Tàu Trung Quốc tấn công
vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả
Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh
do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
12.05.2014
Một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc
hôm nay phun vòi rồng vào nhau gần một giàn khoan nước sâu mà Bắc Kinh đưa vào
vùng có tranh chấp ở Biển Đông đầu tháng này.
AP dẫn nguồn tin từ truyền thông trong nước cho hay đây là lần đầu tiên tàu Việt Nam đáp trả các hành động gây hấn của Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước có tuyên bố chủ quyền.
Hai phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt trên tàu hôm nay tường thuật rằng đôi bên phun vòi rồng qua lại trong khoảng 1 giờ đồng hồ từ 7:30 sáng, khi tàu Việt Nam giương biểu ngữ tiếng Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan ra khỏi khu vực. Tờ Tuổi Trẻ nói: 'Toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc.’
Tối hôm qua 11/5, truyền thông nhà nước dẫn nguồn tin từ một giới chức tuần duyên cho hay Trung Quốc đã mở rộng phạm vi cấm tàu bè xung quanh giàn khoan lên thành 16 cây số và huy động phản lực cơ chiến đấu bay thấp bên trên các tàu Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam cho hay hôm nay các tàu Trung Quốc và máy bay bảo vệ giàn khoan Hải Dương tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Hà Nội nói giàn khoan của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh khẳng định khu vực này thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã để cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra với hàng ngàn người xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, bày tỏ phẫn nộ trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được truyền thông trong nước đưa tin, một dấu hiệu chứng tỏ được sự ủng hộ của nhà cầm quyền. Các cuộc biểu tình tương tự từ năm 2007 đều bị an ninh trấn dẹp mạnh tay, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.
Tại thượng đỉnh ASEAN hôm 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo hành vi của Trung Quốc là nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của nhà lãnh đạo Việt Nam về khủng hoảng Biển Đông, nhưng Việt Nam đã không vận động được một sự lên án chung từ Đông Nam Á đối với Bắc Kinh tại diễn đàn khu vực lần này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 tuyên bố Việt Nam sẽ thất bại trong việc áp lực Trung Quốc và một lần nữa nữa yêu cầu Hà Nội ngưng cản trở các hoạt động của Bắc Kinh.
Nguồn: AP, Tuoi Tre, VOV
AP dẫn nguồn tin từ truyền thông trong nước cho hay đây là lần đầu tiên tàu Việt Nam đáp trả các hành động gây hấn của Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước có tuyên bố chủ quyền.
Hai phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt trên tàu hôm nay tường thuật rằng đôi bên phun vòi rồng qua lại trong khoảng 1 giờ đồng hồ từ 7:30 sáng, khi tàu Việt Nam giương biểu ngữ tiếng Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan ra khỏi khu vực. Tờ Tuổi Trẻ nói: 'Toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc.’
Tối hôm qua 11/5, truyền thông nhà nước dẫn nguồn tin từ một giới chức tuần duyên cho hay Trung Quốc đã mở rộng phạm vi cấm tàu bè xung quanh giàn khoan lên thành 16 cây số và huy động phản lực cơ chiến đấu bay thấp bên trên các tàu Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam cho hay hôm nay các tàu Trung Quốc và máy bay bảo vệ giàn khoan Hải Dương tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Hà Nội nói giàn khoan của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh khẳng định khu vực này thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã để cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra với hàng ngàn người xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, bày tỏ phẫn nộ trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được truyền thông trong nước đưa tin, một dấu hiệu chứng tỏ được sự ủng hộ của nhà cầm quyền. Các cuộc biểu tình tương tự từ năm 2007 đều bị an ninh trấn dẹp mạnh tay, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.
Tại thượng đỉnh ASEAN hôm 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo hành vi của Trung Quốc là nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của nhà lãnh đạo Việt Nam về khủng hoảng Biển Đông, nhưng Việt Nam đã không vận động được một sự lên án chung từ Đông Nam Á đối với Bắc Kinh tại diễn đàn khu vực lần này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 tuyên bố Việt Nam sẽ thất bại trong việc áp lực Trung Quốc và một lần nữa nữa yêu cầu Hà Nội ngưng cản trở các hoạt động của Bắc Kinh.
Nguồn: AP, Tuoi Tre, VOV
New York Times: Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
12.05.2014 BẮC KINH (NV) .- Tổng bí thư đảng CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng bị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối lời đề nghị gặp gỡ, mà qua đó ông Trọng hy vọng Bắc Kinh rút dàn khoan dầu ra khỏi khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
|
Hai
tàu Hải giám Trung quốc tấn công và xịt nước tàu Kiểm ngư của Việt
Nam ngày 12 tháng 5 năm 2014. (Hình Tuổi Trẻ cắt từ video clip của Cảnh sát Biển)
|
Đây là điều được báo New York Times tiết lộ hôm Thứ Hai, viện dẫn
một nguồn tin ngoại giao dấu tên vì không muốn làm bực mình nhà cầm quyền Trung
Quốc.
Bài báo có tựa đề 'China and Vietnam at Impasse Over Drilling Rig
in South China Sea' của ký giả Keith Bradsher hôm 12 tháng Năm, viết rằng: “ Lãnh
đạo đảng CSVN (ông Nguyễn Phú Trọng) đã đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với
chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lời đề nghị bị từ chối.”
Giới ngoại giao tại Bắc Kinh cho hay họ không thấy có những cuộc thảo
luận đáng kể nào giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Hua Chunying (Hoa
Xuân Oánh) phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho hay trong cuộc họp báo
ngày Thứ Hai, 12 tháng 5, rằng, 'Trung Quốc và Việt Nam, tuần lễ vừa qua, giữa
hai nước đã có 14 cuộc “trao đổi” liên quan tới dàn khoan HD 981,' nhưng không
cho biết chi tiết nội dung.
Tuần trước báo chí Việt Nam đưa tin ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình
Minh gọi điện thoại cho Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc
trách ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng nói
chuyện với người đồng cấp của Trung Quốc Lưu Chấn Dân. Báo chí của cả hai bên
loan tin bên nào cũng trình bày vấn đề theo quan điểm của mình.
Việc Trung Quốc đưa dàn khoan khổng lồ chi phí mỗi ngày hoạt động
rất lớn tới khoan tìm ở một vị trí mà các chuyên viên quốc tế cho rằng không có
bao nhiêu tiềm năng dầu khí, như vậy lỗ chắc chắn hơn có lời. Như vậy, chủ đích
của Bắc Kinh là chính trị, muốn dùng dàn khoan HD981 đi vòng quanh để lấn dần
trong chủ trương muốn cướp cả Biển Đông.
Dư luận quốc tế đặc biệt theo dõi các diễn biến trên biển giữa Việt
Nam và Trung quốc và người ta biết rằng Hà Nội muốn dùng đường lối ngoại giao
để giải quyết vấn đề. Giữa hai nước, được mô tả là có quan hệ tốt đẹp nhiều mặt
những năm gần đây, cho tới khi dàn khoan HD981 xuất hiện làm nổi sóng dư luận.
Hồi năm 2011, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, Việt
Nam và Trung Quốc ký thỏa hiệp nhiều điểm trong đó hai bên đồng ý giải quyết
các tranh chấp trên biển “dễ trước, khó sau” và qua các cuộc đàm phán hòa bình,
tránh dùng võ lức để giải quyết xung đột.
Năm ngoái, khi ông chủ tịch nước Trương
Tấn Sang tới Bắc Kinh, một bản thông cáo chung giữa hai bên cũng lập lại những
cam kết cũ.
Đột nhiên, ngày 7 tháng 5, 2014, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
Bộ Tư lệnh Cảnh Sát biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, trong cuộc họp
báo quốc tế ở Hà Nội, tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 tới vùng
biển Việt Nam khoan tìm dầu khí ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, tại khu vực Việt
Nam gọi là lô 143 trên bản đồ phân lô dầu khí.
Phía Việt Nam đưa một số
tàu Cảnh Sát Biển và Kiểm ngư tới ngăn cản thì bị một lực lượng tàu Trung quốc
đông gấp nhiều lần lại lớn hơn cản trở, xịt vòi rồng và đâm hư hại một số tàu,
6 kiểm ngư viên bị thương cho các vụ việc xảy ra các ngày mùng 3 và mùng 4
tháng 5 năm 2014.
Những ngày kế tiếp cho đến nay, lực lượng hai bên vẫn đối đầu với
nhau với các tin tức căng thẳng tiếp diễn ngày đêm. Vị trí dàn khoan Trung Quốc loan
báo cách đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng sa khoảng 20 hải lý và cách đảo Phú Quý
khoảng 119 hải lý nhưng nằm hoàn toàn trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải
lý của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và
Trung Quốc đều là thành viên ký cam kết công nhận.
* Đấu 'vòi rồng' quanh dàn khoan HD 981
Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm Thứ Hai, 12 tháng 5,
từ một viên chức Cảnh Sát Biển, lần đầu tiên người ta thấy có tin về “một
trận đấu vòi rồng dữ dội giữa một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải
giám, hải cảnh Trung Quốc đã diễn ra tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan
trái phép trên vùng biển của Việt Nam.”
Vụ này xảy ra khoảng 7 giờ 30 sáng ngày Thứ Hai 12 tháng 5 mà tờ Tuổi
Trẻ nói rằng “Trước sự manh động của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng tàu kiểm ngư
của ta đã quyết định sử dụng súng bắn nước để đáp trả lại những tàu hải giám và
hải cảnh của Trung Quốc.
Hai thuyền viên trên tàu đã dũng cảm đứng ra mũi tàu xịt
vòi rồng để cản phá tàu Trung Quốc. Chỉ sau 5 phút liên đội tàu Trung Quốc đã
bị vỡ đội hình và không còn tấn công tới tấp như trước.”
Báo New York Times cho hay ông đại tá Phạm Quang Oánh, tư lệnh phó
chính trị của Cảnh Sát Biển Việt Nam là người đưa tin cho biết như vậy.
|
Bản
đồ tranh chấp với hai điểm nóng trên Biển Đông, tại phía nam quần đảo Hoàng
Sa và ở bãi cạn Scarborough. (Hình: NYT)
|
* Giải pháp ngoại giao 'bế tắc'
Trong khi Philippines đã chọn giải pháp kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế để chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough và nơi khác trên Biển Đông, tức chống cái tuyên bố “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ theo dõi tình hình và chỉ ủng hộ ngầm quyết định của Philippines, ngoài mặt chính thức thì không lộ ra ý kiến hay quan điểm gì.
Trong khi Philippines đã chọn giải pháp kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế để chống lại các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough và nơi khác trên Biển Đông, tức chống cái tuyên bố “Lưỡi Bò” của Bắc Kinh, Việt Nam chỉ theo dõi tình hình và chỉ ủng hộ ngầm quyết định của Philippines, ngoài mặt chính thức thì không lộ ra ý kiến hay quan điểm gì.
Tại Việt Nam cũng từng có một số cuộc tranh luận giữa một số chuyên
viên học giả và viên chức nhà nước xem có nên đi theo hướng Philippines hay
không. Mới đây, lại có người thúc hối nên kiện. Tuy Việt Nam có lực lượng quân
sự vừa nhỏ và yếu không thể so sánh được với Trung Quốc về mọi mặt, nhưng những
năm gần đây đã cố gắng cải tiến cả không quân và hải quân. Nếu xảy ra chiến
tranh, dù trên cơ thì Trung Quốc cũng không phải không thiệt hại nghiêm trọng.
Theo ý kiến của ông Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một chuyên viên về Trung
Quốc tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến lược Quốc tế 'Keck Center for International
and Strategic Studies' của đại học Claremont McKenna College (California) viết
trên tạp chí tài chính Fortune thì, có thể tiến đến một giải pháp chính trị qua
kênh ngoại giao tạm thời trong ngắn hạn.
Cả Bắc Kinh cũng như Hà Nội đều cố tìm một giải pháp giải quyết tranh
chấp giữ được thể diện. Trung Quốc sẽ áp lực Việt Nam từ bỏ đòi hỏi chủ quyền
để đổi lại, được hưởng một vài sự nhân nhượng nhỏ bé, chẳng hạn, cho chia phần
với tỉ lệ nhỏ trong quyền khai thác dầu khí sẽ thăm dò và khai thác trong tương
lai.
Hiện còn quá sớm để nhìn thấy các ước đoán của ông Minxin Pei có đúng
hay không. Nhưng tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân
Oánh dọa hôm Thứ Hai rằng “Việt Nam sẽ không thành công nếu áp lực với Trung
Quốc”.
Khi đến dự Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN tại Miến Điện cuối tuần qua,
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Trung Quốc đưa dàn khoan tới
vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “nguy hiểm và đặc biệt nghiêm
trọng”. Tuy nhiên, ông đã không thuyết phục được cả tổ chức này ra một bản
tuyên bố kết án Bắc Kinh, mà chỉ có một lời tuyên bố kêu gọi các bên “kềm chế”. (TN)
Từ vụ HD 981 và sự từ chối cuộc gặp của họ Tập nói trên, ông Trọng
và lãnh đạo Hà Nội nên suy nghĩ thế đứng tương lai: tiếp tục dựa vào Bắc Kinh
hay dựa vào lòng dân?
17 ý tưởng biểu tình
Từ Linh
Tháng 5 10, 2014
Tháng 5 10, 2014
Bất bình
Nga vừa ngang ngược nuốt chửng Crimea của Ukraine, trong khi
phương Tây lừ đừ, thì Trung Quốc có ngay một quả Crimea xấc láo khác khi cắm
giàn khoan HD 981 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây là một cú tát, nổ đom đóm. Tát vào mặt các
đồng chí Việt Nam vẫn lảm nhảm 4 tốt 16 vàng, tát cả vào mặt phương Tây và Tổng
thống Mỹ Obama, người mới vừa kết thúc chuyến công du khẳng định chuyển trục về
Châu Á. Nếu Mỹ không làm gì trước biến cố này thì mọi đảm bảo của Mỹ mới đây
với Nhật, Hàn, Malaysia, Phillippines sẽ chỉ là trò đùa của một con “cọp giấy”,
làm mất mặt Mỹ.
Nhưng, Trung Quốc khinh Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vì Đảng đã quá
khinh dân, đã đạp vào mặt người dân biểu tình chống Trung Quốc, đã cho nhảy đầm
ưỡn ẹo “con bướm xinh” và cắt đá, phá đám buổi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh
vì Hoàng Sa, đã bắt bớ, bỏ tù, hành hạ những
người chống Trung Quốc như Điếu Cầy trước đây.
người chống Trung Quốc như Điếu Cầy trước đây.
Cú tát của Trung Quốc đau điếng người, nên chưa bao giờ Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh mở miệng mạnh như thế: “Việt Nam sẽ dùng mọi biện
pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.”
Nhưng hàng triệu người Việt lòng như lửa đốt muốn hỏi “mọi biện
pháp” là biện pháp gì?
“Làm gì?” đó là câu hỏi nóng sốt hôm nay.
Người Việt dư biết Trời thường đi sau người và chỉ giúp người tự
giúp, nên phải dựa sức mình trước, không thể chờ hay lệ thuộc bên ngoài. Nhà
nước sẽ có những biện pháp từ trên xuống, nhưng xã hội dân sự cũng sẽ có những
tự phát hợp tình hợp lý từ dưới lên.
Người Việt vốn thông minh, nhất là khi gặp khó, ai nấy đều có thể
đưa ra những ý tưởng hay. Ở đây, chỉ xin góp 17 ý về cách thức biểu lộ tình cảm
bất bình, không theo trình tự nào, có thể khả khi, dự phần vào cuộc động não
chung.
17 ý tưởng
1. Không đàn áp biểu tình: Trước hết là chấm dứt ngay “con bướm xinh” nhảy đầm, cắt đá, quấy phá, bắt bớ, đánh, đập, đạp, đá người biểu tình. Các trường đại học cũng hãy chấm dứt cấm sinh viên biểu tình chống xâm lược, và chấm dứt đày đọa, đuổi học họ sau biểu tình.
2. Hồi chuông một phút: Đúng 8 giờ sáng chủ nhật 11/5/2014, mọi quả chuông nhà thờ, nhà chùa, thánh thất trên khắp ba miền đất nước: từ Nhà thờ Lớn Hà Nội, đến Nhà thờ Thái Hà, Nhà thờ Đức Bà, Nhà Thờ Chúa Cứu thế Saigon, từ Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Thiên Mụ, đến Chùa Trấn Quốc, từ mọi nhà thờ ở Bùi Chu, Phát Diệm, Hố Nai, Gia Kiệm, đến các Thánh thất Cao đài ở Tây Ninh, Trà Vinh… tất cả sẽ đổ một hồi chuông kéo dài một phút để nhắc mọi người quốc nạn ngoại xâm.
Và cứ thế, trong thời gian giàn khoan Trung Quốc còn đó, cứ đúng 8
giờ sáng mỗi ngày thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, và chủ nhật, hàng ngàn quả
chuông từ rừng xuống biển, từ thành phố đến làng quê sẽ đổ hồi cùng lúc.
3. Dừng xe một phút: Cùng lúc khi nghe tiếng chuông 8 giờ sáng, mọi người đang đi trên đường hay trên sông nước sẽ dừng xe, dừng ghe thuyền, tắt máy và im lặng trong một phút. Hãy để các thành phố và dòng sông đứng im, cả nước đứng im. Im, để tưởng niệm bao nhiêu người Việt đã ngã xuống trong cả ngàn năm qua cho độc lập nước nhà. Im, để lắng nghe dòng máu nóng bất khuất ấy vẫn đang âm ỉ chảy trong huyết quản mỗi người, ngay bây giờ, ở đây.
4. Tổng biểu tình mỗi chủ nhật: Hãy xuống đường, với một mục tiêu duy nhất: Chống Trung Quốc xâm lược. 10.000 người, 100.000 người, 1.000.000 người hãy xuống đường vào ngày chủ nhật, bắt đầu từ 11/5 và kéo dài trong các chủ nhật sau đó.
Tất cả, từ cựu chiến binh Quân đội Nhân dân đến cựu chiến binh Quân
lực Việt Nam Cộng hòa, từ trí thức đến doanh nhân, nghệ sĩ, vận động viên, từ
thày cô giáo, nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân đến sinh viên, học sinh,
từ các chị tiểu thương, buôn gánh bán bưng, các chị nội trợ, đến các anh chị
công an, quân nhân… Vượt qua mọi thuộc tính, khuynh hướng, đẳng cấp hay chức vụ,
tất cả đều có chung căn cước đầu tiên: Tôi là người Việt Nam, số phận tôi sẽ đen
tối nếu đất nước này rơi vào tay kẻ cướp.
Tất cả hãy rủ nhau xuống đường mỗi chủ
nhật, ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn,
Nha Trang, Đà Lạt, Saigon, Cần Thơ, Vũng Tàu, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên… Việt
Nam có biết bao thành phố ven biển, không quyết liệt hôm nay, rất có thể ngày
mai cứ nhìn ra biển ở bất cứ nơi nào là thấy một giàn khoan lạ lếu láo.
5. Biểu tình 5 phút, 5 giờ chiều: Giờ tan sở, thay vì về nhà ngay, hãy rủ nhau chạy xe đi đến tòa Đại sứ Trung Quốc ở 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, hay Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở 175 Hai Bà Trưng, Saigon. Đến nơi, hãy dừng xe lại, tất cả sẽ bấm còi trong 1 phút, rồi tắt máy trong 5 phút. Từ đám đông dày đặc nhưng im lặng dừng xe kia hãy cất lên những khẩu hiệu chống Trung Quốc vang dội, hùng hồn.
6. Không chiếu phim: Hiện Việt Nam có hàng trăm đài truyền hình từ thành phố lớn đến tỉnh nhỏ, với hàng trăm kênh phát sóng gần như 24/24, và liều lượng phim Trung Quốc trên sóng cực cao. Trong những ngày này, hãy cắt sóng truyền hình toàn bộ phim Trung Quốc, kể cả phim truyện ngoài rạp.
7. Không hát nhạc: Hãy tẩy chay nhạc Trung Quốc trong mọi quán Karaoke ở Việt Nam, trong mọi quán café, trong mọi khách sạn, nhà hàng, từ 5 sao đến bình dân, và trong mọi nhà dân, từ miền ngược đến miền xuôi.
8. Tẩy chay hàng hóa: Không bán, không mua, không mặc, không dùng hàng Trung Quốc nữa. Các anh chị tiểu thương không đi “đánh hàng” thời trang, giày da, túi xách ở Trung Quốc nữa. Các chị đi chợ sẽ không mua trái cây, hạt củ quả, đồ nhựa, đồ sành sứ, đồ điện từ Trung Quốc nữa. Một ngày cần thiết, hãy mời mọi người mang những món hàng Trung Quốc không dùng kia đến gom thành một đống lớn tại một bãi đất trống để đốt, có ghi hình chụp ảnh, tải clip lên mạng trực tiếp.
9. Không du lịch: Các công ty lữ hành từ lớn đế nhỏ, từ Saigon Tourist, Hanoi Tourist, Vietravel, Fiditour, Bến Thành Tourist đến hàng ngàn dịch vụ du lịch khác hãy hủy tất cả các tour đi Trung Quốc. Và du khách Việt trong và ngoài nước hãy hy sinh, hủy mọi chuyến du lịch Trung Quốc để đồng hành cùng toàn dân trong công cuộc chống ngoại xâm.
10. Không đón khách: Xin lỗi, nếu các vị du khách Trung Quốc yêu thích Việt Nam xin hãy không vào nước tôi khi cái cái giàn khoan hỗn xược kia vẫn còn cắm trên biển Việt Nam. Khách Trung Quốc nào đang ở Việt Nam thì xin lỗi, sẽ không có mát-xa cho quý vị, sẽ không cắt tóc cho quý vị, sẽ không còn món Vịt Bắc Kinh hay cơm gà Thượng Hải trong thực đơn. Không phải vì kỳ thị, chúng tôi bất đắc dĩ phải làm thế chỉ vì Bắc Kinh đang ngang ngược để tiết vịt lộn lên đầu.
11. Khoan yêu: Chị em, anh em có người yêu hay chồng, vợ mang quốc tịch Trung Quốc – ở Việt Nam, ở Trung Quốc, ở cả hải ngoại – xin hãy kiếu chuyện trăng hoa nhặt khoan ong bướm trong những ngày không vui này. Hãy nói Tập Cận Bình nhổ giàn khoan đi đã.
12. Loan tin trên mạng: Không hề “cô đơn trên mạng”, ngược lại, cộng đồng mạng đồng lòng đến ngạc nhiên và đi nhanh hơn ai có thể dự đoán. Trong những ngày qua, hàng loạt facebookers đã đổi Avatar riêng tư thành thông điệp nóng bỏng “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”… Hãy tiếp tục trở thành những người quan sát, viết tin, đưa tin và lan tỏa tin tức về biểu tình, về hành động chống Trung Quốc đến mọi người, từ các chị trên webtretho đến các hot boy, hot girl, hot blogger cả nước, và loan tin đến cả cộng đồng bạn toàn cầu.
13. Đình công: Công nhân Việt làm việc tại hàng ngàn hãng xưởng của Trung Quốc tại Việt Nam, người Việt làm việc ở các nơi khai thác Boxit, các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở hay khai thác khoáng sản… hãy cùng bộc lộ bất bình bằng cách đình công một giờ mỗi ngày, một ngày mỗi tuần, hay thứ ba, năm, bảy mỗi tuần, hay một tuần trong tháng. Hoặc nếu có sự hỗ trợ việc làm và sinh sống của cả xã hội, rất có thể hàng trăm ngàn công nhân trong các công ty Trung Quốc vừa nói sẽ đình công kéo dài, cho tới khi giàn khoan không còn.
14. Bãi trường: Học sinh, sinh viên, học viên các trường của người Trung Quốc hãy bãi trường, và mời các thày cô có lương tri cùng biểu tình chống giàn khoan ngay tại sân trường.
15. Hát cho đồng bào nghe: Các ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, diễn viên, người mẫu, đạo diễn, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nghệ sĩ thị giác… hãy cùng cộng đồng tổ chức những đêm thắp nến, những đêm ca nhạc, những đêm không ngủ nuôi lòng yêu nước và hướng về biển đảo. Lâu nay nhiều người trong số phải im lặng vì nhà nước bịt miệng nhà văn chống Trung Quốc, nhưng lần này có lẽ nhà nước sẽ cho nhà nhà mở miệng.
16. Bao vây tòa đại sứ: Bằng hình thức tương tự như phong trào “chiếm đóng” (occupy) Wall Street gần đây, người Việt và bạn bè quốc tế ở hải ngoại hãy bao vây các tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc ở mọi nơi: Ở Los Angeles, San Francisco, Houston, New York, Chicago, ở Torronto, Montreal, Ottawa, ở London, Paris, Lyon, Marseille, ở Berlin, Munich, Praha, ở Seoul, Tokyo, Manila, Singapore, Kuala Lumpur, Jakarta, ở Canberra, Sydney, Melbourne, ở Wellington, Auckland…
17. Vận động hải ngoại: Mặt trận quan trọng bậc nhất sau nhân tâm là mặt trận truyền thông. Có người từng nói: “Ai nắm được truyền thông là nắm được suy nghĩ của đại chúng và cầm chịch dư luận.” Đừng để cho Trung Quốc lộng hành truyền thông – học bài dối trá của Putin trong vụ Crimea – và bẻ quặt truyền thông thành công cụ bịp bợm, biến mệnh đề trên thành “Ai nắm truyền thông là nắm… chân lý.” Đừng để kẻ to mồm bịt miệng người nói thật.
Người Việt hải ngoại hãy biểu tình, vận động dân biểu địa phương
và các tổ chức quốc tế để họ lên tiếng và cộng đồng quốc tế tạo áp lực buộc
Trung Quốc rút giàn khoan.
Đây là cơ hội rất lớn để chứng tỏ rằng sự hiện diện của hàng ngàn
hội đoàn trong cộng đồng 4.000.000 người Việt hải ngoại trên thế giới là có
thực và có nghĩa, hơn thế nữa, còn có giá trị đặc biệt, không thay thế được.
________________
Ảnh 1-4 từ trên xuống: Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, Manila, Đài Bắc và Tokyo
© 2014 Từ Linh & pro&contra
Biểu tình ‘thể hiện
quyết tâm’ vì chủ quyền
Thứ hai, 12 tháng 5, 2014
Đây là những cuộc tuần hành rầm rộ nhất ở Việt Nam trong
những năm qua
Người từng đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam nhận định
với BBC rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ‘thể hiện rõ quyết
tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam’.
Hôm Chủ nhật ngày 11/5, người dân Việt Nam đã đồng loạt
xuống đường ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối
việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam.
Các cuộc biểu tình này đã diễn ra thuận lợi mà không
gặp nhiều cản trở từ phía chính quyền như các cuộc biểu tình chống
Trung Quốc trước đây.
Sẽ tác động đến
Trung Quốc?
Trao đổi với BBC Tiếng Việt quan điện thoại, ông Phạm Gia
Khiêm, cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao, nói các cuộc biểu tình này sẽ có tác động đến phía
Trung Quốc.
“Phản đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo
vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam,” ông nói, “Các nhà lãnh đạo Trung
Quốc nên nghiên cứu nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của
mình và có những hành động cho đúng với quốc tế.”
Về tuyên bố của khối Asean tại hội nghị thượng đỉnh hôm
11/5 tại Nay Pi Taw, thủ đô Miến Điện, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt
Nam nhận định rằng ‘Asean đã đoàn kết’ vì ‘có tiếng nói chung trên
vấn đề Biển Đông’.
"Phản đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm
bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc
nên nghiên cứu nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của
mình và có những hành động cho đúng với quốc tế."
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
Mặc dù không nêu tên Trung Quốc cũng như không lên án hành
động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào Biển Đông nhưng ông Khiêm cho
rằng tuyên bố chung của Asean ‘như thế là quá đủ rồi’.
“Asean có tuyên bố chung về hành động của Trung Quốc trên
Biển Đông, nhắc lại phải tôn trọng luật pháp trên biển mà các nước
phải thực thi, thể hiện rõ thái độ rất rõ ràng của Asean trong vụ
việc giàn khoan,” ông nói.
Về cách ứng phó của ngoại giao Việt Nam, ông nói rằng
ngành ngoại giao Việt Nam đã và tiếp tục ‘ra tuyên bố và kêu gọi nói
rõ cho cộng đồng quốc tế thấy được mặt sai của Trung Quốc cũng như
thiện chí, quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền’.
Việt Nam đang chứng kiến tình cảm chống Trung Quốc dâng cao
với đỉnh điểm là các cuộc biểu tình hôm 11/5 vừa qua được cho là thu
hút hàng trăm cho đến cả ngàn người.
Những người biểu tình lên án Trung Quốc đưa giàn khoan vào
vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà họ cho là của Việt Nam và yêu
cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vị trí này.
Vụ việc giàn khoan của Trung Quốc đã dẫn đến xung đột
nghiêm trọng nhất giữa lực lượng Việt Nam và Trung Quốc trên biển
trong nhiều năm qua.
Bọ Lập đi biểu tình
Nguyễn Quang Lập
Mình có hai lần đi biểu tình ở Sài Gòn. Lần đầu ngày 5/6/2011 khi
bọn Tàu cắt cáp tàu Bình minh 2. Lần đó mình chỉ đi xem biểu tình cho biết biểu
tình là cái chi. Tới đầu đường vào điểm hẹn, một anh công an chặn lại, nói ông
ơi mời ông đi đường khác. Mình nói tôi vào quán cà phê gặp mấy ông bạn, cho tôi
đi tắt qua chút chứ đi vòng xa quá tôi đi không được.
Anh công an cười, nói ông đi biểu tình chứ gì? Mình nói ừ, mày có
cho ông biểu tình chống Trung Quốc xâm lược không? Anh công an không nói, né người
cho mình vào. Mình cảm động bắt tay nó cảm ơn. Anh công an rỉ tai mình, nói vào
trỏng gặp mấy đứa chặn lại thì ông lại lừa chúng nó như đã lừa con nhen. Mình
cười phì. Thằng cu này sao đáng yêu thế!
Vào quán cà phê không thấy mống nào, mọi người đã nhào ra đường hô
hét rầm trời. Mình lết ra đường, tính sẽ theo đoàn vài trăm mét lấy không khí rồi
quay lại quán cà phê chờ chúng nó. Chẳng dè gặp con mặt mẹt đang đứng nhìn đoàn
biểu tình vẻ khinh miệt, tự nhiên cụt hứng. Mình tránh được chỗ con mặt mẹt kia
thì đoàn biểu tình đã đi qua. Biết không thể đuổi kịp, mình đành quay vào quán,
biểu tình trong quán vậy, hi hi.
Lần này khác hơn, mình đến Nhà hát khá sớm, đợi mãi chẳng thấy biểu
tình biểu téo gì, thấy nhạc nhéo ầm ĩ, lúc lúc lại thấy từng đoàn thanh niên
sắp hàng đi vào sân nhà hát, có đến mấy trăm đứa. Bụng bảo dạ thôi rồi, lại biểu
tình quốc doanh. Đang chán, chưa biết làm sao bỗng thấy một đoàn biểu tình dân
chúng chừng trăm người tách khỏi nhà hát vừa đi vừa hô, có Huy Đức, Huỳnh Ngọc
Chênh, Đỗ Trung Quân... trong đó. Mình bám theo liền.
Đoàn biểu tình phút chốc lên tới mấy trăm người, rồi nghìn người
có dư vừa đi vừa hô khẩu hiệu rất rập ràng. Mình lúc đầu hăng hái lắm, cũng hô
rất to. Tiếc là tay cầm gậy chống rồi không vung nắm đấm lên được. Trong đoàn
có nhiều thanh niên chạy đến bắt tay mình, nói chào bọ... chào bọ! Ui bọ đây
rồi!.. Bọ ui bọ ui! May có treo avarta lên blog nên mọi người mới nhận ra mình,
thật cảm động.
Cảm động chưa hết thì đoàn biểu tình đã vượt lên, nhanh chóng bỏ
rơi mình. Mình vẫn cố lết theo. Chỉ hơn hai chục phút đoàn biểu tình đã cách mình
cả cây số. Một bác xe ôm chạy đến, nói bác lên xe tôi chở bác đuổi theo đoàn,
tôi không lấy tiền bác đâu. Nhưng mình không vắt chân qua xe được, đành chịu.
Lúc đó đã tính chuyện gọi taxi chạy đến lãnh sứ quán TQ chờ đoàn ở đó, nhưng
nghĩ bụng người ta đi bộ biểu tình, mình lại đi taxi, chẳng ra làm sao. Thôi
thì cứ rán lết chừng nào hết lết được nữa thì thôi. Mình đi một mình giữa đường
thui thủi, tủi thân muốn khóc.
Chợt có đoàn thanh niên băng cờ khẩu hiểu rần rật chạy đuổi theo
đoàn. Một thanh niên nhận ra mình, vội quay lại nói bọ đi biểu tình phải không?
Mình ừ. Nó bảo để con cõng bọ một đoạn, đuổi cho kịp đoàn. Mình nói chú nặng
lắm con ơi, hơn bảy chục ký. Nó thè lè lưỡi nhăn răng cười, nói thôi vậy con đi
trước bọ đây.
Mình lết tới Bưu điện thành phố thì đoàn mất hút, không biết đi lối
nào. Mình nhớn nhác nhìn xem đoàn ở hướng nào, thấy lá cờ đỏ đang phất ở xa xa,
mừng húm. Chưa kịp xác định xem đó là đường nào bỗng một ông đứng ở Bưu điện chạy
ra bắt tay mình, chuyện trò như đã quen nhau từ lâu lắm. Ông còn bắt bà vợ chụp
ảnh " hai thằng", xong mấy mục đó thì đoàn đã biến mất. Tuyệt vọng
toàn phần.
Một taxi trờ tới, thằng lại xe mở cửa nhảy ra, nói lên xe đi ông,
con chở ông đến Lãnh sứ quán Trung Quốc. Mình đang chần chừ, nó trợn mắt lên,
nói lên mau đi, không họ giải tán mất giờ, con không lấy tiền ông đâu mà lo! Mình
lên xe, nói sao mày biết ông đi biểu tình? Nó nhăn răng cười, nói ông không đi
biểu tình ra đứng đây làm gì, điên à! Rồi nó nói con vẫn đỗ xe trước chung cư
nhà ông, vẫn chở ông đi nhậu. À ra thế.
Hy vọng tràn trề sẽ gặp đoàn bị tắt ngúm, taxi đi lối nào tắc đường
lối đó, đến khi mò tới Lãnh sứ quán TQ thì đoàn đã giải tán, chỉ còn vài chục
người. Mình đứng giữa đường ngao ngán. Chưa bao giờ mình ngao ngán như thế.
Thằng taxi an ủi mình, nói để con chở ông về, mình không đi biểu
tình lần này thì vẫn còn lần khác ông ạ, Trung Quốc còn xâm lược mình dài dài.
Philippin đã có chổ dựa không e sợ Trung Quốc, đâu
có cô đơn như Việt Nam đến lúc nguy nan không có một bạn bè tương trợ. Nên chất
dứt trò láo cá dựa vào toàn để chống Tàu, sẽ có đồng minh!
Philippines truy tố 9
ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm ở Biển Đông
Bức ảnh chụp vào ngày 10/5/14 cho thấy các cảnh sát biển của Philippines
đem các con rùa biển từ tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ra
12.05.2014
Chín ngư dân Trung Quốc bị cảnh sát Philippines bắt hôm 6 tháng 5
trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông đã chính thức bị truy tố về tội đánh bắt
trộm loài vật quý hiếm.
Công tố viên tỉnh Palawan cho biết cáo trạng được đưa ra sau khi tiến hành thủ tục điều tra, mặc dù những ngư dân này từ chối để luật sư biện hộ.
Tuy nhiên, cáo trạng được bãi bỏ đối với 2 người vị thành niên bị bắt cùng với 9 ngư dân nói trên, và 2 người này sẽ được trả về nước.
Tuần trước cảnh sát Philippines tịch thu một tàu mang cờ Trung Quốc và bắt giữ thủy thủ đoàn vào ở bãi cạn Trăng Khuyết khi phát hiện hàng trăm con rùa biển trên tàu, phần nhiều đã chết.
Nếu bị kết tội đánh bắt loài vật "hiếm, bị đe dọa hay có nguy cơ tuyệt chủng", những ngư dân Trung Quốc có thể đối mặt với 20 năm tù và khoản tiền phạt lớn.
Trung Quốc đã đòi Philippines phóng thích ngay lập tức những ngư dân, nói rằng Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi" đối với bãi cạn này.
Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã lên tiếng cảnh báo rằng vụ việc có thể tác động nghiêm trọng đến quan hệ giữa 2 nước.
Nguồn: CNA, ac
Công tố viên tỉnh Palawan cho biết cáo trạng được đưa ra sau khi tiến hành thủ tục điều tra, mặc dù những ngư dân này từ chối để luật sư biện hộ.
Tuy nhiên, cáo trạng được bãi bỏ đối với 2 người vị thành niên bị bắt cùng với 9 ngư dân nói trên, và 2 người này sẽ được trả về nước.
Tuần trước cảnh sát Philippines tịch thu một tàu mang cờ Trung Quốc và bắt giữ thủy thủ đoàn vào ở bãi cạn Trăng Khuyết khi phát hiện hàng trăm con rùa biển trên tàu, phần nhiều đã chết.
Nếu bị kết tội đánh bắt loài vật "hiếm, bị đe dọa hay có nguy cơ tuyệt chủng", những ngư dân Trung Quốc có thể đối mặt với 20 năm tù và khoản tiền phạt lớn.
Trung Quốc đã đòi Philippines phóng thích ngay lập tức những ngư dân, nói rằng Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi" đối với bãi cạn này.
Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã lên tiếng cảnh báo rằng vụ việc có thể tác động nghiêm trọng đến quan hệ giữa 2 nước.
Nguồn: CNA, ac
Căng thẳng Việt-Trung là
cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
Tàu Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam.
(Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Trà Mi-VOA
Cập nhật: 12.05.2014 12:11
Căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông là cơ hội đẩy mạnh quan
hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, theo đánh giá của một nhà phân tích thuộc Học Viện
Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhấn mạnh Việt-Mỹ vẫn chưa trở thành đồng minh quân sự nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ quân sự.
Tranh cãi Việt-Trung một lần nữa bùng nổ sau khi Bắc Kinh hôm 3/5 thông báo đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý theo quy định của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cũng như điều động 80 tàu đủ loại kể cả tàu chiến ngăn chặn không cho Việt Nam thực thi chủ quyền và cho tàu lao vào tấn công tàu Việt Nam khiến 6 nhân viên kiểm ngư Việt bị thương.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 12/5 phân tích về các bước đối phó sắp tới của Hà Nội trước sự lấn lướt mạnh mẽ từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh, Tiến sĩ Thủy cho biết thêm chi tiết:
Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Trần Trường Thủy:
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhấn mạnh Việt-Mỹ vẫn chưa trở thành đồng minh quân sự nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ quân sự.
Tranh cãi Việt-Trung một lần nữa bùng nổ sau khi Bắc Kinh hôm 3/5 thông báo đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý theo quy định của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cũng như điều động 80 tàu đủ loại kể cả tàu chiến ngăn chặn không cho Việt Nam thực thi chủ quyền và cho tàu lao vào tấn công tàu Việt Nam khiến 6 nhân viên kiểm ngư Việt bị thương.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 12/5 phân tích về các bước đối phó sắp tới của Hà Nội trước sự lấn lướt mạnh mẽ từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh, Tiến sĩ Thủy cho biết thêm chi tiết:
Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Trần Trường Thủy:
Căng thẳng Việt-Trung là
cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
- Danh mục
- Tải
Tiến sĩ Trường Thủy: Sự cố lần này là một bước leo thang mới. Trước nay, Trung Quốc chủ
yếu cản phá, hoặc là ở mức thăm dò thôi chứ chưa khoan. Đây là lần đầu tiên
Trung Quốc mang giàn khoan vào khoan ở vùng của nước khác, triển khai lực lượng
trên thực địa rất rầm rộ bao gồm hải quân, tàu chiến tham gia.
VOA: Với bước leo thang mới, liệu phản ứng của phía Việt Nam sẽ có những nét gì mới hơn so với những lời tuyên bố phản đối trước đây vì với những lời tuyên bố coi như Việt Nam chấp nhận thực tế hơn là thay đổi được thực trạng, thưa ông?
VOA: Với bước leo thang mới, liệu phản ứng của phía Việt Nam sẽ có những nét gì mới hơn so với những lời tuyên bố phản đối trước đây vì với những lời tuyên bố coi như Việt Nam chấp nhận thực tế hơn là thay đổi được thực trạng, thưa ông?
Tiến
sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học Viện Ngoại
giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tiến sĩ Trường Thủy: Không hẳn như thế đâu. Việt Nam cho tới giờ triển khai đối phó tương đối tòan diện. Thứ nhất về mặt công khai về mặt công luận, họp báo, phát ngôn. Thứ hai, trên thực địa, các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã có biện pháp cản trở phía Trung Quốc. Thứ ba, ở góc độ ngoại giao, chúng ta vận động sự ủng hộ của quốc tế và rất nhiều nước lên tiếng bày tỏ quan ngại như Mỹ, Nhật, Ấn, EU, Úc, ASEAN. ASEAN vừa rồi lần đầu tiên ra được tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tiếp diễn ở Biển Đông.
Đó là những bước chiến lược tương đối đồng bộ của Việt Nam. Mục tiêu là tăng cái giá mà Trung Quốc phải trả cả về ngoại giao, uy tín quốc tế, và ảnh hưởng tới tuyên truyền của Trung Quốc về chiến lược ‘phát triển hòa bình’, cho thế giới thấy rõ ý định của Trung Quốc ở Biển Đông.
VOA: Liệu cách phản ứng của Việt Nam trước nay ‘tự chế tối đa’, như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát biểu tại thượng đỉnh ASEAN, có giúp thay đổi được tình hình không giữa các bước lấn lướt không ngừng từ phía Trung Quốc? Có sách lược nào khác hữu hiệu hơn chăng?
Tiến sĩ Trường Thủy: Đối với cộng đồng quốc tế, một nước sẽ nhận được sự ủng hộ khi nước đó thể hiện kiềm chế chứ không phải là bên khơi mào cho tranh chấp. Thứ hai là các hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Việt Nam không thể sử dụng các biện pháp đi ngược lại với luật quốc tế. Trong khuôn khổ luật quốc tế, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp tối đa có thể. Khái niệm ‘kiềm chế’ nên được hiểu rộng hơn như thế.
VOA: Và Việt Nam đang tính tới những bước đi như thế nào sau hành vi lần này của Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Phó Thủ tướng Bộ Trưởng Ngoại giao cũng đã tuyên bố là sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đó là tuyên bố cao nhất, có nghĩa là không loại trừ biện pháp nào cả.
VOA: Kể cả biện pháp võ trang?
Tiến sĩ Trường Thủy: Võ trang nên được sử dụng trong khái niệm bảo vệ và tự vệ.
VOA: Liệu Việt Nam có tính tới một vụ kiện tương tự như Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Với tuyên bố không loại trừ biện pháp nào cả có thể hiểu bao gồm biện pháp sử dụng các chế tài quốc tế. Nhưng thời điểm và cách thức như thế nào là chuyện cụ thể mà các nhà chiến lược Việt Nam phải tính đến.
VOA: Ông dự đoán tình hình có thể leo thang tới mức nào? Có thể dẫn tới mức căng thẳng xung đột hay không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Diễn biến tới giờ cho thấy hai bên cũng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định khi dùng các tàu thực thi pháp luật hay ‘vũ khí mềm’, chứ chưa đến mức độ cạnh tranh có thể dẫn tới chìm tàu hay thương vong lớn. Mức độ được đặt trong giới hạn ‘tranh dành trên thực địa’ là chính. Theo tôi, chưa có ý chí chính trị để quyết tâm đi đến biện pháp mạnh mẽ quân sự, nhưng tất nhiên không lọai trừ yếu tố các tính toán hay các vụ va chạm hay đánh giá ý định của nhau không đúng sẽ dẫn đến các leo thang căng thẳng, không loại trừ tình huống nào cả.
VOA: Trong trường hợp xảy ra xung đột, liệu Việt Nam có nghĩ tới các phương pháp có thể ủng hộ mình về quân sự thế nào chăng để có đủ khả năng đối phó với Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Ý tôi là biện pháp võ trang không phải là biện pháp tính ngay hay có khả năng xảy ra, mà là tất cả biện pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế cho phép thì Việt Nam không loại trừ. Chính sách của Việt Nam cũng vẫn là duy trì hòa bình, phát triển đất nước. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải cân đối, cân bằng các yếu tố.
VOA: Về tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh không ngừng lấn lướt ở Biển Đông, nhiều người cho rằng yếu tố giúp Việt Nam có thể đương đầu chống cự với Trung Quốc là Hoa Kỳ. Liệu đã đến lúc Việt Nam nên xích lại gần Mỹ hơn nữa trong tình hình chung ở Biển Đông hiện nay?
Tiến sĩ Trường Thủy: Lúc mà giữa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ. Trong các năm gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Ở đây có thể nói cũng nên đặt quan hệ Việt-Mỹ trong quan hệ ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Việt Nam cũng không đặt cược vào quan hệ với Mỹ.
Trong quan hệ Việt-Mỹ cũng có những giới hạn. Về việc tiến tới quan hệ đồng
minh quân sự, nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ về quân sự, tôi
chưa nghĩ Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trở thành đồng minh mà hai nước cũng sẽ hợp tác
với nhau trong các lĩnh vực cùng lợi ích.
Trong đó, Biển Đông là vấn đề hai
nước có nhiều tương đồng về lợi ích, nhất là tự do hàng hải, hòa bình-ổn định
khu vực.
Cả hai bên đều quan ngại về việc một Trung Quốc lớn mạnh có đe dọa
trật tự hay không, có thật sự phát triển hòa bình hay không. Chính những điểm
đồng này sẽ thúc đẩy hai nước [Việt-Mỹ] phát triển quan hệ hơn nữa.
VOA: Một trong những yếu tố dẫn tới ‘những giới hạn’ trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là vấn đề nhân quyền Việt Nam. Trong tình hình hiện nay giữa vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia-chủ quyền dân tộc và tháo gỡ những gúc mắc trong lĩnh vực nhân quyền để có thể xích lại gần hơn và được ủng hộ nhiều hơn từ một người bạn lớn mạnh như Mỹ, theo ông, liệu Việt Nam có sẵn lòng tháo gỡ những gúc mắc đó không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Các quan niệm chung giữa Việt-Mỹ về nhân quyền cũng ngày càng xích lại, cũng có nhiều trao đổi nhưng tất nhiên cũng có nhiều khác biệt. Nên đặt vấn đề đó trong tổng thể quan hệ chung. Chính sách của Việt Nam gọi là ‘đối tác’ và ‘đối tượng’, tức điểm nào chung thì cùng khai thác, phát huy; điểm nào khác biệt thì cùng trao đổi để giảm điểm khác biệt đi. Nhìn tổng thể chung, phần trăm hợp tác giữa Việt-Mỹ càng được đẩy mạnh hơn trong các năm gần đây.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
VOA: Một trong những yếu tố dẫn tới ‘những giới hạn’ trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là vấn đề nhân quyền Việt Nam. Trong tình hình hiện nay giữa vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia-chủ quyền dân tộc và tháo gỡ những gúc mắc trong lĩnh vực nhân quyền để có thể xích lại gần hơn và được ủng hộ nhiều hơn từ một người bạn lớn mạnh như Mỹ, theo ông, liệu Việt Nam có sẵn lòng tháo gỡ những gúc mắc đó không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Các quan niệm chung giữa Việt-Mỹ về nhân quyền cũng ngày càng xích lại, cũng có nhiều trao đổi nhưng tất nhiên cũng có nhiều khác biệt. Nên đặt vấn đề đó trong tổng thể quan hệ chung. Chính sách của Việt Nam gọi là ‘đối tác’ và ‘đối tượng’, tức điểm nào chung thì cùng khai thác, phát huy; điểm nào khác biệt thì cùng trao đổi để giảm điểm khác biệt đi. Nhìn tổng thể chung, phần trăm hợp tác giữa Việt-Mỹ càng được đẩy mạnh hơn trong các năm gần đây.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment