Sunday, 25 May 2014

Việt Nam Có Thể Làm Gì Với Trung Quốc?

Việt Nam Có Thể Làm Gì Với Trung Quốc?

Nguyễn Xuân Nghĩa/Vũ Hoàng

02 Hung Ca Su Viet 2 Mot Lan Di - Asia Golden 3




"...đừng là công cụ của Trung Quốc để đàn áp người dân của mình." 
Khi Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì người Việt có thể làm những gì? 

Câu hỏi này đang khiến nhiều người ở trong và ngoài nước cùng thắc mắc. Tiết mục Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Là tư vấn kinh tế cho đài Á Châu Tự Do, lại theo dõi tình hình Trung Quốc từ nhiều năm qua, ông đã nhiều lần phân tích động thái của Bắc Kinh trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Điển hình là hai bài liền trong Tháng Bảy năm 2012 khi tập đoàn Dầu khí Hải dương CNOOC của họ tiến sâu vào thềm lục địa và phạm vi 200 hải lý của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để mở ra chín lô cho quốc tế thăm dò.

 Vì vậy, có lẽ ông chẳng ngạc nhiên khi tập đoàn này đưa giàn khoan tối tân nhất của họ vào một khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng trong vùng biển Đông Nam Á từ đầu tháng Năm. Thính giả gần xa của chúng ta nêu câu hỏi là trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có thể làm những gì khi kinh tế lại có nhiều quan hệ gắn bó với Trung Quốc? Ông nghĩ sao về thắc mắc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ đây là vấn nạn nan giải vì ta cần hỏi ngược là Việt Nam nào ở đâu? Nhưng xin hãy nói về bối cảnh, về những gì có thể là mục tiêu của Trung Quốc. Nếu biết họ muốn gì, vì sao, may ra mình sẽ thấy được những khả năng ứng xử. Còn lại, làm được không thì tùy theo vị trí và tầm nhìn xa gần.

Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ câu hỏi đó. Theo nhận xét của ông thì Trung Quốc muốn gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ nhiều năm nay, diễn đàn này nhận định rằng Trung Quốc là xứ đói ăn, khát dầu và cần trao đổi với thế giới bên ngoài, nhưng vì đa nghi và sợ sệt nên đòi kiểm soát sự trao đổi ấy. Nhiều nước Đông Á cũng cần trao đổi buôn bán như vậy mà giải quyết theo cách hoà bình và sòng phẳng. Trung Quốc giải quyết theo lối khác, có thể qua ba bước tuần tự:

*1 - Thứ nhất, do yêu cầu kiểm soát vùng biển cận duyên như vùng trái độn quân sự, năm năm về trước, họ mập mờ đưa ra lưỡi bò chính khúc, rồi gọi là khu vực "quyền lợi cốt lõi" để biện minh cho việc can thiệp. Đó là ăn cướp bằng pháp lý ngoa ngụy nếu các nước không phản ứng đồng loạt. Kế tiếp là bước khai thác lợi thế chiến thuật tại nơi họ đã chiếm của xứ khác, như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mời quốc tế vào khai thác để vì lòng tham mà các nước mặc nhiên hợp thức hóa sự cưỡng đoạt. 

Việc mở rộng khu vực kiểm soát phòng không năm ngoái cũng nằm trong hướng đó. Bước thứ ba là sẽ còn lặng lẽ nâng cao khả năng quân sự để mở tầm kiểm soát ra khỏi vùng biển cận duyên mà không gây ra phản ứng đồng loạt của các lân bang.

*2 - Việc họ đưa giàn khoan tối tân vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không là bất ngờ vì nằm trong bước thứ hai, là khai thác lợi thế chiến thuật đã có sau khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, rồi một phần Trường Sa năm 1988 và chiếm Bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vào năm 2012 mà không gặp sự chống đối chung.

*3 - Suy như vậy, mục tiêu của giàn khoan 981 không hẳn là để tìm dầu trong một hạn kỳ có ba tháng. Họ thử xem phản ứng của nước thế nào thì tiến tới bước thứ ba là mở rộng tầm kiểm soát quân sự ra khỏi vùng biển cận duyên mà khỏi đụng với Hoa Kỳ. Qua từng bước, Bắc Kinh khai thác lòng tham và nỗi sợ của các nước để đạt mục tiêu là kiểm soát và nếu được thì thôn tính.

Vũ Hoàng: Phải chăng cũng do lòng tham hay nỗi sợ mà Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN đã không có một lập trường thống nhất về quy tắc hành xử với Bắc Kinh sau hội nghị cấp cao vừa qua tại Miến Điện hoặc như trong thượng đỉnh năm kia tại Cam Bốt?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta bắt đầu bước vào phần tìm hiểu về cách ứng xử của Việt Nam và các nước trong khu vực.

