Phạm Chí Dũng: Vì sao từ chối
quyền biểu tình chính đáng của người dân?
Nhà báo Phạm Chí Dũng
trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Saigon ngày 11/05/2014.
DR
Thụy My
Sáng sớm hôm nay 17/05/2014 tiến sĩ, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
đã nhận được giấy triệu tập của Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi làm việc
suốt buổi sáng, cơ quan chức năng yêu cầu nhà báo Phạm Chí Dũng không đi biểu
tình ngày mai. Được biết hôm 13/5, ông đã đưa ra lời kêu gọi toàn quốc xuống
đường phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông vào ngày Chủ nhật 18/5.
RFI Việt ngữ đã trao đổi
với nhà báo Phạm Chí Dũng ngay sau khi ông vừa « làm việc » xong với cơ quan
công an.
|
RFI : Thân
chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Được biết sáng nay anh đã nhận được giấy triệu tập
của công an, sự việc diễn ra như thế nào thưa anh ?
Nhà
báo Phạm Chí Dũng : Mới đầu giờ sáng
tôi đã nhận được giấy mời triệu tập, và tôi nghĩ ngay rằng cuộc biểu tình ngày
mai sẽ rất có ý nghĩa. Và chắc chắn là họ không muốn tôi đi dự cuộc biểu tình
đó.
Tôi đến cơ quan an ninh
điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại số 4 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh
đúng hẹn.
Họ hỏi tôi xoay quanh các bài viết của tôi, hỏi số lượng bài viết
cũng như số cuộc trả lời phỏng vấn. Tôi cũng trả lời thành thực là trong một
năm qua tôi đã viết khoảng hơn 200 bài cho các đài quốc tế Việt ngữ, và trả lời
hơn 100 cuộc phỏng vấn cho báo chí nước ngoài.
Nhưng họ không xoáy sâu
vào nội dung các bài viết của tôi, mà đặt vấn đề về cuộc biểu tình chống Trung
Quốc vào ngày 18/5. Và dường như họ nhấn mạnh về lời kêu gọi cả nước xuống
đường của tôi.
Đến cuối buổi làm việc
thì họ đưa cho tôi giấy triệu tập lần thứ hai, là sáng mai, tức ngày 18/5, và
họ đề nghị tôi đừng đi biểu tình. Tại vì tình hình rất phức tạp, rất lộn xộn,
và có thể có những hoạt động quá khích : đập phá, đốt phá… cũng giống như ở
Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua. Đó là nội dung mà họ
thông tin cho tôi biết.
Cuối cùng họ đề nghị tôi
ký xác nhận về hàng loạt bài viết của tôi trên mạng cũng như trên các đài quốc
tế Việt ngữ. Nhưng tôi không đồng ý ký ngay tại cơ quan an ninh điều tra, vì
tôi cho rằng câu chữ trong các bài viết mà họ đưa cho tôi có thể bị sửa. Do đó
tôi đã yêu cầu họ đi theo tôi về nhà, và tôi in bài trên máy của tôi ra, sau đó
tôi mới đồng ý ký tên.
RFI : Còn
việc anh đi biểu tình ngày mai thì sao ?
Cùng ngày hôm nay khi
tôi đến cơ quan an ninh điều tra làm việc, thì lần đầu tiên trang
nguyentandung.org, vốn là một trang bị coi là mạo danh Thủ tướng chính phủ, lại
đưa một bài về tôi rất quyết liệt. Họ cho tôi là một kẻ gian xảo, đã cấu kết và
nhận sự chỉ đạo của các tổ chức phản động nước ngoài, để tung ra lời kêu gọi
biểu tình cho ngày 18/5. Tôi không biết trang này thực sự như thế nào, nhưng họ
đưa ra những vấn đề mà tôi nghĩ rằng màu sắc của họ thay đổi như tắc kè.
Dựa theo tinh thần đó
thì tôi có thể thấy rằng có những sự khó khăn khá lớn đang chờ đợi tôi ở phía
trước, nếu ngày mai tôi bước ra đường biểu tình cùng với đồng bào của mình. Mặc
dù đó là một cuộc biểu tình hết sức chính đáng, nếu chiếu theo tinh thần công
điện của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5 vừa qua, là « việc làm chính đáng ». Vì
tất cả mục đích cũng chỉ nhắm tới việc phản kháng hành động ngang ngược của
Trung Quốc.
Đồng thời cuộc biểu tình
theo tôi còn có ý nghĩa là để cho thế giới thấy rằng Việt Nam là đúng, Việt Nam
là chính nghĩa. Người dân Việt Nam cũng có quyền xuống đường thể hiện quyền tự
do chính kiến, tự do ngôn luận, tiếng nói riêng của mình về vấn đề Trung Quốc,
và phản biện đối với sự nhu nhược của nhà cầm quyền, về thái độ với Trung Quốc
trong thời gian vừa qua.
Vì vậy tôi rất tiếc là
ngày mai tôi sẽ không thể đi cùng với đồng bào của mình xuống đường để biểu thị
tinh thần phản kháng Trung Quốc.
RFI : Nhưng
với lời kêu gọi toàn quốc xuống đường mới đây, có lẽ những gì có thể đóng góp
được thì anh đã đóng góp rồi ?
Còn quá ít ỏi đối với
dân tộc này, và còn quá ít ỏi đối với tôi ! Nhưng mà tôi mong rằng trước khi
giàn khoan HD-981 của Trung Quốc phải rút khỏi Biển Đông – một ngày nào đó hy
vọng là nó sẽ phải rút khỏi Biển Đông - thì các cuộc tuần hành, biểu tình vấn
tiếp diễn.Và tôi hy vọng dần dần đó sẽ là cuộc biểu tình của số đông, của sự
đồng lòng ba miền Nam Trung Bắc, của tất cả các tỉnh thành trong nước ; cuối
cùng sẽ dẫn tới một đám đông vĩ đại, có thể thay đổi cả một thái độ của Việt
Nam đối với Trung Quốc.
RFI : Nhưng
những sự kiện mới đây ở Bình Dương và Hà Tĩnh đã khiến chính quyền lo ngại
những cuộc xuống đường đông người ?
Họ cần phải phân biệt
biểu tình quá khích và biểu tình ôn hòa khác nhau như thế nào, không để con sâu
làm rầu nồi canh. Ngày hôm qua 17/5 Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính
thức thông tin cho báo chí biết rằng tất cả những kẻ gây rối ở Bình Dương và
Đồng Nai không phải là công nhân.
Công nhân Việt Nam không
có truyền thống và không có bản chất đi gây rối, đập phá và giết người như vậy.
Tất cả là một đám côn đồ không biết từ đâu ra, và hiện nay dư luận cũng đang
đặt câu hỏi rất lớn : Ai đứng đằng sau mà để cho khi đám côn đồ hoành hành dẫn
các đoàn biểu tình ở Bình Dương, Đồng Nai và đốt phá, đập phá hàng mấy chục nhà
máy, thì lại không thấy bóng dáng lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ
động đâu ?
RFI : Vừa
rồi Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo lại kêu gọi không biểu tình. Anh có
thấy việc này là bất nhất, khi công điện của Thủ tướng nói rằng biểu thị lòng
yêu nước, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép là việc làm chính đáng ?
Không chỉ bất nhất với
công điện của Thủ tướng, mà một lần nữa lại cho thấy sự phân hóa ngày càng sâu
sắc trong chính nội bộ của chính phủ về vấn đề này. Vì nếu chiếu theo quyền
được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề
sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập
người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Đây không phải là biểu
tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính
đáng của người dân đối với Trung Quốc.
Nếu cứ ngăn chận người
dân như thế này, đến một lúc nào đó, liệu khi mà xung đột với Trung Quốc hoặc
sự căng thẳng với Trung Quốc có thể dẫn tới tình trạng chiến tranh – dù là ở
quy mô nhỏ, và Nhà nước muốn huy động một lực lượng biểu tình của dân chúng để
phản đối Trung Quốc, thì liệu còn huy động được không ? Và nếu như tình trạng
chiến tranh với Trung Quốc mà nổ ra sâu rộng hơn, thì liệu lệnh tổng động viên
ở Việt Nam có thực hiện được hay không ?
Đó là một câu hỏi mà Nhà
nước Việt Nam phải đặt ra. Và câu hỏi đó đã được trả lời một phần nào ngày hôm
nay, khi ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký công
điện không cho biểu tình. Đây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan
lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận
trong Nhà nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn tới
chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước !
RFI : Người
dân Việt trong và ngoài nước đều sôi sục từ khi chính quyền Bắc Kinh kéo giàn
khoan khổng lồ đến vùng biển Hoàng Sa. Có lẽ đây cũng là cơ hội để biểu lộ
quyết tâm đối với Trung Quốc, đồng thời khiến cho thế giới thấy rõ hơn mặt thật
« quyền lực mềm » của chế độ Tập Cận Bình ?
Không chỉ đó là cơ hội,
mà tôi cho rằng chúng ta phải cảm ơn Trung Quốc. Vì nếu không có sự xâm lấn của
Trung Quốc ít nhất là từ năm 2011 đến nay, không có sự kiện giàn khoan HD-981
của Trung Quốc xâm lăng Biển Đông, thì sẽ không có dịp để chúng ta đo lường
được lòng dân Việt Nam như thế nào.
Rất tiếc là cho tới nay
Nhà nước Việt Nam đã không hề tổ chức được một Hội nghị Diên Hồng nào để nghe ý
kiến dân chúng. Một Hội nghị Diên Hồng như ở Bình Than thời Trần, mà có thể tập
hợp được tính đồng nguyên, tính dân tộc, lòng dân và sự thống nhất giữa các lực
lượng để chống ngoại xâm. Mà như vậy thì tình hình sẽ đi về đâu ???
RFI : Chúng
tôi xin rất cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng
dành cho RFI Việt ngữ cuộc phỏng vấn hôm nay.
Lá
đơn xin biểu tình: yêu nước không phải đợi ai đồng ý
Nguyễn
Văn Thạnh - Hải Châu, Đà Nẵng
2014-05-17
2014-05-17
- In trang
này
- Chia sẻ
- Ý kiến của
Bạn
- Email
Lá đơn xin biểu tình tại Đà Nẵng vào ngày chủ nhật 18 tháng 5,
2014
RFA file
Là người có tinh thần
thượng tôn pháp luật, tôi biết rằng để có một xã hội trật tự, một đất nước phát
triển, chúng ta cần tôn trọng và góp công xây dựng nhà nước pháp quyền.
Dù chưa có luật biểu tình để chúng ta có thể hành xử theo luật
nhưng chiều hôm qua 16.5.2014 tôi đến UBND Quận Hải Châu để thông báo cho chính
quyền sở tại biết hoạt động tuần hành phản đối TQ xâm chiếm lãnh hải vào chủ
nhật 18.5.2014.
Đây là hành xử tôn trọng tính thượng tôn luật pháp của công dân,
tôn trọng chính quyền. Đồng thời qua thông báo này, chính quyền có phương án
bảo đảm an ninh để công dân thực thi quyền của mình; tránh tình trạng bạo loạn
bộc phát.
Lá đơn xin đăng ký tập trung
Ban đầu họ từ chối tiếp nhận bản đăng ký với lý do thành phố
không có chủ trương cho phép biều tình. Họ nói muốn biểu tình thì phải kết hợp
với hội đoàn, tổ chức hợp pháp của Nhà nước. Tôi tranh luận với họ về quyền
công dân và trách nhiệm Nhà nước. Quan điểm của tọôi là công dân có quyền làm
những việc pháp luật không cấm và chính quyền phải bảo đảm điều đó co công dân;
yêu nước không cần phải chờ sự đồng ý của ai, còn chuyện chủ trương như thế nào
thì đó là việc của chính quyền.
Cuối cùng họ nhận đơn và giao lại cho tôi giấy biên nhận.
Sáng nay (17.5.2014) qua điện thoại, một cán bộ của UBND Quận
Hải Châu thông báo cho tôi đến để nhận kết quả về việc tôi đăng ký tuần hành
phản đối TQ xâm lược hôm qua.
Lấy lý do ảnh hưởng an ninh trật tự công cộng và chủ trương của
Tp để không cho phép thực hiện việc tuần hành phản đối TQ xâm lược vào sáng
mai. Họ giải thích cho tôi là thời gian qua ở Bình Dương, Hà Tĩnh đã bộc phát
bạo loạn từ việc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Tôi cho rằng đây là một hành động xâm phạm nghiêm trọng quyền
công dân. Ở VN muốn sống đúng tinh thần nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp
luật xem ra rất khó.
Chưa hết, 4h30 chiều hôm nay (17.5) có hai nhân viên an ninh và
chủ nhà cho tôi thuê trọ đến để ngăn cản, có phần uy hiếp tôi để ngày mai tôi
không xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm chiếm lãnh hải Việt Nam.
Lịch sử cho thấy: một chính quyền
Biên nhận đơn đăng ký tập trung
yếu kém thường không bảo đảm an ninh cho người dân để xã hội
loạn rồi lấy lý do để bảo đảm trật tự xã hội để hạn chế các quyền tự do công
dân. Một nhà cầm quyền độc tài nham hiểm cũng áp dụng chiêu này: năm xưa Hitle
cho người đốt tòa nhà quốc hội rồi lấy cớ đó để bắt bớ, tiêu diệt hết các đảng
phái đối lập. Mấy ngày nay trên mạng râm rang đồn đại một âm mưu lớn trong các
vụ bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh; ngẫm cũng có lý lắm.
Ngoài lãnh hải, Trung Quốc hành xử vô đạo, ỷ mạnh hiếp yếu đã
ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ vào thềm lục địa của Việt Nam để khoan dầu.
Họ không hiểu đạo lý bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Dù là nước nhỏ nhưng
Việt Nam cũng có chủ quyền lãnh thổ như nước lớn. Dân Việt Nam tuy không đông
nhưng cũng có tinh thần yêu nước, bảo vệ tổ quốc như bao dân tộc khác.
Văn thư từ chối cho tập trung biểu tình
Trong nước, nhà cầm quyền cũng hành xử sai trái, vin cớ bảo đảm
trật tự để ngăn cấm quyền biểu tình yêu nước của công dân. Những người cầm
quyền này ỷ thế có quyền, có chức muốn làm gì thì làm; họ không hiểu đạo lý
phục vụ nhân dân của chính quyền. Chính quyền được sinh ra, sử dụng tiền thuế
của người dân là nhằm bảo vệ quyền của công dân chứ không phải để ngăn cản, hạn
chế nó.
Dù ý thức về rủi ro, cạm bẫy chờ đợi mình nhưng sáng mai, tôi sẽ
xuống đường để thế giới thấy sự vô đạo trong việc hành xử của chính quyền Trung
Quốc đối với lãnh hải Việt Nam và để người dân thấy sự sai trái của nhà cầm
quyền trong nước khi ngăn cản công dân biểu tình thể hiện tình cảm đối với tổ
quốc.
Nguyễn Văn Thạnh.
Học giả Mỹ kêu gọi
Washington đáp lại 'thách thức Trung Quốc'
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
16.05.2014
Hai nhà nghiên cứu cấp cao Elizabeth Economy và Michael Levi
thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) - một trong
những viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ - viết rằng những gì đang diễn
ra ở Biển Đông “nguy hiểm hơn rất nhiều” so với trước đây và kêu gọi Mỹ đương
đầu với “thách thức Trung Quốc.”
Bài viết xuất hiện trong phần xã luận quan điểm của nhật báo Washington Post hôm thứ Sáu 16 tháng 5, một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất ở Mỹ.
Hai tác giả nhận định rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam không phải là vì dầu mỏ mà thứ nhất là vì “tinh thần dân tộc.”
Đề cập đến việc Trung Quốc thực thi chủ quyền trên thực tế ở Hoàng Sa từ năm 1974, hai tác giả nói “rút khỏi Hoàng Sa sẽ giáng một cú vào lòng tự tôn của Trung Quốc, trong khi khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với quần đảo này sẽ củng cố tính chính danh của giới lãnh đạo ở nhà.”
Thứ hai là “khao khát kiểm soát những hải lộ ở Biển Đông” của Trung Quốc.
Economy và Levi chỉ ra rằng 5 ngàn tỉ USD khối lượng trao đổi thương mại đi qua vùng biển ngày càng đông đúc này mỗi năm. Trong số này có gần một phần ba khối lượng dầu mỏ thế giới vận chuyển trên biển và hơn ba phần tư dầu nhập khẩu của Trung Quốc (cũng như phần lớn dầu chở tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.)
“Hải quân Trung Quốc có thể còn quá yếu để thách thức sự thống trị của Mỹ trên những hải lộ chủ chốt ở Trung Đông, hoặc thậm chí kiểm soát Eo biển Malacca trọng yếu, nhưng cho lực lượng hải quân hoạt động khắp Biển Đông, Trung Quốc có thể thêm phần tin tưởng rằng Mỹ sẽ không thể làm gián đoạn nguồn cung ứng của họ,” hai nhà nghiên cứu nhận định.
Hành động mới nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam, theo lời Economy và Levi, là lý do để Mỹ nên theo đuổi một vai trò chủ động hơn ở Biển Đông.
“Việt Nam đã nhấn mạnh cam kết của mình giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ phải sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bằng việc tăng cường hiện diện hải quân.
“Nếu Mỹ không chứng minh lời nói bằng hành động, uy tín của Mỹ trong việc hứa hẹn ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ là rỗng không,” bài viết kết luận.
Bài viết xuất hiện trong phần xã luận quan điểm của nhật báo Washington Post hôm thứ Sáu 16 tháng 5, một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất ở Mỹ.
Hai tác giả nhận định rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam không phải là vì dầu mỏ mà thứ nhất là vì “tinh thần dân tộc.”
Đề cập đến việc Trung Quốc thực thi chủ quyền trên thực tế ở Hoàng Sa từ năm 1974, hai tác giả nói “rút khỏi Hoàng Sa sẽ giáng một cú vào lòng tự tôn của Trung Quốc, trong khi khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với quần đảo này sẽ củng cố tính chính danh của giới lãnh đạo ở nhà.”
Thứ hai là “khao khát kiểm soát những hải lộ ở Biển Đông” của Trung Quốc.
Economy và Levi chỉ ra rằng 5 ngàn tỉ USD khối lượng trao đổi thương mại đi qua vùng biển ngày càng đông đúc này mỗi năm. Trong số này có gần một phần ba khối lượng dầu mỏ thế giới vận chuyển trên biển và hơn ba phần tư dầu nhập khẩu của Trung Quốc (cũng như phần lớn dầu chở tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.)
“Hải quân Trung Quốc có thể còn quá yếu để thách thức sự thống trị của Mỹ trên những hải lộ chủ chốt ở Trung Đông, hoặc thậm chí kiểm soát Eo biển Malacca trọng yếu, nhưng cho lực lượng hải quân hoạt động khắp Biển Đông, Trung Quốc có thể thêm phần tin tưởng rằng Mỹ sẽ không thể làm gián đoạn nguồn cung ứng của họ,” hai nhà nghiên cứu nhận định.
Hành động mới nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam, theo lời Economy và Levi, là lý do để Mỹ nên theo đuổi một vai trò chủ động hơn ở Biển Đông.
“Việt Nam đã nhấn mạnh cam kết của mình giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ phải sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bằng việc tăng cường hiện diện hải quân.
“Nếu Mỹ không chứng minh lời nói bằng hành động, uy tín của Mỹ trong việc hứa hẹn ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ là rỗng không,” bài viết kết luận.
No comments:
Post a Comment