Bỏ chạy khi bị xâm lược
thì bảo vệ tổ quốc bằng cách gì?
Nguyễn Văn
Hoàng
Thời gian đang chứng minh cho Việt Nam thấy là chẳng có cái bẫy nào cả. Chẳng qua do Việt Nam sợ quá hoắng lên với nhau. Như tôi đã từng phân tích, “việc dùng đội quân đông đảo hùng hậu để bảo vệ giàn khoan chứng tỏ Trung Quốc vừa e ngại, vừa muốn thị uy, đe nẹt cho Việt Nam khiếp nhược ngay từ đầu mà không dám động thủ”.
Thời gian đang chứng minh cho Việt Nam thấy là chẳng có cái bẫy nào cả. Chẳng qua do Việt Nam sợ quá hoắng lên với nhau. Như tôi đã từng phân tích, “việc dùng đội quân đông đảo hùng hậu để bảo vệ giàn khoan chứng tỏ Trung Quốc vừa e ngại, vừa muốn thị uy, đe nẹt cho Việt Nam khiếp nhược ngay từ đầu mà không dám động thủ”.
Chắc chắn Trung
Quốc không dám nổ súng trước. Ngay cả hành vi đâm chìm tàu của ngư dân cũng chỉ
là kế "sát kê hách hầu" - giết gà dọa khỉ bởi nếu muốn bắn hoặc đâm chìm
tàu Kiểm ngư, CSB, đêm tối thừa khả năng giúp chúng làm việc ấy. Nhưng đêm tối
chúng lại rọi đèn, hú còi, gọi loa xua đuổi chứng tỏ chúng chỉ dọa cho chúng ta
sợ.
Mà kể cả trong trường hợp xấu nhất ta không bỏ chạy, chúng có đâm, có bắn thật, chúng ta có đổ máu, hy sinh cũng không có gì phí phạm bởi đó là để bảo vệ chính nghĩa. Cái gì cũng có giá
của nó nhất là giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền. Nếu không dám đương đầu, không muốn đổ máu, không chịu hy sinh ngay cả khi giặc vào tận nhà thì hóa ra ngồi mát mà ăn không tiền thuế của dân à? Nếu vậy thì giải ngũ về làm xe ôm, để người dân ra trông coi. Hãy nhớ đỉnh cao như Mỹ còn phải mất mạng, bỏ mẹ.
Theo Đất Việt, “khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.
Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá”.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu khi sự kiện Gạc Ma nổ ra, phía Việt Nam phản công quyết liệt như vậy ngay từ ban đầu, nhiều khả năng Gạc Ma không bị quân Trung Quốc cướp và chiếm đóng như bây giờ. Đó là bài học đau đớn cho sự bạc nhược, yếu hèn.
Len Đao cho thấy Trung Quốc tuy già dái nhưng non hột, sử dụng chiến thuật mềm nắn rắn buông vì hiểu Việt Nam chính nghĩa. Đó chính là bài học, kinh nghiệm xương máu cho bảo vệ biển Đông ngày hôm nay.
Thật không hiểu, chỉ lo bỏ chạy không dám đương đầu ngay trên đất nhà mình khi bị xâm lược thì bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng cách gì!?
N.V.H
Nguồn: https://www.facebook.com/hoang.nguyenvan.779857
Mà kể cả trong trường hợp xấu nhất ta không bỏ chạy, chúng có đâm, có bắn thật, chúng ta có đổ máu, hy sinh cũng không có gì phí phạm bởi đó là để bảo vệ chính nghĩa. Cái gì cũng có giá
của nó nhất là giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền. Nếu không dám đương đầu, không muốn đổ máu, không chịu hy sinh ngay cả khi giặc vào tận nhà thì hóa ra ngồi mát mà ăn không tiền thuế của dân à? Nếu vậy thì giải ngũ về làm xe ôm, để người dân ra trông coi. Hãy nhớ đỉnh cao như Mỹ còn phải mất mạng, bỏ mẹ.
Theo Đất Việt, “khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.
Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá”.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu khi sự kiện Gạc Ma nổ ra, phía Việt Nam phản công quyết liệt như vậy ngay từ ban đầu, nhiều khả năng Gạc Ma không bị quân Trung Quốc cướp và chiếm đóng như bây giờ. Đó là bài học đau đớn cho sự bạc nhược, yếu hèn.
Len Đao cho thấy Trung Quốc tuy già dái nhưng non hột, sử dụng chiến thuật mềm nắn rắn buông vì hiểu Việt Nam chính nghĩa. Đó chính là bài học, kinh nghiệm xương máu cho bảo vệ biển Đông ngày hôm nay.
Thật không hiểu, chỉ lo bỏ chạy không dám đương đầu ngay trên đất nhà mình khi bị xâm lược thì bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bằng cách gì!?
N.V.H
Nguồn: https://www.facebook.com/hoang.nguyenvan.779857
Việt Nam phản biện
trước khi họp với Trung Quốc
Cảnh sát biển
Trung Quốc (P) phất cờ báo hiệu cho tàu biển Việt Nam KN-762 (T) để tránh va
chạm trên vùng biển Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 hôm 02/5/2014.
