Mỹ 'chưa rõ về vị trí giàn khoan TQ'
Cập nhật: 10:57 GMT - thứ bảy, 21 tháng 6, 2014
Đàm phán về căng thẳng xung quanh giàn
khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể
Chính phủ Mỹ nói 'chưa có đủ thông tin' về việc Trung Quốc đưa thêm giàn khoan
ra Biển Đông.
Trả lời phóng viên hôm
20/6 ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông.
Các bài liên quan
- FDI TQ
giảm 'không phải vì giàn khoan'
- TQ đưa giàn khoan thứ hai 'gần VN hơn'
- TQ 'đâm hỏng 24 tàu VN'
Chủ đề liên quan
"Không có nhiều thông tin tại thời điểm này về hướng đi của giàn khoan. Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là lo ngại."
"Lúc này chúng tôi không có đủ thông tin về điểm đến của các giàn khoan này, nên chúng tôi chưa có đánh
giá," người phát ngôn của Mỹ nói.
Trong khi đó, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói bốn giàn khoan
"nằm ở vùng biển gần tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, bên ngoài không cần thiết suy đoán thái quá về hoạt động bình thường này".
Cục Hải sự Trung Quốc đã thông báo về hoạt động của các giàn khoan
Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông.
Bốn giàn khoan trên do Công ty trách
nhiệm hữu hạn dịch vụ giàn khoan Trung
Quốc (COSL) vận hành.
Công ty này trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Động thái mới nhất của Bắc Kinh diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước về căng thẳng xung quanh giàn
khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể.
Reuters dẫn lời ông Zhuang
Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên
Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào
Biển Đông là “bước đi chiến lược”.
Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và
Philippines”.
Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc chiều tối ngày 19/6 đã bị giải tán nhanh chóng
'Giải tán nhanh chóng'
Trong một diễn biến khác, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội hôm 19/6 đã
nhanh chóng bị giải tán.
Một nhà hoạt động trong nước nói với BBC nhiều người tham gia biểu tình đã bị lực lượng an ninh mặc thường phục bắt giữ.
BBC đã liên lạc với công an phường Lý Thái Tổ, Hà Nội, và được cho biết tất cả những người này đã được trả tự do trong ngày 19/6.
Trả lời BBC ngày 20/6,
blogger Lê Thiện Nhân cho biết chiều 19/6, hơn 20 người đã tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ, hô lớn khẩu hiệu chống Trung Quốc.
"Chi tiết về cuộc biểu tình đã được thông báo trước đó trên Facebook
của Câu lạc bộ No-U Hà Nội," ông nói.
"Chỉ 5 phút sau đó, công an xông vào cướp băng rôn và bắt giữ tổng cộng chín người".
"Blogger Anh Chí trong nhóm chúng tôi hô lên 'công an đánh người' thì bị kẹp cổ và bịt miệng lôi đi'.
"Họ tách chúng tôi ra thành các nhóm nhỏ và đẩy lên xe đưa về các đồn công an phường Tràng Tiền và phường Lý Thái Tổ."
"Khi vào đến đồn họ chia từng người ra mỗi phòng và cho nhân viên ra làm việc. Họ nói chúng tôi vi
phạm tội gây rối trật tự công cộng, phải bị phạt hành
chính."
"Tôi từ chối toàn bộ nội dung họ đưa ra, yêu cầu họ lập biên bản ghi đúng là họ giật băng rôn, bắt tôi về đồn khi tôi đang biểu tình chống trung quốc xâm lược."
Ông Nhân cho biết những người bị bắt giữ đã trở về nhà trong tối 19/6.
Báo Trung Quốc nói chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là cơ hội cho Hà Nội "kiềm chế trước khi quá trễ"
'Đứa con hoang đàng'
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu lên cao kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng Năm.
