Carl Bildt nói về Biển Đông
và tự do
Cưỡng
chế Dương Nội: Côn an đông như quân Nguyên, đánh dân tàn bạo
Cập nhật: 12:28
GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Ông Carl Bildt là
Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay
Ngoại trưởng
Thụy Điển Carl Bildt vừa chủ trì một hội nghị quốc tế về tự do
internet - Diễn đàn Internet Stockholm 2014, trong đó ông có bài phát
biểu nói về tầm quan trọng của tự do và cởi mở trên không gian ảo.
BấmDiễn
đàn thường niên lần thứ ba do Bộ Ngoại giao Thụy Điển,
Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (Sida) và Quỹ Hạ tầng internet .SE
đồng tổ chức hai ngày 27/5-28/5 với chủ đề "Internet - riêng tư, minh
bạch, theo dõi và quản lý".
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông Carl Bildt đã dành
cho BBC một cuộc phỏng vấn ngắn bên lề diễn đàn, trước hết là về
căng thẳng biển đảo trong vùng Đông Nam Á.
BBC: Nói
về căng thẳng hiện thời tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc,
quan điểm của ông như thế nào?
Ngoại trưởng
Carl Bildt: Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần là
các xung đột thế này cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc
tế.
Có nhiều luật, thí
dụ như Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, hay các văn bản pháp lý
quốc tế khác mà các nước cần phải tuân thủ một cách minh bạch và
thực chất để có thể giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Căng thẳng giữa Việt
Nam, Trung Quốc, và cả các nước xung quanh khác cần phải được giải
quyết giống như các nước tại các khu vực khác đã từng làm.
Chúng tôi đã chứng
kiến nhiều bất đồng thí dụ tại biển Baltic hay biển Bắc, Bắc Đại
Tây Dương... các tranh chấp bất đồng đó đều đã được giải tỏa theo
luật pháp quốc tế.
Thụy Điển không đứng
về phía nước nào mà chúng tôi muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy
cách giải quyết bằng luật pháp quốc tế.
BBC: Trong
thời gian Diễn đàn Internet Stockholm, các bên đã thảo luận khá nhiều
về mối liên quan giữa các quyền tự do của người dân, trong đó có tự
do internet, và phát triển kinh tế. Thế còn liên quan giữa các quyền
tự do này với an ninh và chủ quyền của một quốc gia thì như thế nào
thưa ông?
Ngoại trưởng
Carl Bildt: Chúng tôi thấy có liên quan giữa sự
phổ cập internet và tự do internet với khả năng phát triển thực sự
của một quốc gia trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và
xã hội.
Những nước nào tìm
cách hạn chế tự do, trong đó có tự do internet, thì cũng gặp phải
nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội.
Thụy Điển chúng tôi
là bạn bè thân thiết với Việt Nam trong nhiều năm qua, chúng tôi cũng
duy trì quan hệ với Việt Nam lâu nay nhưng tôi phải thành thật mà nói
rằng tôi từng trông đợi Việt Nam phát triển tốt hơn là như bây giờ.
Một trong các lý do chính có thể là môi trường chính trị không cởi
mở như chúng tôi hy vọng và do vậy mà cả đầu tư nước ngoài lẫn tốc
độ phát triển đều không được như dự đoán 15-20 năm trước đây.
Đây cũng là minh
chứng rõ ràng cho mối liên hệ giữa tự do chính trị và phát triển
kinh tế.
BBC: Chắc
là ông đã được biết về trường hợp một blogger Việt Nam (Facebooker Anh
Chí) bị ngăn cản không được tới Thụy Điển tham dự Diễn đàn Internet
Stockholm?
Ngoại trưởng
Carl Bildt: Vâng tôi có được biết và điều này
cho thấy một lần nữa là môi trường chính trị o ép và hạn chế sẽ
có những hậu quả xấu tới tiềm năng phát triển xã hội và kinh tế
của Việt Nam.
BBC: Trong
cách hành xử đối với các quốc gia hạn chế quyền tự do internet,
dường như đang có chỉ trích là châu Âu và phương Tây đưa ra quá nhiều
khuyến khích và nâng đỡ mà quá ít biện pháp trừng phạt. Ông trả
lời thế nào về chỉ trích này?
Ngoại trưởng
Carl Bildt: Tôi cho là về lâu dài thì khuyến
khích có lợi hơn là chế tài. Tính hiệu quả của việc trừng phạt như
thế nào thì còn phải tranh cãi và thường về ngắn hạn nhưng hiệu
quả của sự khuyến khích thì lâu dài vì nó thường liên quan tới cải
cách dài hạn.
Ông Carl Bildt là
Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay. Ông từng giữ chức Thủ tướng
Thụy Điển từ 1991-1994. Năm 1994, ông đã thăm Việt Nam trong vai trò thủ
tướng.
Xung đột Biển Đông : Cơ
hội để bớt lệ thuộc vào hàng Trung Quốc
Vải vóc do Trung Quốc
sản xuất tại một cửa hàng ở Bắc Kinh, 13/05/2014.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Tình hình tại Biển Đông
càng nóng lên với việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du
981 (HYSY 981) ngay giữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, thì
người dân càng phải nghĩ đến nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra, trong lúc nền
kinh tế Việt Nam đang lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, từ sản xuất cho đến
hàng hóa tiêu dùng.
Theo thống kê của Bộ
Công thương Việt Nam năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
đạt 13,3 tỉ đô la (chiếm 28%), chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô. Trong
khi đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến gần 37 tỉ đô la (1% tổng xuất
khẩu của Trung Quốc), gồm là nguyên vật liệu, linh kiện, trang thiết bị, hàng
tiêu dùng…
Đặc biệt đối với ngành
dệt may, da giày, lãnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nguyên liệu
phần lớn nhập từ Trung Quốc. Đồng thời các mặt hàng thời trang Trung Quốc lâu
nay cũng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thì vấn đề này càng lớn. Được biết từ
giữa tháng Năm, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã yêu cầu các công ty trong ngành
chủ động tìm kiếm các thị trường khác để nhập nguyên liệu.
Tuy nhiên khi trao đổi
với RFI Việt ngữ, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thêu đan
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cho rằng, chiến sự không thể nào xảy ra, và dù gì đi
nữa, chính phủ Việt Nam lẫn Trung Quốc đều sẽ tránh việc trả đũa kinh tế.
Ông giải thích : Trung
Quốc đang có xu hướng chuyển các đơn hàng với số lượng lớn sang Việt Nam, và
các nhà máy sản xuất nguyên liệu cũng rất cần bán hàng. Trung Quốc cũng nhập
khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam. Đặt giả thiết nếu Bắc Kinh ngưng xuất nguyên
vật liệu, thì thật ra chỉ những ngành sản xuất các mặt hàng cấp trung và thấp
mới bị ảnh hưởng, và về lâu về dài thị phần của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ bị
các nước khác giành được phần nào.
Còn hàng Việt xuất qua
Trung Quốc thì đa số là nông sản - mà người nông dân Việt Nam vẫn bán qua biên
giới dù nhiều rủi ro đối với khách hàng dễ dãi này. Nếu bị trắc trở, sẽ là dịp
khiến nông dân và thương nhân phải tìm cách nâng cao phẩm chất để bán được với
giá trị cao hơn.
Bên cạnh đó, « công
xưởng thế giới » không phải một sớm một chiều mà thay đổi được cơ cấu sản xuất,
trong khi người tiêu thụ Việt vốn dễ tính hơn một số nước láng giềng khác.
Ông Diệp Thành Kiệt tin
rằng với giá lao động ngày càng cao, Trung Quốc không chỉ xem Việt Nam là thị
trường tiêu thụ, mà nhiều nhà đầu tư của nước này sẽ tiếp tục dịch chuyển nhà
máy sang Việt Nam để giảm giá thành sản xuất.
Về phía người tiêu dùng,
chị Nguyễn Lê Như Ý ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhiều người tiêu thụ hiện
nay rất có ý thức tránh dùng hàng Trung Quốc, vì tuy giá rẻ nhưng đa số là chất
lượng tồi, thậm chí độc hại.
Chỉ trên Facebook đã có
rất nhiều trang cổ vũ cho việc tẩy chay hàng Trung Quốc, ưu tiên mua hàng Việt
Nam, với rất nhiều thông tin được cập nhật giúp người tiêu dùng sáng suốt khi
lựa chọn.
Thật ra với những hiệp
định tự do thương mại (FTA) đã có và đang được đàm phán, cũng như Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu thành công, sẽ là một trong những lối thoát
cho nền kinh tế Việt Nam để có thể bớt dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Không
những để đa dạng hóa nguồn cung cũng như khách hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm và nghiệp vụ, giúp kinh tế thăng bằng hơn về lâu về dài, mà còn minh bạch
hóa những giao dịch với những đối tác nghiêm túc và biết tôn trọng môi trường,
tôn trọng những chuẩn mực quốc tế về vệ sinh, lao động…
Dư luận cho rằng trong
cái rủi biết đâu lại có cái may. Bên cạnh cơ hội « thoát Trung » về mặt chính
trị, còn có cơ may dần thoát khỏi tình trạng hàng hóa Trung Quốc tràn ngập Việt
Nam, nuốt chửng lợi nhuận từ các thị trường khác khiến nền kinh tế mãi phụ
thuộc vào người khổng lồ phương bắc.
Ảnh hưởng văn hóa hay
dòng chảy văn minh? Lệ thuộc kinh tế hay tự do thương mại?
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
01.06.2014
Trong một lần rảnh rỗi
rủ nhau họp nhóm những người bạn thân thiết từ thời cấp ba, tôi và chúng bạn
lại có dịp tranh luận về văn hóa Việt Nam. Khơi mào cho buổi tranh luận là
thằng Thuận, vì nó liên tục than vãn là truyền hình Việt Nam cứ liên tục chiếu
phim ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, mà cô bạn gái của nó thì mê mấy tài tử xứ Trung,
xứ Hàn như điếu đổ. Rồi từ câu chuyện phim ảnh, mọi thứ dẫn dắt đến những so
sánh về văn hóa Việt Nam và văn hóa những nước Đông Á.
Có người nói là văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng quá nhiều từ văn hóa Trung Quốc. Chúng ta có rất nhiều đặc điểm chung với Trung Quốc từ chuyện ăn uống cho đến cách tư duy và sinh hoạt cộng đồng. Từ ngàn xưa chúng ta đã sử dụng chữ Nôm (chữ Quốc Âm), một loại chữ viết tượng hình sử dụng các bộ trong chữ viết Trung Hoa để sáng tạo ra chữ viết riêng của người Việt cổ.
Một số món ăn của chúng ta cũng giống với các món ăn của người Trung Quốc trong phương pháp chế biến, nguyên liệu và cả gia vị. Ngay cả những lễ hội sinh hoạt cũng có quá nhiều đặc điểm chung. Rồi đến cả cách tính ngày tháng năm và giờ khắc cũng giống. Và còn nhiều nhiều thứ khác nữa…
Trong bữa cơm chiều nay cũng vậy, thấy em gái tôi bật ti vi và chăm chú theo dõi một bộ phim cổ trang của Trung Quốc, mẹ tôi lắc đầu: “Bọn trẻ chỉ quan tâm đến phim ảnh Tàu thôi! Ngày càng bị Tàu hóa rồi.” Ba tôi không đồng ý với quan điểm đó của mẹ, ba cho rằng chẳng có cái gọi là “Tàu hóa” như mẹ tôi nhận định. Bởi vì rõ ràng “Tàu” là cách chúng ta gọi người Trung Quốc xưa khi họ tiếp cận vùng đất của người Việt bằng tàu thuyền. Vì vậy, sẽ chẳng có cái gọi là “văn hóa Tàu”, và chúng ta cũng không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đó.
Ba tôi cho rằng chúng ta thuộc dòng chảy văn minh Trung Hoa, mà trong đó, cái nôi xuất phát là Trung Quốc ngày nay. Cũng không loại trừ Nam Hàn và Bắc Hàn, cũng như Nhật Bản, những quốc gia cũng thuộc dòng chảy của nền văn minh đó. Sỡ dĩ chúng ta nằm trong dòng chảy văn minh đó là vì vị trí địa lý của chúng ta quá gần với Trung Quốc, mà theo như cách gọi của các tiền bối là “núi liền núi, sông liền sông”. Vậy quá rõ ràng là chúng ta không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, chỉ đơn giản là chúng ta giống họ vì chúng ta nằm trong dòng chảy của nền văn minh Trung Hoa, cùng với Nam Hàn, Bắc Hàn và Nhật Bản.
Sở dĩ phim ảnh, sách báo Trung Quốc thu hút được sự chú ý của khán giả Việt Nam là vì những đặc điểm giống nhau như đã nói ở trên. Nền tảng của những văn hóa phẩm nêu trên đều dựa trên các yếu tố gần gũi với khán giả, độc giả Việt Nam. Chúng đa dạng về nội dung nhưng lại có một điểm chung là gần gũi về văn hóa và dễ tiếp thu về mặt diễn đạt.
Chúng ta thường than vãn là ngày càng có nhiều phim Tàu, phim Hàn chiếu nhan nhản trên truyền hình Việt Nam. Đừng đổ lỗi cho các nhà biên tập phát sóng vì chính khán giả mới là yếu tố quyết định. Nếu phim nhập về mà không có khán giả hoặc tệ hơn là bị sự phản đối từ phía khán giả thì chẳng có đài truyền hình nào mua bản quyền phát sóng bộ phim đó. Vấn đề là chúng ta nằm trong dòng chảy văn minh Trung Hoa cho nên các yếu tố gần gũi trong dòng chảy đó đã làm chúng ta dễ bị “ghiền” những sản phẩm văn hóa đến từ Trung Quốc.
Bản thân tôi cho rằng, hai yếu tố quan trọng tạo nên một con người là thể chất và tư tưởng, và hai yếu tố này có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhưng thông thường tư tưởng sẽ dẫn dắt thể chất. Dĩ nhiên, những sản phẩm văn hóa được liệt vô hàng những sản phẩm tác động trực tiếp lên tư tưởng. Cực kỳ nguy hiểm!
Theo tôi, chúng ta không nên tự xem mình đã và đang bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, chỉ xin nhắc lại, chúng ta nằm trong cùng một dòng chảy văn minh với họ. Nhưng vì Trung Quốc là nước lớn, dân số đông, diện tích rộng cho nên như một định kiến ngầm, họ nghiễm nhiên có tiếng nói lớn hơn trên các diễn đàn quốc tế. Còn nhớ, thời đương nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào, Việt Nam đã ký kết hơn 10 hiệp định hợp tác về kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Bản thân Việt Nam trước giờ vẫn có mối quan hệ mật thiết đến kỳ lạ với Trung Quốc, và sự phát triển của Việt Nam gần như đang dẫm lên từng bước chân của người khổng lồ đàn anh Trung Quốc đi trước.
Nói là dẫm chân là do Trung Quốc đi trước Việt Nam rất lâu. Do đó, họ dư khả năng biết được những nhược điểm của Việt Nam hiện nay cũng giống như những sai lầm quá khứ họ đã trải qua. Họ nắm Việt Nam trong lòng bàn tay và dễ dàng chỉ ra ưu khuyết điểm trong đa chiều kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam mang tiếng là có mối quan hệ hữu nghị về mặt giao thương và tự do kinh tế với Trung Quốc, nhưng thực chất đó là một mối quan hệ thả con tép bắt con tôm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ba tôi từng nói, chiến tranh bây giờ sẽ có thể không diễn ra trên mặt trận súng đạn, mà là trên mặt trận kinh tế, về hình thức là hoàn toàn nhân đạo nhưng thực chất cũng tàn khốc không kém.
Còn nhớ mới đây nhất, thương lái Trung Quốc cho thu mua con banh lông (một loài sống ở biển, hình dáng tròn như trái banh lông và không có giá trị kinh tế) với giá cao làm cho ngư dân Việt Nam trước đây chưa hề có ý định khai thác loài vật không có giá trị đó, chuyển sang vay mượn nợ để mua ngư cụ.
Rồi bỗng dưng các thương lái Trung Quốc dừng thu mua lại, làm cho ngư dân điêu đứng. Có người vay đến 50 triệu đồng (khoảng 2.500 đôla) để sắm ngư cụ khai thác, và thuê nhân công với giá cao. Đến lúc này, mọi thứ diễn ra hỗn độn và người dân thì khóc ròng vì bỗng dưng ôm nợ. Trước đó thì còn nhiều vụ thu mua kì lạ của thương lái Trung Quốc như thu mua ốc bưu vàng, đĩa… Có thể nói, chỉ vài thương lái nhỏ của họ cũng làm điêu đứng nhiều nông dân, ngư dân của Việt Nam.
Tình hình biển Đông lại tiếp tục căng thẳng sau vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam. Bản chất của sự việc này chỉ là một động thái nhỏ trong âm mưu từng bước hiện thực hóa hải đồ đường lưỡi bò chín đoạn. Trung Quốc nhận định Việt Nam là nước nhỏ, dễ bị ảnh hưởng và dễ bị tác động, do đó sự trắng trợn của chúng càng thể hiện rõ hơn.
Mối quan hệ lâu năm mật thiết một cách kỳ lạ đã cho phép Trung Quốc đánh giá Việt Nam ở mức tầm thường và dễ bị kích động. Sự việc công nhân Việt Nam đập phá và uy hiếp nhà xưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh lại càng cho thấy tâm lý không vững, dễ bị kích động của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Theo tôi, là một người trẻ, chúng ta phải thể hiện được ý chí vững vàng trước mọi ý kiến tác động, cho dù tác động đó mang tính khiêu khích hay là những lời dụ dỗ ngon ngọt.
Việt Nam chắc chắn sẽ không đứng một mình trong cuộc chiến chống xâm lược mới từ Trung Quốc. Việc cần làm là làm thế nào để nói đúng, nói thật và tuyên truyền rộng khắp những hành động sai trái của Trung Quốc cho bạn bè quốc tế biết rõ. Phải chỉ rõ sự việc đường lưỡi bò chín đoạn có ảnh hưởng rất lớn về mặt địa lý – kinh tế của nhiều nước (trong đó có siêu cường quốc Hoa Kỳ) chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Đừng để chưa thua trong cuộc chiến xâm lược địa lý, chúng ta đã bị thua cuộc trong cuộc chiến tư tưởng thông qua những âm mưu nhỏ và nhiều của Trung Quốc. Hệ tư tưởng có vững thì thể chất mới mạnh khỏe. Trung Quốc có những âm mưu nhỏ và nhiều, thì chúng ta sẽ có những chiến lược nhỏ nhưng hiệu quả và đúng đắn. Sẽ không có một quốc gia nào ủng hộ sự ngang ngược của Trung Quốc cho dù họ to lớn và có tầm ảnh hưởng.
Vì lợi ích chung của nhiều quốc gia, Việt Nam sẽ không đứng một mình, tuy nhiên, hãy hành động đúng và chứng minh được người Việt Nam thông minh và kiên cường. Đừng tự biến mình thành những kẻ ngông cuồng vì tư tưởng yếu kém.
Có người nói là văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng quá nhiều từ văn hóa Trung Quốc. Chúng ta có rất nhiều đặc điểm chung với Trung Quốc từ chuyện ăn uống cho đến cách tư duy và sinh hoạt cộng đồng. Từ ngàn xưa chúng ta đã sử dụng chữ Nôm (chữ Quốc Âm), một loại chữ viết tượng hình sử dụng các bộ trong chữ viết Trung Hoa để sáng tạo ra chữ viết riêng của người Việt cổ.
Một số món ăn của chúng ta cũng giống với các món ăn của người Trung Quốc trong phương pháp chế biến, nguyên liệu và cả gia vị. Ngay cả những lễ hội sinh hoạt cũng có quá nhiều đặc điểm chung. Rồi đến cả cách tính ngày tháng năm và giờ khắc cũng giống. Và còn nhiều nhiều thứ khác nữa…
Trong bữa cơm chiều nay cũng vậy, thấy em gái tôi bật ti vi và chăm chú theo dõi một bộ phim cổ trang của Trung Quốc, mẹ tôi lắc đầu: “Bọn trẻ chỉ quan tâm đến phim ảnh Tàu thôi! Ngày càng bị Tàu hóa rồi.” Ba tôi không đồng ý với quan điểm đó của mẹ, ba cho rằng chẳng có cái gọi là “Tàu hóa” như mẹ tôi nhận định. Bởi vì rõ ràng “Tàu” là cách chúng ta gọi người Trung Quốc xưa khi họ tiếp cận vùng đất của người Việt bằng tàu thuyền. Vì vậy, sẽ chẳng có cái gọi là “văn hóa Tàu”, và chúng ta cũng không bị ảnh hưởng bởi văn hóa đó.
Ba tôi cho rằng chúng ta thuộc dòng chảy văn minh Trung Hoa, mà trong đó, cái nôi xuất phát là Trung Quốc ngày nay. Cũng không loại trừ Nam Hàn và Bắc Hàn, cũng như Nhật Bản, những quốc gia cũng thuộc dòng chảy của nền văn minh đó. Sỡ dĩ chúng ta nằm trong dòng chảy văn minh đó là vì vị trí địa lý của chúng ta quá gần với Trung Quốc, mà theo như cách gọi của các tiền bối là “núi liền núi, sông liền sông”. Vậy quá rõ ràng là chúng ta không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, chỉ đơn giản là chúng ta giống họ vì chúng ta nằm trong dòng chảy của nền văn minh Trung Hoa, cùng với Nam Hàn, Bắc Hàn và Nhật Bản.
Sở dĩ phim ảnh, sách báo Trung Quốc thu hút được sự chú ý của khán giả Việt Nam là vì những đặc điểm giống nhau như đã nói ở trên. Nền tảng của những văn hóa phẩm nêu trên đều dựa trên các yếu tố gần gũi với khán giả, độc giả Việt Nam. Chúng đa dạng về nội dung nhưng lại có một điểm chung là gần gũi về văn hóa và dễ tiếp thu về mặt diễn đạt.
Chúng ta thường than vãn là ngày càng có nhiều phim Tàu, phim Hàn chiếu nhan nhản trên truyền hình Việt Nam. Đừng đổ lỗi cho các nhà biên tập phát sóng vì chính khán giả mới là yếu tố quyết định. Nếu phim nhập về mà không có khán giả hoặc tệ hơn là bị sự phản đối từ phía khán giả thì chẳng có đài truyền hình nào mua bản quyền phát sóng bộ phim đó. Vấn đề là chúng ta nằm trong dòng chảy văn minh Trung Hoa cho nên các yếu tố gần gũi trong dòng chảy đó đã làm chúng ta dễ bị “ghiền” những sản phẩm văn hóa đến từ Trung Quốc.
Bản thân tôi cho rằng, hai yếu tố quan trọng tạo nên một con người là thể chất và tư tưởng, và hai yếu tố này có sự tác động qua lại lẫn nhau, nhưng thông thường tư tưởng sẽ dẫn dắt thể chất. Dĩ nhiên, những sản phẩm văn hóa được liệt vô hàng những sản phẩm tác động trực tiếp lên tư tưởng. Cực kỳ nguy hiểm!
Theo tôi, chúng ta không nên tự xem mình đã và đang bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, chỉ xin nhắc lại, chúng ta nằm trong cùng một dòng chảy văn minh với họ. Nhưng vì Trung Quốc là nước lớn, dân số đông, diện tích rộng cho nên như một định kiến ngầm, họ nghiễm nhiên có tiếng nói lớn hơn trên các diễn đàn quốc tế. Còn nhớ, thời đương nhiệm của ông Hồ Cẩm Đào, Việt Nam đã ký kết hơn 10 hiệp định hợp tác về kinh tế và thương mại với Trung Quốc. Bản thân Việt Nam trước giờ vẫn có mối quan hệ mật thiết đến kỳ lạ với Trung Quốc, và sự phát triển của Việt Nam gần như đang dẫm lên từng bước chân của người khổng lồ đàn anh Trung Quốc đi trước.
Nói là dẫm chân là do Trung Quốc đi trước Việt Nam rất lâu. Do đó, họ dư khả năng biết được những nhược điểm của Việt Nam hiện nay cũng giống như những sai lầm quá khứ họ đã trải qua. Họ nắm Việt Nam trong lòng bàn tay và dễ dàng chỉ ra ưu khuyết điểm trong đa chiều kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam mang tiếng là có mối quan hệ hữu nghị về mặt giao thương và tự do kinh tế với Trung Quốc, nhưng thực chất đó là một mối quan hệ thả con tép bắt con tôm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ba tôi từng nói, chiến tranh bây giờ sẽ có thể không diễn ra trên mặt trận súng đạn, mà là trên mặt trận kinh tế, về hình thức là hoàn toàn nhân đạo nhưng thực chất cũng tàn khốc không kém.
Còn nhớ mới đây nhất, thương lái Trung Quốc cho thu mua con banh lông (một loài sống ở biển, hình dáng tròn như trái banh lông và không có giá trị kinh tế) với giá cao làm cho ngư dân Việt Nam trước đây chưa hề có ý định khai thác loài vật không có giá trị đó, chuyển sang vay mượn nợ để mua ngư cụ.
Rồi bỗng dưng các thương lái Trung Quốc dừng thu mua lại, làm cho ngư dân điêu đứng. Có người vay đến 50 triệu đồng (khoảng 2.500 đôla) để sắm ngư cụ khai thác, và thuê nhân công với giá cao. Đến lúc này, mọi thứ diễn ra hỗn độn và người dân thì khóc ròng vì bỗng dưng ôm nợ. Trước đó thì còn nhiều vụ thu mua kì lạ của thương lái Trung Quốc như thu mua ốc bưu vàng, đĩa… Có thể nói, chỉ vài thương lái nhỏ của họ cũng làm điêu đứng nhiều nông dân, ngư dân của Việt Nam.
Tình hình biển Đông lại tiếp tục căng thẳng sau vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam. Bản chất của sự việc này chỉ là một động thái nhỏ trong âm mưu từng bước hiện thực hóa hải đồ đường lưỡi bò chín đoạn. Trung Quốc nhận định Việt Nam là nước nhỏ, dễ bị ảnh hưởng và dễ bị tác động, do đó sự trắng trợn của chúng càng thể hiện rõ hơn.
Mối quan hệ lâu năm mật thiết một cách kỳ lạ đã cho phép Trung Quốc đánh giá Việt Nam ở mức tầm thường và dễ bị kích động. Sự việc công nhân Việt Nam đập phá và uy hiếp nhà xưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh lại càng cho thấy tâm lý không vững, dễ bị kích động của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Theo tôi, là một người trẻ, chúng ta phải thể hiện được ý chí vững vàng trước mọi ý kiến tác động, cho dù tác động đó mang tính khiêu khích hay là những lời dụ dỗ ngon ngọt.
Việt Nam chắc chắn sẽ không đứng một mình trong cuộc chiến chống xâm lược mới từ Trung Quốc. Việc cần làm là làm thế nào để nói đúng, nói thật và tuyên truyền rộng khắp những hành động sai trái của Trung Quốc cho bạn bè quốc tế biết rõ. Phải chỉ rõ sự việc đường lưỡi bò chín đoạn có ảnh hưởng rất lớn về mặt địa lý – kinh tế của nhiều nước (trong đó có siêu cường quốc Hoa Kỳ) chứ không chỉ riêng Việt Nam.
Đừng để chưa thua trong cuộc chiến xâm lược địa lý, chúng ta đã bị thua cuộc trong cuộc chiến tư tưởng thông qua những âm mưu nhỏ và nhiều của Trung Quốc. Hệ tư tưởng có vững thì thể chất mới mạnh khỏe. Trung Quốc có những âm mưu nhỏ và nhiều, thì chúng ta sẽ có những chiến lược nhỏ nhưng hiệu quả và đúng đắn. Sẽ không có một quốc gia nào ủng hộ sự ngang ngược của Trung Quốc cho dù họ to lớn và có tầm ảnh hưởng.
Vì lợi ích chung của nhiều quốc gia, Việt Nam sẽ không đứng một mình, tuy nhiên, hãy hành động đúng và chứng minh được người Việt Nam thông minh và kiên cường. Đừng tự biến mình thành những kẻ ngông cuồng vì tư tưởng yếu kém.
Toàn bộ phim của cuộc
biểu tình chống Trung cộng và Việt cộng
Ngày 31/05/2014 tại King
George Square – trung tâm thành phố Brisbane – Úc đại lợi
Kính mời quý vị bấm vào
link dưới đây để xem toàn bộ cuốn phim của cuộc biểu tình chống Trung cộng và
Việt cộng ở thành phố
Brisbane, nước Úc, hôm
thứ Bảy 31/05/2014 do yvekvt thực hiện.
Bộ phim gồm có 6 tập,
tổng cộng dài khoảng 67 phút.
- Khi xem xong mỗi tập,
youtube sẽ tự động bắt đầu tập tiếp theo.
- Quý vị cũng có thể bấm
riêng vào link của mỗi tập để chỉ xem tập đó mà thôi.
- Khi mỗi tập bắt đầu,
quý vị có thể bấm nút settings (giồng hình bánh xe nhỏ) ở cuối
màn ảnh và chọn 1080p hay 720p để xem hình ảnh rõ ràng hơn.
- Bấm nút giống hình chữ
nhựt kế bên, phim sẽ phóng to lên hết màn ảnh của máy.
=====
Tập 1 (2’44”): Lên
đường: một trong ba xe buýt nhỏ từ văn phòng Cộng đồng ở Darra. Ngoài ra có 3
xe buýt lớn đi từ Inala.
Tập 2 (10’27”):
Đồng hương tề tựu tại địa điểm biểu tình. Phỏng vấn một vài thành viên trong
cộng đồng.
Tập 3 (15’33”):
Chuẩn bị - Các xe buýt đổ về - Xuất quân.
Tập 4 (13'23"): Trước
tòa lãnh sự Trung Cộng ở đường Adelaide, sang đường George, qua đường Ann.
Tập 5 (14’29”):
Trước văn phòng cấp chiếu khán của TC ở đường Ann, qua ANZAC Square, về đường
Adelaide.
Tập 6 (9’50”):
Trở về địa điểm xuất phát – Hát hùng ca - Phỏng vấn đúc kết.
Hưng Việt (Brisbane)
02/06/2014
__._,_.___
No comments:
Post a Comment