AFP photo
Việt Nam đã sử
dụng cuộc họp báo Quốc tế lần thứ 5 tại Hà Nội để giải tỏa dư luận, phát xuất
từ sự việc Trung Quốc ngày 8 và 9/6 công bố tài liệu mang tên “Tác nghiệp của
giàn khoan Hải Dương 981: sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung
Quốc, đề nghị lưu hành tại Liên Hợp Quốc.”
Trong cuộc họp
báo, đáp câu hỏi của Vietnam Net về phản ứng của Việt Nam đối với việc Trung
Quốc đang mở rộng một số công trình kiên cố ở Trường Sa. Ông Lê Hải Bình phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý,
bằng chứng để khẳng định chủ quyền ở Trường Sa. Cơ quan chức năng Việt Nam cho
biết Trung Quốc đã mở rộng, xây dựng công trình trái phép ở Gạc Ma và một số
điểm khác vốn bị Trung Quốc chiếm từ tháng 3-1988.
Theo lời ông Bình,
Việt Nam cực lực phản đối hành vi này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các
hành động xây dựng mở rộng trái phép, các hành động thay đổi hiện trạng, không
để hành động tái diễn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở
biển Đông…
Được biết ngày
12/6 vừa qua hàng trăm người dân Philippines đã biểu tình phản kháng Trung Quốc
về việc kiên cố hóa bãi Gạc Ma thiết lập đường băng cho máy bay, chuẩn bị lập
vùng nhận dạng phòng không trên biển đông. Nhận định về vấn đề Trung Quốc đang
phát triển Gạc Ma và không thấy một cuộc biểu tình nào của người dân Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội
nhận định:
Có lẽ người dân
cũng chán không buồn biểu tình nữa với cách ứng xử của nhà cầm quyền, nó làm
cho người Việt Nam rời rạc không gắn kết với nhau nữa. Đó là điều rất nguy hiểm
rất lớn.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A
“Có lẽ người dân
cũng chán không buồn biểu tình nữa với cách ứng xử của nhà cầm quyền, nó làm
cho người Việt Nam rời rạc không gắn kết với nhau nữa. Đó là điều rất nguy hiểm
rất lớn, ví dụ Gạc Ma có thể là vấn đề nguy hiểm không kém gì giàn khoan HD
981. Phía nhà nước, chính phủ mà không để cho người dân thực hiện quyền biểu
tình của mình thì đây là sai lầm rất lớn của chế độ này.”
Trong cuộc họp báo
không thấy các giới chức Việt nam đề cập cụ thể những tài liệu mà Trung
Quốc công bố tại Liên hợp quốc như Bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc và bản đồ-Phủ
Thủ tướng Việt Nam ấn hành năm 1972 và sách giáo khoa địa lý lớp 9 ấn hành năm
1974. Những tài liệu này theo phía Trung Quốc thể hiện việc Việt Nam công nhận
Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc. Các quần đảo này là Hoàng Sa Trường Sa mà
Việt Nam khẳng định chủ quyền. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Lẽ ra phải nêu
những chuyện đó ra. Nhưng mà họ nêu ra thì họ có thể có sự e ngại nào đó, trên
báo chí hay TV người dân biết được có những chuyện như thế thì có thể tính
chính đáng của chế độ này bị lung lay.”
Về công thư Phạm
Văn Đồng 1958
Tại cuộc họp báo
ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, qua trả lời
các câu hỏi của báo chí đã đưa ra 4 luận điểm bác bỏ các quan điểm của Trung
Quốc liên quan tới chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Thứ nhất các tư liệu lịch sử
cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa; thứ hai các hội nghị quốc
tế không giao Hoàng Sa cho Trung Quốc, cụ thể Hội nghị San Francisco và cho đến
trước 1974, Trung Quốc vẫn hoàn toàn ý thức Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt
Nam Cộng Hòa; thứ ba Trung Quốc vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ
lực, năm 1974 đánh chiếm các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa sau khi đánh bại
quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Và luận điểm thứ 4 theo lời ông Trần Duy Hải Việt
Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Công thư Phạm Văn Đồng 1958 không hề đề cập vấn đề chủ quyền và
phía Trung Quốc luôn tìm cách diễn giải sai văn bản này.
Trao đổi với chúng
tôi, TS Nguyễn Nhã chuyên gia nghiên cứu biển Đông hiện sống và làm việc tại
TP.HCM chia sẻ quan điểm:
“Công hàm Phạm Văn
Đồng hay tất cả mọi thứ khác Trung Quốc nói Việt Nam lật lọng. Trong đó có ông
Ung Văn Khiêm tuyên bố thế nào, viên chức Bộ Ngoại giao thế nào…sách giáo khoa,
bản đồ thế nào…Theo tôi Hiệp định Genève qui định rất rõ rồi, trong thời gian
sau 54 cho đến 75 trong lãnh thổ cũng như ngoài biển từ vĩ tuyến 17 trở xuống
thuộc về chính quyền phía Nam quản lý. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
không quản lý, cho nên những điều như Trung Quốc nói nó chỉ thể hiện vấn đề
chính trị, quan hệ đồng minh đồng chí ủng hộ cùng phe thôi.”
Theo TS Nguyễn
Nhã, Việt Nam qua các thời đại đều khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa
Trường Sa. Trước 1975 Hoàng Sa Trường Sa thuộc về VNCH, sau 30/4/1975 Việt Nam
thống nhất dưới danh nghĩa một nhà nước mới và được quốc tế công nhận. TS
Nguyễn Nhã nhấn mạnh:
Chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý, cho nên những điều như Trung Quốc nói nó
chỉ thể hiện vấn đề chính trị, quan hệ đồng minh đồng chí ủng hộ cùng phe
thôi.”
- TS Nguyễn Nhã
- TS Nguyễn Nhã
“Nhà nước mới
thống nhất này có tính chất pháp lý hoàn toàn khác với nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, mặc dù nhà nước này cũng có một số nhân vật trong chính quyền
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó nhà nước thống nhất này đã khẳng định chủ
quyền, về ngoại giao năm 1979 có Sách Trắng khẳng định chủ quyền Việt Nam về
Hoàng Sa Trường Sa rồi và phản bác những gì Trung Quốc nói. Như thế về
tính pháp lý quốc tế, bất cứ chính quyền nào kể từ Chúa Nguyễn cho đến Nhà
Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc, sau 1954 rồi sau 1975 thống nhất, tất cả các
chính quyền có trách nhiệm quản lý chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền thành thử ra
những bằng chứng Trung Quốc đưa ra không có giá trị pháp lý quốc tế.”
Cuộc họp báo
quốc tế lần thứ 5 ngày 16/6/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam diễn ra trong bối
cảnh giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đã hoạt động trái phép trên vùng đặc
quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam 47 ngày. Trung Quốc tiếp tục duy trì lực
lượng hơn 100 tàu có máy bay yểm trợ để bảo vệ giàn khoan, bao gồm tàu quân sự,
tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu cá. Việt Nam từ chỗ là nạn nhân bị xâm lấn, bị
phun vòi rồng bị va đập hư hại hơn 30 tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển nay đã bị
Trung Quốc vu vạ ngược lại. Việt Nam đã cực lực phản bác các cáo giác được cho
là bịa đặt của Trung Quốc.
Chuyến thăm Việt
Nam của ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc trong tuần này, đặt
ra chút ít khả năng về việc giảm căng thẳng về vụ giàn khoan HD 981, dù lịch
làm việc trên nguyên tắc là đối thoại thường niên về hợp tác song phương. Trước
đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từ chối gặp gỡ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-reject-cn-ahead-yangjiechi-visit-nn-06162014132435.html
Phản bác luận điểm
Tàu cộng như thế nào?
Gs Nguyễn Văn Tuấn
|
Ts Trần
Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ
|
Đọc bài gọi là “phản
biện” của ông Trần Công Trực (1) tôi thấy sao mà hời hợt và thiếu tính thuyết
phục. Những điểm trình bày trong bài viết có lẽ chỉ nói cho “phe ta” đọc cho
vui mắt thôi, nên kèm theo mấy cái danh xưng kiểu như “tiến sĩ” để thu hút người
đọc và tạo ấn tượng học thuật. Nhưng đứng trên phương diện học thuật thì tôi e
rằng bài phản biện này chưa đạt chuẩn để lên võ đài tranh luận với các học giả
Tàu. Đây chính là vấn đề của VN: chỉ thích nói cho nhau nghe, mà không phản bác
đối phương một cách trực tiếp. Hệ quả là chính ta ru ngủ ta (hay có người nói
là “tự sướng”).
Sự hời hợt được phản ảnh qua phần phản bác thông tin trong sách giáo khoa lớp 9. Chẳng hạn như câu “Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực
chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…”. (Ôi! Sao tôi ghét cái dấu ba chấm này quá [2]). Tôi sợ giải thích này không thuyết phục. Ở một nước mà thông tin bị kiểm soát nghiêm ngặt và tất cả tin tức đều qua kiểm duyệt của bộ máy đảng và Nhà nước thì lí lẽ gọi là “tham khảo” không có giá trị pháp lí không thuyết phục được ai. Nên nhớ rằng tài liệu tham khảo là một chứng từ, và theo tôi thấy, chứng từ vẫn có giá trị nào đó ở pháp đình. Vấn đề là giá trị của nó cao thấp cỡ nào. Bọn Tàu cộng đọc xong câu này chắc chúng sẽ cười, vì chúng thầm nghĩ “chiêu này chúng tao dạy cho tụi bây mà”.
Vậy chúng ta phản bác luận điệu sách giáo khoa này như thế nào? Tôi nghĩ đến những cách thức và luận điểm sau đây:
Thứ nhất là tính phi khoa học. Tài liệu tham khảo có thể dùng để biện minh cho một phát biểu hay quan điểm. Việc Tàu cộng dùng “tài liệu tham khảo” (dùng chữ của ông TCTrực) là hợp lí. Nhưng cách sử dụng đó cũng không hợp lí và phi khoa học, bởi vì trong học thuật, có tài liệu tham khảo yểm trợ cho một quan điểm, nhưng cũng có tài liệu tham khảo khác không yểm trợ quan điểm đó. Tại sao họ không trích dẫn sách giáo khoa địa lí ở miền Nam? Tương tự, nếu khách quan thì Tàu cộng phải trình bày tài liệu khác cho thấy hai quần đảo đó không thuộc về họ (nhưng điều này thì chúng ta không thể kì vọng họ). Vì không kì vọng vào tính khoa học của Tàu cộng, nên phía VN phải trình bày tài liệu tham khảo khác đáng tin cậy hơn và khách quan hơn để phản bác quan điểm của họ.
Thứ hai là phản bác về độ tin cậy và chính xác của thông tin. Tôi nghĩ không nên dựa vào lí giải rằng vì là “tham khảo” nên không có giá trị pháp lí, mà phải biện luận cái nguồn gốc của thông tin đó. Nói cách khác, phải tìm cho rõ thông tin trong sách giáo khoa lớp 9 (nói rằng Tây Sa và Nam Sa là của Tàu cộng) xuất phát từ đâu. Sau đó sẽ thẩm định độ tin cậy và tính chính xác của thông tin đó. Tôi chủ quan nghĩ rằng thông tin đó đến từ Tàu cộng (hoặc do chúng áp đặt, hoặc phía VN dịch sách của Tàu cộng), và nếu điều đó đúng thì thông tin chẳng có ý nghĩa gì trong tài liệu của họ.
Thứ ba là thông tin trong sách giáo khoa không phải là bất biến. Trong nhiều lĩnh vực, kể cả địa lí và sử, biên giới và chủ quyền có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi có thể là do tranh chấp, chiến tranh, hay do kiến thức mới. Do đó, sách giáo khoa địa lí của Bắc VN đã in từ hơn 40 năm trước, và trong thời gian đó đã có nhiều thay đổi. Lấy thông tin của hơn 4 thập kỉ trước để biện minh cho tranh chấp hiện nay là có phần không hợp lí. Không ai dựa vào thông tin sử của 400 năm trước để đòi Los Angeles trả về cho Mexico, hay trả Sài Gòn cho Vương quốc Khmer! Vả lại, VN bây giờ là thống nhất, còn cuốn sách giáo khoa đó chỉ được dùng giảng dạy cho một phần VN, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể xem là một tài liệu tham khảo có giá trị bất biến.
Thứ tư là dùng đến phân tích thống kê. Tàu cộng dùng thông tin trong sách giáo khoa của VN và cái thư (hay công hàm?) của ông Phạm Văn Đồng, và có thể vài nguồn khác để biện minh về chủ quyền. Nhưng lượng tài liệu của họ không nhiều, và chất cũng kém. Do đó, ở đây, chúng ta phải đấu về lượng và chất. Không cần nói ra, chúng ta đều biết VN đang lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ về chủ quyền hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chắc chắn là nhiều hơn lượng thông tin của Tàu. Vậy thì phía VN còn chần chừ gì mà không làm một thống kê có bao nhiêu tài liệu “for” và “against” (phải có cả hai) để làm một chứng minh mang tính định lượng về chủ quyền. Để thuyết phục về chất, cần phân loại thông tin (lịch sử, địa lí, khoa học, văn học, báo chí) và sắp xếp theo thời gian. Các nhà báo VN hết năm này sang tháng nọ cứ viết bài “có thêm bằng chứng” [chủ quyền] mà không có ai đứng ra hệ thống hoá thông tin cả. Đã đến lúc một nhóm nhà bào hay nhà khoa học xã hội đứng ra thu thập dữ liệu và biến chúng thành thông tin và tri thức. Nếu cần kĩ năng phân tích thống kê, sẽ có người ở VN hoặc nước ngoài hỗ trợ. Tôi nghĩ đó là một cách thức thực tế để tạo thêm chứng từ trong cuộc đấu tranh với Tàu cộng.
Phải nói là Tàu cộng rất hèn và thấp khi sử dụng đến cái công hàm của Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa trong tài liệu họ nộp cho Liên Hiệp Quốc để “chứng minh” rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Đây là những tài liệu được soạn ra trong lúc hai bên (Bắc VN và Tàu cộng) còn thân thiết với nhau như anh với em (“môi hở răng lạnh”), vậy mà bây giờ họ dùng đó để ra đòn “hạ thủ”. Việc sử dụng các tài liệu này chẳng khác gì cặp tình nhân lúc còn mặn nồng thì vui vẻ chụp hình bên nhau, đến một ngày nào đó “canh không ngọt” thì một bên công bố những tấm hình tế nhị cho cả thế giới biết. Đó là một trò hèn hạ và bỉ ổi, nhưng nó có tác dụng và gây ảnh hưởng với những ai không chịu khó suy nghĩ.
Nhưng VN không nên hạ mình thấp và hèn như Tàu cộng. Trong tranh luận với Tàu, chúng ta cần phải tận dụng tất cả thông tin và vận dụng tất cả phương tiện Tôi nghĩ nếu VN phản bác (và nên phản bác) luận điểm của Tàu cộng, thì những tận dụng thông tin và vận dụng thống kê có thể giúp một phần. Dĩ nhiên, tận dụng và vận dụng nhưng phải tỏ ra khách quan (ví dụ như nhìn vấn đề 2 chiều) chứ không hèn và tự hạ thấp như Tàu.
------
[1] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tien-si-Tran-Cong-Truc-vach-mat-cac-bang-chung-cua-Trung-Quoc-post145953.gd
[2] Tôi phải mở ngoặc đế nói về cách viết. Hình như nhiều người Việt có “truyền thống” viết văn với ba dấu chấm, nên nó rất rất phổ biến. Tôi rất ghét ai viết như thế, vì tôi nghĩ nó phản ảnh sự lười biếng suy nghĩ của tác giả. Ba dấu chấm (…) có thể hiểu nhiều cách: có thể là một sự ngập ngừng, có thể là chẳng còn ý nào khác, hoặc có thể là người viết nghĩ chưa đến nơi đến chốn. Hiểu thế nào thì vẫn là một sự lười biếng suy nghĩ. Kiểu viết đó rất phản cảm và đại kị trong khoa học.
Nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/06/phan-bac-luan-iem-tau-cong-nhu-nao.html#more
Có cần phải thông
cảm cho ông Phạm Văn Đồng?
Phạm
Quang Tuấn
Lời dẫn của Gs Nguyễn Huệ Chi
Lời dẫn của Gs Nguyễn Huệ Chi
Trong yêu cầu bức thiết
chống lại mọi âm mưu sâu hiểm của Trung Nam Hải đang từng bước thò hẳn nanh
vuốt chiếm biển đảo nước ta, hợp pháp hóa tham vọng “đường lưỡi bò” gớm ghê của
chúng, việc xem xét hậu quả của Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 về mặt pháp lý
quốc tế đã trở thành một tâm điểm để giới học giả trong ngoài nước sôi nổi tham
gia bàn luận. Đến nay, hầu như rất ít người còn khăng khăng bênh vực tính vô
hại của Công hàm ấy vì xét bề nào thì đó cũng là một trong những cái bẫy do
mình tự bày ra làm vướng chính chân mình (nặng lời như ông Nguyễn Khắc Mai là
một công hàm phản quốc, phản động), cần phải chóng vánh gạt sang một bên để Nhà
nước Việt Nam dám đường hoàng nối gót Philippines kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp
Quốc.
Nhiều ý kiến phong phú
góp bàn về cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng đáng cho ta suy xét, như việc
đề xuất với Quốc hội chính thức ra biểu quyết phủ nhận nó (Nguyễn Khắc Mai),
hoặc kêu
gọi chính quyền mạnh dạn thành lập chế độ mới để tránh khỏi ràng buộc pháp lý với chế độ miền Bắc trước kia (Hà Sĩ Phu). Gần đây nhất là ý kiến của GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt đưa ra Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 của LHQ mà các ông mới tìm thấy, cho phép một quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà quốc gia tiền nhiệm (VNDCCH) đã phải thừa nhận với láng giềng của mình (xem đây). Nhưng cũng có ý kiến quyết liệt hơn, chưa hẳn tin vào tính khả thi của Công ước nói trên trong trường hợp CHXHCNVN và VNDCCH thực tế chỉ là một, không khác nhau về bản chất, đòi hỏi phải thay đổi thể chế CHXHCNVN vốn đã lộ rõ quá nhiều khuyết tật: tham nhũng, độc tài, dày đạp lên dân chúng, cướp bóc cho phe nhóm, bần cùng hóa xã hội, đưa kinh tế xuống vực thẳm, nô lệ vào ngoại bang… chuyển sang một thể chế thực sự dân chủ – giải Cộng –, theo đó sẽ “giải Trung Quốc hóa” hữu hiệu mà Công hàm PVĐ là một khâu có mối liên hệ hữu cơ.
gọi chính quyền mạnh dạn thành lập chế độ mới để tránh khỏi ràng buộc pháp lý với chế độ miền Bắc trước kia (Hà Sĩ Phu). Gần đây nhất là ý kiến của GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt đưa ra Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 của LHQ mà các ông mới tìm thấy, cho phép một quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà quốc gia tiền nhiệm (VNDCCH) đã phải thừa nhận với láng giềng của mình (xem đây). Nhưng cũng có ý kiến quyết liệt hơn, chưa hẳn tin vào tính khả thi của Công ước nói trên trong trường hợp CHXHCNVN và VNDCCH thực tế chỉ là một, không khác nhau về bản chất, đòi hỏi phải thay đổi thể chế CHXHCNVN vốn đã lộ rõ quá nhiều khuyết tật: tham nhũng, độc tài, dày đạp lên dân chúng, cướp bóc cho phe nhóm, bần cùng hóa xã hội, đưa kinh tế xuống vực thẳm, nô lệ vào ngoại bang… chuyển sang một thể chế thực sự dân chủ – giải Cộng –, theo đó sẽ “giải Trung Quốc hóa” hữu hiệu mà Công hàm PVĐ là một khâu có mối liên hệ hữu cơ.
