Làm sao để thoát Hán…g
Thứ hai 09 Tháng Sáu 2014
Kiện Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam cần quyết tâm chính trị
Quần đảo Trường Sa khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc
REUTERS/Stringer
Trả lời phỏng vấn hãng tin
Bloomberg News ngày 31/05/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố là Việt Nam đã “chuẩn bị” các luận cứ để kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế về vụ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong khu vực mà theo Hà Nội là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên một lãnh đạo chính phủ Hà Nội dọa kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan, nhưng người ta vẫn có cảm tưởng là họ còn chần chừ, chưa biết phải làm thế nào, có lẻ một phần vì vẫn còn sợ làm tổn hại đến quan hệ Việt-Trung, mà cho tới nay vẫn bị chi phối bởi cái gọi là “ 4 tốt, 16 chữ vàng”, hay đúng hơn là bởi sự ràng buộc giữa hai đảng Cộng sản.
Nếu thật sự Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế thì đây là một bước ngoặc quan trọng trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh, bởi vì lúc đó hai nước trở thành hai kẻ đối nghịch, ít ra là về mặt pháp lý. Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là nếu kiện Trung Quốc thì Việt Nam phải dựa trên những cơ sở nào, những luận cứ nào để hy vọng giành phần thắng, cụ thể là buộc được Bắc Kinh dời giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước hết, mời quý vị nghe ý kiến của Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm
Nghiên cứu Việt Nam về nhân quyền tại Paris:
|
RFI : Trước nhất, LS có nhận định như thế nào về việc Hà Nội vừa chính thức tuyên bố rằng công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị?
LS Trần Thanh Hiệp : Đã từ rất lâu rồi, mọi người ai cũng đều biết rằng công hàm năm
1958 của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Nhưng nhà cầm quyền Hà Nội lại giữ im lặng cho mãi tới gần 60 năm sau mới chính thức xác nhận sự vô giá trị của văn thư đó. Theo tôi, việc làm này của nhà cầm quyền Hà Nội đã không giúp được gì thêm cho việc tìm hiểu sự thật. Hơn nữa nó còn gây ra những cảm tưởng không mấy tốt đẹp về tác phong, của Hà Nội, làm chính trị thiếu ngay thẳng, thiếu trong sáng trong
quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Tôi tự hỏi không biết nhà cầm quyền Hà Nội có quan tâm đến việc phải bảo vệ uy tín cho Nhà nước mà họ đang quản lý hay không.
Hay họ cứ tiếp tục lì lợm trong cách ứng xử không nằm trong dòng chảy văn minh tiến bộ.
RFI : Theo
LS, liệu Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý vững chắc để kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế hay tòa án Liên Hiệp Quốc về vụ giàn khoan?
LS Trần Thanh Hiệp : Nếu mọi hoạt động trên biển - dưới dạng tranh chấp cũng như dưới dạng không tranh chấp – (tôi muốn gọi tên những hoạt động đó là “cuộc sống” trên biển), đã và sẽ thực sự diễn ra theo đúng như tinh thần và văn tự của Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, và nếu Trung Cộng thực lòng tuân thủ tinh thần và văn tự của Luật ấy thì phải coi Việt Nam có chủ quyền toàn vẹn, nghĩa là cả về trên mặt nước lẫn về đất ở dưới nước, tại nơi Trung Cộng đầu tháng Năm vừa qua, đã tự quyền đặt giàn khoan Hải Dương 981. Vùng này
là vùng Đặc Quyền Kinh Tế trên thềm lục địa Việt Nam. Vậy nếu Việt Nam kiện Trung Cộng thì chắc chắn Việt Nam sẽ thắng kiện. Nhưng Trung Cộng đã có những hành vi “phát xít kiểu mới” ngang nhiên xâm
lược Việt Nam, gây ra một cuộc tranh chấp gay gắt, trong đó Việt Nam không dễ gì bảo toàn được thế gió trên mà Việt Nam đã có được, nhờ áp dụng Luật Biển năm 1982. Tại sao? Tại vì Trung Cộng không dựa vào cái gọi là Đường Lưỡi Bò 9 đoạn để đặt giàn khoan trên
vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mà Trung Cộng lại ngụy biện, chủ trì bừa bãi rằng, giàn khoan ấy đã được đặt trên vùng Đặc Quyền Kinh Tế của chính Trung Cộng, tính từ đảo Hoàng Sa, mà Trung Cộng gọi là Tây Sa. Thủ đoạn cưỡng từ đoạt lý này đã đặt ra cho Việt Nam một cuộc thách đố rất gay go.
RFI : Luật sư có hiểu vì sao cho tới nay Việt Nam vẫn chần chờ trong việc kiện Trung Quốc?
LS Trần Thanh Hiệp : Thái độ mập mờ này của nhà cầm quyền Hà Nội chỉ có thể làm sáng tỏ được nếu người ta biết rõ là Hà Nội thực sự muốn gì? Hà Nội có muốn tranh chấp với Trung Cộng không, hay chỉ muốn, bề ngoài, làm ra vẻ tranh chấp nhưng bên trong lại tiếp tay cho Trung Cộng tung hoành trên
Biển Đông. Những gì người ta quan sát thấy, qua đường lối ngoại giao “ 4 tốt 16 chữ vàng” giữa Hà Nội và Bắc Kinh , thì Hà Nội không muốn tranh chấp. Do đó, tôi phải trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, đó là, liệu có phải bây giờ Hà Nội đã thực sự muốn thay đổi đường lối ngoại giao với Bắc Kinh hay không? Xin thú thực, tôi không có đủ yếu tố thẩm lượng để khẳng định là “có” hay “không”.
RFI : Để kiện Trung Quốc thì chúng ta phải tiến hành những bước như thế nào để có thể hy vọng thắng kiện?
LS Trần Thanh Hiệp : Cần nói cho rõ :
“Chúng ta” ở đây ngụ ý nói những ai? Là “Đảng CSVN” hay là “nước Việt Nam”? Tôi xin không bàn về chuyện tìm cách làm cho
Đảng thắng kiện. Tôi chỉ nhấn mạnh rằng nếu muốn kiện để cho “nước VN thắng kiện” thì Đảng phải “kiện” và “kiện cho nước” chứ không phải “kiện cho Đảng’...
Nếu nhìn vấn đề dưới độ góc này thì xin
góp mấy nhận xét sau đây :
Thứ nhất, nếu hai bên hữu quan, một bên là nhà cầm quyền Hà Nội và bên khác là Trung Cộng, đã thỏa thuận cùng nhau chọn cách giải quyết cuộc tranh chấp bằng thương lượng song phương thì, theo Luật Biển, kết quả của thương lượng có giá trị như phán quyết của tòa án.
Thứ hai, nếu không thương lượng được để giải quyết một cách ôn hòa vụ tranh chấp thì có thể vô đơn khiếu kiện trước các tòa án quốc tế theo thủ tục đã được dự liệu bởi luật quốc tế cổ điển hay Luật Biển năm 1982. Về phía luật quốc tế cổ điển, Pháp Viện Công Lý Quốc tế, Cour Internationale de Justice sẽ không thụ lý để xét đơn khiếu kiện của Việt Nam được, vì chắc chắn là Trung Cộng sẽ từ chối không chọn Pháp Viện này. Vậy chỉ còn Tòa Án Trọng Tài mà Luật Biển đã thiết lập và dự liệu thẩm quyền xét xử. Việt Nam sẽ thỉnh cầu Tòa Án Trọng Tài này giải thích và minh định cách áp dụng Luật Biển năm 1982 trong
cuộc tranh chấp với Trung Cộng.
Thứ ba, việc tranh tụng trước cơ quan tài phán quốc tế đòi hỏi phải có một trình độ kiến thức chuyên môn cao.
Nhà chức trách Việt Nam cần phải có sự hỗ trợ của luật sư quốc tế cũng như của giới học giả quốc tế mới mong đánh bại được Trung Cộng.
Sau cùng, chống Trung Cộng không phải chỉ là chuyện tranh tụng mà là chống xâm lăng. Bởi vậy, chính quyền phải chứng tỏ có đủ tài đức, một lòng một dạ vì đất nước để quy tụ được toàn dân đánh đuổi quân xâm lược.
RFI : Xin
cám ơn LS Trần Thanh Hiệp.
Là người vẫn theo dõi sát tình hình chính trị Việt Nam và Biển Đông, luật sư Vũ Đức Khanh ở Ottawa, Canada,
phân tích những cơ sở pháp lý cho vụ kiện Trung Quốc và nhấn mạnh tất cả tùy thuộc vào quyết tâm chính trị của giới lãnh đạo Hà Nội.
|
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment