Biểu tình ‘thể hiện quyết
tâm’ vì chủ quyền
Công an Việt cộng đánh
dân dã man tại Dương Nội
Cập nhật: 12:18
GMT - thứ hai, 12 tháng 5, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Đây là những cuộc
tuần hành rầm rộ nhất ở Việt Nam trong những năm qua
Người từng đứng
đầu ngành ngoại giao Việt Nam nhận định với BBC rằng các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc ‘thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của
nhân dân Việt Nam’.
Hôm Chủ nhật ngày
11/5, người dân Việt Nam đã đồng loạt xuống đường ở Hà Nội, Đà Nẵng
và Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan
HD-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Các cuộc biểu tình
này đã diễn ra thuận lợi mà không gặp nhiều cản trở từ phía chính
quyền như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước đây.
Sẽ tác động đến Trung Quốc?
Trao đổi với BBC
Tiếng Việt quan điện thoại, ông Phạm Gia Khiêm, cựu ủy viên Bộ Chính
trị, cựu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, nói các cuộc biểu
tình này sẽ có tác động đến phía Trung Quốc.
“Phản đối của nhân
dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân
Việt Nam,” ông nói, “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên nghiên cứu nghiêm
túc để mà thấy được những mặt sai trái của mình và có những hành
động cho đúng với quốc tế.”
Về tuyên bố của khối
Asean tại hội nghị thượng đỉnh hôm 11/5 tại Nay Pi Taw, thủ đô Miến
Điện, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nhận định rằng ‘Asean đã
đoàn kết’ vì ‘có tiếng nói chung trên vấn đề Biển Đông’.
"Phản
đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền
của nhân dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên nghiên cứu
nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của mình và có những
hành động cho đúng với quốc tế."
Cựu Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Gia Khiêm
Mặc dù không nêu tên
Trung Quốc cũng như không lên án hành động đưa giàn khoan của Trung
Quốc vào Biển Đông nhưng ông Khiêm cho rằng tuyên bố chung của Asean ‘như
thế là quá đủ rồi’.
“Asean có tuyên bố
chung về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhắc lại phải tôn
trọng luật pháp trên biển mà các nước phải thực thi, thể hiện rõ
thái độ rất rõ ràng của Asean trong vụ việc giàn khoan,” ông nói.
Về cách ứng phó của
ngoại giao Việt Nam, ông nói rằng ngành ngoại giao Việt Nam đã và
tiếp tục ‘ra tuyên bố và kêu gọi nói rõ cho cộng đồng quốc tế thấy
được mặt sai của Trung Quốc cũng như thiện chí, quyết tâm của Việt
Nam trong việc bảo vệ chủ quyền’.
Việt Nam đang chứng
kiến tình cảm chống Trung Quốc dâng cao với đỉnh điểm là các cuộc
biểu tình hôm 11/5 vừa qua được cho là thu hút hàng trăm cho đến cả
ngàn người.
Những người biểu tình
lên án Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa
mà họ cho là của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra
khỏi vị trí này.
Vụ việc giàn khoan
của Trung Quốc đã dẫn đến xung đột nghiêm trọng nhất giữa lực lượng
Việt Nam và Trung Quốc trên biển trong nhiều năm qua.
Hàng trăm công nhân ở
Bình Dương 'biểu tình chống Trung Quốc'
Ảnh chụp từ video trên
YouTube cho thấy các công nhân làm việc trong các khu công nghiệp ở Bình Dương
xuống đường với quốc kỳ Việt Nam.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Biểu
tình chống Trung Quốc tại Việt Nam
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
Cập nhật: 13.05.2014
11:00
Hàng trăm công nhân làm
việc trong các khu công nghiệp ở Bình Dương được cho là đã xuống đường ‘phản
đối Trung Quốc’ đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa
của mình.
Một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều người mặc đồng phục công nhân, ước tính lên tới hàng trăm người, cầm quốc kỳ Việt Nam, tụ tập tại một địa điểm được cho là ở Bình Dương.
Có tin cho hay công nhân đã ‘giật cờ của Trung Quốc và thay thế bằng cờ của Việt Nam’ nhưng VOA Việt Ngữ không thể xác nhận được thông tin này.
Ông Hoàng Sơn, một người dân sinh sống gần khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, kể lại sự việc xảy ra với VOA Việt Ngữ:
“Một số người nhắm vào các công ty mà nói là công ty của Trung Quốc. Họ yêu cầu cho công nhân nghỉ việc, đi về. Một số người họ tỏ thái độ với những người Trung Quốc, đặc biệt là các công ty Trung Quốc. Họ tấn công vào công ty Trung Quốc và một số công ty Nhật cũng bị vì tiếng Nhật cũng giống tiếng Trung Quốc nên họ cũng bị hiểu lầm”.
Trong thông cáo báo chí gửi tới truyền thông, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cho biết những người biểu tình đã “nhắm mục tiêu vào khu công nghiệp này cũng như các khu công nghiệp khác trong tỉnh Bình Dương.”
Thông cáo có đoạn: “Họ nhắm vào các công ty do người Trung Quốc sở hữu hoặc quản lý cũng như những người Trung Quốc làm việc cho các công ty này. Hiện chưa có thông tin về thương vong.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho VOA Việt Ngữ biết rằng hiện tinh thần dân tộc ở Việt Nam dâng cao sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình.
Tuy nhiên, nhà quan sát về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam cho biết ông ‘không thể không gióng lên hồi chuông cảnh báo để người dân bình tĩnh.’ Ông nói:
“Bản thân các công nhân mà họ làm hỏng các nhà máy của họ thì họ là những người bị sát sườn đầu tiên, tức là đụng đến công ăn việc làm của họ, rồi nó đụng đến nhà đầu tư mất tin tưởng. Việc đầu tư vào sẽ ít đi hoặc người ta sẽ chạy đi thì lại càng nguy hiểm nữa. Lúc đó, cái nền kinh tế sẽ là đi xuống. Không những thế, nếu mà đám đông lên đến hàng nghìn người, hàng chục nghìn người mà kéo nhau từ chỗ này sang chỗ nọ thì lúc đó dẫn đến bất ổn xã hội chỉ còn một gang một tấc nữa thôi. Nếu mà số đông nó đã vượt quá một cái ngưỡng nhất định thì thực sự là khó còn có thể trong tầm kiểm soát.”
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với chính quyền tỉnh Bình Dương nhưng không nhận được hồi đáp.
Cuối tuần qua, hàng ngàn người tại nhiều nơi ở Việt Nam cũng đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy nhiều người mặc đồng phục công nhân, ước tính lên tới hàng trăm người, cầm quốc kỳ Việt Nam, tụ tập tại một địa điểm được cho là ở Bình Dương.
Có tin cho hay công nhân đã ‘giật cờ của Trung Quốc và thay thế bằng cờ của Việt Nam’ nhưng VOA Việt Ngữ không thể xác nhận được thông tin này.
Ông Hoàng Sơn, một người dân sinh sống gần khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, kể lại sự việc xảy ra với VOA Việt Ngữ:
“Một số người nhắm vào các công ty mà nói là công ty của Trung Quốc. Họ yêu cầu cho công nhân nghỉ việc, đi về. Một số người họ tỏ thái độ với những người Trung Quốc, đặc biệt là các công ty Trung Quốc. Họ tấn công vào công ty Trung Quốc và một số công ty Nhật cũng bị vì tiếng Nhật cũng giống tiếng Trung Quốc nên họ cũng bị hiểu lầm”.
Trong thông cáo báo chí gửi tới truyền thông, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cho biết những người biểu tình đã “nhắm mục tiêu vào khu công nghiệp này cũng như các khu công nghiệp khác trong tỉnh Bình Dương.”
Thông cáo có đoạn: “Họ nhắm vào các công ty do người Trung Quốc sở hữu hoặc quản lý cũng như những người Trung Quốc làm việc cho các công ty này. Hiện chưa có thông tin về thương vong.”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho VOA Việt Ngữ biết rằng hiện tinh thần dân tộc ở Việt Nam dâng cao sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình.
Tuy nhiên, nhà quan sát về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam cho biết ông ‘không thể không gióng lên hồi chuông cảnh báo để người dân bình tĩnh.’ Ông nói:
“Bản thân các công nhân mà họ làm hỏng các nhà máy của họ thì họ là những người bị sát sườn đầu tiên, tức là đụng đến công ăn việc làm của họ, rồi nó đụng đến nhà đầu tư mất tin tưởng. Việc đầu tư vào sẽ ít đi hoặc người ta sẽ chạy đi thì lại càng nguy hiểm nữa. Lúc đó, cái nền kinh tế sẽ là đi xuống. Không những thế, nếu mà đám đông lên đến hàng nghìn người, hàng chục nghìn người mà kéo nhau từ chỗ này sang chỗ nọ thì lúc đó dẫn đến bất ổn xã hội chỉ còn một gang một tấc nữa thôi. Nếu mà số đông nó đã vượt quá một cái ngưỡng nhất định thì thực sự là khó còn có thể trong tầm kiểm soát.”
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với chính quyền tỉnh Bình Dương nhưng không nhận được hồi đáp.
Cuối tuần qua, hàng ngàn người tại nhiều nơi ở Việt Nam cũng đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông.
Hà Nội tiếp tục biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông
Biểu tình ở Hà Nội ngày
13/05/2014
DR
Thụy My
Ngày 13/05/2014 tại Hà Nội lại diễn ra một cuộc biểu tình trước
Đại sứ quán Trung Quốc phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc trên Biển
Đông, và yêu cầu đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế.
Khoảng bốn, năm chục
người chiều nay đã bất ngờ tập họp trước Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng
Diệu, giơ cao các khẩu hiệu « Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam », « Đả đảo
Trung Quốc xâm lược ! », « Đả đảo bè lũ Tập Cận Bình », « Thay đụng độ trên
biển bằng tranh tụng trước tòa án quốc tế ».
Trả lời RFI Việt ngữ,
blogger Mai Xuân Dũng ở Hà Nội cho biết :
|
Nơi
nào có quốc doanh, nơi đó có phá hoại
Cánh
Cò, viết từ Việt Nam
2014-05-13
2014-05-13
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bình Minh đã bắt nhịp để mọi người hát ...(11 tháng 5, 2014)
Nguồn Vietnamnet
Trong danh sách quốc
doanh vừa được bổ xung thêm một loại nữa: biểu tình quốc doanh.
Có người bảo, quốc doanh thì quốc doanh, miễn có lợi cho quốc
gia dân tộc tố cáo dã tâm xâm lăng của Trung Quốc ra trước thế giới là được
rồi.
Trước khi cuộc biểu tình nổ ra mình cũng nghĩ vậy nhưng tới sáng
Chúa Nhật 11 tháng 5 thì mới vỡ lẽ ra, đã quốc doanh thì làm gì cũng thất bại,
kể cả việc dễ nhất là biểu tình chống Trung Quốc.
7 giờ 30 lượn xe một vòng qua các khu vực được thông báo là sẽ
tập trung biểu tình mà chỗ đẹp nhất, được du khách ngoại quốc chú ý nhất là Nhà
hát lớn thành phố. Dựng xe chỉ thấy vài người tập thể dục chạy bộ ngang, vài
người bán hàng rong cũng như các anh CSGT vẫn đứng ngay góc đường như mọi khi.
Không có gì hứa hẹn một đám đông sẽ tập trung nơi đây. Trên cao dưới cái vòm
của Nhà hát thành phố một tấm băng rôn có hàng chữ "Chương trình biểu diễn
nghệ thuật cuối tuần" như đe dọa bất cứ sự tập trung nào.
Một người quen chạy ngang cho biết mấy anh trong nhóm 54 đang
tới, một số uống cà phê phía sau nhà hát. Mình yên tâm, tò mò tiến gần bậc thểm
nhà hát, trên đó một dàn nhạc đã đễ sẵn. Hỡi ơi, lại nhảy đầm hay sao nữa đây?
Lo lắng thêm chút thất vọng, được biết chính xác ngày hôm qua thành phố đã cho
phép rồi mà, không lẽ vừa cho vừa chặn?
Không một tiếng đả đảo TQ. Không một từ ngữ mạnh mẽ nào được
thốt ra. Đã vậy lâu lâu kèm theo khẩu hiệu mà cả nước đã nghe đến mòn tai ca
tụng HCM, ca tụng đảng, ca tụng hòa bình do những cái loa đảng mang ra trình
diễn và thanh niên ngồi đứng chung quanh xúm xít hô theo
Hơn 8 giờ một nhóm thanh niên xếp hàng kéo tới vừa đi vừa cười
nói ồn ào. Rồi những biểu ngữ màu xanh da trời hoành tràng được căng ra. Các vị
trong nhóm kêu gọi biểu tình lần lượt có mặt. Micro mở lên, ông Huỷnh Tấn Mẫm
chưa kịp nói đã nghe tiếng nhạc ầm ầm. Ông Mẫn bị chiếm micro phải dùng loa cầm
tay phát biểu. Sau một hồi giằng co ban nhạc rút lui nhường đất lại cho người
khác phát biểu.
Đại diện thành đoàn, quan chức chính phủ đua nhau lên nói, có cả
nhà sư cũng thừa lệnh leo lên tụng được mấy lời. Ông này nói chưa xong ông khác
tiếp lên như một buổi ca nhạc ngoài trời. Nhưng thay vì nhạc, những bài phát
biểu dài lê thê vô vị và rất quốc doanh, nghĩa là có thể tìm thấy trong bất cứ
một đại hội, hội nghị, hay buổi họp phường, tổ dân phố nào.
Không một tiếng đả đảo Trung Quốc. Không một từ ngữ mạnh mẽ nào
được thốt ra. Đã vậy lâu lâu kèm theo khẩu hiệu mà cả nước đã nghe đến mòn tai
ca tụng Hồ Chí Minh, ca tụng đảng, ca tụng hòa bình do những cái loa đảng mang
ra trình diễn và thanh niên ngồi đứng chung quanh xúm xít hô theo. Như những
cái máy, những thiếu nữ trẻ trung cầm biểu ngữ ca tụng Bác cuời vô tư còn tạo
dáng cho người khác chụp ảnh khiến mình lạnh người mặc dù trời Sài Gòn rất
nóng.
Rồi cả một tập thể ấy nghiêng ngã đưa cao tay theo bài hát. Hết
ca tụng bác Hồ tới ca tụng súc vật. Khi lời hát một con vịt xòe ra hai cái
cánh…thì nhiều người chịu không nỗi phải bỏ đi kiếm đường sang nhà Văn hóa
Thanh niên. Mùi xú uế của cái tập thể thanh niên làm theo lời bác ấy quyện vào
tâm trí như một vết nhơ của thành phố này
Rồi họ hát.
MC Bình Minh xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc...(source
vnexpress)
Một tập thể quốc doanh đi biểu tình chống Trung Quốc được một
khuôn mặt trẻ trong giới showbiz là Bình Minh đứng chính giữa choàng lá cờ đỏ
trên người dẫn nhịp để hát. Họ hát gì? Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
Ôi vui gì, thắng gì với ai nữa mà cất lên tiếng hát nghe đầy phản trắc như vậy?
Phản phúc với những chiến sĩ cảnh sát biển đang bị chúng vây hãm hành hạ bằng
súng nước ngoài kia. Vui gì khi số phận của dân tộc như chỉ mành treo chuông.
Vui gì khi cả nước sùng sục nỗi nhục nhã vì thân phận nhược tiểu.
Rồi cả một tập thể ấy nghiêng ngã đưa cao tay theo bài hát. Hết
ca tụng bác Hồ tới ca tụng súc vật. Khi lời hát một con vịt xòe ra hai cái
cánh… thì nhiều người chịu không nỗi phải bỏ đi kiếm đường sang nhà Văn hóa
Thanh niên. Mùi xú uế của cái tập thể thanh niên làm theo lời bác ấy quyện vào
tâm trí như một vết nhơ của thành phố này, nơi Bác từng ra đi tìm đường cứu
nước. Ngày nay Bác không còn nữa để tiếp tục cứu nước lần thứ hai cho chúng
nhưng đám hậu duệ vẫn không để yên, kéo bác cùng với mấy con vịt ra hù dọa bọn
xâm lược.
Tới nhà Văn hóa Thanh niên hòa theo đoàn biểu tình thì đến phiên
các biểu ngữ quốc doanh làm cho nhiều người chóng mặt, buồn nôn. Nào là Đảng
Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi
trong sự nghiệp của chúng ta, hay Đoàn kết dân tộc là sức mạnh Việt Nam rồi
Sinh viên Việt Nam yêu chuộng hòa bình, sinh viên Việt Nam đề nghị TQ rút giàn
khoan….
Các biểu ngữ quốc doanh làm cho nhiều người chóng mặt, buồn nôn.
Nào là Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm rồi Chủ tịch HCM vĩ đại sống
mãi trong sự nghiệp của chúng ta, hay Đoàn kết dân tộc là sức mạnh VN rồi Sinh
viên VN yêu chuộng hòa bình, sinh viên VN đề nghị TQ rút giàn khoan….
Những thanh niên cầm các biểu ngữ ấy tỏ ra rất phấn khích vì
hình như đây là một cuộc vui hiếm gặp trong đời họ. Họ phấn khích là phải vì
chung quanh là những người thua họ xa về thể lực lẫn hình dáng. Trong khi họ
trẻ trung yêu đời là vậy thì những thanh niên nam nữ ngoài quốc doanh trạc tuổi
với họ lại rắn rỏi và sương gió, mặt đầy vết nhăn. Trên tay những người ngoài
quốc doanh ấy là những tấm bảng nhỏ bé, những tờ giấy in, những tấm vải vội
vàng viết lên những giòng chữ chống Trung Quốc xem không hoành tráng chút nào
so với những gì mà tuổi trẻ đại diện thành đoàn cầm trên tay.
Tôi chia sẻ sự sảng khoái và tự hào của họ vì tôi biết họ không
có chỗ để ưỡn ngực trước đám đông bằng chỗ này, nơi mà người ta nói rằng cả thế
giới sẽ nhìn vào để thấy sự hào hùng của thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh. Họ
không ưỡn ngực mới là chuyện lạ.
Tuy nhiên hình như họ nhầm chỗ. Chỗ của những thanh niên này là
vũ trường, là các chương trình do Bình Minh làm MC. Chỗ của họ là các cuộc vui
thâu đêm suốt sáng. Mang họ tới đây giống như mang tiền các tập đoàn quốc doanh
đầu tư không đúng chỗ. Họ là nợ xấu sau cuộc biểu tình này. Nợ xấu của cả một
thế hệ mà nhiều chục năm sau chưa chắc gì trả nỗi.
Khi những giòng chữ này sắp kết thúc, một video mới nhất chiếu
cảnh biểu tình trước Đại sứ quán Hà nội có cảnh dãy thanh niên mặc đồng phục
xanh đứng sau barrier bảo vệ tòa Đại sứ Trung Quốc bị người biểu tình sỉ vả.
Trong hàng thanh niên ấy hình ảnh một cô bé lấy tay che mặt đã làm mình muốn
khóc. Cố gái ấy xấu hỗ che mặt trước đám đông vì ý thức việc làm của cô là sai
trái. Tôi biết phía sau hai bàn tay ấy là những giọt nước mắt và chúng sẽ là
một kỷ niệm buồn lẫn tủi hỗ kéo dài trong đời cô sau này.
Chưa kịp buồn lâu thì tới một chuyện xấu hỗ khác. Báo New York
Times đăng bài viết của Keith Bradsher dẫn lời một viên chức của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc thuật lại rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đề nghị sang Bắc
Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đề nghị này đã bị từ chối.
Một ý nghĩ an ủi cho tôi: may ra giờ này ông Trọng tuy đang ngồi
trong phòng riêng nhưng vẫn lấy tay che mặt như cô gái tại Hà Nội. Nghĩ tới đó
thay vì cười thì tôi lại thở dài, rất dài…
Các doanh nghiệp Đài Loan bị
thiệt hại vì biểu tình phản đối chống Trung Quốc tại Việt Nam
KCN SÓNG THẦN & KCN BÌNH DƯƠNG DẬY SÓNG
Ngoc Nhi Nguyen dịch thuật
(Danlambao) - Hà Nội, 13 tháng 5( CNA) Chính phủ Việt
Nam đã huy động cảnh sát chống bạo động và lực lượng quân sự để xử lý hậu quả
của một sự cố trong đó một cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễu hành tổ chức
vào ngày thứ ba của hàng trăm công nhân tại tỉnh Bình Dương trở thành một cuộc
bạo động.
Các nhà máy thuộc một số công ty Đài Loan có
biển hiệu tiếng Tàu đã bị đập phá hư hại, theo người đại diện của Đài Loan ở
Việt Nam, ông Huang Chih - Peng cho biết.
Chính phủ gửi quan chức cấp cao từ Hà Nội để đối
phó với các cuộc bạo loạn sau khi các cuộc biểu tình chống giàn khoan dầu của
Trung Quốc ở biển Đông trở thành bạo lực, ảnh hưởng đến gần 1.000 công ty Đài
Loan trên địa bàn tỉnh và buộc một số doanh nhân Đài Loan phải bỏ chạy, theo
ông Huang.
Huang cho biết ông đã yêu cầu Bộ Công an Việt
Nam có hành động ngay lập tức để dẹp yên tình trạng bất ổn, và quan chức ngoại
giao Việt Nam cho biết chính phủ sẽ huy động quân đội để dập tắt bạo loạn.
Một số người dân Việt Nam cho rằng do cảnh sát
địa phương đã không có hành động gì ngăn cản nên đã để các cuộc biểu tình vượt
khỏi tầm kiểm soát, ông Huang nói thêm rằng công an Việt Nam nên nói cho những
người biểu tình biết sự khác biệt giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Huang cho biết văn phòng đại diện của Đài Loan
tại Việt Nam đã đưa kháng nghị với Chính phủ Việt Nam.
Văn phòng đại diện cũng bày tỏ hy vọng rằng vấn
đề có thể được giải quyết càng sớm càng tốt, vì nó có liên quan đến việc doanh
nghiệp Đài Loan có quyết định ở lại hay không, ông Huang cho biết.
Văn phòng đại diện cũng cho rằng, để bảo vệ sự
an toàn của các doanh nhân trong nước, nên đã yêu cầu các nhà máy thuộc công ty
Đài Loan tăng cường an ninh kiểm soát người ra vào cơ sở của họ và để dựng lên
các biển hiệu như “kinh doanh Đài Loan” Trong trường hợp khẩn cấp, họ được
khuyến khích để gọi số 04-38335501 và 0913219986 để có được sự hỗ trợ từ văn
phòng.
Tình thần chống Trung Quốc đã ngày càng tăng khi
căng thẳng xung đột diễn ra trong vùng biển giàu tài nguyên tại Biển Đông tuần
trước khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu khổng lồ trong một khu vực mà Việt
Nam cũng có tuyên bố chủ quyền. Cả hai quốc gia đều cho rằng tàu của đối phương
đã tấn công đâm tàu của mình gần quần đảo Hoàng Sa.
Tình hình đã khiến Bộ Ngoại giao Đài Loan ra
cảnh báo rằng người đi du lịch đến Việt Nam phải cẩn thận bảo vệ an toàn cá
nhân của họ.
(Tony Fang và Evelyn Kao)
CÔNG NHÂN BÌNH DƯƠNG BIỂU
TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TỐI 13 /05
Hàng vạn công nhân Bình
Dương đình công, xuống đường chống Trung Quốc
Cập nhật
Danlambao - Ngày 13/5/2014, hàng vạn công nhân tại các khu công nghiệp Bình Dương đã đồng loạt đình công, xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lược. Do diễn biến quá bất ngờ, cuộc biểu tình lớn chưa từng có của công nhân đã khiến toàn bộ các khu công nghiệp và hệ thống an ninh Bình Dương bị tê liệt hoàn toàn.
Đến buổi trưa cùng ngày, cuộc tổng đình công và biểu tình đã lan
rộng ra các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Sóng Thần, Việt Hương... và
về đến Sài Gòn. Theo ghi nhận, đã xảy ra các cuộc tấn công nhắm vào các công ty
Trung Quốc.
Tóm tắt diễn biến:
Đêm 12.5.2014, một ngày sau khi các công dân yêu nước xuống đường phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội, tại Bình Dương khoảng 5.000 công nhân Cty giày Thông Dung ngừng việc xuống đường biểu tình với khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược và mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trên lãnh hải Việt Nam.
10h00 giờ ngày 13.5, hàng ngàn công nhân Cty King Makerrong tại
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đồng loạt đình công xuống đường phản đối Trung
Quốc.
Ngay sau đó, cuộc biểu tình của công nhân Việt Nam chống Trung
cộng xâm lược lan toả nhanh chóng sang các Cty Shyang Hung Cheng, King Food
Wear, KCN Việt Hương là các công ty đầu tư bởi Đài Loan và Trung Quốc.
Con số người biểu tình theo phỏng đoán của nhiều nguồn tin khác
nhau tại chỗ lên đến khoảng 9000-10000 người.
13h45 giờ ngày 13.5 tất cả các công ty Trung Quốc tại Bình Dương
bị công nhân Việt đình công, biểu tình phản đối hành vi xâm lược, điển hình là
tại các công ty New Prokin Việt Nam của TQ. Điểm nóng nhất xảy ra tại Tân Uyên
- Thủ Dầu Một nơi có nhiều công ty TQ, giao thông bị tê liệt hoàn toàn và hàng
ngàn công nhân Việt Nam xuống đường hô to khẩu hiệu đòi TQ cút khỏi lãnh hải
VN.
16h45 vào giờ tăng ca, cả ngàn công nhân Bình Dương đã đội mưa diễu hành từ vòng xoay An Phú, thị xã Thuận An, dọc theo tuyến đường ĐT743 và đi qua các đường số 6, đường số 4, đại lộ Độc Lập là những con đường lớn trong Khu công nghiệp VSIP 1. Đoàn đã diễu hành trong ôn hòa với khẩu hiệu và lời hô "HS-TS-VN", "Phản đối TQ đặt giàn khoan trái phép..."
Trên tổng thể, những cuộc diễu hành và biểu tình được diễn ra bình
thường, trong ôn hoà.
Tuy nhiên, với cuộc bùng nỗ nhiều nơi, hoàn toàn mang tính tự
phát, với số lượng vượt lên đến gần 10000 người, một thiểu số công nhân đã
không kiểm soát được sự tức giận đối với hành vi TQ xâm lược, cũng như những
dồn nén nhiều năm bởi sự ngược đãi của các công ty đối với công nhân Việt Nam
đã có hành động vượt ra sự kiềm chế kéo đến đập phá nhiều nhà máy, phân xưởng
của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các công ty Trung
Quốc.
Tình hình leo thang với công ty Giày Thông Dụng của TQ bị đốt và
bùng cháy mạnh. Người dân và công nhân xung quanh khu vực nhà máy cho biết
không thấy bóng dáng của xe cứu hoả tới đến.
Tại Sài Gòn, theo CTV Danlambao tại hiện trường, đến 12 giờ khuya
tại ngã tư Bảy Hiền (Q. Tân Bình) vẫn còn khoảng 100 thanh niên đi xe máy với
cờ đỏ sao vàng chạy về hướng Lạc Long Quân thỉnh thoảng cùng nhau hô to khẩu
hiệu "Việt Nam muôn năm!". Cảnh sát giao thông, 113 chốt chặn tại các
ngã tư và chạy theo đoàn người biểu tình và không ngăn chặn.
Ngay lúc 1 giờ sáng thứ Tư, 14.5, theo tin của CTV Danlambao, tại
hai ngã tư dẫn đến LSQ Trung Quốc đều bị rào chặn và có CSGT đứng canh giữ.
Về phía nhà nước, sáng 13.5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ
đạo các cơ quan chức năng triển khải lực lượng xuống "ổn định tình hình,
tránh bạo động, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bởi Doanh nghiệp từ các hành
vi tự phát của công nhân". Tuy nhiên thông tin của người dân tại chỗ cho
biết đã không thấy sự có mặt của lực lượng công an, cũng như phía chính quyền
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cho đến khuya ngày 13.5 vẫn chưa có một công bố chính thức nào từ
một lãnh đạo cao cấp nào của nhà nước.
Trước đó, hôm thứ 2 ngày 12 tháng 3, 2013 sau khi các cuộc biểu
tình chống TQ xâm lược bùng nổ tại Sài Gòn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ bà
Hoa Xuân Oánh đã cảnh báo nhà nước Việt Nam phải bảo đảm an toàn cho công nhân
và công ty Trung Quốc tại Việt Nam và tuyên bố giàn khoan Trung Quốc Haiyang
Shiyu 981 "đang hoạt động trên lãnh thổ vốn thuộc của TQ từ thời cổ
đại" và các công ty Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng biển này từ
mười năm trước.
Đình công chống Trung Quốc xâm lược, cộng với sự bùng phát vì sự
ngược đãi đối với công nhân trong nhiều năm
Các video, hình ảnh cho thấy những người biểu
tình mặc áo công nhân kéo xuống tràn ngập các ngả đường, tạo nên một khung cảnh
huyên náo và hỗn độn. Lực lượng công an tỏ ra khá chậm chạp trong việc giữ gìn
trật tự. Quốc lộ 13 kẹt cứng nhiều cây số.
Được biết, ngay trong sáng ngày 13/5, công nhân tại các nhà máy do
Trung Quốc và Đài Loan đầu tư đã đột ngột đình công để phản đối Trung Quốc đưa
giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Sau đó, đoàn biểu tình kéo sang các nhà máy khác kêu gọi công nhân
cùng đình công, xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược.
Sự hưởng ứng của công nhân đã tạo hiệu ứng dây truyền lan sang các
khu công nghiệp và nhà máy hiện đang trú đóng tại Bình Dương. Đến 12 giờ trưa,
gần như tất cả các nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Trước đó, một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Bình Dương đã diễn ra vào tối ngày 12/5/2014 và được nhiều cơ quan truyền thông nhà nước đăng tải.
Từ ôn hoà đến hỗn loạn không thể kiểm soát
Cuộc biểu tình ngày 13/5/2014 toàn mang tính tự phát, một thiểu số
công nhân đã có hành động vượt ra sự kiềm chế khi kéo đến đập phá nhiều nhà
máy, phân xưởng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, chủ yếu nhắm vào các
công ty Trung Quốc.
Các công ty có vốn đầu tư của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã
phải vội vàng treo cờ của quốc gia mình lên trước công ty để tránh bị vây hãm.
Chịu thiệt hại nặng nhất trong ngày 13/5 chủ yếu là các công ty
Trung Quốc và Đài Loan. Một số người đã giựt cờ Trung Quốc mang đốt, xô ngã
cổng, đập phá và tháo dỡ các bảng hiệu ghi tiếng Trung Quốc... Thậm chí, một số
nhà máy không phải của TQ cũng bị tấn công.
Những vụ tấn công như trên đã gây nên tình trạng hết sức hỗn loạn và có chiều hướng gia tăng trên diện rộng. Lực lượng CA tỏ ra bất lực và không thể kiểm soát được tình hình.
Những vụ tấn công như trên đã gây nên tình trạng hết sức hỗn loạn và có chiều hướng gia tăng trên diện rộng. Lực lượng CA tỏ ra bất lực và không thể kiểm soát được tình hình.
Đến 15 giờ chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được huy
động tại một số khu vực, tuy nhiên công nhân vẫn tiếp tục tuần hành.
Cùng ngày, công nhân các khu công nghiệp như
Linh Trung, Tân Tạo... và các nhà máy tại nhiều địa điểm tại Sài Gòn đã diễn ra
những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc. Theo ghi nhận, cuộc biểu tình tại Sài
Gòn diễn ra khá ôn hòa và chưa xảy ra điều gì đáng tiếc.
Cập nhật: Đến tận khuya ngày 13/5/2014, trật tự vẫn chưa được vãn hồi
quanh các khu công nghiệp tại Bình Dương. Nhiều thanh niên tiếp tục mang xe
tràn xuống đường, trong khi đó lực lượng CA gần như bất lực trước tình trạng
hỗn loạn.
Đã xảy ra tình trạng cướp bóc, hôi của tại một số nơi. Tại khu vực huyện Thuận An xuất hiện ít nhất hai đám cháy chưa rõ nguyên nhân. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể dự đoán thiệt hại đối với các doanh nghiệp bị tấn công hôm nay là rất lớn.
Ngoài các công ty Trung Quốc, rất nhiều các công ty của Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... và thậm chí các công ty Việt Nam cũng đã bị một nhóm người lạ kéo đến tấn công, đập phá. Nhiều tiếng súng vang lên giữa đêm xen lẫn tiếng nẹt bô xe máy, tiếng còi inh ỏi và những tiếng la ó khắp nơi.
Đã xảy ra tình trạng cướp bóc, hôi của tại một số nơi. Tại khu vực huyện Thuận An xuất hiện ít nhất hai đám cháy chưa rõ nguyên nhân. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể dự đoán thiệt hại đối với các doanh nghiệp bị tấn công hôm nay là rất lớn.
Ngoài các công ty Trung Quốc, rất nhiều các công ty của Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... và thậm chí các công ty Việt Nam cũng đã bị một nhóm người lạ kéo đến tấn công, đập phá. Nhiều tiếng súng vang lên giữa đêm xen lẫn tiếng nẹt bô xe máy, tiếng còi inh ỏi và những tiếng la ó khắp nơi.
Tình trạng hỗn loạn tiếp tục leo thang đến mức
đáng lo ngoại. Toàn bộ cơ quan công quyền của Bình Dương hoàn tê liệt, công an
đã không thể kiểm soát được tình hình.
Nhiều công nhân đã buộc phải rời khỏi Bình Dương ngay trong đêm để tránh những rủi ro không lường trước.
Nhiều công nhân đã buộc phải rời khỏi Bình Dương ngay trong đêm để tránh những rủi ro không lường trước.
Bình Dương đã có tiếng súng, xảy ra cháy ở
1 số công ty đường số 6, Tự Do... Loạt tiếng súng đã vang lên. Tình hình đang
mất kiểm soát.
Tin mới nhất: Đã có một người Trung Quốc bị đánh chết. Nhiều người
đang tiến về Sài Gòn
Sài Gòn khói lửa
Bình Dương bạo loạn
Hàng ngàn công nhân đã khích động đập phá công
ty của các chủ Trung Quốc và kéo cờ xuống đốt. Nhiều nhà xưởng tơi bời, đổ nát
gây nên tình trạng hỗn độn và thiệt hại về vật chất.
Theo phản ánh của phóng viên Infonet đang ở Bình Dương, khoảng hơn
1.000 công nhân tại các khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1,2, KCN Việt
Hương và Sóng Thần 1 đang rất quá khích, đập phá bảng hiệu của các nhà máy.
Qua tìm hiểu với những người dân địa phương tại
Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, phóng viên Infonet được biết sự việc đáng
tiếc này phát sinh từ một cuộc đình công bắt đầu từ chiều tối ngày 12/5.
Có mặt tại hiện trường Khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore 1, đập vào mắt của phóng viên của Infonet là quang cảnh hoang tàn của
các văn phòng, nhà máy sau trận đập phá của công nhân. Vào lúc 12h00, tại KCN
này không còn công nhân nào bởi đám đông quá khích đã kéo sang các KCN ở gần đó
và tiếp tục đập phá.
Người dân địa phương còn cho biết, thậm chí đã
có một số chuyên gia nước ngoài bị hành hung.
Có mặt tại hiện trường, phóng viên Infonet nhận
thấy có khoảng 20 người tỏ ra rất hung hăng, đi đầu và đập phá, đám đông còn
lại chỉ đi theo và hò hét.
Theo ghi nhận, đoàn người chở nhau trên xe máy
bắt đầu từ khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1, sau đó kéo sang khu công
nghiệp Việt Nam – Singapore 2. Không có nhiều băng rôn khẩu hiệu được mang
theo, mà chủ yếu là các dụng cụ tạo tiếng động như thùng nước, xoong nồi, thậm
chí là hộp cơm…
Trên đoạn đường này, nếu gặp các công ty nước
ngoài, đoàn người sẽ đứng lại trước cổng và hô vang các khẩu hiệu phải đối
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển thềm lục địa của Việt
Nam. Một số người quá khích đã cùng nhau đạp đổ cổng, sau đó kéo vào đập phá
các cửa kính tại tầng trệt.
Trước sự “manh động” của nhóm người người này
các bảo vệ đành bất lực đứng nhìn. Theo quan sát sau khi đập phá các bảng hiệu,
cổng vào và một số ô cửa kính tại tầng trệt đoàn người sẽ kéo sang công ty
khác. Sự việc tiếp diễn tới 13h cùng ngày nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tuy cuộc tuần hành diễn ra khá lâu với nhiều
hành động quá khích nhưng không thấy sự có mặt của lực lượng công an, cũng như
phía chính quyền thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Tại hiện trường có thể thấy đoàn người hoàn toàn không được tổ chức, hay có người lãnh đạo. Mọi hành động, hướng di chuyển đều do tự phát.
Tại hiện trường có thể thấy đoàn người hoàn toàn không được tổ chức, hay có người lãnh đạo. Mọi hành động, hướng di chuyển đều do tự phát.
Đến 14h00, lực lượng công an tỉnh Bình Dương đã
có mặt tại hiện trường tuy nhiên, đám đông đã lên đến hàng chục ngàn người và
tập trung tại một địa bàn rất rộng nên công an chưa thể làm được gì.
Một số hình ảnh tại hiện trường.
Lửa đã cháy tràn lan khắp nơi, từ nông thôn cho đến thành thị.
Đang tiến về Sài Gòn
By chithanh 3
hours 40 minutes ago
Tin Nóng: Bình Dương đang có tiếng súng, xảy ra cháy ở 1 số công
ty đường số 6, Tự Do... Loạt tiếng súng đã vang lên. Tình hình đang mất kiểm
soát.
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, bà Xuân Oánh, lớn tiếng yêu cầu Việt Nam đảm bảo cho công dân
và các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
Công nhân ở Hồ Học Lãm,
Quận Bình Tân cũng biểu tình
Để tự bảo vệ, các công
ty, nhà máy nên giăng bảng rõ ràng thế này.
Hàn Quốc là ban ?
Hình ảnh mới nhất từ
Bình Dương
Biểu tình TQ tại Biên
Hòa
No comments:
Post a Comment