Trong khi đó, cuộc đàm phán gần đây giữa đại diện hai nước không mang lại tiến triển đáng kể.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Hà Nội hôm 18/6 đã kêu
gọi Việt Nam "ngưng quấy nhiễu" hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Trung Quốc và nói hai bên cần "tránh quốc tế hóa" và
"không làm phức tạp thêm vấn đề hàng hải hiện nay", theo
Tân Hoa Xã.
Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã
"xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào
vùng biển như hiện nay, đồng thời "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Ngày 19/6, Bấm phiên bản tiếng Trung Quốc
của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".
Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc
giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".
Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
__._,_.___
Từ “4 tốt” đến “4 không được”
Nguyễn Trung
Hà Nội, 19.06.2014
Trang sử bình thướng hóa quan hệ Việt – Trung từ Hội nghị Thành Đô (1990) đạt tới đỉnh cao khi phía
lãnh đạo Trung Quốc tặng phía lãnh đạo Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao tiếp theo đầu tiên:
- 16 chữ: “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”, và
- 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Khỏi phải nhắc lại ở đây chặng đường gian truân của 16 chữ và 4 tốt này Việt Nam đã phải trải qua từ đỉnh cao này cho đến hôm nay.
Qua sự kiện giàn khoan HD
981 Trung Quốc đã tự tay bóc trần nội dung thật của cái đại cục + 16 chữ + 4 tốt. Kèm theo là liên tiếp các hoạt động chính trị và ngoại giao xuyên tạc, vu khống và uy hiếp chống phía Việt Nam, đồng thời khước từ mọi đề nghị đối thoại của phía Việt Nam tìm giải pháp hòa bình
cho vụ việc này.
Ngay trước khi ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 18-06-2014, nhân dịp kỳ họp luân phiên thường niên hợp tác song phương 2 nước – phiên này họp tại Hà Nội, bắt đầu các cuộc hội đàm và tiếp xúc với phía Việt Nam, Tân Hoa Xã
có bài đe dọa trắng trợn và đòi phía Việt Nam “4 không được”, đó là:
1. Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông).
2. Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận ở Việt Nam về chủ quyền Trung Quốc ở Tây Sa, Nam Sa
(Hoàng Sa, Trường Sa).
3. Không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải (Biển Đông).
4. Không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm
bình thường hóa quan hệ.
(VTC News 18-06-2014)
Ngôn ngữ của “4 không được” này tự nó nói lên tất cả.
Những sự việc nói trên làm rõ
lập trường cứng rắn của phía Trung Quốc qua những ý kiến của ông Dương Khiết Trì trong những tiếp xúc với phía Việt Nam.
Vì thế phía Việt Nam đã phải khẳng định:
- Lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không
thay đổi và không thể thay đổi (phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp Dương Khiết Trì).
- Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình
phù hợp với luật pháp quốc tế (phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp Dương Khiết Trì).
Mọi việc đang diễn ra của phía Trung Quốc cho đến thời điểm chuyến đi Việt Nam của ông Dương Khiết Trì cho thấy: Trung Quốc kiên định bước vào thời kỳ quyết liệt bá chiếm Biển Đông, với những lý do nằm trong bối cảnh quốc tế cũng như trong tình hình
khu vực, như tôi đã trình bầy trong bài “Xin hãy mở to mắt”[1];
đại thể là: (a) Tình hình thế giới đang thay đổi sâu sắc và có chuyện “đục nước béo cò” có lợi lớn cho Trung Quốc không thể không khai thác, (b) Trung Quốc đang giành được lợi thế tương đối của sức mạnh áp đảo tại chỗ trong khu vực Đông Nam Á; (c) tận dụng cơ hội đang đến với Trung Quốc từ bối cảnh quốc tế và tình hình khu
vực, Trung Quốc đang đẩy mạnh các bước đi trong chiến lược bá chiếm Biển Đông – và vì mục đích này bất chấp 4 tốt và 16 chữ dành cho Việt Nam; (d) quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bước vào thời kỳ có thêm nhiều yếu tố đối kháng mới phức tạp do phía Trung Quốc gây ra.
Cần nhận định dứt khoát như thế để tính toán các đối sách của phía ta.
Có thể dự báo, Trung Quốc sẽ leo thang tiếp trong các quyết sách đối với các đối tượng khác nhau ở toàn vùng Biển Đông nói chung
và trong khu vực ĐNÁ nói riêng –
trong đó có Việt Nam.
Có thể nhận định, trong các đối sách đối với Việt Nam, Trung Quốc sẽ ra sức khai thác tình
hình nội bộ có nhiều vấn đề khó khăn của nước ta và cái thế đối ngoại chung chiêng (có
người gọi đấy là cái thế “đi dây”) của Việt Nam; đồng thời sẽ tìm mọi cách tác động vào nền kinh tế nước ta đang có nhiều vấn đề lệ thuộc đáng kể vào Trung Quốc. Trong tình huống nhất định, không loại trừ những biện pháp quân sự ở các mức độ khác nhau – kể cả chiến tranh ở từng cấp độ (ví dụ như kiểu chiến tranh 17-02-1979 hay ở quy mô đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa 14-03-1988, vân…vân…)[2].
Cần giả định mọi tình huống có thể xảy ra như vậy để chủ động đối phó, bởi vì trong quan hệ với Việt Nam đã xảy ra không dưới một lần Trung Quốc hành xử theo quan điểm “mục tiêu biện minh cho biện pháp”, nghĩa là không có đất cho các phạm trù thuộc về đạo đức hoặc sự gắn bó của các mối quan hệ hay ý thức hệ nào đó…
Cần nhìn thẳng vào sự thật là hiện nay Trung Quốc ở trong tình huống lợi thế, có thể sở hữu một danh mục đủ các loại đối sách khác nhau –
từ thấp nhất đến cao nhất, từ không vũ trang đến vũ trang… – để xử lý Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh chiến lược bá chiếm Biển Đông. Có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ đặt các đối sách can thiệp và lũng đoạn nội bộ nước ta là ưu tiên số một, vì nó “rẻ nhất”, “sạch nhất”, “đỡ tốn kém nhất”, “hiệu quả nhất” – và cũng là
môn võ Trung Quốc đang thực thi giỏi nhất đối với ta, nhằm khoét sâu vào chỗ yếu nhất của nước ta. Về phương diện này, không loại trừ tính toán của Trung Quốc có thể coi Việt Nam là một điểm nhấn cần làm suy yếu hay khuất phục, để qua đó làm lỏng lẻo cho phép sẽ bẻ tiếp cả “bó đũa” ASEAN.
Điều này đồng nghĩa một Việt Nam bất khuất, sẽ dẫn tới một ASEAN dám hiệp đồng bảo vệ bất khả kháng lợi ích chính đáng của cộng đồng mình trước chiến lược bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Mặt khác, nếu Việt Nam có dấu hiệu chịu khuất phục – ví dụ chịu chấp nhận một thỏa hiệp tay đôi nào đó với Trung Quốc, ngay lập tức Việt Nam trở thành một con tin không có
đường sống cho mọi bước đi tồi tệ tiếp theo của Trung Quốc.
Điều mà Trung Quốc ngại nhất đối với Việt Nam không phải là quy mô sức mạnh vật chất dù là trên phương diện kinh tế hay quân sự Việt Nam có thể đưa ra đối phó với Trung Quốc. Lịch sử đến nay đã chứng minh, kể cả gần đây nhất là cuộc chiến tranh
17-02-1979, Trung Quốc luôn luôn thất bại trong khuất phục Việt Nam trước hết là do vấp phải ý chí chiến đấu bất khả kháng bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam. Ý chí bất khuất này và tính chính nghĩa của Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của mình là điều mà Trung Quốc không bao giờ có thể vượt qua được, hôm nay càng như vậy. Ý chí bất khuất này cùng với tính chính nghĩa
của Việt Nam sẽ có sức tạo ra sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ, có lẽ đây mới là yếu tố có thể làm thất bại bất kể khát vọng bành trướng nào của Trung Quốc xâm phạm độc lập chủ quyền của nước ta, là điều mà Trung Quốc phải suy nghĩ. Bởi vì bản thân vấn đề Trung Quốc hiện nay đang trở thành vấn đề của cả thế giới; xâm phạm độc lập chủ quyền của một Việt Nam bất khuất ở mức độ nào đấy – ví dụ như tạo ra uy hiếp nguy hiểm cho cả khu vực hay cho đường hàng hải huyết mạch của thế giới – sẽ có thể sớm làm bùng lên sự đối phó của cả thế giới đối với vấn đề Trung Quốc.