Song song với việc tìm
biện pháp hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, lại cũng có những người tìm hiểu
động cơ của tác giả hoặc tập thể tác giả bức Công hàm này. GS Cao Huy Thuần ở
Pháp thuộc trường phái tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh tạm gọi là “éo le” của
người viết thuở bấy giờ: bị kẹp cứng giữa hai đàn anh trong cùng phe XHCN, giữa
thời buổi chiến tranh lạnh, khi ông anh Liên Xô công bố văn bản gì thì ông em
Việt Nam cũng phải nặn ra một “bản sao” tương tự. Kể cũng đáng thông cảm thật.
Nhưng như thế thì lập trường dân tộc ở thời điểm những năm đó có còn được người
cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa coi là chính yếu nữa không? Hay trước
yêu cầu của sự thống nhất một phe – phe XHCN nhằm đối trọng với “phe đế quốc” –
và trước mục tiêu phấn đấu cho “đại đồng thế giới” mà ai cũng mơ ước, quyền lợi
quốc gia đã bị nhìn nhận “nhẹ tựa lông hồng”? – “Bên ni biên giới là nhà / Bên
kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)!!!
Trên tinh thần phản biện
để tìm ra chân lý nhằm dứt bỏ mọi sự lướng vướng trong nhận thức tư tưởng, cũng
là một cách thiết thực góp phần cứu nguy đất nước hôm nay, chúng tôi xin trân
trọng giới thiệu ý kiến trao đổi với GS Cao Huy Thuần của TS Phạm Quang Tuấn.
Nguyễn Huệ Chi
***
Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp.
Xin miễn bàn về khía cạnh pháp lý của Công hàm Phạm Văn Đồng hay làm cách nào để hóa giải nó, vì đây là những vấn đề vô cùng rắc rối và nhức nhối, cần thảo luận chi tiết ở nơi khác. Tôi chỉ xin bàn về những lý lẽ GS Cao Huy Thuần dùng để giải thích và biện hộ cho động cơ hay ý định đằng sau Công hàm này, nói rõ ra là để kêu gọi sự thông cảm cho Phạm Văn Đồng.
Về những lý lẽ bào chữa cho Công hàm Phạm Văn Đồng
Ông Cao Huy Thuần viết: "Phải phân biệt cho rõ hai vấn đề mà Trung Quốc muốn cột vào với nhau nhưng bối cảnh của năm 1958 về luật biển buộc phải tách riêng ra: vấn đề hải phận và vấn đề chủ quyền. Vấn đề hải phận là pháp lý. Vấn đề chủ quyền là chính trị. Tranh chấp không giải quyết được tại Hội nghị Genève 1958 là tranh chấp trên vấn đề hải phận. Bác bỏ hay tán thành tuyên bố của Trung Quốc là bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý ấy, một chuyện pháp lý nóng bỏng vào thời buổi ấy. Không phải vì bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý là bắt buộc phải bao hàm việc bác bỏ hay tán thành cái chuyện chủ quyền – chuyện này ở bên lề, hạ hồi phân giải".
Thật là một cách "diễn nghĩa" khó hiểu! Nếu Trung Quốc muốn cột hai vấn đề 12 hải lý và TS-HS vào với nhau thì trách nhiệm của chính phủ Việt Nam là phải tách hai cái ra chứ tại sao lại lờ đi? Công hàm PVĐ viết "tán thành tuyên bố [của Trung Quốc]" chứ đâu có viết là "tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về 12 hải lý, nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa"? Thậm chí Công hàm cũng chẳng nói gì về hội nghị Genève 1958. Làm sao mà một tòa án quốc tế có thể đem câu "nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa" vào Công hàm này? Một nguyên thủ hay thủ tướng phải biết câu "bút sa gà chết" và cũng phải có một chút cẩn thận tối thiểu chứ? Diễn giải một câu viết tùy theo bối cảnh thời sự, lịch sử, văn hóa xã hội, v.v. là cách diễn giải thích hợp cho một tác phẩm văn chương cổ như Truyện Kiều, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho một công hàm của một vị thủ tướng ở thế kỷ 20.
Ông Cao Huy Thuần biện hộ rằng vì Liên Xô đã tán đồng tuyên bố của Trung Quốc, nên việc Phạm Văn Đồng cũng tán đồng điều đó có thể hiểu được trong tình hình thế giới năm 1958.
Ông Cao Huy Thuần đưa ra bằng cớ rằng câu chữ, cách viết của công hàm Phạm Văn Đồng hầu như y hệt với công hàm của Liên Xô: "Hãy so sánh ngữ văn này của Liên Xô với “công hàm Phạm Văn Đồng”: chữ nào chữ nấy gần như bản chính với bản sao. Đây là một điểm quan trọng góp phần vào việc giải thích bản văn của Hà Nội".
Lối bênh vực đó thật phi lý. Khi một người hay một đảng chính trị đã ở vị trí lãnh đạo một nước, và nhất là khi người hay đảng đó đã tự chiếm cho mình độc quyền lãnh đạo nước đó, không cho ai khác được tranh giành, thì không thể biện hộ rằng chỉ vì máy móc theo gương mẫu, tập quán XHCN, gương mẫu, tập quán quốc tế hay bất cứ gương mẫu gì khác "như một bản sao", mà vô ý nhượng bộ lãnh thổ cho ngoại bang. Thủ tướng một nước đâu có phải là một cậu học trò lười biếng sao chép bài của thầy, bạn?
Phạm Văn Đồng, và tập thể lãnh đạo VNDCCH thời 1958, có phải là những Bambi (nai tơ) ngây thơ vô tội, nhìn đời qua cặp mắt kiếng mầu hồng, nên bị lừa dối bởi những ảo tưởng không thực tế? Hay ông và những người đồng đảng, kể cả lãnh đạo Hồ Chí Minh, là những nhà chính trị lão luyện, đã từng trải qua nhiều chục năm tranh đấu gay go, vào sinh ra tử, đã từng không ngần ngại bắt bớ, thủ tiêu những chính trị gia đồng bào không đồng ý kiến?
Khi Phạm Văn Đồng rập khuôn công hàm của Liên Xô, ông có nghĩ tới sự khác biệt quan trọng: Liên Xô không có tranh chấp với Trung Quốc về những đảo trong tuyên bố của Trung Quốc, còn Việt Nam thì có? Khi Phạm Văn Đồng "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố" của Trung Cộng, thì ông có thêm dòng chữ "trừ điều khoản về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)"? Không, ông chỉ "ghi nhận và tán thành" "như một bản sao"! Khó có thể tưởng tượng người nào – dù là một người bình thường hay một thẩm phán Tòa án Quốc tế – chấp nhận việc một thủ tướng lại nhắm mắt sao chép như vậy về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nước mình!
Ông Cao Huy Thuần viết: "Cho đến bây giờ, độc giả Việt Nam chỉ thấy thư của Phạm Văn Đồng đáp lại tuyên bố của Chu Ân Lai mà chẳng thấy tuyên bố của Trung Quốc là thế nào, tuy rằng đó là cái chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên". Có vẻ như ông ám chỉ rằng công chúng Việt nam chỉ trích Công hàm PVĐ chỉ vì họ chưa đọc bản tuyên bố của Tàu. Không hiểu ông Cao Huy Thuần căn cứ vào đâu mà viết vậy. Thực ra, những người quan tâm về hậu quả Công hàm PCĐ nhiều nhất chính là những người đã đọc tuyên bố của Tàu. Khi tôi trao đổi trên facebook, có nhiều người còn bào chữa cho Công hàm, nhưng đến khi tôi cho họ coi nguyên văn bản tuyên bố của Tàu thì tất cả đều lặng người vì đau đớn.
Càng đọc tuyên bố của Trung Quốc càng thấy rõ sự nguy hại của Công hàm PVĐ, vì tuyên bố đó nói rõ ràng là hải phận 12 hải lý "áp dụng cho Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa)". Mà nào có ai ép PVĐ phải "ghi nhận và tán thành" cái tuyên bố đó đâu? Ông chỉ cần viết rằng Việt Nam sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lý quanh các bờ biển thuộc về Trung Quốc là đủ chứng tỏ sự đoàn kết và ủng hộ nước Tàu rồi, tại sao phải viết thêm câu "ghi nhận và tán thành" đó?
Ông Cao Huy Thuần viết: "Một chính quyền [của thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu] chưa hoàn toàn độc lập đối với Pháp mà còn cương quyết [bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa] như thế, lẽ nào, thực lòng, một chính quyền đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền như chính quyền Phạm Văn Đồng, lại có thể từ khước chủ quyền một cách dễ dàng như vậy trong một bức thư?".
Lý luận như vậy theo tôi là lý luận ngược, đặt cái cày trước con trâu. Chúng ta không thể đặt mệnh đề "chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền" làm tiền đề, vì đó chỉ là niềm tin của tác giả chứ không phải là một sự thật khách quan.
Sự thật khách quan là ông Phạm Văn Đồng đã "ghi nhận và tán thành" một bản tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa. Sự thật khách quan là chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh rất nhiều xương máu của dân Việt Nam, nhưng chưa chắc hành động hy sinh xương máu đồng bào đó đã là với mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền. Và dù chính quyền Phạm Văn Đồng thực sự có mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, thì cũng chưa chắc là họ đã không có một mục đích khác họ coi là cao cả hơn, chẳng hạn như mục đích thế giới đại đồng dưới chủ nghĩa cộng sản và sự lãnh đạo của Liên Xô và Trung Quốc, mà họ đã nhắc đi nhắc lại cả ngàn lần. Và cũng đừng quên là Công hàm không phải là hành động duy nhất, mà còn đi đôi với nhiều hành động khác, đã bị Tàu đem ra làm bằng chứng cho sự từ khước chủ quyền.
Lại càng thông thể chấp nhận tiền đề, dù chỉ hiểu ngầm, rằng thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu không yêu nước, không quan tâm chủ quyền các đảo bằng thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, để từ đó suy ra rằng Trần Văn Hữu bảo vệ chủ quyền nên Phạm Văn Đồng, người không thể thua kém Trần Văn Hữu, không thể từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là suy diễn, từ thành kiến chính trị mà suy ra sự việc: đáng lẽ dùng hành động của hai người (Trần Văn Hữu và Phạm Văn Đồng) để đánh giá và so sánh họ, thì lại khởi sự từ sự đánh giá có sẵn trong đầu để giải thích hành động. Kiểu "lý luận" đó cũng như của một kẻ đang yêu mù quáng và tôn thờ người yêu nên thấy nàng làm gì cũng bào chữa, khen ngợi, dù là chuyện xấu xa. Đáng lẽ ông Cao Huy Thuần phải hỏi: một người (Trần Văn Hữu) tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trước quốc tế, một người (Phạm Văn Đồng) không những phớt lờ khi kẻ tranh giành chủ quyền công khai tuyên bố rõ ràng chữ Hoàng Sa -Trường Sa, mà còn "ghi nhận và tán thành", thì ai quan tâm tới chủ quyền hơn ai?
Vấn đề cơ bản của Công hàm Phạm Văn Đồng
Ông Cao Huy Thuần, cũng như nhiều người khác, cho rằng Công hàm PVĐ không có tính cách pháp lý, không phải là một hiệp định phân định biên giới hay nhường đảo, và do đó không đáng sợ. Nhưng cái tai hại của nó không ở chỗ đó. Nó nguy hiểm ở chỗ là nó có thể được coi là chứng cớ rằng từ trước đó, chính quyền VNDCCH vẫn công nhận Hoàng Sa-Trường Sa đương nhiên là thuộc về Trung Quốc. Tức là, nó không chứng tỏ rằng Việt Nam đã "nhường chủ quyền" cho Trung Quốc, nhưng nó chứng tỏ rằng VNDCCH công nhận rằng chủ quyền từ xưa vẫn thuộc về Trung Quốc một cách đương nhiên, "không thể chối cãi", và Việt Nam chẳng có gì để mà nhường. Nó không phải là tờ giấy cho con mình làm con nuôi người khác, mà là giấy chứng nhận rằng đứa trẻ không hề là con mình. Cách hiểu này càng khó bác bỏ khi đi đôi với những hành động khác (bản đồ, sách giáo khoa, sự im lặng về trận hải chiến Hoàng Sa và về vấn đề chủ quyền các đảo nói chung).
Giữa hai cách hiểu Công hàm PVĐ: "vô ý rập khuôn Liên Xô nên đánh rớt chủ quyền" và "đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ trước", chỉ có thể chọn cách thứ nhất nếu người viết và ký là một em bé thơ ngây chứ không phải là một nhà chính trị lão luyện, đứng đầu một chính phủ. Nhưng cũng có thể là khi giao dịch với đàn anh phương Bắc thì các lãnh đạo VNDCCH trở thành ngây thơ như em bé? Khả năng đó không thể hoàn toàn loại bỏ, vì đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ VNDCCH chịu ơn người anh Trung Quốc quá, quá nặng.
Tóm lại, những lý lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được gì cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là bản án tử hình, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lý của Việt Nam, khiến nước này sẽ không dám ra tòa để đòi phân xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa dù là chính quyền muốn làm vậy (mà việc này thì chưa chắc, vì còn 16 chữ vàng gì đó). Công hàm PVĐ đã khiến khả năng thua kiện trở thành đáng để ý (non-negligible), mà nếu thua là mất tất cả, kể cả những đảo Trường Sa còn đang chiếm hữu, còn nếu thắng thì Tàu hầu như chắc chắn cũng không giao trả đảo nào. Người khôn ngoan không bao giờ đi vào một vụ kiện như vậy (hy vọng là chính phủ hiện thời khôn ngoan hơn chính phủ Phạm Văn Đồng).
Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lý! Rốt cuộc, những lý lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để "lưu hành nội bộ", may ra an ủi được những người "phò đảng tới cùng" (hay theo tiếng Anh là chúng chỉ dùng vào mục tiêu "preaching to the converted").
P.Q.T.
Tác giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment