KHÔNG MUA HÀNG CHINA.
Không !
Tôi không mua hàng sản
xuất ở China,
Dù gía rẻ,
Dù kiểu hàng trình bày
đẹp đẽ,.
Ở các chợ Mỹ,
Hay các chợ Châu Á, chợ
Việt Nam…
Tôi cầm món hàng lên,
Đọc thấy “Made in
China”,
Hay có những món hàng,
Chỉ ghi những giòng chữ
nhỏ mịt mờ,
Không dám ghi rõ nơi
xuất xứ,
Tôi biết,
Là của người Trung Quốc,
Họ biết thế giới tẩy
chay sản phẩm của mình,
Nên lập lờ qua mặt khách
hàng,
Chỉ ghi nơi phân phối
hàng hóa,
Là những công ty ở Mỹ
Đã từ lâu tôi hạn chế
tối đa,
Không mua hàng China,
Vì không tin tưởng vào
chất lượng sản phẩm,
Họ không có lòng tự
trọng,
Chỉ biết thu lợi nhuận,
Những sản phẩm độc hại
không an toàn cho người tiêu dùng.
Tôi đã ném những món
hàng giả dối ấy,
Trả lại quày hàng,
Với lòng dửng dưng và
khinh bỉ.
Không !
Tôi không mua hàng
China,
Vì lòng tự ái dân tộc,
Người hàng xóm hiểm độc,
Đã chiếm đất, chiếm biển
tổ quốc tôi,
Họ đặt giàn khoan,
Hải Dương 981,
Vào thềm lục địa Việt
Nam,
Như một tên cướp biển
nghênh ngang,
Bất chấp luật pháp quốc
tế,
Bất chấp công ước Liên
Hiệp Quốc về biển.
Họ tung hoành biển Đông,
Uy hiếp các nước láng
giềng,
Việt Nam, Malaysia,
Brunei, Philippines…..
Tôi không là chiến sĩ,
Tôi không có vũ khí,
Để chống kẻ xâm lăng.
Tôi chỉ góp một quyết
tâm,
Không mua hàng China !
Một đất nước có chính
quyền và những con người xấu xa,
Gây bao hiểm họa,
Trên thương trường và cả chính trường.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( May, 16, 2014)
Hình: Michael Huy. gần Lào Cai Bắc phần
YÊU NƯỚC
Trần Đăng Khoa , cho biết ...
Yêu nước không phải là lên mạng để
tranh cãi xem ai là "anh hùng bàn phím" còn ai là anh hùng thật sự,
mà yêu nước là trân trọng những cách thể hiện tình yêu nước (có thể mỗi người
mỗi khác) và khuyến khích người Việt đoàn kết lại thay vì cố vặn vẹo, chỉ trích
nhau. Mỗi người có một cách yêu nước riêng của họ. Điều quan trọng là họ cũng yêu
nước như bạn bởi vì họ cũng là người Việt Nam.
Yêu nước không hẳn là cứ nhất định
phải cầm súng để bắn vào một ai đó, vì nếu không được huấn luyện kỹ, cầm súng
lên chưa chắc chúng ta đã kịp bắn ai, mà yêu nước là sáng suốt lựa chọn vị trí
nào mình có giá trị nhất đối với đất nước. Nếu bạn nghĩ mình là một chiến sĩ
can đảm, hãy tòng quân và cầm súng. Nếu bạn nghĩ mình có thể đóng góp về kinh
tế, hãy xây dựng kinh tế. Mỗi mặt trận muốn thắng đều cần những "chiến sĩ"
giỏi nhất. Chiến thắng thật sự và lâu dài đến từ sự kết hợp nhiều mặt trận chứ không
chỉ riêng gì chiến trường.
Yêu nước không phải là thích thì mở
miệng ra chửi đồng bào mình là ngu, là hèn, là chỉ biết nói... . Yêu nước là
giúp cho đồng bào mình hiểu thế nào mới thật sự là khôn ngoan, là dũng cảm, là
hành động đúng đắn. Mỗi người chúng ta đều hiểu biết giới hạn, hãy khiêm tốn
học hỏi lẫn nhau và kiên nhẫn chỉ bảo nhau. Nếu bạn muốn chửi ai đó, có lẽ nên
chửi những kẻ đang muốn cướp nước mình.
Yêu nước không phải là đợi đến lúc đất
nước có chiến tranh thì mới yêu, mà yêu nước là chiến đấu trước hết với bản
thân mình trong thời bình để hiểu biết hơn, thành công hơn, hạnh phúc hơn, để
xã hội tốt đẹp hơn, để đất nước giàu mạnh hơn.
Yêu nước không phải là đòi chiến
tranh để cho thằng nào đó biết mặt người Việt không sợ chết, mà yêu nước là cố
gắng góp phần làm cho đất nước đủ mạnh để chiến tranh không bao giờ có thể xảy
ra trên quê hương mình. Để đến khi không còn lựa chọn nào khác buộc phải có
chiến tranh, kẻ thù sẽ biết thế nào là sức mạnh của một dân tộc yêu hòa bình.
Yêu nước không phải là hỏi người
khác: "Bạn đã làm được gì cho đất nước?", mà yêu nước là tự hỏi chính
mình: "Tôi đã làm được gì cho đất nước ?". Đó là điều tôi luôn tự hỏi
mình và cảm thấy mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đất nước. Chính vì thế,
tôi phải cố gắng hơn mỗi ngày, ngay từ ngày hôm nay, ngay từ những việc nhỏ
xung quanh mình.
Yêu nước không phải là một tấm huân
chương để trao cho người này hay tước của người khác, mà yêu nước là từng việc
nhỏ bạn làm vì mình, vì người trong thời bình hay trong thời chiến, nghĩa là
từng việc nhỏ bạn làm bắt đầu ngay từ hôm nay cho dù bạn là học sinh, sinh
viên, kỹ sư, bác sĩ, chuyên viên, quản lý, thương nhân, doanh nhân, công nhân,
nông dân, chiến sĩ, ... bởi vì là ai đi nữa thì bạn cũng là NGƯỜI VIỆT NAM.
(Tôi viết vì tôi trân trọng lòng
yêu nước của mỗi người Việt. Đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của tôi, bạn có thể
đồng ý hay không đồng ý, tôi vẫn luôn tôn trọng. Hy vọng người Việt chúng ta
cùng nhau nhận ra đã đến lúc phải đoàn kết lại thay vì mãi chỉ trích nhau.)
"wake
up and smell the coffee"
NetpressO
F
r i e n d l y Yours
Date: Wed, 14 May 2014 07:20:53 -0700
From: sangthai42@yahoo.com
Subject: Bé Đan Vy hát chiến sĩ vô danh | Truyền Hình Việt Nam
Cô bé này đúng là hậu duệ của Hai Bà Trưng
Thê' hê thu' 3 mà noi' duoc giong Bac' nhu thê' này, thât hiêm'
---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
điều này có nghĩa là phần lớn những cuộc biểu tình đều do nhà nước chủ động.
Những
bạo động đập phá các công t Đài Loan là có mục đích.
---------------------------
Phạm
Chí Dũng: Vì sao từ
chối quyền biểu
tình chính đáng của
người dân?
Thụy My
Sáng sớm hôm nay
17/05/2014 tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng đã nhận được giấy triệu tập của Công an Thành
phố Hồ Chí Minh. Sau khi làm việc suốt buổi sáng, cơ quan chức năng yêu cầu nhà báo Phạm Chí Dũng không đi biểu tình ngày mai. Được biết hôm 13/5, ông đã đưa ra lời kêu gọi toàn quốc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông vào ngày Chủ nhật 18/5.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng ngay sau khi ông vừa “làm việc” xong với cơ quan công an.
RFI: Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Được biết sáng nay anh đã nhận được giấy triệu tập của công an, sự việc diễn ra như thế nào thưa anh?
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Mới đầu giờ sáng tôi đã nhận được giấy mời triệu tập, và tôi nghĩ
ngay rằng cuộc biểu tình ngày mai sẽ rất có ý nghĩa. Và chắc chắn là họ không muốn tôi đi dự cuộc biểu tình đó.
Tôi đến cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại số 4 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh đúng hẹn. Họ hỏi tôi xoay quanh các bài viết của tôi, hỏi số lượng bài viết cũng như số cuộc trả lời phỏng vấn. Tôi cũng trả lời thành thực là trong một năm qua tôi đã viết khoảng hơn 200 bài cho các
đài quốc tế Việt ngữ, và trả lời hơn 100 cuộc phỏng vấn cho báo chí nước ngoài.
Nhưng họ không xoáy sâu vào nội dung các bài viết của tôi, mà đặt vấn đề về cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào ngày 18/5. Và dường như họ nhấn mạnh về lời kêu gọi cả nước xuống đường của tôi.
Đến cuối buổi làm việc thì họ đưa cho tôi giấy triệu tập lần thứ hai, là sáng mai, tức ngày 18/5, và họ đề nghị tôi đừng đi biểu tình. Tại vì tình hình rất phức tạp, rất lộn xộn, và có thể có những hoạt động quá khích: đập phá, đốt phá… cũng giống như ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Đó là nội dung mà họ thông tin cho tôi biết.
Cuối cùng họ đề nghị tôi ký xác nhận về hàng loạt bài viết của tôi trên mạng cũng như trên các đài quốc tế Việt ngữ. Nhưng tôi không đồng ý ký ngay tại cơ quan an ninh điều tra, vì tôi cho rằng câu chữ trong các bài
viết mà họ đưa cho tôi có thể bị sửa. Do đó tôi đã yêu cầu họ đi theo tôi về nhà, và tôi in bài trên máy của tôi ra, sau đó tôi mới đồng ý ký tên.
RFI: Còn việc anh đi biểu tình ngày mai thì sao?
Cùng ngày hôm nay khi tôi đến cơ quan an ninh điều tra làm việc, thì lần đầu tiên trang nguyentandung.org, vốn là một trang bị coi là mạo danh Thủ tướng chính phủ, lại đưa một bài về tôi rất quyết liệt. Họ cho tôi là một kẻ gian xảo, đã cấu kết và nhận sự chỉ đạo của các tổ chức phản động nước ngoài, để tung ra lời kêu gọi biểu tình cho ngày 18/5. Tôi không biết trang này thực sự như thế nào, nhưng họ đưa ra những vấn đề mà tôi nghĩ rằng màu sắc của họ thay đổi như tắc kè.
Dựa theo tinh thần đó thì tôi có thể thấy rằng có những sự khó khăn khá lớn đang chờ đợi tôi ở phía trước, nếu ngày mai tôi bước ra đường biểu tình cùng với đồng bào của mình. Mặc dù đó là một cuộc biểu tình hết sức chính đáng, nếu chiếu theo tinh thần công điện của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5 vừa qua, là “việc làm chính đáng”. Vì tất cả mục đích cũng chỉ nhắm tới việc phản kháng hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Đồng thời cuộc biểu tình theo tôi
còn có ý nghĩa là để cho thế giới thấy rằng Việt Nam là đúng, Việt Nam là chính nghĩa. Người dân Việt Nam cũng có quyền xuống đường thể hiện quyền tự do chính kiến, tự do ngôn luận, tiếng nói riêng của mình về vấn đề Trung Quốc, và phản biện đối với sự nhu nhược của nhà cầm quyền, về thái độ với Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
Vì vậy tôi rất tiếc là ngày mai tôi sẽ không thể đi cùng với đồng bào của mình xuống đường để biểu thị tinh thần phản kháng Trung Quốc.
RFI: Nhưng với lời kêu gọi toàn quốc xuống đường mới đây, có lẽ những gì có thể đóng góp được thì anh đã đóng góp rồi?
Còn quá ít ỏi đối với dân tộc này, và còn quá
ít ỏi đối với tôi ! Nhưng mà tôi mong rằng trước khi giàn khoan HD-981 của Trung Quốc phải rút khỏi Biển Đông – một ngày nào đó hy
vọng là nó sẽ phải rút khỏi Biển Đông – thì các cuộc tuần hành, biểu tình vấn tiếp diễn.Và tôi hy vọng dần dần đó sẽ là cuộc biểu tình của số đông, của sự đồng lòng ba miền Nam Trung Bắc, của tất cả các tỉnh thành trong nước; cuối cùng sẽ dẫn tới một đám đông vĩ đại, có thể thay đổi cả một thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc.
RFI: Nhưng những sự kiện mới đây ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã khiến chính quyền lo ngại những cuộc xuống đường đông người?
Họ cần phải phân biệt biểu tình quá khích và biểu tình ôn hòa khác nhau như thế nào, không để con sâu làm rầu nồi canh. Ngày hôm qua 17/5 Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức thông tin cho báo chí biết rằng tất cả những kẻ gây rối ở Bình Dương và Đồng Nai không phải là công nhân.
Công nhân Việt Nam không có
truyền thống và không có bản chất đi gây rối, đập phá và giết người như vậy. Tất cả là một đám côn đồ không biết từ đâu ra, và hiện nay dư luận cũng đang đặt câu hỏi rất lớn: Ai đứng đằng sau mà để cho khi đám côn
đồ hoành hành dẫn các đoàn biểu tình ở Bình Dương, Đồng Nai và đốt phá, đập phá hàng mấy chục nhà máy, thì lại không thấy bóng dáng lực lượng cảnh sát giao thông
và cảnh sát cơ động đâu?
RFI: Vừa rồi Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo lại kêu gọi không biểu tình. Anh có thấy việc này là bất nhất, khi công điện của Thủ tướng nói rằng biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép là việc làm chính đáng?
Không chỉ bất nhất với công điện của Thủ tướng, mà một lần nữa lại cho thấy sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong chính nội bộ của chính phủ về vấn đề này. Vì nếu chiếu theo quyền được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý
do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Đây không phải là biểu tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính đáng của người dân đối với Trung Quốc.
Nếu cứ ngăn chận người dân như thế này, đến một lúc nào đó, liệu khi mà xung đột với Trung Quốc hoặc sự căng thẳng với Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng chiến tranh – dù là ở quy mô nhỏ, và Nhà nước muốn huy động một lực lượng biểu tình của dân chúng để phản đối Trung Quốc, thì liệu còn huy động được không? Và nếu như tình trạng chiến tranh với Trung Quốc mà nổ ra sâu rộng hơn, thì liệu lệnh tổng động viên ở Việt Nam có thực hiện được hay không?
Đó là một câu hỏi mà Nhà nước Việt Nam phải đặt ra. Và câu hỏi đó đã được trả lời một phần nào ngày hôm nay, khi ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký công điện không cho biểu tình. Đây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận trong Nhà nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn tới chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước !
RFI: Người dân Việt trong và ngoài nước đều sôi sục từ khi chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan khổng lồ đến vùng biển Hoàng Sa. Có lẽ đây cũng là cơ hội để biểu lộ quyết tâm đối với Trung Quốc, đồng thời khiến cho thế giới thấy rõ hơn mặt thật “quyền lực mềm” của chế độ Tập Cận Bình?
Không chỉ đó là cơ hội, mà tôi cho rằng chúng ta phải cảm ơn Trung Quốc. Vì nếu không có sự xâm lấn của Trung Quốc ít nhất là từ năm 2011 đến nay, không có sự kiện giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm lăng Biển Đông, thì sẽ không có dịp để chúng ta đo lường được lòng dân Việt Nam như thế nào.
Rất tiếc là cho tới nay Nhà nước Việt Nam đã không hề tổ chức được một Hội nghị Diên Hồng nào để nghe ý kiến dân chúng. Một Hội nghị Diên Hồng như ở Bình Than thời Trần, mà có thể tập hợp được tính đồng nguyên, tính dân tộc, lòng dân và sự thống nhất giữa các lực lượng để chống ngoại xâm. Mà như vậy thì tình hình sẽ đi về đâu???
RFI: Chúng tôi xin rất cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay.
No comments:
Post a Comment