Hiển nhiên những thách thức mọi dạng từ phía Trung Quốc gây ra đang đòi hỏi quyết liệt nước ta phải sẵn sàng đối phó với tất cả những gì có thể xảy ra. Sống bên cạnh Trung Quốc thì phải sống như vậy, chẳng có ý thức hệ nào, cũng không
có sự cầu xin hay ơn nghĩa nào có thể thay đổi được thực tế này. Hòa bình, hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc ta chỉ có được khi Trung Quốc thấy có lợi phải sống với ta như thế và không thể làm gì khác đối với ta.
Cái yếu nhất của ta trước thách thức từ phía Trung Quốc không phải là sự thua kém về lực lượng vật chất và nước nhỏ, mà trước hết ở chỗ làm thế nào thu phục được lòng dân và giang san về một mối, làm thế nào để sớm trở thành một đất nước của trí tuệ, của tự do và dân chủ, để từ đó đất nước xây dựng nên được một chế độ chính trị đối với từng người dân đồng nghĩa với tổ quốc. Nói nhà nước của dân – do dân –
vì dân là nói với nội dung như thế. Nghĩa là để có một chế độ chính trị có khả năng tạo ra một Việt Nam phát triển với tính cách là cái
nôi của hòa bình và hợp tác trong khu vực. Muốn hòa bình hữu nghị lâu dài và trở thành láng giềng được nể trọng cạnh Trung Quốc nhất thiết Việt Nam phải sống như thế, phải lựa chọn và đi con đường trở thành một nước phát triển như thế. Đương nhiên, đây là
cái đích chiến lược đường dài, nhưng phải bắt đầu từ từng bước đi rất cụ thể của hôm nay. Mỗi người Việt chúng ta cần nhận ra và bắt đầu ngay từ hôm nay sống để phấn đấu cho cái đích này. Mở đầu là một cuộc vận động sâu rộng trong cả nước cho cái đích này và đòi hỏi tiến hành cải cách triệt để thể chế chính trị hiện hành, mọi hoạt động nhất quán trước sau nhằm vào cái đích
chiến lược này.
Biện pháp quan trọng nhất để khắc phục những yếu kém của nước ta trước một Trung Quốc đầy thách thức như thế là mỗi người Việt ta cần tự nhận thức ra và sớm tạo ra nhận thức chung của cả nước về con đường đất nước phải lựa chọn nói trên. Có được nhận thức như thế, sẽ tìm được lối đi, sẽ tạo ra được ý chí và nghị lực của cả nước để đi trên con đường ấy.
Biện pháp quyết liệt và quan trọng nhất nên tiến hành ngay để tạo ra khả năng đối phó ngay với bất kỳ kịch bản thách thức nào của Trung Quốc là:
Đảng Cộng Sản Việt Nam với tính cách là người đang cầm quyền đất nước, có trách nhiệm ràng buộc đối với dân tộc nói cho cả nước biết thực trạng quan hệ Việt – Trung hiện nay, những nguy cơ với các kịch bản thách thức khác nhau Trung Quốc có thể gây ra đối với nước ta trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự…, đề xuất những quyết sách và tranh thủ ý kiến và sự đồng tình của cả nước cho những quyết sách cần lựa chọn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay, phát huy sức mạnh của toàn dân thực hiện những quyết sách ấy. Nhìn rõ được sự thật và chủ động, nước ta chẳng có gì phải sợ Trung Quốc, cho dù Trung Quốc có thể làm những chuyện trời nghiêng đất lệch đối với nước ta. Kiên trì
quan điểm đối thoại hòa bình giải quyết tranh chấp và gìn giữ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, càng đòi hỏi ĐCSVN phải làm cho cả nước thấy hết mọi thách thức và phát huy sự tỉnh táo của cả nước chủ động đối phó với mọi thách thức. Để xảy ra hoang mang, hỗn loạn, bị đầu độc hay kích động…, vì để cho dân thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, chẳng khác tự đầu hàng hay tự sát bao nhiêu… Nhưng một khi giúp cho từng người dân tự giác được tình hình, mỗi người dân sẽ là một chiến sỹ bất khả chiến bại, âm mưu ba đầu sáu tay nào của Trung Quốc cũng sẽ vô nghĩa. Vấn đề chỉ là ĐCSVN có dám
trung thành với trách nhiệm ràng buộc của mình hay không,
nghĩa là có dám làm việc này hay không. Nếu dám, chắc chắn ĐCSVN sẽ làm được.
Nước ta không thể lựa chọn cách đối phó nước một với âm mưu trường kỳ bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc, càng không thể chờ đợi tình hình nước đến chân mới nhảy. Đã đến lúc phải từ thách thức trường kỳ của Trung Quốc, từ đòi hỏi phải lựa chọn chỗ đứng vững chãi cho đất nước trong thế giới đã chuyển sang trật tự đa cực đầy nguy hiểm hôm nay, để xác định con đường phát triển nhất thiết phải lựa chọn cho tổ quốc yêu quý của chúng ta! Mà chỉ như vậy, nước ta mới thoát được thân phận nước chư hầu, để là một quốc gia có phẩm giá sống hòa bình bên cạnh Trung Quốc. Chỉ có lẽ sống này, không một ý thức hệ nào được phép chi phối vận mệnh của đất nước!
Tình hình sau chuyến đi Việt Nam của ủy viên Quốc vụ viên Trung Quốc Dương Khiết Trì cho thấy phía Việt Nam đã nói hết mọi nhẽ, nhưng kết quả cho thấy là “4 tốt” bây giờ đã trở thành “4 không được”. Cái giàn khoan thứ hai lại sắp vào… Ngay trước mắt, tình hình thực sự đã chín muồi: Việt Nam phải đưa Trung Quốc ra kiện trước tòa án quốc tế về các sự việc Trung Quốc đang gây ra với giàn khoan HD
981, để làm rõ các sai trái của phía Trung Quốc, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam.
Kẻ lấn chiếm đã vào đến trong nhà, mời nó ra nó không
ra, nếu ta chần chừ không đâm đơn kiện, khác gì ta
khuyến khích nó lấn chiếm tiếp? Ta mong tránh làm tổn thương quan hệ ý thức hệ, liệu sân nhà của ta có được nguyên vẹn? Ta cúi đầu làm thinh, sao
có thể chờ mong hàng xóm hậu thuẫn? Xin đừng quên, là thành
viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng có nghĩa vụ thông qua vụ kiện này góp phần riêng của mình vào thực hiện đòi hỏi chung của thế giới: Sống trong cộng đồng quốc tế tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Xin lưu ý cho, cuộc sống chẳng có gì cho không
cả, nếu ta muốn sống trong một thế giới có trật tự, chính ta cũng phải xắn tay áo lên cùng với cả cộng đồng thế giới xây dựng, gìn giữ cái trật tự đó.
Thách thức của Trung Quốc đang đẩy mạnh bá chiếm Biển Đông đặt ra cho nước ta câu hỏi: Sẽ là gì nếu đường ra biển của Việt Nam bị chiếm?
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông đang đặt ra cho đất nước ta sẽ làm rõ mỗi người Việt Nam chúng ta “Anh (hay chị) là ai?”./.
N.T.
Nguồn: viet-studies.info
__._,_.___
No comments:
Post a Comment