---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
Nguy và Cơ
từ giàn khoan và
gió chướng biển Đông
Hiệu Minh
Gió “chướng” là tên gọi địa phương của bà con nông dân ở Nam Bộ đối với gió mùa Đông Bắc. Khi mùa gió chướng bắt đầu, gió đẩy nước biển vào bờ, nước dâng cao, gây ra xâm thực mặn, phá hoại mùa màng. Người đi biển phải rất khéo léo, lúc lật buồm bên trái, khi lật bên phải, mới có thể ra khơi.
Giàn khoan khủng của Trung Quốc án ngữ ở biển Đông của Việt Nam là một kiểu gió chướng từ phương Bắc, xâm lược từ từ, rất hiểm độc. Nhưng hy vọng, sự kiện này sẽ làm thay đổi quan niệm về địa chính trị của chính quyền Việt Nam, thay vì lấy chủ nghĩa Mác Lê làm kim chỉ nam và đảng lãnh đạo toàn diện.
Tờ New York Times có bài viết về cuộc đối đầu trong vụ giàn khoan Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.
Có một đoạn khá bất ngờ “Diplomats in Beijing said they knew
of no substantive talks between China and Vietnam. A senior diplomat, who
declined to be named for fear of alienating the Chinese, said he understood
that the head of the Communist Party in Vietnam had offered to visit Beijing to
speak with President Xi Jinping, but the overture had been rejected.
Các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh nói, họ không thấy những cuộc tiếp xúc sâu rộng giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian này. Một quan chức cấp cao giấu tên còn cho biết, Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam đã đề nghị thăm Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình, nhưng đã bị từ chối.”
Nếu tin này là có thật thì mới đọc ta tưởng là buồn. Nhưng với người tỉnh táo, đó là tin vui cho người Việt đang cô độc.
Tình thế hai năm đã rõ mười, đâu là kẻ thù thực sự, chẳng cần viết thêm. Chính quyền Việt Nam hiểu bạn 16 chữ vàng nay đã lộ mặt là một kẻ thâm hiểm.
Cùng thời gian này năm ngoái, vào tháng
6-2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang có chuyến thăm Bắc Kinh, cờ hoa đón chào, nhưng có lý do nào đó, cuộc viếng thăm chẳng mang lại lợi ích nào. Có chuyện gì đó không vui ở Bắc Kinh, một tháng sau, bỗng có cuộc thăm ngoài dự kiến của Chủ tịch Sang tới Nhà Trằng với bao hy vọng, Hoa Kỳ thành
đối tác chiến lược.
Sau vụ này, phía Việt Nam cũng có những động thái nhất định, thả tù nhân lương tâm, liên hệ quốc phòng hai bên được đẩy mạnh. Tuy nhiên sau đó, những bắt bớ và phiên tòa
mang mầu sắc chính trị vẫn tiếp tục, làm phía Mỹ không hài lòng.
Mấy tuần trước, cho các bloggers đi thăm Mỹ và tường trình tại Quốc hội, tưởng đã vui, nhưng gần đây xảy ra vụ bắt blogger Ba Sàm có tiếng nói dân chủ, trước thềm trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Hà Nội.
Việc Trung Quốc mang giàn khoan
khủng tới biển Đông của Việt Nam và gây hấn với tầu cảnh sát biển, là một bước đi có tính toán rất kỹ, có từ rất lâu. Xảy ra vào thời điểm Mỹ bận rộn với Ukraine, Syria
và vài nơi khác trên thế giới, theo gương Putin nuốt Crimea một cách thầm lặng, Tập Cận Bình đã ra đòn hiểm. Ngoài ra, Obama thăm châu Á, với những thông điệp tỏ ra mềm yếu, lại không vào Việt Nam là một tín hiệu quan trọng cho Trung Quốc rảnh tay.
Chưa kể dúng vào thời điểm hội nghị TW 9 đang họp và dự kiến có những màn thú vị xảy ra sau những thông điệp “đậm đà bản sắc dân tộc”
Đã không ủng hộ phương Tây, nhưng thay vì đưa tin trung lập, báo chí truyền thông VN được định hướng ủng hộ Putin trong cuộc chiến Ukraine, đã giúp cho Trung Quốc hiểu về “đối tác chiến lược” của Việt Nam một cách rõ nét hơn.
Kêu gọi sự thay đổi. Ảnh: Nhất Đình
Mới đây, Nga và Trung Quốc tuyên bố tập trận chung ở biển Đông trong lúc tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, cũng là một tín hiệu chẳng lành. Hai siêu cường này dùng Việt Nam và Ukraine
như một phép thử về phản ứng của Hoa Kỳ trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh ASEAN, dù Thủ tướng Dũng đã có những lời mạnh mẽ lên án Trung Quốc. Nhưng việc này chẳng được ASEAN quan tâm bởi mỗi quốc gia có quyền lợi riêng, phản ứng sẽ rất khác nhau.
Trên đường phố Việt Nam cũng có những cuộc biểu tình tự phát, nhà nước bật đèn xanh cũng có, nhưng với vài ngàn người đổ ra đường hôm Chủ Nhật vừa rồi, chứng tỏ lòng dân người Việt dù có căm thù xâm lược, nhưng họ không biết làm thế nào để thế giới biết đến tiếng nói của họ. Các câu khẩu hiệu không có mục đích rõ ràng, rời rạc và đôi khi lại chệch hướng.
Một điều dễ thấy, từ lâu lắm rồi, dân ta không biết biểu tình, không có
nhà tổ chức chuyên nghiệp sự kiện lớn hàng trăm ngàn
người, an ninh cảnh sát chỉ quen ngăn chặn biểu tình hơn là ủng hộ bằng cách giữ gìn trật tự.
Người tụ tập được truyền thông vẽ lên là những người gây rối, cảnh sát an ninh coi họ là lực lượng diễn biến hòa bình, là kẻ địch, ai chống Trung Quốc bị coi là phá hoại tình hữu nghị, bị bắt, bị bỏ tù.
Nếu dân không được học về biểu đạt chính kiến trong nhiều năm thì làm sao
có biểu tình phô trương sức mạnh sau một đêm nghe chỉ thị. Không thể xây thành Rome
trong qua một đêm.
Báo chí, tivi đưa tin rè rặt, phản ứng ngoại giao yếm thế. Trên biển, tầu cảnh sát của Việt Nam chịu trận để cho Trung Quốc chọc tức, vì muốn tránh xung đột. Đường dây nóng không làm việc, đề nghị gặp Tập Cận Bình bị từ chối, lòng người hoang mang, không hiểu chuyện này sẽ đi đến đâu.
Nhưng trong cái rủi, có cái may, như lão ông mất ngựa, chính quyền Việt Nam học được một bài đơn giản nhưng đắt giá, điều mà Thủ tướng Anh, Winston Churchill, từng nói cách đây trên nửa thế kỷ “Trên thế giới không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”.
Giàn khoan của Trung Quốc chứng minh, vì ích quốc gia, phương Bắc có thể bỏ qua ý thức hệ một cách dễ dàng. Tuy thế, khéo léo trong tình thế khó này, Việt Nam sẽ mạnh hơn nếu biết đi biển như những ngư phủ, biết lựa gió căng buồm trong cuộc chơi địa chính trị.
Mỹ đánh tiếng, Anh cũng đàm
đạo với Trung Quốc về biển Đông, EU lo ngại, Nhật bản cũng đồng tình, không phải không có đường ra. Trung Quốc không có đồng minh, chẳng có bạn bè, luôn mang hình ảnh xấu. Bản thân quốc gia này lại sợ dân chủ nổi lên như vụ Thiên An Môn.
Trong nguy có cơ, không biến nguy nan hôm nay thành cơ hội cho mai sau,
“vì một quốc gia cường thịnh, cần phải thay đổi” như cấc bạn trẻ giương biểu ngữ trong ảnh, mà vẫn cứ cố tìm giá trị Việt ở láng giềng phương Bắc theo lối mòn, đòi gặp TBT Trung Quốc, thì những giàn khoan khủng khác sẽ chiếm toàn bộ biển Đông.
Lúc đó, gió chướng từ phương Bắc tha hồ hoành hành và xâm thực Việt Nam.
No comments:
Post a Comment