TQ
đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông
Biểu Tình Chống Trung Quốc ở
Sài Gòn, sáng 11-05 -2014
Bản
đồ quần đảo Trường Sa
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
12.06.2014
Trung Quốc sử dụng những
bản in từ một sách địa lý cho học sinh lớp 9 của Việt Nam xuất bản cách nay 40
năm để vận động sự ủng hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối
với quần đảo Hoàng Sa.
Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.
Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”
CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.
Trả lời ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.
Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ VOA:
“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Quốc.”
VOA: Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Quốc, dạ vâng.
VOA: Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”
CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.
Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.
Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giaó sư Bateman:
“Ông đó chắc là người thân Trung Quốc đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Quốc nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”
Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”
Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.
Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”
CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.
Trả lời ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.
Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ VOA:
“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Quốc.”
VOA: Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Quốc, dạ vâng.
VOA: Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”
CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.
Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.
Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giaó sư Bateman:
“Ông đó chắc là người thân Trung Quốc đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Quốc nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”
Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”
Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
Chậm
khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?
Nam
Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-12
2014-06-12
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hình minh họa chụp từ trang web của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng.
Screen capture
Công luận thể hiện qua
báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt
Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền
kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.
Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển
sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi
kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án
Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.
Không đồng thuận và
thiếu quyết tâm
Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc
không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử
dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc
loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra
. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện
ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của
Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam.
Phía Trung Quốc từng nói là
giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng
2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được
giải đáp.
Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội
khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện
và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực
của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm
kiện.
-TS Phạm Chí Dũng
“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam
khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy.
Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp
đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự
kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây
là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4
thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu
thế hệ đã gìn giữ.”
Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ
Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở
thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm
việc tại TP.HCM nhận định:
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam.
File Photo.
“Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện
và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực
của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm
kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để
kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ
và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện.
Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành
công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng
ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về
các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung
Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo
và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”
Chưa kiện hay không
kiện?
Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn
Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của
Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm
với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể
rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam
thực sự đầu hàng từ ngày đó.”
Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với
nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất
là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực
sự đầu hàng từ ngày đó.
-TS Nguyễn Quang A
Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi
lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho
rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới
chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng
kềm tỏa của Bắc Kinh.
TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:
“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá
đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế
giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư
dân trên biển làm sao để bảo vệ?
Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp
lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật
biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt
nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với
quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng
của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình.”
Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước
ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam
có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982
của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện
không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết
không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.
Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc
thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi
kiện của Việt Nam.
Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn
Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ
quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị
Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt
Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm.
Biển Đông : Trung Quốc
«tố ngược » Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc
Tàu hải cảnh Trung Quốc chạy sát tàu cảnh sát biển Việt Nam tại
vùng biển Hoàng Sa, ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Minh
Thụy My
Trung Quốc trong một
kháng thư gởi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm qua đã cáo buộc Việt Nam gây
thiệt hại cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hành động trên của Bắc Kinh
nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc trong các tranh chấp ở vùng biển
này. Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin từ báo chí chính thức Trung Quốc hôm nay
10/06/2014 cho biết như trên.
Trong kháng thư gởi cho ông Ban Ki Moon, Bắc Kinh cho là Việt
Nam đã đâm va vào các tàu Trung Quốc trên 1.400 lần, gần giàn khoan Hải Dương
Thạch Du 981 mà Trung Quốc đã tự tiện đưa vào vùng biển Hoàng Sa.
Hà Nội và Bắc Kinh cùng đẩu khẩu dữ dội xung quanh các vụ đối
đầu trong khu vực giàn khoan, mà phía Việt Nam tố cáo là các tàu Trung Quốc đủ
loại trong đó có cả tàu quân sự không ngừng tấn công bằng vòi rồng, đâm va, uy
hiếp các tàu chấp pháp Việt tại khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở
quần đảo Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cướp lấy từ năm 1974.
Tuần trước, Việt Nam đã công bố một video cho thấy cảnh bi thảm :
một tàu lớn của Trung Quốc truy đuổi và đâm thẳng vào một tàu cá Việt Nam làm
tàu này bị chìm hẳn, mười ngư dân suýt chết.
Bản tin Tân Hoa Xã hôm nay cho biết Vương Mẫn (Wang Min), phó
đại diện Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc trong văn bản trên nói rằng Việt Nam đã « ngăn trở mạnh mẽ một cách bất hợp
pháp các hoạt động của Trung Quốc. Những hành động như vậy làm ảnh hưởng đến tự
do lưu thông và an toàn hàng hải tại vùng biển này, gây thiệt hại cho hòa bình
và ổn định trong khu vực ».
Vương Mẫn cũng đề nghị ông Ban Ki Moon cho phổ biến kháng thư
này trong đó có cả một bài viết của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu chi tiết các
cáo buộc, cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua
Chunying) hôm nay to tiếng lên án Hà Nội, nói rằng Bắc Kinh phải đưa vấn đề ra
Liên Hiệp Quốc để bảo vệ quan điểm của mình. Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh,
bà này nói : « Một mặt,
Việt Nam quấy nhiễu tại chỗ nhiều hơn, mặt khác, họ lan truyền tin đồn trong
cộng đồng quốc tế, bôi nhọ và tấn công Trung Quốc ».
Được biết hôm 6/6 Việt Nam cũng đã gởi công hàm phản đối Trung
Quốc lên Liên Hiệp Quốc đến lần thứ ba, yêu cầu rút ngay giàn khoan và các tàu
hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Từ khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng
biển Hoàng Sa, căng thẳng không ngừng tăng lên. Bắc Kinh nói rằng bốn công dân
nước mình đã thiệt mạng trong các vụ bạo động chống Trung Quốc tháng trước, Hà
Nội khẳng định chỉ có ba nạn nhân, và dư luận đặt dấu hỏi liệu có bàn tay kích
động của Bắc Kinh hay không.
Hãng tin Pháp nhắc lại, Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ Biển
Đông ngay cả những vùng biển sát cạnh các nước láng giềng, và ngày càng tỏ ra
hung hăng hơn trong việc khẳng định chủ quyền.
Hôm qua Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chế giễu các trận đấu giao
hữu bóng đá và bóng chuyền giữa các lực lượng trấn thủ Việt Nam và Philippines
tại một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật là « trò hề ». Tờ báo
chính thức Global Times nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hôm nay ngạo mạn nói rằng « sức mạnh của cả ba nước Việt Nam,
Philippines và Nhật Bản cộng lại cũng không ngăn nổi bước tiến của Trung Quốc
».
Dọa
dẫm kinh tế hay răn đe chính trị
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-11
2014-06-11
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà
Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung
Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO
Sự kiện các doanh
nghiệp nhà nước của Trung Quốc được lệnh ngừng đầu tư vào Việt Nam phải chăng
là bước đe dọa mới, trong khi giàn khoan HD 981 đã hiện diện trái phép hơn 1
tháng trên vùng biển miền Trung.
Một động tác tâm lý?
Khi đưa tin về việc Bộ Thương mại Trung Quốc ra lệnh cho các
doanh nghiệp nhà nước ngừng tham gia đấu thầu tại Việt Nam, ngày 9/6 báo South
China Morning Post ấn hành ở Hong Kong trích lời chuyên gia Hứa Lợi Bình của
Viện Chiến lược Quốc tế nhận định: “đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc
đang sử dụng lá bài kinh tế, nhưng hiệu quả ra sao thì còn phải chờ.”
Nhận định về sự kiện mới nhất này, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng
một nhà bình luận độc lập từ TP.HCM phát biểu:
“Việc nhà nước Trung Quốc cấm một số doanh nghiệp dự thầu ở Việt
Nam, tôi cho là một động tác tâm lý cũng giống như họ rút 4.000 công nhân ra
khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh gây ra một áp lực và đồng thời cũng là một đe dọa
chính trị đối với Hà Nội… nếu Hà Nội không tuân thủ luật chơi của Trung Quốc
thì họ có thể cấm cố nền kinh tế Việt Nam.”
Nếu như mà TQ có những biện pháp cấm vận hoặc hạn chế xuất khẩu
sang VN thì VN sẽ chịu những thiệt hại tương đối nặng nề trong thời gian nhất
định.
-TS Lê Đăng Doanh
Theo TS Phạm Chí Dũng Trung Quốc chưa lọt vào tốp 10 nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, tuy nhiên sự đặc thù trong dự thầu của doanh nghiệp
Trung Quốc lại là một điều đáng chú ý. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Những dự án mà Trung Quốc hiện diện nhiều có lẽ nằm trong hệ
thống nhiệt điện, hiện nay Trung Quốc chi phối rất lớn trong các dự án nhiệt
điện Việt Nam và theo một đánh giá thì trong tổng số 31 nhà máy nhiệt điện Việt
Nam thì Trung Quốc đã chiếm tới 23 nhà máy rồi… và nếu một ngày đẹp trời nào đó
họ đồng loạt cúp điện thì có lẽ Việt Nam sẽ chìm trong bóng tối. Đấy là một
hình ảnh rất tượng hình, rất tượng trưng.”
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc là điều rõ ràng, năm 2013
nhập siêu với Trung Quốc lên tới hơn 23 tỷ USD. Trong năm này Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc 13,3 tỷ USD, phần lớn là nông sản và các mặt hàng thô.
Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hàng hóa, nguyên liệu dệt may và da
giày, máy móc, nhà xưởng trị giá 36,9 tỷ USD.
Giả dụ Việt Nam và Trung Quốc gián đoạn giao thương điều gì sẽ
xảy ra. TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương từ Hà Nội nhận định:
“Xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam thì chỉ bằng 1% xuất
khẩu của Trung Quốc thôi, còn nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chiếm đến 28%
tổng nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy cho nên chắc chắn nếu như mà Trung Quốc có
những biện pháp cấm vận hoặc hạn chế xuất khẩu sang Việt Nam thì Việt Nam sẽ
chịu những thiệt hại tương đối nặng nề trong thời gian nhất định.”
Trung Quốc cũng thiệt
hại
Công nhân Trung Quốc và công nhân Việt Nam ở nhà máy Đạm Cà Mau.
Ảnh minh họa chụp trước đây.
Hàng hóa dệt may của Việt Nam năm 2013 có trị giá xuất khẩu gần
20 tỷ USD, tuy nhiên nguyên phụ liệu cần thiết phải nhập riêng từ Trung Quốc
lên tới gần 6 tỷ USD.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan
TP.HCM nhận định:
“Giả sử tình huống xấu nhất Trung Quốc ra lệnh bế môn tỏa cảng
không cho xuất hàng vào Việt Nam, thì đầu tiên là việc ách tắc sản xuất xảy ra
ngay chứ không phải là cầm cự được bao lâu. Tại vì thường nguyên liệu của chúng
ta đặc biệt với ngành dệt may là ngành thời trang, nguyên liệu đưa về là sản
xuất ngay và thường thì dự trữ nguyên liệu của các nhà máy dệt may Việt Nam là
không quá 2 tới 3 tháng. Tác động sẽ xảy ra ngay thôi.”
Tuy vậy ông Diệp Thành Kiệt có chung quan điểm với nhiều chuyên
gia khác là Trung Quốc không dại gì cấm vận dệt may Việt Nam, bởi vì họ cũng bị
thiệt hại. Trung Quốc cần đầu ra cho ngành sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của
chính họ.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định:
“Tôi chắc chắn một điều là Trung Quốc sẽ không thể cấm vận Việt
Nam ít nhất vào thời điểm này. Tại vì điều đó hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc,
bất lợi về quan hệ chính trị, về các giá trị kinh tế, bất lợi về quốc tế. Trung
Quốc được coi là cường quốc nhưng thực ra đó là hình ảnh của một nước giàu dân
nghèo hay là voi cưỡi xe đạp và còn khá là nhỏ đối với thế giới. Trung Quốc
chưa có đủ tiềm lực giống như Hoa Kỳ để mà đi cấm vận kinh tế đối với các nước
khác. Thành thử đó là một bước đi sai lầm và dại dột, có thể nói là ngu ngốc
đối với Trung Quốc nếu họ làm điều đó.”
TQ chưa có đủ tiềm lực giống như Hoa Kỳ để mà đi cấm vận kinh tế
đối với các nước khác. Thành thử đó là một bước đi sai lầm và dại dột đối với
TQ nếu họ làm điều đó.
-TS Phạm Chí Dũng
Theo các số liệu chính thức, 5 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo
của Việt Nam đạt 2,65 triệu tấn trị giá 1,19 tỷ USD nhưng riêng thị trường
Trung Quốc chi phối gần 42%. Trung Quốc còn là thị trường chủ yếu của trái cây
và mủ cao su của Việt Nam.
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và
chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam nói với báo chí là ông tin
rằng Trung Quốc không dại gì cấm biên, Trung Quốc cần nhập khẩu gạo từ Việt Nam
để đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ. Tuy vậy TS Đặng Kim Sơn nhận định:
“Trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được
thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Chính vì thế công tác nghiên
cứu thị trường, công tác chuẩn bị thị trường hiện nay đang được đẩy mạnh. Không
phải trong trường hợp xấu đến khi xảy ra gây khó khăn chúng ta mới lo chuyện này.”
Theo Cục Đầu tư Việt Nam, với 1.029 dự án còn hiệu lực tính đến
ngày 20/5 tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam là
7,84 tỷ USD. Nhật Bản duy trì vị trí nhà đầu tư lớn nhất với vốn đăng ký 35,6
tỷ USD, kế tiếp là Hàn Quốc với hơn 31 tỷ USD, Singapore với 30,3 tỷ USD và Đài
Loan 27,4 tỷ USD.
Trung Quốc đang hưởng lợi tại Việt Nam với con số xuất siêu hơn
23 tỷ USD vào năm 2013. Hơn nữa doanh nghiệp Trung Quốc đang bỏ tiền tỷ đô la
đầu tư vào ngành dệt nhuộm ở Việt Nam, đón đầu Hiệp định đối tác xuyên Thái
bình Dương TPP mà Hà Nội tham gia.
Theo giới chuyên gia, cùng với cuộc xâm lăng trên biển Đông,
Trung Quốc đang ra vẻ tạo thêm áp lực kinh tế với Việt Nam. Việc tạm thời cấm
doanh nghiệp nhà nước đầu tư mới vào Việt Nam, mang ý nghĩa răn đe chính trị
với Hà Nội hơn là một bước đi trừng phạt kinh tế thực sự.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment