việc với các nước đồng minh thân cận nhất để các quốc gia này làm trụ cột, hỗ trợ và bảo vệ cho các nước khác trong khối đồng minh mới.
Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28.5, Tổng thống Barack Obama cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".
Ông Obama cho biết quân đội Mỹ phải sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng, theo AFP.
“Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, ông Obama nói.
Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốctrên biển Đông gần đây mà Washington từng lên án là "khiêu khích".
Trước đó, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối bất kỳ những khối đồng minh quân sự nào trong khu vực.
Phúc Duy
2014-05-30
16:06 GMT+02:00 Que Nguyen [DiendanDanToc] <>:
Liên minh giửa VN và các nước thuộc thế giới tư do chỉ xảy ra khi VN có chế độ đa nguyên. Công sản là đảng cướp, lưu manh, tráo trở còn ai tin chúng nó. Trong lúc Nguyễn tấn Dũng chạy qua Phi, Mã Lai mỡ miệng chống Trung cộng xâm lăng mà những anh hùng chống xâm lăng như Điếu cày, Việt Khang v,v.. nó còn giam cầm đầy đọa "tin cộng sản nói là bán lúa giống" Thằng Trọng, thằng Hùng ở nhà thì ôm âo ấp 16 chữ vàng (màu của chất phế thải) cùng với 4 làn.
On Friday, May 30, 2014
8:39 AM, "NGUYỄN VÂN TÙNG [DiendanDanToc]" <>
wrote:
.Liên minh Việt - Nhựt có thể xảy ra trong thời gian gần / Re: [tudo-ngonluan] Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản viếng thăm Việt Nam & MỘT ĐỐI PHƯƠNG .. QUÁ XẤU
.Liên minh Việt - Nhựt có thể xảy ra trong thời gian gần
.
Theo bản tin trên trang biendong.net do ông Trần Quang Diệu vừa giới
thiệu cho thấy vào giữa tháng 9/2015 Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera
khẳng định Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất và
mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Hôm nay 27/5/2014 Thứ
trưởng Quốc phòng VN đã đáp lứng mong muốn trên của Bộ trưởng Quốc phòng Nhựt.
Một sự kiện có tính liên tục đầy ý nghĩa nhờ tác động thời cuộc
trước tham vọng bá chủ biển Đông của TQ. Sự kiện có thể thúc đẩy 2 nước Việt -
Nhựt tiến tới liên minh Quân sự trong tương lai không xa mặc dù trong hiện tại
VN luôn khẳng định không liên minh quân sự với nuớc nào. Nhưng 1 liên minh quân
sự cho tiến trình hòa bình khu vực cũng như biển Đông và Hoa Đông là cần thiết.
hta.
2014-05-28 12:47 GMT+02:00 Tran Quang Dieu [tudo-ngonluan] <->:
Chuyện không cũ lắm -
Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật thăm Việt Nam:
Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật Tân - Các nước Đông Nam Á nói chung
cần phải nên đoàn kết nhằm chống kẻ ỷ to ỷ mạnh Trung Quốc tung hoành trên biển
đông mới được; và Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp v.v... cũng không thể vô trách nhiệm đối
với an ninh hàng hải trên lộ trình tại vùng biển đông này. Chưa nói đến những
nét "đặc trưng" quan trọng khác nữa vì bởi với thời đại văn minh,
trái đất như một cái làng mà nhân loại phải có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ để
nó được bình yên.
Ai khuấy rối, tạo bất ổn dẫn đến nguy hiểm sẽ phải bị cộng đồng
nhân loại trừng trị.
Trần Quang Diệu
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
(Phạm Nhuận)
MỘT ĐỐI PHƯƠNG .. QUÁ XẤU
Tôi nghĩ trong tất cả các đối thủ của Việt Nam trong quá khứ, China là một kẻ thù xấu xí nhất. Đối với Pháp và Mỹ, đối phó với họ không quá khó khăn vì họ vốn là những nước văn minh, sòng phẳng, quân tử, và tôn trọng những điều lệ và qui ước quốc tế. Nhưng với China thì hoàn toàn khác: từng là một kẻ thù nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Những sự việc xảy ra trong thời gian gần đây càng minh chứng cho điều đó, và cho thấy đối phó với một đối phương như thế trong thế giới văn minh là một điều rất nan giải.
Về tính nham hiểm của China thì không nói ra có lẽ tất cả người Việt đều biết. Họ chọn thời điểm bất lợi nhất của Việt Nam để xâm lấn Việt Nam vào năm 1979. Lợi dụng Việt Nam đang kết thúc chiến tranh, họ xua quân xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Đến lần này, họ chọn thời điểm mà thế giới đang bận tâm đến tình hình bên Ukraina, họ đem giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế của VN để xâm lấn.
Ngoài biển thì vậy, còn trong đất liền thì chúng ra sức chiếm các hợp đồng xây dựng, cho thương lái vào mua vét nông sản, hải sản của Việt Nam. Họ còn cho công nhân của họ sang Việt Nam dưới danh nghĩa làm việc, nhưng sau đó thì định cư luôn, thành hôn với phụ nữ Việt Nam và sinh con đẻ cái để tạo nên một thế hệ người China mới ở Việt Nam. Chúng ta đã từng chứng kiến, một khi có chính biến, đây là một lực lượng nội địa đáng kể của họ.
Sự nham hiểm của China dĩ nhiên đều được tính toán cẩn thận. Mặc dù giới trí thức Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, nhưng chính quyền không lắng nghe. Đến khi sự việc xảy ra thì đã quá muộn.
Tính tráo trở của China thì phải nói là quán quân trên thế giới. Họ là những kẻ có thể biến đen thành trắng, và trắng thành đen. Họ cho tàu quân sự núp bóng bán quân sự húc thẳng vào tàu dân sự Việt Nam, thế nhưng họ lên báo chí tuyên bố rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu họ! Mặc dù có những video clip chứng minh phát biểu của Việt Nam là đúng với thực tế, nhưng các quan chức China vẫn nói ngược lại! Còn nhớ trong cuộc chiến 1979 China xâm lược và tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, vậy mà họ nói đó là chiến tranh tự vệ!
Thật chưa thấy một chính quyền nào trên thế giới mà tráo trở, trơ mặt như chính phủ China. Sự trơ tráo và đổi trắng thay đen của họ làm cho cả thế giới phải lắc đầu khinh bỉ. Nhưng hình như họ chẳng còn biết khinh bỉ có nghĩa là gì.
Tính tiểu nhân của China thì quá nổi tiếng. Giới quan sát quốc tế xem China là một nước lớn, nhưng chính quyền China là một chính quyền tiểu nhân. Hành động tiểu nhân hiển nhiên nhất là việc cho tàu vào biển Việt Nam để cắt cáp tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí.
Cách China cộng đối xử với ngư dân Việt Nam ngoài
biển (như húc vào tàu, đập phá, đánh đập ngư dân không có vũ khí trong tay,
v.v.) chỉ có thể mô tả là hành động của những tên cướp biển. Thật ra, ngay cả
cướp biển cũng không thấp kém và tiểu nhân như các lực lượng kiểm ngư của
China.
Hành động cho tàu đâm vào tàu người khác cũng là việc làm của kẻ tiểu nhân và lưu manh. Trên thế giới, ít thấy lực lượng kiểm ngư của một nước chính thống nào mà dùng tàu đâm vào tàu của người khác! Hành động đó nằm ngoài các qui ước ứng xử có văn hoá (chứ chưa nói đến pháp luật). Nó giống như hành động của một kẻ bắt nạt.
Oái ăm một điều là văn hoá Trung Hoa đề cao tính quân tử, nhưng trong thực tế Nhà nước và đảng cộng sản China hành xử rất tiểu nhân, đặc biệt là tiểu nhân với Việt Nam. Tính tiểu nhân làm cho China mãi mãi là một tiểu quốc.
Tính lưu manh của China đã trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Các quan chức China hầu như không có văn hoá trong giao tiếp quốc tế, nên họ dùng những ngôn ngữ không thuộc thế giới văn minh nào cả.
Hành động cho tàu đâm vào tàu người khác cũng là việc làm của kẻ tiểu nhân và lưu manh. Trên thế giới, ít thấy lực lượng kiểm ngư của một nước chính thống nào mà dùng tàu đâm vào tàu của người khác! Hành động đó nằm ngoài các qui ước ứng xử có văn hoá (chứ chưa nói đến pháp luật). Nó giống như hành động của một kẻ bắt nạt.
Oái ăm một điều là văn hoá Trung Hoa đề cao tính quân tử, nhưng trong thực tế Nhà nước và đảng cộng sản China hành xử rất tiểu nhân, đặc biệt là tiểu nhân với Việt Nam. Tính tiểu nhân làm cho China mãi mãi là một tiểu quốc.
Tính lưu manh của China đã trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Các quan chức China hầu như không có văn hoá trong giao tiếp quốc tế, nên họ dùng những ngôn ngữ không thuộc thế giới văn minh nào cả.
Chẳng hạn như trong Hội nghị về An
ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu
Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh
miệng” hay không?
Chính phủ Philippines từng cấm cửa một quan chức ngoại giao
Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề Biển Đông. Lí do
chính phủ Philippines đi đến quyết định mạnh như thế là vì viên quan chức ngoại
giao trên tỏ ra quá mất lịch sự.
Sau đó, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, một
viên tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của
mình để... nói xấu Mĩ, làm cho giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước
thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu
trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm
của vũ trụ!
Trước cuộc chiến 1979 xảy ra, Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách cực kì vô giáo dục rằng “Việt Nam là một côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thử hỏi, một lãnh tụ cao nhất của chúng mà còn ăn nói như thế, thì chúng ta không thể kì vọng tính văn hoá nào của các quan chức cấp thấp hơn.
Tính thô lỗ của các quan chức China hình như mang tính … di truyền. Thử đọc qua những văn bản vua chúa China viết cho vua chúa ta thì sẽ thấy các vua chúa China đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam, họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng.
Trước cuộc chiến 1979 xảy ra, Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách cực kì vô giáo dục rằng “Việt Nam là một côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thử hỏi, một lãnh tụ cao nhất của chúng mà còn ăn nói như thế, thì chúng ta không thể kì vọng tính văn hoá nào của các quan chức cấp thấp hơn.
Tính thô lỗ của các quan chức China hình như mang tính … di truyền. Thử đọc qua những văn bản vua chúa China viết cho vua chúa ta thì sẽ thấy các vua chúa China đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam, họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng.
Những kẻ cầm quyền hiện
nay cũng chỉ thừa hưởng cái gien đã có từ thời ông cha của họ trong các triều
đình phong kiến. Các quan chức China công khai bàn về cuộc chiến với những lời
lẽ [như thường lệ] rất… vô giáo dục. Cái gien kẻ cả, với đặc tính lưu manh vô
giáo dục này đã qua cả ngàn năm mà vẫn chưa đột biến.
Điều trớ trêu là dù China nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người Việt Nam vẫn dựa vào China, thần tượng China và thậm chí thần phục China. Những người này bằng mọi cách và mọi cơ hội sẵn sàng bao biện cho những hành động xâm lược của China. Họ vẫn tin vào “thiện chí” của China, dù người Việt đã đổ máu ở Biển Đông.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét rằng Việt Nam thật là không may mắn vì định mệnh địa lí phải ở bên một kẻ hàng xóm xấu tính. Xấu tính là nói nhẹ, phải nói đúng là nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Đối phó với một đối phương như thế là một vấn đề nan giải.
Điều trớ trêu là dù China nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người Việt Nam vẫn dựa vào China, thần tượng China và thậm chí thần phục China. Những người này bằng mọi cách và mọi cơ hội sẵn sàng bao biện cho những hành động xâm lược của China. Họ vẫn tin vào “thiện chí” của China, dù người Việt đã đổ máu ở Biển Đông.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét rằng Việt Nam thật là không may mắn vì định mệnh địa lí phải ở bên một kẻ hàng xóm xấu tính. Xấu tính là nói nhẹ, phải nói đúng là nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Đối phó với một đối phương như thế là một vấn đề nan giải.
Trong thế giới văn minh, chúng ta không thể
hành xử như họ (như húc vào tàu của họ, hay tỏ thái độ thô lỗ trong hội nghị
quốc tế). Nếu Việt Nam dùng ngôn từ có văn hoá thì kẻ tiểu nhân có thể không
hiểu hay không muốn hiểu. Cái khó khăn trong việc đối phó với đối phương là ở
chỗ đó. Nhưng càng khó khăn hơn khi ngay trong Việt Nam vẫn còn không ít người
sẵn sàng bảo vệ kẻ láng giềng lưu manh đó.
Những hành động xâm lược mới đây của China là cơ hội để chúng ta tự nhìn lại mình. Định mệnh địa lí chúng ta không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn tương lai. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. China là cạm bẫy, là mực đen, không xứng đáng để chúng ta học và theo đuổi. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi mực đen và chọn con đường ánh sáng.
Nguyễn Văn Tuấn
http://nguyenvantuan.org/tin-tuc/mot-doi-phuong-qua-xau.aspx#.U4RbRNJ_s3u
Những hành động xâm lược mới đây của China là cơ hội để chúng ta tự nhìn lại mình. Định mệnh địa lí chúng ta không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn tương lai. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. China là cạm bẫy, là mực đen, không xứng đáng để chúng ta học và theo đuổi. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi mực đen và chọn con đường ánh sáng.
Nguyễn Văn Tuấn
http://nguyenvantuan.org/tin-tuc/mot-doi-phuong-qua-xau.aspx#.U4RbRNJ_s3u
Minhhà
Hãy cứ cho thêm, hãy còn
cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
(Phạm Nhuận)
No comments:
Post a Comment