- Trước hết, cả vùng Đông Á này đáng khinh và không là gương mẫu vì chọn con đường lý tài hơn lý tưởng và biến người dân thành sinh vật kinh tế. Nếu còn vài ngoại lệ thì đấy là Nhật Bản và Đại Hàn mà thôi, khi lãnh đạo hai xứ này còn nhắc nhở đến những giá trị tinh thần trong các quyết định.

- Ngẫm lại thì với tất cả tội ác thời thực dân và những hạn chế ngày nay trong hành động, các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ đều đề cao một số nguyên tắc có giá trị toàn cầu, là tự do kinh tế, xã hội cởi mở và dân chủ chính trị với nhân quyền được tôn trọng. Không chỉ đề cao, họ cố thực hiện điều đó cho xứ khác và kịch liệt đả kích khi có vi phạm trong các xã hội Âu-Mỹ của họ.

- Đông Á thì không. Dù có nhiều nền văn hoá cổ xưa với giá trị tinh thần đáng kính, các nước Đông Á ngày nay, nhất là tại Đông Nam Á, đều theo chủ nghĩa thực dụng, coi quyền lợi kinh tế còn quan trọng hơn nhân quyền, hay chủ nghĩa dân tộc và độc lập quốc gia. Vì vậy, các nước mặc nhiên rơi vào cái bẫy "trọng thương" và lý tài của Trung Quốc. Ở xa tầm đạn thì tham, ở gần thì sợ nên tự khuất phục. Người ta quên một khái niệm đã từng làm nên lịch sử là "chính nghĩa", là cái lẽ phải khiến con người có thể hy sinh tài sản lẫn mạng sống.
- Việt Nam là nơi mắc bệnh lý tài Đông Á nặng nhất , từ trên đầu xuống, nên khó kêu gọi xứ khác cùng sát cánh trước bạo lực bành trướng. Trong môi trường văn hóa ấy, chủ nghĩa bá quyền và chính sách thực dân mới của Trung Quốc có sự thuận lợi hiển nhiên và Bắc Kinh dễ phân hóa lập trường của tập thể ASEAN.

Vũ Hoàng: Từ một chuyên gia kinh tế, nhận xét về văn hoá này của ông quả là đáng chú ý!
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng từ nếp văn hóa lý tài đó mới có chính sách kinh tế tai hại đấy. Ai cũng biết hệ thống kinh tế nhà nước có vấn đề mà sửa không được thì theo để kiếm chút cháo, mặc cho tư doanh cò con bị chết lâm sàng. Rồi còn viện dẫn thành quả ảo của Trung Quốc làm lẽ biện minh cho hệ thống kinh tế bất công và bất lực đó. Thực tế lại còn thê thảm hơn vậy nữa.

Vũ Hoàng: Ông nói thê thảm hơn là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta hãy nhìn vào thực tế Việt Nam mà có lẽ người Mỹ cũng biết.

- Từ năm năm nay, hải quân của Việt Nam mới gia tăng ngân sách từ hơn trăm triệu lên khoảng 400 triệu đô la vào năm tới. So với bao nhiêu tỷ bạc đã bị thất thoát thì đấy là điều mỉa mai. Thành phần lãnh đạo xứ này sẵn có bãi đáp ở nước ngoài, không Mỹ thì Canada hay Úc. Họ có chân chạy nên tài sản và con cháu đều có chân đứng ở ngoại quốc. Ở dưới, phần tử ưu tú của xứ sở vì tương đối khá giả hơn quần chúng thì cũng mong con cái được học bên Mỹ để có tương lai khá hơn quá khứ 40 năm vừa qua của họ. Như vậy trước mối nguy Trung Quốc thì còn lại những ai? Là người chỉ sợ mất tiền trên thị trường cổ phiếu, những người vừa được phép biểu tình hay những người còn trong tù vì đã biểu tình chống Trung Quốc hay đòi dân chủ?

- Ngày nay, không thiếu người ở trong nước coi chuyện giàn khoan CNOOC là vở kịch được Bắc Kinh và Hà Nội dàn dựng để trục lợi với Mỹ. Vì lòng dân hoang mang bất định tới mức đó, hồi nãy tôi mới hỏi là Việt Nam nào, ở đâu? Một ví dụ là nếu có xung đột và cần võ khí tự vệ, dù mới chỉ là một bích chương cổ động chứ chưa nói tới súng đạn, thì lãnh đạo lại sợ võ khí này sẽ nhắm vào họ! Những người lãnh đạo sợ mất đảng hơn là mất nước nên cột tay đa số ở dưới.

Vũ Hoàng: Nếu những người có tâm huyết và thiết tha đến tương lai Việt Nam mà muốn làm gì đó, dù chỉ là kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thì điều ấy có nên chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi ngờ rằng ta sẽ rơi vào cái chủ nghĩa lý tài tai hại, với lý luận bùi tai là nên dàn xếp qua thương thảo, chứ đừng cản trở việc giao lưu buôn bán vì đã làm ăn với nhau thì khó nã súng vào nhau. Lý luận đó chỉ là biện minh cho lẽ cầu an! Cho nên người ta vẫn có thể mở chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để huy động lòng dân và để thử lòng người, chứ không nên chờ đợi là gây thiệt hại cho Trung Quốc. Thuần về kinh tế, có lẽ ta nên nhìn khác.

Vũ Hoàng: Thưa ông nhìn khác là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc vì lãnh đạo có phân công lao động với Bắc Kinh như các nước chư hầu Đông Âu với Liên Xô thời xưa. Hà Nội chả mắc bẫy giao thương với Bắc Kinh mà đã đẩy cả nước vào cái bẫy đó. Tôi xin giải thích.

- Việt Nam bán hàng nhiều nhất là cho các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản rồi mới đến thị trường Trung Quốc. 

Bán hàng gì?


Đa số là hàng chế biến với nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tức là Việt Nam chỉ là trạm trung chuyển các bán chế phẩm của Trung Quốc bán vào các thị trường Âu-Mỹ với phần gia công hay trị giá gia tăng là của công nhân Việt Nam. Hậu quả là Việt Nam nhận đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, chỉ kém đầu tư của Nam Hàn và Nhật Bản, mà đạt xuất siêu với các thị trường Âu-Mỹ chừng nào thì nhập siêu với Trung Quốc chừng đó. Nôm na thì Việt Nam nhận làm công ty vệ tinh cho đại tổ hợp Trung Quốc và được thế giới nâng đỡ chừng nào thì dâng lại lợi thế đó cho Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Tháng Tám năm ngoái, nói về sự thoái trào của Trung Quốc vì đà tăng trưởng chậm mà lương bổng đắt hơn, ông có gợi ý về một cơ hội mới cho Việt Nam để thu hút đầu tư của thiên hạ và góp phần thay thế vai trò "công xưởng toàn cầu" của Trung Quốc. Thưa ông, liệu rằng vụ tranh chấp hiện nay với Trung Quốc có giúp kinh tế Việt Nam thoát khỏi cảnh ngộ vệ tinh kinh tế của Trung Quốc hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi mong như vậy. Thật ra, hòn đá thử vàng để trắc nghiệm thực tâm của lãnh đạo Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc phải khởi đi từ việc tôn trọng và tin tưởng người dân chứ đừng là công cụ của Trung Quốc để đàn áp người dân của mình. Sau đó, nếu lãnh đạo nói đến chuyển hướng kinh tế để ra khỏi quỹ đạo Bắc Kinh, từ các dự án bô xít Tây Nguyên đến chuyện buôn lậu ở biên giới thì người dân mới tin. Nếu được giải phóng như vậy, người dân sẽ ngăn được nạn đảng viên cán bộ tiếp tay Trung Quốc gieo họa cho kinh tế Việt Nam.

- Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không làm nổi việc đó thì họ bị đào thải vì người dân sẽ nổi dậy sau khi Việt Nam bị mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Chẳng ai muốn một cơn chấn động như vậy nhưng điều ấy vẫn có thể xảy ra, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của xứ này.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này


Nguyen bac ninh bacninh 
To 
Today at 8:50 PM

MUỐN CỨU NƯỚC CHỈ CÓ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT LÀ DẸP BỎ ĐẢNG CSVN, XÓA BỎ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN.
10010827_523494851096259_421925985344461250_o.jpg
Không còn con đường nào khác hơn nữa! Trong mấy ngày qua, Trung Quốc và Việt Nam đã đóng một vỡ kịch hoành tráng với mục đích duy nhất là đánh lừa nhân dân Việt Nam.

Hiệp Ước bán nước, bán biển, bán rừng đã được ký kết từ năm 1990 chứ không phải mới đây. Kịch bản Trung Quốc lấn chiếm biển Đông cũng đã chuẩn bị sẵn từ lâu rồi.

Nên nhớ là giàn khoan HD-981 rất khổng lồ, Trung Quốc trước khi di dời từ ngoài khơi biển MaCau về vùng biển Việt Nam, nhiều báo chí đã lên tiếng chuyện nầy. Trung Quốc kéo giàn khoan rất thong thả vào vùng biển VN một cách rất tự nhiên.

Dĩ nhiên chúng ta biết là ngay chính trong Đảng cũng có một bộ phận không nhỏ là không biết gì về hiệp ước của Hội Nghị Thành Đô 1990. Nhân dân ta luôn mong muốn bảo vệ tổ quốc, chống lại Trung Quốc.

Một số không nhỏ bộ phận nầy đã biết Bộ Chính Trị bán nước, hoặc biết mơ hồ về vấn đề nầy. Lý do họ KHÔNG phản kháng được là vì họ không có đủ LỰC.

Các Dư Luận Viên, hay những đứa trẻ trâu vào FB bênh vực cho Đảng vì những người nầy cũng không biết gì về việc làm gian trá của Đảng CSVN, họ còn bênh vực Đảng vì họ quá lý tưởng, cứ ngỡ rằng Đảng là một thứ gì tinh hoa của đất nước. Những người nầy vẫn luôn mơ về quá khứ trong hai cuộc chiến chống Mỹ & chống Pháp ... Ngày trước đây, 

Đảng CSVN còn rất lý tưởng, còn rất đẹp và có rất nhiều người tài đi theo. Ngày hôm nay khác xưa rất xa, Đảng CSVN chỉ còn lại bọn tham ô, nhóm lợi ích, ngày đêm thủ lợi, cướp phá nhân dân.

Thùy Trang là một Đảng viên rất LÝ TƯỞNG, ngay từ bé luôn xem Đảng là một ánh sáng mặt trời chân lý. Luôn ca ngợi Đảng dẫn dắt toàn dân trong Hai cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ, đem lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Thùy Trang đã lầm và rất PHẨN NỘ khi biết rằng chính mình đã bị Đảng lừa.

Hôm nay Thùy Trang là người chọn con đường chống lại tội ác Đảng CSVN thì các bạn còn chờ gì nữa!

Chúng ta, những người hiểu rõ thời cuộc hơn nhiều người, tuy nhiên chúng ta đừng mơ mộng viển vông là Đảng CSVN sẽ thay đổi, hay mơ mộng là Đảng sẽ từ bỏ Trung Quốc để theo Mỹ.
Chắc chắn là những điều trên KHÔNG bao giờ xảy ra, ngày nào Đảng CSVN còn tồn tại thì ngày đó vẫn luôn có Trung Quốc bên cạnh đánh phá đất nước VN.

Muốn chống Trung Quốc để bảo vệ Tổ Quốc thì chúng ta phải DIỆT Đảng CSVN trước, và đây chỉ là con đường DUY NHẤT, không còn sự lựa chọn nào khác.

Vì sao Thùy Trang khẳng định như đinh đóng cột vậy!

Các bạn biết là Thùy Trang đã nghiên cứu Đảng CSVN nầy cũng đã trên 10 năm trời, từng đường đi nước bước, từng việc làm của họ, tất cả những gì Đảng CSVN làm, đã trở thành một công thức rất dễ hiểu là chuyên viên LỪA LỌC, XẢO TRÁ, LƯƠNG LẸO trong mọi vấn đề.

Thùy Trang đã nghiên cứu thay cho các bạn rồi, mình đã nghiên cứu việc làm của Đảng CSVN rất chi tiết, nếu các bạn tin vào sự trí tuệ sáng suốt, nhận định chín chắn của Thùy Trang thì xin các bạn hãy ghi nhớ là ngày nào còn Đảng CSVN thì ngày đó đất nước Việt Nam sẽ còn nguy cơ.

ĐẢNG CSVN chính là TRUNG QUỐC, tuy với cái tên gọi khác nhau, nhưng Hai thứ là MỘT. Nếu chúng ta chống Trung Quốc là phải chống ĐẢNG CSVN.

Nhiều người Việt còn tin rằng Đảng CSVN là bọn bán nước, là HÁN NÔ, tay sai của TQ!
Nhận định nầy trước đây là đúng, nhưng với thời điểm hiện tại thì nghiêm trọng hơn nhiều vì nhân sự điều hành guồng máy ĐẢNG CSVN chính là TRUNG QUỐC chứ không còn bán buôn gì nữa.

Lý do ngày hôm nay chúng ta còn thấy trên báo chí, truyền thông, trên FB, những Dư Luận Viên có những bài viết chống Trung Quốc vì họ không hề biết rõ Đảng CSVN đã là một bộ phận của TRUNG QUỐC rồi.

Không còn con đường nào khác hơn nữa vào giai điểm lịch sử nầy, muốn bảo vệ tổ quốc thì phải tiêu diệt Đảng CSVN vì nó chính là LÁ CHẮN cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam.

HÃY TIN THÙY TRANG ĐI, MÌNH KHÔNG CÒN SỰ LỰA CHỌN NÀO KHÁC NỮA BẠN ƠI!

Nguyễn Thùy Trang



No comments:

Post a Comment